Đặc điểm từ vựng – ngữ pháp

Một phần của tài liệu Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội (Trang 71)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2.Đặc điểm từ vựng – ngữ pháp

Dựa vào đặc điểm từ vựng - ngữ pháp của tên người được phân loại ở trên, chúng tôi quy biệt danh về những nhóm từ vựng sau:

Biệt danh là các danh từ chiếm đa số ví dụ như: Gấu, Mèo, Minho,

Tommy, Tony, Gold, June, July, Bia, Khoai, Xoài, Xù ...

Biệt danh là các tính từ chiếm số lượng rất ít như Loe, Tít, Kute, Xíu,

Min, Xíu, Sứt, Mốc,Còi, Bon, Cừ,...

Biệt danh là động từ như Đo, Win, Chít, Tốn, Thối,... Biệt danh là các trạng từ như Bon Bon.

Biệt danh là các số từ như Tỷ.

Trong quá trình phân loại, có một số trường hợp chúng tôi cân nhắc trong

việc sắp xếp từ loại như Sứt, Bon, Xù. “Sứt và Bon” là hai từ được xếp vào từ loại

động từ và tính từ. Tuy nhiên, căn cứ vào nghĩa được sử dụng, chúng tôi xếp các từ

trên vào từ loại tính từ. Trong trường hợp của “Xù”, theo từ điển Hoàng Phê, “xù” được xếp vào từ loại tính từ hoặc động từ. Tuy nhiên, hiện nay, từ “Xù” đã có

những biến động về nghĩa khi các loại động vật có lông dày và rậm được gọi là

“Xù” ví dụ như “Chó xù” hay “Mèo Xù”. Trong trường hợp này chúng tôi cho rằng “Xù” là một danh từ.

Cụ thể các biệt danh được chia thành các nhóm từ vựng như sau: Từ loại

Thống kê Biệt danh Danh từ Tính từ Động từ Trạng từ Số từ

Số lượng 558 502 37 14 04 01

Tỉ lệ (%) 100 89,96 6,63 2,51 0,72 0,18

Bảng 2.17: Thống kê biệt danh theo từ vựng - ngữ pháp

Biệt danh là danh từ chiếm số lượng áp đảo tới 89,96 % trong 05 loại từ loại. Biệt danh là danh từ là các loại động vật, thực vật, các nhân danh, địa danh,...Chiếm số lượng ít nhất là từ loại số từ với duy nhất 1 biệt danh “Tỷ” (chiếm 0,18 %).

68

Tiểu kết

Trong chương II chúng tôi đã phân tích những đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của biệt danh.

1. Về đặc điểm cấu tạo, chúng tôi phân chia biệt danh thành lớp từ thuần

Việt và lớp từ ngoại lai. Trong lớp từ ngoại lai, chúng tôi cũng phân chia thành hai

lớp: lớp các từ ngữ Hán Việt và lớp các từ ngữ gốc Ấn – Âu. Trong khi tên chính

người Việt sử dụng các từ Hán Việt với tần suất cao để đặt tên, thì ngược lại, với chỉ 1,11 % người Việt dùng từ Hán Việt để đặt biệt danh cho trẻ em. Các từ vay mượn ngôn ngữ Ấn – Âu (đặc biệt là tiếng Anh) ngày càng được sử dụng nhiều hơn để đặt biệt danh cho trẻ em.

2. Trong quá trình phân tích đặc điểm hình thức của biệt danh, trong tôi dựa trên quan điểm phân loại từ trong tiếng Việt của phần lớn các nhà Việt ngữ học. Cụ thể, chúng tôi phân loại “từ” thành từ đơn và từ kép (từ phức hợp).

3. Về đặc điểm ý nghĩa của biệt danh, chúng tôi chia thành hai loại để nghiên cứu: (1) đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa; và (2) đặc điểm từ vựng - ngữ pháp.

4. Những đặc điểm đáng chú ý khi nghiên cứu ý nghĩa của biệt danh là: i. Một đặc điểm đáng chú ý về ý nghĩa của biệt danh là: để cùng diễn tả một hiện tượng/ vấn đề, có nhiều biệt danh đồng nghĩa khác nghĩa được đặt.

ii.Cho dù có nhiều từ tiếng Việt có thể đặt làm biệt danh và diễn tả đầy đủ ý nghĩa cũng như đáp ứng đủ những yêu cầu của một biệt danh, tuy nhiên, không phải người Việt nào cũng chọn từ tiếng Việt.

iii. Sự sáng tạo ngôn ngữ của người Việt trong cách đặt biệt danh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

iv.Một hiện tượng phổ biến hiện nay là ở các phương ngữ Bắc dần dần tiếp

69

CHƯƠNG 3: NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH BIỆT DANH 3.1. Đặt vấn đề

Theo quan điểm của Nguyễn Thế Truyền, “tên (tên chính) nam giới người Việt mang thuộc tính riêng, chủ động, vì thế “tên nam giới thường biểu thị những sự vật, hoạt động, thuộc tính mạnh mẽ, to lớn, cứng rắn, hướng ngoại, thuộc về quốc gia, xã hội.” [41; tr.336] Trong khi đó, “tên nữ giới thuộc biểu thị những sự vật hiện tượng thuộc tính yếu đuối, nhỏ bé, mềm mại, hướng nội, thuộc về gia đình, riêng tư”. Theo quan niệm truyền thống thì “vẻ đẹp của nữ phải toát lên sự dịu dàng, uyển chuyển”. Như vậy, khi đặt tên chính, người Việt trong tiềm thức đều có sự phân biệt ý nghĩa trong những cái tên. Chính quan điểm này cũng ảnh hưởng đến biệt danh cũng như ý nghĩa của các biệt danh. Như đã chỉ ra ở trên, trong tiếng Việt có những biệt danh tự thân vô nghĩa, nhưng khi được hỏi lý do đặt những biệt danh này, người đặt cho rằng

đây là những biệt danh mạnh mẽ – thể hiện con trai tính như Bốp, hay Ben, Bi,...

Không giống như tên chính – mang tính bắt buộc – trẻ có thể hoặc không được đặt biệt danh. Tuy nhiên, có thể nói xu hướng hiện nay ở các thành phố lớn như Hà Nội, phần lớn các trẻ được đặt ít nhất một biệt danh. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ đều có biệt danh. Theo thống kê của chúng tôi, trong 700 mẫu khảo sát, chúng tôi thu được 558 mẫu có đặt tên ở nhà cho trẻ (chiếm 90 %), còn lại là 70 (chiếm tỉ lệ 10 %) mẫu không đặt biệt danh cho trẻ. Lý do chính được giải thích cho

việc không đặt biệt danh ở các mẫu khảo sát này là: sự không cần thiết. Bởi bản

thân tên chính đã mang đầy đủ đặc tính cần và đủ của một cái tên. Tên chính thể hiện được tâm lý và ước mong, cũng như truyền đạt những tâm tư, tình cảm của cha mẹ thông qua cái tên nên việc đặt biệt danh là không cần thiết. Tất cả 70 mẫu khảo sát không đặt biệt danh cho con đều gọi con bằng tên chính. Có những trường hợp khá đặc biệt. Một số gia đình có hai con, bé lớn được đặt biệt danh trong khi bé nhỏ lại không được đặt biệt danh và ngược lại. Một ứng xử tương tự với những đứa trẻ không được đặt biệt danh là gọi bằng tên chính, còn bé được đặt biệt danh sẽ gọi bằng biệt danh. Có nhiều lý do khác nhau cho việc đặt hay không đặt biệt danh này. Trong trường hợp của chị Vũ Thanh Nhã, chị có hai bé, bé trai lớn và bé gái nhỏ. Bé trai được đặt biệt danh là “Bin” trong khi bé gái lại không được đặt biệt danh. Về trường hợp này chị Nhã giải thích rằng: con trai chị sinh ra ở Việt

70

Nam nên đặt tên chính là Việt và đặt tên ở nhà là “Bin”. Tuy nhiên, bé “An” – con gái thứ hai của chị –không được đặt biệt danh bởi bé sinh ra ở Úc, chị cho rằng bé sẽ gặp khó khăn khi đi học vì các bạn người nước ngoài dễ bị nhầm lẫn trong việc gọi tên chính và biệt danh. Thêm vào đó, chị cũng cho rằng, tên chính của bé được đặt vừa thoả mãn mong ước của bố mẹ và vừa mang tính chất đáng yêu, nên việc đặt biệt danh cũng không thực sự cần thiết.

Trường hợp của chị Đào Phương Thảo lại là một ứng xử khác. Gia đình chị có hai bé: bé gái lớn không có biệt danh, còn bé trai nhỏ lại được đặt biệt danh. Khi được hỏi chị cho rằng: đối với bé gái lớn khi đặt tên chính “Phạm Gia Hân” đã thoả mãn được mong ước và hoà hợp với các thành viên trong gia đình, có ý nghĩa lớn với bố mẹ “Gia đình họ Phạm vui vẻ”. Với tâm lý “cái tên (chính) nói lên tất cả” nên bố mẹ chỉ muốn gọi con bằng tên chính và cảm nhận được sự ấm áp, đáng yêu cũng như tình cảm trong đó. Tuy nhiên, bé trai nhỏ lại được đặt biệt danh. Theo chị, khi sinh ra cháu ra, gia đình chưa đặt được tên chính cho bé, nên gọi bé là “Bon” với mong muốn cuộc sống của con sau này nhẹ nhàng và êm ả. Khi đặt tên chính thì mọi người trong gia đình đã quen gọi biệt danh nên ít dùng tên chính để gọi bé.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp theo xu hướng của xã hội. Khi sinh bé đầu tiên không thấy có nhiều người đặt biệt danh cho con, tuy nhiên khi sinh bé thứ hai thấy nhiều người xung quanh đặt biệt danh cho con nên cũng đặt.

Việc đặt biệt danh hay không đặt biệt danh cho con đều có những lý do của nó. Như vậy, để làm rõ hơn việc đặt biệt danh cho con, trong chương này, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu những lý do khiến các bậc phụ huynh đặt biệt danh cho con.

Một phần của tài liệu Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội (Trang 71)