Lược sử nghiên cứu biệt danh

Một phần của tài liệu Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội (Trang 33)

6. Bố cục của luận văn

1.3.2.Lược sử nghiên cứu biệt danh

Những nghiên cứu xã hội học của biệt danh hành chức đã chỉ ra rằng tên trong hành chức thường liên quan đến lĩnh vực sử dụng ngôn ngữ. Chẳng hạn như những cái tên thường được đặt theo nhóm như trong nghiên cứu của Rymes (1996) hay Zaitzow (1998); trong quân đội như nghiên cứu của Potter (2007), của các đội bóng đá như nghiên cứu của Kennedy & Zamuner (2006), Skipper (1984); Wilson & Skipper (1990); trong các cuộc đấu như những công trình của Adams(2008, 2009); Gladkova (2003); Lieberson (2007); và trong gia đình như nghiên cứu của Blum-Kulka & Katriel (1991); Goicu (2008); Goitein (1970). Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào việc đặt tên trong nhà trường như nghiên cứu của Back (1991); Crozier & Dimmock (1999); Eliasson, Laflamme & Isaksson (2005); Kepenecki & Cinkir (2006); Kolawole, Otuyemi & Adeosun (2009); Thomas (1985).

Biệt danh là một trong những đề tài được nghiên cứu sâu rộng trong các ngôn ngữ bao gồm các nghiên cứu về biệt danh của những quốc gia sử dụng tiếng Anh của các nhà nghiên cứu điển hình như Chevalier (2004, 2006), Glazier (1987),

30

người Ai Len như Wilson (2008); người Tây Ban Nha như Brandes (1975), Fernandez (2008), Gilmore (1982); người Nga như Drannikova (2006), Shcherbak (2006), Superanskaya (2003); người Li-tu-a-ni như Butkus (1999); người Đức như Koss (2006); người Bantu (Nam Phi) như Klerk & Bosch (1997); người Zulu (Nam Phi) của Molefe (2001); người Trung Quốc như Wong (2007); người Ả-rập như Haggan (2008), Wardat (1997); người Hy Lạp như Lytra (2003); các ngôn ngữ bản địa khác ở Mê-xi-cô và Úc như Collier & Bricker (1970); và Nicholls (1995).

Những thống kê ngôn ngữ học về biệt danh có khuynh hướng tập trung vào các mặt âm vị học như công trình của Liao năm 2006 hoặc tập trung vào quá trình thành lập từ của biệt danh của Kennedy & Zamuner năm 2006. Các nghiên cứu về mặt phân loại hình học cũng đã được tiến hành trong một phạm vi hạn hẹp, những nghiên cứu về biệt danh cũng đã xem xét về cách thức biệt danh được sử dụng để miêu tả về những đặc điểm tính cách của người sử dụng và vai trò của biệt danh trong xã hội như nghiên cứu của McDowell năm 1981 và Wilson & Skipper năm 1990. Những nghiên cứu sau đó lại tập trung nghiên cứu về mặt xã hội của biệt danh trong hành chức. Những công trình này không nằm trong phạm vi ngôn ngữ học mà thuộc các bài báo về xã hội học và giáo dục.

Một đặc điểm đáng chú ý khác về tình trạng hiện tại của các nghiên cứu về biệt danh là cho dù có rất nhiều thông tin về các biệt danh hành chức của các nền văn hoá khác nhau trên thế giới, nhưng lại có rất ít các thông tin về các biệt danh trong hành chức ở các dân tộc thiểu số trong các nền văn hoá đó. Những công trình đó nghiên cứu văn hoá của các dân tộc thiểu số nhưng lại chia tách cộng đồng đó khỏi cộng đồng lớn hơn về mặt chính trị xã hội học.

Những nghiên cứu về biệt danh của các dân tộc thiểu số như nghiên cứu của Brandes (1975) ở một ngôi làng tên Castilian. Công trình tập trung vào nghiên cứu biệt danh hiện hành của một cộng đồng riêng biệt, chứ không xem xét biệt danh hành chức của một bộ phận dân cư trong đó có những cộng đồng thiểu số sinh sống. Công trình đã vẽ lên một bức tranh về biệt danh trong hành chức trong một cộng đồng nhất định chứ không phải nghiên cứu chéo giữa các cộng đồng.

Có rất ít nghiên cứu về biệt danh ở Australia và Newzealand. Năm 1990, Poyton đã nghiên cứu về tên người Australia nói chung, trong đó Poyton có phân biệt sự khác nhau giữa những biệt danh dựa theo tên (dựa theo tên chính hoặc tên

31

họ), biệt danh dựa theo người nhận (dựa trên đặc tính của người được đặt tên) và biệt danh dựa theo sự kiện (là những biệt danh được phái sinh từ những sự kiện xảy ra có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của người đó).

Ở Australia chỉ có duy nhất một nghiên cứu chi tiết về biệt danh do Chevalier tiến hành năm 2006. Chevalier đã hoàn thiện một nghiên cứu rất chi tiết về việc thực tế đặt tên của công dân Sydney dựa trên 304 bảng phỏng vấn. Chevalier đã khảo sát cách người lớn và các thành viên trong gia định đặt tên và báo cáo dữ liệu của 498 người. Nghiên cứu này rất hữu ích bởi nó đã cung cấp một số lượng đáng kể biệt danh và một bảng phân tích rất chi tiết các loại biệt danh. Nghiên cứu của Chevalier bao gồm những thông tin về giới, tuổi, nghề nghiệp và quê quán cũng như ngôn ngữ mẹ đẻ. Mặc dù mẫu được chia đều dựa theo tiêu chí tuổi tác, giới tính và cùng một nơi cư trú, tuy nhiên nghiên cứu ít mang tính cấu trúc bởi mẫu cũng bao gồm một số lượng nhỏ những người đến từ các quốc gia phi bản ngữ tiếng Anh và để mã hoá nhân tố nghề nghiệp. Nền tảng ngôn ngữ của những người tham gia phỏng vấn cũng như bố mẹ và ông bà cũng được đề cập đề có thể so sánh sự khác biệt và mối tương quan giữa tính dân tộc và ngôn ngữ. Nghiên cứu của Chevalier đề cập tới cả tên chính và biệt danh. Đó là một nghiên cứu mang lại một bước khởi đầu hữu ích cho việc mã hoá các nghiên cứu trong tương lai [50; tr.125 - 137]. Các nghiên cứu về biệt danh ở Australia thường tập trung chủ yếu vào giới trẻ cho dù biệt danh được chấp nhận khá rộng rãi rằng những kiểu hành chức ngôn ngữ như thế có cả mặt tích cực và tiêu cực trong nhận thức của người lớn.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về biệt danh chưa được quan tâm nhiều. Hầu hết các nghiên cứu tính danh học ở Việt Nam mới đề cập tới tên chính, tên đệm, tên họ, xa hơn nữa là các nghiên cứu về tên thần linh hay tên hiệu. Trong khi đó, các nghiên cứu về biệt danh là một đề tài khá mới mẻ đối với tính danh học Việt Nam. Trong “Sơ thảo tính danh học”, Nguyễn Long Thảo dành một mục nhỏ để nói về biệt hiệu (chữ dùng của tác giả), định nghĩa biệt hiệu, cách đặt biệt hiệu và có so sánh với các nước phương Tây, chủ yếu là Anh và Mỹ. Tuy nhiên, những nghiên cứu của Nguyễn Long Thảo mới chỉ dừng lại ở sơ lược lý thuyết liên quan đến biệt hiệu, mà chưa nghiên cứu biệt hiệu ở đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa cũng như các vấn đề ngôn ngữ xã hội liên quan đến biệt hiệu. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này để tìm hiểu nhiều hơn về biệt danh ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những đặc điểm

32

cấu tạo, ngữ nghĩa, cũng như các vấn đề ngôn ngữ - xã hội của biệt danh, cách dùng cũng như xu hướng đặt biệt danh ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội (Trang 33)