Phân biệt biệt danh với các loại tên riêng khác

Một phần của tài liệu Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội (Trang 39)

6. Bố cục của luận văn

1.3.4.Phân biệt biệt danh với các loại tên riêng khác

Sự khác biệt cơ bản giữa tên chính và biệt danh là tên chính là tên chính thức được sử dụng trong các văn bản pháp lý được cha mẹ hoặc người thân đặt (đa số là do cha mẹ đặt). Còn biệt danh, không mang tính chất chính thức và có thể tự đặt hoặc những người xung quanh như cha mẹ, ông bà, bạn bè, thậm chí là hàng xóm,... đặt cho. Chính vì lý do đó mà biệt danh thường phản ánh tính cách của một người hơn là tên chính.

Tên chính được bố mẹ đặt cho trẻ có sự kết hợp khuôn mẫu và sẽ theo suốt cuộc đời. Trong khi đó, biệt danh lại phản ánh cách những người khác nhìn một người. Tên chính thường được xếp hạng cao dựa theo thuộc tính thành công và đạo đức và được cho là phù hợp (hơn biệt danh) trong môi trường kinh doanh và chuyên nghiệp. Nhưng ngược lại, biệt danh lại được xếp hạng cao ở khía cạnh vui vẻ và phổ biến. Tên người không được lựa chọn một cách cố định.

Biệt danh là những tên được dùng để thay thế cho tên chính hoặc thêm vào tên chính nhưng không mang tính chính thức. Trong khi tên chính của một người được sử dụng để diễn tả sự tôn trọng thì sử dụng biệt danh lại là một hình thức không chính thức để gọi tên. Ở những cộng đồng nhỏ, những biệt danh mang tính

36

chất châm biếm thường được sử dụng sau lưng người khác, trong khi những người được đặt tên thậm chí còn không biết về ý nghĩa tên gọi đó.

Căn cứ vào những đặc điểm của biệt danh và tên tục, chúng tôi thấy rằng, giữa “biệt danh” và “tên tục” có những đặc điểm khá giống nhau. Theo đó, cả tên tục và biệt danh đều là tên được gọi ở nhà giữa những người thân trong gia đình và thường được đặt từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, biệt danh cung cấp thêm nhiều thông tin cá nhân thú vị về người được đặt tên như hình dáng bề ngoài, tính cách, thói quen hay đặc điểm cá nhân... còn tên tục lại được đặt bằng những cái tên xấu để tránh sự chú ý, đe doạ của ma quỷ.

Tiểu kết

Trong chương I chúng tôi đã đề cập đến những vấn đề lý luận tổng quát về danh học cũng như nhân danh học - ngành khoa học nghiên cứu tên người nói chung. Chúng tôi cũng đã liệt kê những tác phẩm/ công trình nghiên cứu tiêu biểu ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng về tên người. Từ những công trình nghiên cứu tiêu biểu đó, chúng tôi nhận thấy rằng, những tác phẩm/ công trình nghiên cứu về biệt danh ở Việt Nam còn ít và chưa hệ thống. Đó cũng là lý do chúng tôi tiến hành đề tài này, để đóng góp những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn cho nhân danh học Việt Nam.

Cũng trong chương này, chúng tôi cũng đã đưa ra các vấn đề lý luận trong việc nghiên cứu biệt danh. Những nền tảng cơ bản và quan trọng nhất để có thể nghiên cứu được những vấn đề về biệt danh trong luận văn này là những vấn đề về danh xưng học, nhân danh học, những lý thuyết về tên riêng nói chung, tên người

nói người hay các loại tên người khác như bí danh, bút danh (bút hiệu), nghệ danh,

tên cúng cơm, tên hiệu, tên huý, tên tôn giáo, tên tục, tên tự...Từ những cơ sở lý

luận này giúp chúng tôi tiếp tục tiến hành ở những chương tiếp theo khảo sát và phác hoạ đặc điểm cấu tạo - ngữ nghĩa cũng như cách sử dụng và xu hướng phát triển của biệt danh ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.

37 CHƯƠNG 2:

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA BIỆT DANH CỦA TRẺ EM

1.1. Đặt vấn đề

Biệt danh cho trẻ không phải là một hiện tượng bắt buộc, cho nên, cũng có những trẻ không có biệt danh. Trong chương này, chúng tôi xác định cấu tạo và đặc điểm cấu tạo của biệt danh của trẻ em ở Việt Nam, cụ thể như sau: (1) xác định và miêu tả đặc điểm cấu tạo biệt danh cho trẻ em và (2) xác định và miêu tả đặc điểm ý nghĩa của biệt danh cho trẻ em. Để hoàn thành được hai mục tiêu trên, đầu tiên chúng tôi tiến hành khảo sát biệt danh cho trẻ em và thu thập các thông tin liên quan đến biệt danh cho trẻ. Sau khi khảo sát, chúng tôi phân tích, thống kê và mô hình hoá các biệt danh trên hai phương diện: (1) phương diện nguồn gốc; và (2) phương diện hình thứ. Chính bởi cấu tạo đặc biệt: không phải là cả một THĐD nên trong quá trình miêu tả đặc điểm của biệt danh, chúng tôi sẽ xử lý các thuật ngữ như từ, từ láy, từ ghép, từ vay mượn,... để từ đó miêu tả và làm rõ các mô hình cấu tạo của biệt danh cho trẻ em.

“Khác với ý nghĩa từ vựng của từ, ý nghĩa hàm chỉ trong tên người thường mang đậm dấu ấn chủ quan của mỗi cá nhân.” [31; tr.82] Do vậy, trên cơ sở khẳng

định tên người nói chung là một đơn vị có nghĩa, chúng tôi sau khi xác định và miêu tả đặc điểm cấu tạo biệt danh của trẻ dựa theo nguồn gốc ngôn ngữ và hình thức ngôn ngữ, sau đó sẽ đi đến tìm hiểu tìm hiểu ý nghĩa của biệt danh. Không giống như THĐD, ý nghĩa của tên có trong tên đệm, tên chính hoặc là sự kết hợp của cả tên đệm và tên chính, ý nghĩa của biệt danh nằm trong chính biệt danh hoặc trong sự kết hợp với tên chính.

Kết thúc chương II, chúng tôi sẽ đưa ra các kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo cũng như ý nghĩa biệt danh cho trẻ em. Chúng tôi đồng thời cũng vận dụng linh hoạt các kết quả nghiên cứu để làm rõ vấn đề đặt ra ở chương này cũng như làm nền tảng giải quyết các vấn đề đặt ra ở chương III.

1.1.1. Đặc điểm nguồn gốc ngôn ngữ biệt danh của trẻ em

Biệt danh cho trẻ em là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một hiện tượng phổ biến ở các ngôn ngữ biến hình Ấn – Âu khi đặt biệt danh cho trẻ là biệt danh phái sinh từ tên chính. Bằng cách thêm các phụ tố vào tên chính đã được rút gọn, biệt danh cho trẻ em ở các quốc gia như Anh, Mỹ được

38

thiết lập. Kiểu biệt danh này thường được thiết lập bằng cách từ một từ có một hay

hai âm tiết sẽ được chuyển thành từ một âm tiết và được thêm các hậu tố như “-y,

-ie, -ey, hay là –i (được phát âm là /i/); “er” (được phát âm là /ə/), “a” (được phát

âm là /æ/ hay /ə/). Ví dụ như “Harriet” sẽ được gọi thành “Hattie”, “Gertrude” sẽ được gọi thành “Gertie”,… Đặc điểm cấu tạo này không tồn tại trong các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Trung hay tiếng Việt.

Bắt nguồn từ quan niệm truyền thống của người Việt được duy trì đến ngày nay, người Việt có khuynh hướng đặt biệt danh cho con, thậm chí có thể đặt biệt danh trước khi đặt tên chính, bởi có lẽ đó gần như đã là quan niệm bất thành văn được truyền lại từ “tên tục”. Trẻ sơ sinh thường được cha mẹ đặt bằng những cái tên xấu, nôm na, tránh chữ nghĩa sợ bị quấy quả. Quan niệm theo tên tục này hiện này vẫn được duy trì đến ngày nay nhưng có nhiều cách đặt khác, với những đặc điểm cấu tạo khác, không chỉ dừng lại ở việc dùng một, hai từ để đặt hay chỉ dùng những tên xấu, nôm na, mà đã được mở rộng và phức tạp hơn, cả về đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa.

Một đặc điểm dễ nhận thấy của biệt danh cho trẻ em là các biệt danh thường ngắn gọn, gần gũi, gắn với những đặc điểm dễ nhớ nên thường dễ gọi và dễ lưu lại trong tâm trí người nghe hơn. Khác với đặt biệt danh, khi đặt tên chính người Việt thường sử dụng các từ Hán Việt, tên gọi vừa đẹp hơn về hình thức, vừa sâu sắc về ý nghĩa. Bởi ý nghĩa của nó không thể hiện ngay bên ngoài như từ thuần Việt, đồng thời, các từ Hán Việt vừa sang trọng vừa gợi nhiều liên tưởng, ý nghĩa hướng tới nhiều điều tốt đẹp. Trong khi đó biệt danh lại thường dùng các từ thuần Việt, tuy là những từ gọi thô mộc, nhưng dân dã, gần gũi, mang đặc điểm đáng yêu và dễ nhớ, dễ gọi. Tuy không dùng các từ Hán Việt nhiều, nhưng người Việt hiện nay lại có xu hướng sử dụng các ngoại ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Hàn...Chính vì vậy, chúng tôi dành một phần nghiên cứu nguồn gốc ngôn ngữ của các biệt danh trong tiếng Việt.

Có một thực tế rằng, gần như không có từ vựng của ngôn ngữ nào “hình thành và xây dựng bằng con đường tự nó” [7; tr.213]. Việc vay mượn dường như là hiển

nhiên ở hầu hết các ngôn ngữ. Chính bởi sự vay mượn này nổi lên hai lớp từ: lớp từ

bản ngữ (còn gọi là lớp từ thuần) và lớp từ có nguồn gốc khác, xa lạ (còn gọi là lớp từ ngoại lai). Trong “từ vựng tiếng Việt”, lớp từ ngoại lai lại được phân thành hai lớp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

39

Căn cứ vào đó, chúng tôi dựa trên sự phân loại trên đây trong hệ thống từ vựng tiếng Việt để phân loại biệt danh.

1.1.1.1. Biệt danh là các từ thuần Việt (từ bản ngữ)

Theo Nguyễn Thiện Giáp, “những từ được gọi là thuần Việt thường trùng với bộ phận tự vựng gốc của tiếng Việt, chúng biểu thị những sự vật, hiện tượng cơ bản nhất, chắc chắn phải tồn tại từ rất lâu.” [13; tr. 236]

Dựa theo quan điểm trên, chúng tôi thống kê số lượng các biệt danh là bản ngữ như sau:

Thống kê Tổng biệt danh Biệt danh là từ thuần Việt

Số lượng 558 357

Tỉ lệ (%) 100 63,98

Bảng 2.1: Biệt danh là các từ thuần Việt

Với 63,98%, biệt danh là các từ thuần Việt chiếm số lượng áp đảo so với các biệt danh là “từ ngoại lai”. Các biệt danh là từ thuần Việt phổ biến như:

Biệt danh là từ đơn Tổng Phần trăm (%) Biệt danh là từ phức Tổng Phần trăm (%) Sóc 22 3,94 Kem Thối 6 1,08 Mít 20 3,58 Bon Bon 4 0,72 Nhím 18 3,23 Khoai Tây 4 0,72

Tôm 18 3,23 Dâu Tây 4 0,72

Kem 16 2,87 Bí Ngô 4 0,72

Bảng 2.2: Biệt danh là từ thuần Việt phổ biến

Đối với biệt danh là các từ thuần Việt sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể và đi sâu vào nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể ở phần 2.1.3.

1.1.1.2. Biệt danh là các từ ngữ Hán Việt

Từ ngữ Hán Việt trong tiếng Việt là một vấn đề ngôn ngữ còn có nhiều tranh luận trong các nhà ngôn ngữ học. Trong luận văn này, khi đề cập đến vấn đề từ ngữ Hán Việt, chúng tôi hoàn toàn dựa vào những kết quả nghiên cứu của những người đi trước.

40

Tiếp xúc và tiếp nhận tiếng Hán bắt đầu từ khoảng đầu công nguyên, trải qua khoảng hai nghìn năm tiếp xúc, giao lưu và thậm chí là đồng hoá, các từ Hán Việt trong tiếng Việt có mặt ở hầu hết các lĩnh vực với số lượng đông đảo và có hệ thống. Đối với tên riêng, đặc biệt là tên đất và tên người, số lượng các tên sử dụng từ Hán Việt chiếm đa số. Tuy nhiên, trong địa hạt của “biệt danh”, từ Hán Việt lại chiếm số lượng không đáng kể. Trong 558 biệt danh chúng tôi khảo sát được, số lượng biệt danh là từ Hán Việt là 07. Cụ thể là:

Thống kê Tổng biệt danh Tổng biệt danh là từ Hán Việt Biệt danh là từ Hán Việt + Việt Biệt danh là từ Hán Việt + Hán Việt Số lượng 558 07 03 04 Tỉ lệ (%) 100 1,26 0,54 0,72

Bảng 2.3: Biệt danh là từ Hán Việt

Bảng thống kê cho thấy, số lượng biệt danh từ Hán Việt chỉ chiếm 1,26 % - một số lượng rất nhỏ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn dễ hiểu. Như đã đề cập ở trên, cho dù Hán Việt chiếm một số lượng lớn và có tầm quan trọng cũng như vị thế vững vàng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, tuy nhiên, đối với các biệt danh của trẻ em, tiếng Hán lại không phải là một sự lựa chọn. Các biệt danh là từ Hán Việt (kết hợp

với từ Hán Việt) trong khảo sát của chúng tôi là: “Đức Sún, Lâm Loe, Hổ Phách,

Như Ý, Quỳnh và Tiêu”. Số lượng ít nỏi là một bức tranh dường như đối lập với tên

chính người Việt. Trong khi tên chính người Việt sử dụng các từ Hán Việt với tần suất cao để đặt tên, thì ngược lại, với chỉ 1,26 % người Việt dùng từ Hán Việt để đặt biệt danh cho trẻ em. Chính bởi quan niệm tạo sự gần gũi cũng như tâm lý chọn những cái tên dân dã, mộc mạc, giản dị đã tạo nên hiện tượng này.

1.1.1.3. Biệt danh là các từ ngữ gốc Ấn - Âu

Trong xu hướng phát triển của xã hội cũng như những ảnh hưởng của thời kì hội nhập, ngoại ngữ ngày càng được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt, trong văn bản cũng như trong văn nói, đặc biệt là tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác như tiếng Hàn, tiếng Nhật. Tiếp xúc với các ngôn ngữ Ấn – Âu trong thời gian chưa lâu cho nên, các đơn vị từ vựng thường tập trung vào một số lĩnh vực nhất định, đặc biệt là khoa học kĩ thuật và chưa mang tính hệ thống. Nhưng gần đây, các ngôn ngữ Ấn –

41

Âu ngày càng được sử dụng một cách phổ biến và biệt danh là các từ gốc Ấn – Âu cũng chiếm tỉ lệ khá cao:

Thống kê Tổng biệt danh Biệt danh là từ ngữ gốc Ấn – Âu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng 558 201

Tỉ lệ (%) 100 36,02

Bảng 2.4: Biệt danh là các từ ngữ gốc Ấn – Âu

36,02 % là một con số không nhỏ. Điều đó cho thấy số lượng biệt danh là các từ ngữ gốc Ấn – Âu ngày càng “làm mưa làm gió” trong hệ thống biệt danh cho trẻ em người Việt ở Hà Nội. Khi đề cập tới các từ ngữ gốc Ấn – Âu, không thể không khái niệm hoá khái niệm “vay mượn”. Điều đó sẽ giúp tìm hiểu rõ hơn đặc điểm của các biệt danh có nguồn gốc Ấn – Âu trong tiếng Việt.

Thuật ngữ vay mượn và những vấn đề liên quan đến “vay mượn” là vấn đề còn nhiều tranh luận trong ngôn ngữ học. Ngoài việc sử dụng thuật ngữ “từ vay mượn (borrowed/ borrowing words)” còn dùng các thuật ngữ khác như “từ ngoại lai (loan words), phỏng dịch hay can-ke ngữ nghĩa (loan translation/ calque), từ hỗn hợp ngoại lai (loan blends), từ hỗn chủng (hybrid words), từ ngoại quốc/ từ nước ngoài (alien words/ foreign words),...Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “từ vay mượn” theo cách dùng thông dụng và phổ biến hiện nay của thuật ngữ này.

Theo Nguyễn Văn Khang, “vay mượn từ vựng là một hiện tượng phổ biến

của mọi ngôn ngữ. Đó cũng là một trong những hình thức quan trọng để bổ sung cho vốn từ vựng của một ngôn ngữ. Vay mượn từ vựng là một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội và là một hiện tượng ngôn ngữ - văn hoá.” [20; tr.9-21]

Vay mượn có thể diễn ra do thiếu, không có nên cần phải đi vay ví dụ như tiếng Việt hiện nay vay mượn rất nhiều các thuật ngữ trong ngành công nghệ thông tin từ tiếng Anh. Tuy nhiên, cũng có những từ có sẵn rồi vẫn vay mượn chẳng hạn như trường hợp từ “chết” và “hi sinh”,...

“Hiện nay, các từ gốc Ấn – Âu đã thâm nhập vào khá nhiều mặt của đời sống xã hội. Từ đời sống giao tiếp thường ngày (bao gồm tên gọi của một số món ăn, thuốc men, quần áo, đồ đạc, dụng cụ,...) cho đến các ngành văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật, y tế...” [7; tr. 218]

42

Một đặc điểm đáng chú ý hiện nay là “cách ứng xử của người Việt đối với các đơn vị từ ngữ gốc Ấn – Âu không phải chỉ có một kiểu, một đường.” Các “từ gốc Pháp” hay “từ mượn Pháp” thường được tiếng Việt vay mượn như sau:

a) Mượn bằng con đường phiên chuyển như xiếc (cirque),...

b) Mượn bằng con đường dịch sang tiếng Việt như đường sắt (chemin de fer),...

Một phần của tài liệu Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội (Trang 39)