6. Bố cục của luận văn
3.2. Nguồn gốc hình thành biệt danh
Có rất nhiều lý do khác nhau để đặt biệt danh cho trẻ em, từ những tên mang ý nghĩa hết sức đơn giản vì bố mẹ thích thế hay những tên gắn với nhiều kỉ niệm và có ý nghĩa với bố mẹ. Trong cùng một cái tên, có thể được đặt với nhiều lý do khác nhau. Đối với những trường hợp này chúng tôi sẽ xếp thành nhiều loại. Sau khi khảo sát và thống kê, chúng tôi sắp xếp các lý do đặt biệt danh cho trẻ em thành ba nhóm: (1) biệt danh gắn với bố mẹ (ông bà hay các thành viên trong gia đình khác) của trẻ; và (2) biệt danh gắn với chính trẻ; và (3) biệt danh được đặt mang tính chất dễ nuôi. Trong ba nhóm lớn này, chúng tôi lại chia thành những loại nhỏ hơn. Cụ thể như sau:
71
A. Biệt danh gắn với bố mẹ là các biệt danh gắn với ý thích/ sở thích của bố mẹ/ ông bà (hoặc các thành viên trong gia đình) hoặc những kỉ niệm cũng như mong ước của cha mẹ đối với con cái. Chúng tôi sẽ đi vào từng trường hợp để làm rõ hơn:
(i) Biệt danh do ông bà/ cha mẹ (hay các thành viên khác trong gia đình như cô/ dì/ chú/ bác/ anh/ em,...) đặt vì thích. Sự “thích” này khá đa dạng. “Thích” có thể bởi vì nghe đáng yêu, hoặc “thích” bởi vì cảm thấy “thích”. Theo đó, có những cái tên bố mẹ không giải thích được tại sao lại thích, mà chỉ có thể nói chung chung là thích hay nghe thấy thích hoặc nghe thấy đáng yêu nên thích. Cũng có thể là nghe thấy lạ nên thích. Chúng tôi sẽ đi vào một số trường hợp cụ thể như sau:
Đối với trường hợp biệt danh “Bo”, trong 6 trường hợp thống kê được, khi được hỏi lý do tại sao đặt thì có hai luồng ý kiến. Trường hợp thứ nhất là có 5 mẫu khảo sát cho rằng thấy tên hay nên đặt. Bản thân người đặt tên cũng không giải thích được ý nghĩa của cái tên đó; 1 trường hợp còn lại là do mẹ thích ca sĩ Đan Trường – có biệt danh là Bo nên đặt cho con là “Bo” và cũng không giải thích được ý nghĩa của từ “Bo”.
Biệt danh “Bi” cũng có cách ứng xử tương tự. Trong 10 biệt danh “Bi” được khảo sát, có tới 8 trường hợp cho rằng tên “Bi” nghe hay hay, thấy đáng yêu, thích, cảm thấy đây là một cái tên mạnh mẽ mà không giải thích rõ được vì sao. Có một trường hợp duy nhất cho rằng: “khi sinh ra mặt bé tròn như viên bi”, nên đặt tên con là “Bi”. Theo chúng tôi, “bi” là một viên cứng hình cầu với nhiều màu sắc đẹp và thường là đồ chơi cho trẻ em, khiến âm “bi” trở nên gần gũi và hay được đặt hơn.
Trường hợp “Bun” và “Bư Bư” theo chúng tôi là những từ vô nghĩa trong tiếng Việt. Khi được hỏi về biệt danh này, bố mẹ trẻ cũng không giải thích được ý nghĩa, mà chỉ đơn giản cho rằng: đây là một cái tên lạ, ít trùng lặp lại độc. Quả thật, trong 558 khảo sát của chúng tôi, chỉ có duy nhất một trường hợp đặt biệt danh là “Bun” và một trường hợp “Bư Bư”. “Búp” không phải là một từ vô nghĩa trong tiếng Việt. Tuy nhiên, khi được hỏi lý do đặt tên “Búp” bố mẹ giải thích là tên nghe lạ nên đặt. Theo chúng tôi, “búp” với nghĩa “chồi non của cây” cũng giống như hình ảnh của các bé, là những “búp non”. Chính hình ảnh gần gũi và mang tính minh hoạ này khiến bố mẹ đặt tên cho bé chăng?
“Di” là một động từ trong tiếng Việt có nghĩa (1) dùng bàn chân hay bàn tay đè mạnh lên một vật và xát đi xát lại trên vật đó; và (2) dùng đầu ngón tay
72
đưa qua đưa lại trên nét than hoặc chì để tạo những mảng đậm nhạt trên tranh vẽ [67; tr.340]. Tuy nhiên, khi được hỏi về lý do đặt biệt danh, “nghe lạ và ít trùng” là câu trả lời của bố mẹ trẻ.
Ngay cả các biệt danh có thể mang tính lý do để đặt như “Sâu, Ốc, Muỗm, Tít, Gà, Mèn,...” không phải lúc nào cũng có lý do cụ thể. Khi được hỏi về việc tại sao đặt tên các con vật như vậy, các bố mẹ cũng chỉ cho rằng đó là những cái tên nghe rất đáng yêu, gần gũi, mộc mạc.
Như vậy, với tâm lý đặt những tên độc và lạ hay chỉ là nghe đáng yêu của người đặt, các bé đã được đặt biệt danh một cách đơn giản như thế.
(ii) Biệt danh gắn với sở thích cá nhân của các thành viên trong gia đình Các thành viên trong gia đình ở đây bao gồm bố mẹ, ông bà, cô chú bác, anh chị em hoặc những người thân quen trong gia đình. Nói về sở thích cá nhân thì rất đa dang. Đó có thể là đồ ăn, đồ uống, động vật, trò chơi, ca sĩ, đội bóng,... yêu thích. Chính bởi vì nhận được tình cảm yêu mến từ mọi người mà những đứa trẻ được đặt những biệt danh rất dễ thương gắn với bản thân người đặt.
Các món ăn yêu thích của bố/ mẹ hay các thành viên trong gia đình được sử
dụng để đặt biệt danh như: Kem, Su Kem, Kua (Cua), Ổi, Bim Bim, Su Su (quả Su
Su hoặc sữa chua Su Su), Bí Ngô, Sô-cô-la,...
Các đồ uống yêu thích của các thành viên trong gia đình như như Pepsi,
Coca, Heiniken (Ken), Bia, ...
Các loài động vật đáng yêu như “Mèo” được đặt tên thành Miu Miu. Hay như mẹ thích chó đốm nên đặt hai con là “Đốm”.
Các nhân vật yêu thích của các thành viên trong gia đình cũng được dùng để đặt biệt danh như: vì thích quả táo trong trò chơi “Hoa quả nổi giận” nên anh trai đặt tên em là “Táo”. Nhân vật Mr. Bean đem lại nhiều tiếng cười cho mọi người được nhiều người yêu thích và đặt tên là “Bin (Bean). Các nhân vật hoạt hình như “Tin Tin” (tiếng
Việt là “Tanh Tanh”) hay nhân vật “Xì-trum” trong bộ phim “The Smurfs”.
“Doreamon” (Đô-rê-mon) là bộ phim hoạt hình nhận được rất nhiều sự yêu mến từ khán giả trên khắp thế giới. Chính bởi sự phổ biến và đáng yêu của các nhân vật trong đó mà nhiều biệt danh có nguồn gốc từ bộ phim như “Xu-ka, Sê-kô, Pi-su,...”
“Minho, Won Bin, Bi Rain”,... là những diễn viên/ ca sĩ Hàn Quốc nổi tiếng,
73
mong muốn con cái mình được như họ, các bà mẹ thể hiện ngay trên biệt danh cho các bé. Những ông bố mê bóng đá đặt biệt danh cho con theo những đội bóng nổi
tiếng như Manchester United (Mun),... Hay nhờ sở thích chơi xe độ Suxipo của bố
mà con có biệt danh là “Xipo”.
Ngoài ra, các phương tiện phục vụ đời sống quan trọng như tiền cũng được bố
mẹ thể hiện trong biệt danh của con. Vì bố mẹ thích “Đô-la” nên con có biệt danh đó.
Các biệt danh được đặt theo sở thích khá đa dạng. Có khi biệt danh chỉ là sở thích của một thành viên trong gia đình nhưng cũng khi còn là sự kết hợp của sở thích của nhiều thành viên trong gia đình như trong trường hợp “Su Kem” dưới đây. Do bố thích kẹo cao su còn mẹ thích kem, nên kết hợp sở thích của bố mẹ tạo thành “Su Kem”. Mẹ thích đặt biệt danh cho con là “Bi” nhưng bố lại thích đặt biệt danh “Kute” (thể hiện sự đáng yêu của con) nên đã kết hợp lại thành “Bi Kute”.
Các thương hiệu nổi tiếng như “Tommy” hay “Tony” cũng được sử dụng để đặt biệt danh.
Cách đặt biệt danh theo sở thích của các thành viên trong gia đình này khá đa dạng và cũng chiếm một số lượng đáng kể. Điều này càng thể hiện hơn sự gắn bó và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
(iii) Biệt danh gắn với đặc điểm của bố mẹ trẻ
Về các biệt danh gắn với bố mẹ của trẻ ở đây khá đa dạng. Những biệt danh là sở thích của bố mẹ cũng liên quan đến bố mẹ, nhưng ở đây, chúng tôi phân biệt rõ ràng giữa “sở thích” và những biệt danh gắn với những đặc điểm về hình dáng/ tính cách và những điều liên quan đến bố hoặc/ và mẹ hay những kỉ niệm có ý nghĩa đối với bố mẹ của trẻ.
Các biệt danh có tính chất “cha/mẹ truyền con nối” nghĩa là những biệt danh từng là của bố mẹ và các con được thừa hưởng như Nấm (mẹ biệt danh là Nấm), “Nhê” (biệt danh của bố khi còn nhỏ), “Gấu” (biệt danh của mẹ) hay như “Quýt” (biệt danh của bố), hay cả nhà đều là “Còi”,... Tất cả các biệt danh “cha/mẹ truyền con nối” đó đã được đặt cho các con để nhắc nhở về chính những biệt danh thời thơ ấu của bố mẹ.
Biệt danh gắn với các “bố” khá là đa dạng. Đó có thể là năm tuổi của bố như bố tuổi “Sửu” nên đặt con là “Nghé” (để chỉ con trâu lúc nhỏ), bố tuổi “Tí” nên đặt con là “Chít” (tiếng kêu của chuột).
74
Biệt danh của con cũng được đặt theo tên của bố. Bố bé tên Mật nên con được đặt biệt danh là “Ong”, bố tên “Tùng” nên đặt tên con là “Tít”, bố là “Tuấn béo” nên đặt con là “Beo”, bố tên Thắng nên đặt con là Vic (viết tắt của từ “victory” trong tiếng Anh được dịch ra là “Thắng” trong tiếng Việt”. Cách đặt theo tên này thường dựa vào những từ có liên quan hoặc vần với nhau. Chẳng hạn vì bố hay “nổ” với bạn bè nên gọi con là “Bom” để còn nổ hơn bố!
Một cách kết hợp sáng tạo tên bố và mẹ để đặt biệt danh cho con cũng được sử dụng. Chẳng hạn mẹ tên Hằng, bố tên Nam, biệt danh của con là sự kết hợp những chữ cái đầu trong tên bố mẹ “Hana” (Hằng + Nam). Một cách kết hợp tên bố mẹ sáng tạo khác khi đặt biệt danh cho con đó là: khi tên mẹ là Trang, tên bố là Tâm, cả hai tên chính đều bắt đầu bằng chữ “T”, mà hai chữ T là “two T” trong tiếng Anh, nên gọi con là “Tuti” hay “Titi”.
Nghề nghiệp của bố/ mẹ cũng là yếu tố để đặt biệt danh cho trẻ. Tuy loại biệt danh này không nhiều, nhưng cũng là một yêu tố bố mẹ dùng đặt biệt danh cho con. Vì bố là một bộ đội nên đặt biệt danh cho con là “Bom”. Bố làm cho công ty điện tử Sony nên đặt tên con là “Sony”. Biệt danh cũng gắn với nghề nghiệp của mẹ như con tên “Bia” vì mẹ làm bia... Những lý do rất giản đơn nhưng lại rất ý nghĩa và tình cảm và gắn bó các thành viên trong gia đình.
Những kỉ niệm của bố mẹ trong thời gian quen biết và tìm hiểu nhau cũng là một căn cứ đặt biệt danh cho trẻ. “Bim bim tình yêu Poka” kỉ niệm mối tình của bố mẹ đã kỉ niệm trong biệt danh “Poka” cho con, hay “Khoai” (nướng) là món ăn yêu thích của mẹ khi đang tìm hiểu nhau. Biệt danh “Gjn” được đặt để nhắc đến kỉ niệm bố mẹ quen nhau khi làm pha chế ở quán café và Gin là tên 1 loại rượu yêu thích bố dùng để pha chế cocktail.
(iv) Biệt danh gắn với đặc điểm trong lúc mẹ mang bầu.
Những biệt danh này đa phần là các món mẹ nghén khi mang bầu. Các món
ăn mẹ nghén cũng khá đa dạng như Kem, Ốc, Mít, Tôm, Cua, Ghẹ, Mía, Nho, Vải
(Ku Vải), Dâu Tây, Sung, Ngô, Bim Bim, Cam, Súp Lơ, Khoai, Ngô...các đồ uống
như Milo, Su Su (tên một loại sữa),...
Những câu chuyện khi siêu âm cũng được bố mẹ ghi thành kỉ niệm trong biệt danh của con. Khi siêu âm bé như hạt mít, nên đặt tên con là “Mít”, siêu âm
75
khi con chỉ bé như con ếch khai sinh ra biệt danh “Ếch” cho con, siêu âm con bằng quả xoài nên đặt con là “Xoài”,...
“Kíp” – đơn vị tiền tệ chính thức ở Lào – được đặt để kỉ niệm thời gian người mẹ mang bầu ở Lào.
Sinh con trong hoàn cảnh gia đình vào thời điểm khó khăn nhất nên biệt danh “Min” (“minimum” với nghĩa “tối thiểu”) để nhắc đến như một kỉ niệm sau này khi gia đình đã khá hơn. Nuôi con sẽ rất tốn kém nên khi sinh con, nên mang bầu đã là niềm vui nhưng vẫn đặt luôn biệt danh cho con là “Tốn” thể hiện sự lo lắng, trăn trở của cha mẹ.
(v) Biệt danh thể hiện mong muốn và ước mơ của các thành viên trong gia đình Các biệt danh này rất đa dạng. Cùng thể hiện một mong ước, nhưng bố mẹ gửi gắm vào những cái tên cũng rất khác nhau.
Đều mong muốn con nhanh nhẹn, thông minh nhưng có bé được đặt là “Sóc”, có bé lại được đặt là “Thỏ” hoặc “Chuột”. Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, các loài vật như “Sóc”, “Thỏ”, hay “Chuột” đều là những con vật đáng yêu, nhanh nhẹn, thông minh và được nhiều trẻ em yêu mến. Thêm vào đó là những bộ phim hoạt hình như “Sóc chuột siêu quậy” – nói về những chú sóc đáng yêu, thông minh, biết nhảy múa, “Hãy đợi đấy” – một bộ phim hoạt hình về chú thỏ đáng yêu đối đầu với con sói gian ác nhưng đều chiến thắng bởi sự thông minh và lanh lợi của chú; “Tom và Jerry” – một bộ phim hoạt hình nổi tiếng kể về câu chuyện của chú mèo Tom và chuột Jerry với những màn rượt đuổi vô tận và những cuộc tranh đấu không hồi kết đã mang lại cho khán giả nhiều điều thú vị. Những câu chuyện đó đều nói về những chú Sóc, Thỏ hay Chuột, tuy nhỏ nhưng rất thông minh, lanh lợi và nhanh nhẹn. Chính bởi những hình ảnh đẹp ấy được bố mẹ gửi gắm vào biệt danh cho trẻ.
Có hai trường hợp chúng tôi thống kê được mong con nhanh nhẹn và lanh lợi
như “Nhím”. Khi nhắc tới “nhím”, trong cảm thức của người Việt, là một con vật
đáng yêu với bộ lông “xù” lên – đây cũng là lý do chính nhiều đứa trẻ được đặt biệt danh là “Xù”. Tuy nhiên, hình ảnh nhanh nhẹn và lanh lợi của “nhím” lại được lấy từ hình ảnh của chú nhím thần tốc Sonic trong bộ phim hoạt hình cùng tên.
Như vậy, cùng để thể hiện những mong muốn của về sự thông minh, lanh lợi và nhanh nhẹn cho các con, bố mẹ đã dùng hình ảnh của các nhân vật trong những câu chuyện cổ tích hay những bộ phim hoạt hình. Hình ảnh của các nhân vật đó
76
thường được tạo hình rất đáng yêu và mang những cá tính đặc trưng khiến không chỉ trẻ em mà người lớn cũng rất yêu thích.
Theo cách ứng xử tương tự, với mong muốn con trắng trẻo, các biệt danh như là “Bông, Thỏ, hay Milk (sữa)” được dùng để đặt cho trẻ. Có lẽ người Việt đều quen thuộc với câu thành ngữ “trắng như bông” – một làn da rất trắng sáng. Hiện nay, hình ảnh “trắng sữa” được sử dụng bởi có nhiều hình thức làm trắng khiến da mịn màng hơn từ sữa. Chính vì vậy, “sữa” – Milk cũng được dùng để thể hiện mong muốn trắng mịn. “Trắng như thỏ” là một hình ảnh không có trong ca dao, tục ngữ hay thành ngữ Việt Nam. Tuy nhiên, bộ lông trắng muốt của những chú thỏ trắng, hay hình ảnh đáng yêu của chú thỏ trắng trong phim hoạt hình “Thỏ trắng biết lỗi”, đã tạo nên cảm nhận khác về trắng.
“Gấu” là một biệt danh khá phổ biến và cũng có nhiều lý do khác nhau để đặt biệt danh này. Một trong những lý do đơn giản là bố mẹ thích gọi như vậy nên đặt. Tuy nhiên, hình ảnh những chú gấu được xây dựng thông qua các câu chuyện cổ tích, những bộ phim hoạt hình trong và ngoài nước là một “bác gấu” to lớn, tốt bụng, hay giúp đỡ những con vật khác hay một “gấu con” tham ăn nhưng hết sức đáng yêu như hình ảnh của “Gấu Pooh, Gấu Boonie, Gấu Bernard, Gấu Trúc,...” nên bố mẹ đặt tên con là “Gấu” với mong muốn con đáng yêu, to lớn và khoẻ mạnh như gấu. Một nghĩa khác của gấu được sử dụng trong tiếng Việt nữa là “đầu gấu”, khi dùng với nghĩa này, bố mẹ đùa vui mong con lớn lên mạnh khoẻ, đầu gấu để không bị bắt nạt.
Mong ước mạnh khoẻ của bố mẹ cũng được thể hiện qua hình ảnh “Sūmo”. Là một môn võ cổ truyền của Nhật Bản, “Sūmo” là một môn võ của các