Phân loại biệt danh

Một phần của tài liệu Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội (Trang 36)

6. Bố cục của luận văn

1.3.3. Phân loại biệt danh

Biệt danh, theo mỗi học giả, lại có những cách phân loại riêng. Theo Morgan, biệt danh được phân loại như sau:

1) Một đặc tính: chẳng hạn như “Sugar” (Sweet) (ngọt ngào);

2) Một thuộc tính như trong trường hợp với từ “Wheaties” (lúa mì);

3) Một phép loại suy khẩu ngữ, chẳng hạn như tên “Marlene” được chuyển

dịch là Maagarin (tiếng Nhật là Margarine). Đây cũng là một biệt danh;

4) Thuộc ngữ vật lý ví dụ “Jackie Amos” trở thành “Mosquito (con muỗi)

và ai đó có mắt lồi ra trở thành “Tombo” (nghĩa là Ruồi trong tiếng Nhật);

5) Một đặc tính dân gian hoặc phổ biến như Donald trở thành “Duck” (con

vịt trong tiếng Nhật là “Genji” có nghĩa là “dân chơi” trong tiếng Nhật; 6) Các từ vần với nhau ví dụ “Harris” trở thành “Paris”;

7) Thêm tiền tố hoặc hậu tố “-ie” như vậy sẽ trở thành “Jackie”; 8) Chữ viết tắt của tên như “Daniel” thành “Dan”; [57; tr.120 - 123], Theo Brett và Kate McKay, biệt danh được chia thành các loại sau:

- Biệt danh sở chỉ (referential nickname): là những biệt danh được công chúng đặt cho và thường được dùng để đặt tên cho các chính trị gia hay vận động viên thể thao. Ví dụ như Thủ tướng thứ bảy của Anh Andrew Jackson được gọi là “Old Hickory” (Cây mại châu già). Biệt danh thường ám chỉ tới ai đó – không nhằm chỉ họ một cách trực tiếp.

- Biệt danh cá nhân (private nicknames): cũng được gọi là những cái tên đáng yêu (love-name) hay tên dành cho thú cưng (pet-name), những cái tên này được sử dụng giữa những người yêu nhau. Chẳng hạn như “Sweetie Pie” (bánh ngọt) or “Honey Buns” (bánh mật).

- Biệt danh phổ biến (Public nickname): biệt danh phổ biến là loại biệt danh thường được gia đình hoặc bạn bè đặt cho một người khi còn nhỏ. Cũng có khi những cái biệt danh này được dùng khi họ giới thiệu về bản thân mình với người mới gặp, bạn bè hay những mối quan hệ mà họ không biết tên thật. Nếu như James được anh trai gọi là “Fuzz” từ khi còn nhỏ bởi vì tóc gáy của anh ta mọc quá nhanh sau mỗi lần cắt tóc. Thêm vào đó, bố của James có đồng nghiệp là một anh chàng

33

trông không được sáng sủa cho lắm luôn gọi “Fuzz” là “Buzz” nên từ đó, mọi người đều gọi James với cái tên rất vui nhộn là “Buzz”. Sau này, đây cũng là cái tên được mọi người và James giới thiệu.

- Biệt danh di truyền (Generic nickname): những biệt danh này ít mang tính chất cá nhân, thay vào đó lại được đặt cho những người phù hợp với một đặc điểm nào đó. Chẳng hạn như “Doc” được dùng để chỉ một bác sĩ; “Shorty” cho cá nhân có chiều cao khiêm tốn; “Paddy” được dùng để chỉ một người Ireland,...

- Biệt danh nhóm (Group nicknames) là những tên được đặt cho các thành

viên trong nhóm và chỉ được sử dụng trong nhóm. Biệt danh nhóm thường dành riêng cho những người đàn ông, và mục đích cũng như chức năng chỉ có những người đàn ông trong nhóm mới có thể biết được. [72]

Theo Diego Gambetta, biệt danh ở Italia đươc phân loại như sau:

- Các biệt danh mang tính chất cá nhân (Physical Nicknames) như

“u’Beddu” (có nghĩa là đẹp trai), “Il Gosso” (có nghĩa là mập), “Tignusu” (nghĩa là hói), “Pietro u’Zappuni” (để chỉ những người có hai răng thỏ”),...

- Các biệt danh mang tính chất mô tả (Descriptive Nicknames) chẳng hạn

như “L’Ingegnere” (Kĩ sư - là người chịu trách nhiệm sửa chữa radio của các tàu buôn lậu); “Il Senatore” (Thượng nghị sĩ – người đàn ông không nắm chức vụ này

nhưng có liên quan đến chính trị và cũng rất được ủng hộ),...

- Những biệt danh mang tính chất tước hiệu/ danh vị (Titled Nicknames)

ví dụ như “Reella Lalsa” (được dùng với nghĩa “Hoàng đế của Kalsa); “Principe di

Villagrazia” (Hoàng tử của Villagrazia)...

- Những biệt danh hành vi (Behavioral Nicknames) ví dụ “u’Tranquillu” (chỉ những người trầm lặng); “u’Guappo” (để chỉ những người hay khoe khoang, khoác lác); Farfagnedda (dùng để chỉ những người có tật nói lắp); “Studenete” (để

chỉ những sinh viên ở các trường đại học nhưng chẳng bao giờ tốt nghiệp)...

- Biệt danh để chỉ các con vật (Animal Nicknames) ví dụ như “Il Cane” (nghĩa là chó); “Cavadduzza” (nghĩa là tiểu mã); “Conigghiu” (nghĩa là thỏ); “Farfalla” (nghĩa là bướm)...

- Những biệt danh để chỉ các khách thể (Objects Nicknames) chẳng hạn

34

- Những biệt danh để chỉ tên thực vật (vegetable nicknames) chẳng hạn

như “Milinciana” (để chỉ cây cà) hay “Cipudda” (để chỉ củ hành)... [theo 72]

Theo Nguyễn Long Thảo, biệt hiệu được phân thành hai loại: (1) biệt hiệu để tỏ lòng ngưỡng mộ; và (2) biệt hiệu để chế giễu đùa cợt. Ông cũng cho rằng, cách

phân loại này có “giá trị tương đối vì biệt hiệu nào cũng tiềm ẩn ý nghĩa hài hước”.

Theo đó, “biệt hiệu để tỏ lòng ngưỡng mộ” lại được chia thành bốn tiêu chuẩn: 1) Dùng học vị để đặt biệt hiệu. Có hai cách dùng học vị để đặt biệt hiệu: (1) học vị phối hợp với sinh quan thành biệt hiệu tỏ lòng ngưỡng mộ; và (2) học vị phối hợp với tên chính làm thành biệt hiệu tỏ lòng ngưỡng mộ chẳng hạn như ông Nguyễn Hữu Huân (1841-1875) đỗ đầu kỳ thì Hương nên được gọi là Thủ Khoa Huân...

2) Dùng địa danh để đặt biệt hiệu: Đức Thánh Chèm là biệt hiệu của Lý Ông Trọng, người Việt Nam làm tướng ở Trung Quốc đời nhà Tần, được dân chúng lập miếu thờ. Ông được gọi như vậy vì tương truyền quê ông ở làng Chèm, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

3) Dùng đặc điểm tính tình, tài năng để đặt biệt hiệu: Có nhiều biệt hiệu

dùng những đặc điểm về tính tình để đặt. Ví dụ: Ông Hoàng Hoa Thám, là hùng cứ vùng rừng núi Yên Thế, chống Pháp rất dữ dội nên dân chúng đặt cho ông là Hùm Xám Yên Thế. Cũng có những biệt hiệu dùng tài năng của mỗi để đặt. Ví dụ: ông Vũ Huyên giỏi cờ nên dân chúng đặt cho là Trạng Cờ. Ông Vũ Phong giỏi vật được đặt là Trạng Vật.

4) Biệt hiệu do cha mẹ đặt cho con cái. Ngoài tên chính thức, cha mẹ hoặc

các thành viên trong gia đình như ông bà, cô bác còn đặt thêm các tên cho trẻ, mang tính chất kỉ niệm hay để bày tỏ sự vui mừng cũng như yêu thương đối với đứa trẻ. Loại tên này thường được đặt trong quá trình trước, trong khi mang thai hoặc sau khi sinh đến 3, 4 tuổi với các tên như Cún, Mít, Xoài,...

Biệt hiệu để chễ giễu, đùa cợt lại được chia thành ba nhóm:

1) Biệt hiệu châm biếm liên quan đến hình dạng thân xác. Đây là biệt hiệu

đề cập đến những khiếm khuyết của cơ thể ví dụ như Còi, Còm, Hói, Sứt,...

2) Biệt hiệu châm biếm liên quan đến đức tính, thường là những tính xấu ví

35

3) Sửa đổi tên để làm biệt hiệu châm biếm. Đây là một loại biệt hiệu thường thấy trên báo chí là tên người được sửa đổi để châm biếm. Ông Mao Trạch Ðông đã từng bị báo chí Việt Nam châm biếm gọi là Mao Xếng Xáng.

4) Biệt hiệu châm biếm dựa trên nghề nghiệp: người Việt Nam cũng dùng

các từ châm biếm về nghề nghiệp để đặt biệt hiệu. Ví dụ các thầy lang được gọi là Lang Băm hay các luật sư được gọi là Thầy Cãi...

Như vậy, biệt danh theo cách sử dụng rộng rãi, trong các lĩnh vực như thể

thao, văn hoá thậm chí là chính trị. Tuy nhiên, trong luận văn này, biệt danh được

thu hẹp phạm vi. Đây là tên do cha mẹ hay những thành viên khác trong gia đình đặt cho con cái trước/ trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh. Đây là loại biệt danh dùng để xưng gọi và để bày tỏ tình cảm đối với người được đặt. Như vậy, loại tên này khác tên chính hoặc gọi kèm theo tên chính, được cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình đặt trước, trong khi mang bầu hoặc sau khi sinh đến khoảng ba, bốn tuổi, thậm chí có những biệt danh được dùng đến khi trưởng thành.

Một phần của tài liệu Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)