1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thành phần sâu hại trên lúa và đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ cnaphalocrocis medinalis guenee hại trên ruộng lúa áp dụng 3 giảm 3 tăng tại vĩnh phúc, vụ mùa 2006, vụ xuân 2007

113 653 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 7,6 MB

Nội dung

luận văn thành phần sâu hại trên lúa và đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ cnaphalocrocis medinalis guenee hại trên ruộng lúa áp dụng 3 giảm 3 tăng tại vĩnh phúc, vụ mùa 2006, vụ xuân 2007 luận văn thành phần sâu hại trên lúa và đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ cnaphalocrocis medinalis guenee hại trên ruộng lúa áp dụng 3 giảm 3 tăng tại vĩnh phúc, vụ mùa 2006, vụ xuân 2007 luận văn thành phần sâu hại trên lúa và đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ cnaphalocrocis medinalis guenee hại trên ruộng lúa áp dụng 3 giảm 3 tăng tại vĩnh phúc, vụ mùa 2006, vụ xuân 2007 luận văn thành phần sâu hại trên lúa và đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ cnaphalocrocis medinalis guenee hại trên ruộng lúa áp dụng 3 giảm 3 tăng tại vĩnh phúc, vụ mùa 2006, vụ xuân 2007

Trang 1

bộ giáo dục và đào tạo trường đạI học nông nghiệp I

-

hoàng thị yên

ơ

ơ Thành phần sâu hại trên lúa và đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee hại trên ruộng lúa áp dụng 3 giảm 3 tăng tại Vĩnh Phúc, vụ mùa 2006, vụ xuân 2007

luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Chuyên ngành : bảo vệ thực vật M> số : 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học : PGS.ts nguyễn thị kim oanh

Hà Nội - 2007

Trang 2

Lời cam đoan

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đ4 đ−ợc cám

ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đ4 đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Yên

Trang 3

Lời cảm ơn

Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Nông học, khoa Sau đại học, Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo trường Đại học Nông nghiệp I và Ban l4nh đạo cùng toàn thể cán bộ phòng Kỹ thuật, Ban chỉ đạo chương trình 3 giảm 3 tăng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Phúc

đ4 hỗ trợ giúp tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Kim Oanh đ4 dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn giúp

đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Yên

Trang 4

Mục lục

4.2 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên ruộng lúa vụ mùa

Trang 5

4.2.1 Thành phần sâu hại lúa vụ mùa 2006 tại XS Thanh Lâm - Mê Linh

4.2.2 Thành phần thiên địch của sâu hại lúa vụ mùa năm 2006, tại XS

4.3 Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu cuốn lá nhỏ

4.3.1 Thời gian phát triển các pha của sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis 494.3.2 Khả năng đẻ trứng của trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ

4.4 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên ruộng lúa áp

4.4.1 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng lúa 3 giảm 3 tăng tại

4.4.2 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên thí nghiệm mật độ cấy tại

4.4.3 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên 3 giống Khang dân 18, Q5

4.4.4 Kết quả theo dõi phát dục của sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis gây hại trên ruộng lúa 3giảm 3 tăng và ruộng nông dân, vụ mùa 2006 624.4.5 Kết quả nghiên cứu về sự tương quan giữa mật độ sâu cuốn lá nhỏ

4.5 Diễn biến mật độ thiên địch và tỷ lệ sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis

bị ong ký sinh vụ mùa năm 2006 tại Mê Linh - Vĩnh Phúc 664.5.1 Diễn biến mật độ nhện lớn và bọ 3 khoang trên ruộng lúa 3 giảm

4.5.2 Tỷ lệ sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis bị ong ký sinh trên ruộng 3 giảm 3 tăng và ruộng nông dân tại Mê Linh - Vĩnh Phúc, vụ mùa

Trang 6

4.6 Kh¶o s¸t hiÖu lùc trõ s©u cuèn l¸ nhá C.medinalis cña thuèc ho¸ häc vµ thuèc sinh häc, vô mïa 2006 t¹i Mª Linh - VÜnh Phóc 734.7 So s¸nh hiÖu qu¶ kinh tÕ cña viÖc s¶n xuÊt lóa theo biÖn ph¸p 3 gi¶m 3 t¨ng vµ s¶n xuÊt theo tËp qu¸n cña n«ng d©n (FP) vô mïa

Trang 7

Danh môc ch÷ viÕt t¾t

Trang 8

Danh mục các bảng

4.1 Tình hình sản xuất lúa ở Vĩnh Phúc theo tập quán hiện nay 424.2 Thành phần sâu hại trên ruộng lúa áp dụng 3 giảm 3 tăng vụ mùa

4.3 Thành phần thiên địch trên ruộng lúa dụng 3 giảm 3 tăng và ruộng ND

4.4 Thời gian phát triển các pha của sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trong

4.5 Số lượng trứng đẻ của trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis

4.6 Vị trí trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis nhỏ đẻ trứng trên ruộng lúa 3 giảm 3 tăng, vụ mùa 2006 tại Mê Linh - Vĩnh Phúc 544.7 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng 3g3t và ruộng nông

4.8 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ với 5 mật độ cấy tại XS Thanh

4.9 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên 3 giống lúa khác nhau cấy ở

4.10 Tỷ lệ (%) các pha của sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên ruộng lúa

4.11 Sự tương quan giữa chỉ số màu lá lúa với mật độ sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên ruộng lúa tại Mê Linh - Vĩnh Phúc, vụ mùa 2006 644.12 Diễn biến mật độ nhện lớn và bọ 3 khoang trên ruộng lúa 3 giảm 3 tăng và ruộng nông dân, vụ mùa 2006 tại Mê Linh - Vĩnh Phúc 684.13 Tỷ lệ sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis bị ký sinh trên ruộng nông dân

và ruộng 3 giảm 3 tăng tại Thanh Lâm - Mê Linh - Vĩnh Phúc, vụ

Trang 9

4.14 Hiệu lực của 3 loại thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis vụ mùa

4.15 Kết quả xác định yếu tố cấu thành năng suất lúa vụ mùa 2006 trên ruộng 3 giảm 3 tăng và ruộng nông dân tại Mê Linh - Vĩnh Phúc 754.16 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa theo tập quán nông dân và thí nghiệm 3 giảm 3 tăng vụ mùa 2006 tại Mê Linh - Vĩnh Phúc 76

Trang 10

Danh mục hình

4.5 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng 3g3t và ruộng nông dân, vụ mùa 2006, tại Thanh lâm - Mê Linh - Vĩnh Phúc 56 4.6 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏvới 5 mật độ cấy tại XS Thanh

4.7 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên 3 giống lúa cấy ở vụ mùa

4.8 Tỷ lệ các pha của sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên ruộng lúa

4.9 Sự tương quan giữa chỉ số màu lá lúa với mật độ sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên ruộng lúa vụ mùa 2006 tại Mê Linh - Vĩnh Phúc 65 4.10 Diễn biến mật độ nhện lớn và bọ 3 khoang trên ruộng lúa 3 giảm

3 tăng và ruộng nông dân, vụ mùa 2006 tại Mê Linh - Vĩnh Phúc 69 4.11 Tỷ lệ sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis bị ký sinh trên ruộng nông dân

và ruộng 3 giảm 3 tăng tại Thanh Lâm - Mê Linh - Vĩnh Phúc, vụ

4.12 Ong đen kén trắng (Cotesia angustibasis) ký sinh sâu cuốn lá nhỏ 72

Trang 11

1 mở đầu

1.1 Đặt vấn đề

Trong nhiều năm qua, công tác bảo vệ thực vật của Việt Nam đS có nhiều tiến bộ, áp dụng công nghệ thông tin đưa vào công tác dự tính dự báo giúp chuyển tải kịp thời tới người dân Trang thông tin điện tử của Bộ nông nghiệp và Cục Bảo vệ thực vật đS có mục "Cảnh báo sâu bệnh" bằng phần mềm

địa lý GIS, thậm chí nhiều Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cũng có chuyên mục trên truyền hình tỉnh để đưa thông tin về tình hình sâu bệnh và cảnh báo dịch hại giúp nông dân nắm bắt kịp thời và thực hiện phòng trừ theo chỉ đạo của cơ quan chuyên môn Việc này đS giúp hạn chế được dịch hại xảy ra, góp phần tăng năng suất lương thực của cả nước

Từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20, chương trình IPM trong công tác Bảo vệ chực vật đS giúp nông dân trong cả nước hiểu và áp dụng để trồng cây khoẻ, bảo

vệ cân bằng sinh thái đồng ruộng, thăm đồng thường xuyên và nâng cao vai trò của nông dân bằng khuyến khích nông dân tham gia nghiên cứu Bước sang thế

kỷ 21, chương trình "Quản lý dinh dưỡng" nhằm đạt mục tiêu 3 giảm: giảm giống, giảm phân bón, giảm thuốc trừ sâu; 3 tăng: năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế đS và đang được các cấp các ngành quan tâm, thực hiện từ mô hình đến nhân rộng Trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn đS đặt một "chuyên mục 3 giảm 3 tăng" nhằm đưa các kết quả thực hiện thành công để tuyên truyền, chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy nhiều địa phương thực hiện chương trình này

Thực tế trong sản xuất hiện nay, nhiều vùng nông thôn, thành thị đang

bị thu hẹp diện tích đất nông nghiệp thay thế bằng các khu công nghiệp, khu

đô thị… Điều này đòi hỏi việc nâng cao năng suất bằng thâm canh, tăng vụ, chọn giống tốt, năng suất cao để đáp ứng nhu cầu lương thực trong cả nước

Trang 12

luôn được đặt ra hàng đầu Việc này đS dẫn đến sự tự phát của nông dân khi

áp dụng các biện pháp canh tác như bón nhiều phân đạm, phun thuốc trừ sâu, bệnh định kỳ dẫn đến ô nhiễm môi trường và tổn hại nhiều tới sức khoẻ cộng

đồng Thêm vào đó, tình hình sâu bệnh không hề suy giảm mà luôn có hiện tượng bùng phát thành dịch, diễn biến lứa sâu hại trong năm rất phức tạp, không theo quy luật khiến cho công tác phòng trừ gặp nhiều khó khăn Một số loài trước đây gây hại đáng kể như sâu gai (Dicladispa armigera), sâu cắn gié (Mythimna separata), sâu năn 10 năm trở lại đây các loài sâu hại đó không còn là dịch hại chính, trong khi một số loài trước đây là loài dịch hại thứ yếu thì trong hơn 20 năm trở lại đây đS trở thành loại dịch hại chủ yếu, trong đó có sâu cuốn lá lúa nhỏ(Cnaphalocrocis medinalis Guenee)

Đối với việc phòng trừ sâu bệnh hại lúa hiện nay, nhiều công ty thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) luôn đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc hoá học của nông dân, thông tin về các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu hại nhanh

và hiệu quả cao được cập nhật thường xuyên trên các thông tin đại chúng đS dẫn đến sự lạm dụng thuốc trên đồng ruộng và gây hiện tượng kháng thuốc của các loài sâu hại và gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm

Biện pháp IPM dựa trên những nguyên tắc cơ bản của IPM đó là: trồng cây khoẻ, quản lý dịch hại theo hướng quản lý sự cân bằng của hệ sinh thái ruộng lúa từ đầu thập kỷ 90 đến nay đS đạt được nhiều hiệu quả thiết thực Tuy nhiên, đến nay mới có khoảng 10% số hộ nông dân được tham gia tập huấn và làm theo IPM, chủ yếu là làm theo các thực nghiệm về IPM trên cây lúa Qua

điều tra của nhiều cơ quan chuyên ngành như Cục BVTV, Viện BVTV, Trường

Đại học, các Sở nông nghiệp và các Chi cục BVTV tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy: phần lớn nông dân trồng lúa vẫn cho rằng càng đầu tư cao thì càng đạt năng suất cao, nôn dân vẫn còn bón nhiều đạm; bón phân không cân đối; bón chưa đúng thời điểm, đúng cách; Phun thuốc trừ sâu khi chưa cần thiết Hậu quả của việc làm này là chi phí sản xuất cao và sâu bệnh hại trên

Trang 13

đồng ruộng vẫn còn nhiều Để khắc phục những tồn tại trên, với sự tài trợ của chương trình IPM - DANIDA và tổ chức FAO, Cục Bảo vệ thực vật đS phối hợp với các Chi cục BVTV vùng đồng bằng sông Hồng triển khai chương trình

"Quản lý dinh dưỡng trên cây lúa" nhằm đạt được mục tiêu 3 giảm 3 tăng Chương trình bắt đầu được áp dụng ở Vĩnh Phúc trên vụ lúa mùa năm 2005 đS thu được nhiều kết quả như: giảm số lần phun thuốc từ 3 xuống 1 lần/ vụ, giảm 20-30% lượng phân đạm sử dụng, giảm 28,6% lượng giống gieo mà vẫn tăng năng suất lên 13%, giảm chi phí đạt 6,8% và còn nhiều kết quả tích cực khác

Tại tỉnh Vĩnh Phúc, sau dịch sâu cuốn lá nhỏ bùng phát ở một số huyện miền núi vụ mùa năm 2004 làm 41.721 ha lúa nhiễm sâu bệnh, sâu cuốn lá nhỏ nhiễm 25.592ha (chiếm 63% diện tích nhiễm sâu bệnh vụ), mật độ sâu nơi cao lên tới 500 con/m2, Tỉnh đS được Cục bảo vệ thực vật phối hợp trực tiếp triển khai 3 giảm 3 tăng, từ đó đến nay không còn năm nào bị nhiễm sâu bệnh nặng, đặc biệt năng suất lúa năm 2005 đạt cao nhất so với các năm trước

là 5.053kg/ha

Chương trình 3 giảm 3 tăng đS đạt được ý nghĩa thực tiễn rất lớn về việc tăng năng suất, giảm chi phí, tăng hiệu quả và hạn chế sâu bệnh hại trên đồng ruộng, tuy nhiên, ý nghĩa khoa học của chương trình còn hạn chế Để góp phần đạt được ý nghĩa khoa học của chương trình 3 giảm 3 tăng, được sự nhất trí của Bộ môn Côn Trùng Khoa Nông học - Trường Đại học Nông nghiệp I -

Hà Nội và Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:

"Thành phần sâu hại lúa và đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee hại trên ruộng lúa áp dụng 3 giảm 3 tăng tại Vĩnh Phúc, vụ mùa 2006 - vụ xuân 2007"

Trang 14

1.2 Mục đích của đề tài

Đề tài tực hiện nhằm xác định thành phần sâu hại lúa và đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu cuốn lá nhỏ C medinalis Guenee hại trên ruộng lúa áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng để đề xuất các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm hạn chế sự gây hại của chúng

1.3 Yêu cầu đề tài

- Xác định thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên ruộng lúa áp dụng theo hướng 3 giảm 3 tăng

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của sâu cuốn lá nhỏ C medinalis khi nuôi sâu non bằng lá lúa trên ruộng lúa áp dụng 3 giảm 3 tăng (3g3t) và lá lúa trên ruộng nông dân (FP)

- Điều tra diễn biến mật độ của sâu cuốn lá nhỏ C medinalis trên nền thí nghiệm áp dụng tổng hợp biện pháp 3 giảm 3 tăng

- Xác định ảnh hưởng của hai yếu tố giống lúa và mật độ cấy, màu sắc lá lúa đến diễn biến mật độ của sâu cuốn lá nhỏ C medinalis

- Khảo sát hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ bằng một số loại thuốc hoá học và thuốc sinh học

- Đề xuất biện pháp canh tác hợp lý để hạn chế sự gây hại của loài sâu cuốn lá nhỏ

1.4 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.1 ý nghĩa khoa học

Luận án cung cấp những dẫn liệu mới về diễn biến mật độ của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa được canh tác theo hướng 3 giảm (giảm giống, giảm phân đạm bón thừa và giảm thuốc trừ sâu bệnh) trong điều kiện ở Vĩnh Phúc

Luận án còn cung cấp dẫn liệu về hiệu quả của một số biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ tại Vĩnh Phúc Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở

Trang 15

để xây dựng quy trình Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa phù hợp với điều kiện đất đai, địa hình và khí hậu tại Vĩnh Phúc

Từ việc nghiên cứu một đối tượng gây hại chính trên lúa tại Vĩnh Phúc, trên cơ sở xây dựng mô hình trình diễn trên diện hẹp để tiến tới áp dụng trên diện rộng, trên nhiều loại đất đai, địa hình khác nhau trong tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, nhiều khu vực lân cận nói chung Đồng thời tiến tới nghiên cứu sang nhiều đối tượng khác, góp phần nâng cao ý nghĩa khoa học của biệp pháp 3 giảm 3 tăng đang được nhiều tỉnh trong cả nước hưởng ứng và áp dụng, là chủ chương của việc định hướng phát triển Nền nông nghiệp sinh thái bền vững của nước ta hiện nay

1.4.2 ý nghĩa thực tiễn

Thực hiện đề tài tại những vùng trồng lúa có kiến thức thâm canh còn hạn chế như bón nhiều đạm, bón phân chưa đúng lúc và không cân đối, phun thuốc trừ sâu nhiều và chưa thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng nên kết quả góp phần giúp nông dân nhận thức tốt hơn trong việc quản lý dinh dưỡng và nắm

rõ về hệ sinh thái đồng ruộng để lựa chọn cho mình biện pháp kỹ thuật tốt nhất Qua điều tra hệ sinh thái cùng nông dân hiểu rõ mối quan hệ giữa cây trồng - môi trường sinh thái - dịch hại để quản lý sâu hại và thực hiện chăm sóc cho cây trồng tốt nhất, giảm chi phí bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật

mà vẫn đảm bảo hiệu quả về năng suất, chất lượng, đặc biệt là đạt được sự an toàn cho sức khoẻ, môi trường và cộng đồng

Qua việc thử nghiệm về mật độ cấy, chế độ nước, bón phân, phòng chống sâu hại và sử dụng thuốc BVTV để xác định rõ những ưu nhược điểm của các biện kỹ thuật của nông dân áp dụng, khắc phục những nhược điểm đó bằng áp dụng những biện pháp hợp lý nhằm giảm chi phí, giảm độc hại cho môi trường và sức khoẻ mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế

Theo dõi việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân đồng thời tiến hành thử nghiệm hiệu lực của thuốc trừ sâu các gốc khác nhau để từ đó hướng nông dân

Trang 16

tới việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật "4 đúng" nhằm tăng hiệu quả phòng trừ sâu hại và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, môi trường

Như vậy, đi sâu nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ là việc làm không mới nhưng nghiên cứu một đối tượng sâu hại cụ thể điển hình trong vùng trồng lúa tại Tỉnh Vĩnh Phúc để từ đó áp dụng tiếp tục nghiên cứu các đối tượng khác để tăng

ý nghĩa khoa học của chương trình 3 giảm 3 tăng nói riêng, góp phần tích cực cho công tác dự tính dự báo cũng như công tác chỉ đạo Bảo vệ thực vật trong tỉnh

đạt hiệu quả cao nói chung Mục tiêu chung là góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời đưa ra được những khuyến cáo trong việc bố trí cơ cấu giống cây trồng hợp lý để giảm áp lực của dịch hại, giữ môi trường trong sạch, cân bằng sinh thái, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền Nông nghiệp sạch

và bền vững

Trang 17

2 tổng quan tài liệu

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng, năng suất cây trồng ngày càng được nâng cao, nhưng bên cạnh đó thiệt hại do sâu bệnh gây ra ngày càng tăng Sâu bệnh hại cây trồng đang trở thành yếu tố hạn chế chủ yếu trên con đường đưa năng suất cây trồng lên mức cao hơn, mỗi khi sâu bệnh xuất hiện thường dễ phát triển thành dịch và lây lan rất nhanh, chính vì vậy mà càng thâm canh cao thì sâu bệnh càng có xu hướng phát triển và gây hại mạnh gây áp lực cho công tác phòng trừ sâu bệnh, đòi hỏi việc phòng trừ sâu bệnh cần được xây dựng trên những cơ sở mới, một trong những hướng tác động là các yếu tố thâm canh như: giống năng suất cao, phân bón, chế độ chăm sóc đầy đủ.[33]

Các biện pháp kỹ thuật canh tác trước hết là phân bón nếu thừa hoặc thiếu đều tạo nên những mất cân đối cho cây lúa và toàn bộ hệ sinh thái tạo

điều kiện tốt cho các loài vi sinh vật gây hại và phát triển Ví dụ về việc bón phân đạm cho cây lúa, nếu bón nhiều đạm vô cơ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh phát triển, trong đó phải kể đến sâu cuốn lá nhỏ

Những năm 60 của thập kỷ, sâu cuốn lá nhỏ là loài gây hại thứ yếu, hầu như con người không mấy quan tâm bởi mức độ hại của chúng là không đáng

kể [Nguyễn Công Thuật] Từ những năm 70 của thập kỷ, sâu cuốn lá nhỏ đS trở thành mối nguy hại cho các vùng trồng lúa trên thế giới, sâu có mặt thường xuyên và gây hại nghiêm trọng ở các nước thuộc châu á, châu Phi và quần đảo Thái Bình Dương ở Trung Quốc sâu cuốn lá nhỏ được coi là một trong những loài hại lúa nguy hiểm nhất

ở Việt Nam trong những năm gần đây sâu cuốn lá nhỏ hại lúa đS trở thành một đối tượng sâu hại chủ yếu trên các vùng trồng lúa của nước ta,

Trang 18

phạm vi phân bố rộng, mức độ gây hại của chúng ngày càng lớn Việc phun trừ sâu cuốn lá nhỏ bằng thuốc hoá học trên thực tế không phải lúc nào cũng

đạt hiệu quả kinh tế cao nếu như sâu non đS kịp cuốn lá làm tổ

Qua nhiều năm theo dõi quy luật phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ cho thấy trong một năm thường có 7 lứa bướm phát sinh, song thời gian phát sinh các lứa bướm ở mỗi năm có sự chênh lệch, sớm hay muộn là tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, thức ăn và thời vụ gieo cấy Trong năm sâu non gây hại cả 2 vụ lúa, song mức độ gây hại ở vụ mùa luôn cao hơn vụ xuân

Để hạn chế tác hại của sâu, xu hướng ngày nay trong sản xuất nông nghiệp thế giới bắt đầu từ thập kỷ 80 là xây dựng một hệ thống “Nông nghiệp bền vững” Trong đó biện pháp phòng trừ tổng hợp đóng vai trò quan trọng Phòng trừ tổng hợp là biện pháp điều khiển quần thể sinh vật trong hệ sinh thái, áp dụng quan điểm sinh thái vào việc phòng chống sâu bệnh với mục

đích là hạn chế quần thể sinh vật gây hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế, do đó phòng trừ tổng hợp là một hệ thống các biện pháp (sinh học, hoá học, canh tác, giống chống chịu ), các biện pháp này kết hợp với nhau một cách hài hoà, hợp lý sẽ ít tốn kém song phải phù hợp với đặc điểm về môi trường, trình

độ hiểu biết và khả năng kinh tế của nông dân

Phòng trừ tổng hợp đS có hơn 30 năm nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất Ngày nay nó đS trở thành chiến lược phòng trừ sâu bệnh ở nhiều nước trên thế giới ở nước ta phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng là một nội dung quan trọng trong công tác Bảo vệ thực vật

Được sự tài trợ của chương trình IPM - FAO, IPM quốc gia từ năm

1993 trở lại đây chương trình phòng trừ tổng hợp đS được áp dụng và triển khai sâu rộng đến từng xS, thôn nhờ các lớp tập huấn, các câu lạc bộ IPM, từ

đó nâng cao hiểu biết của người dân trên đồng ruộng của mình về sâu, bệnh và mối quan hệ với các sinh vật khác và môi trường cũng như có những kiến thức cơ bản về sinh thái để thực hiện tốt chương trình IPM cộng đồng Tại Vĩnh

Trang 19

Phúc, chương trình được áp dụng 12 năm và giúp cho nông dân trong tỉnh cải thiện được nhiều các hạn chế trong biện pháp canh tác nhằm tăng năng suất, giảm chi phí và tăng hiệu quả, giảm ô nhiễm

Nhằm giúp cho công tác dự tính dự báo, chỉ đạo bảo vệ sản xuất phòng trừ sâu hại nói chung và sâu cuốn lá nhỏ nói riêng đạt hiệu quả với điều kiện sinh thái có nhiều thay đổi, công tác bảo vệ thực vật phải phù hợp với tình hình sản xuất nông nghiệp của từng vùng

Từ những cơ sở khoa học trên với mục đích tìm hiểu nghiên cứu mối quan hệ giữa cây lúa - sâu cuốn lá nhỏ - thiên địch của chúng trên đồng ruộng

để từ đó đề xuất một số cải tiến trong biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu cuốn lá nhỏ nhằm làm giảm thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra là không đáng kể góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đưa ngành nông nghiệp nước nhà tiến tới một nền nông nghiệp sạch và bền vững, góp phần đảm bảo chương trình an ninh lương thực quốc gia

2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

2.2.1 Nghiên cứu sự phân bố của sâu cuốn lá nhỏ

Sâu cuốn lá nhỏ có phạm vi phân bố rất rộng Châu á là Châu lục có diện phân bố sâu cuốn lá nhỏ tập trung nhất, tất cả các nước Châu á đều xuất hiện loài sâu hại này Điển hình có thể dễ thấy như Trung Quốc, ấn Độ, Apganixtan, Thái Lan, Bănglađét, Butan, Brunay, Philippin, Singapore, Malaysia, Indonesia ở châu Đại dương sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở quần đảo Xamoa, đảo Carolin, Xolomon, úc Như vậy sâu cuốn lá nhỏ phân bố chủ yếu là vùng Nam và Đông Nam châu á, thuộc những nước có khí hậu nhiệt

đới gió mùa và cũng là nơi có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới.[49][51]

Sâu cuốn lá nhỏ là một trong những loài sâu hại chính ở nhiều vùng trồng lúa trên thế giới và được nghiên cứu từ nhiều năm trở lại đây, trong đó chủ yếu là loài Cnaphalocrocis medinalis Guenee, đây là loài có phổ phân bố

Trang 20

rộng Bản đồ phân bố của sâu cuốn lá nhỏ được CIE thể hiện năm 1987, sau

đó Khan và cộng sự bổ sung rồi được Barrion hoàn chỉnh năm 1991 [50], [59] 2.2.2 Nghiên cứu phạm vi ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ

Barrion và cộng sự (1991) [50] nghiên cứu phạm vi ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee từ giai đoạn sâu non đến trưởng thành thì thấy chúng có 19 loại ký chủ khác nhau, ký chủ chính là cây lúa, ngoài ra chúng cư trú và gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác như ngô, lúa mì, cao lương, đại mạch, cỏ lồng vực, cỏ lá tre, cỏ môi, cỏ gà nước,

cỏ lá tranh, cỏ bấc, cỏ đuôi phượng Sâu cuốn lá nhỏ có thể tồn tại trên đồng ruộng khi thiếu vắng ký chủ chính, sự chu chuyển của chúng qua các mùa vụ nhờ các ký chủ phụ là các cây trồng hoặc các cây dại quanh ruộng lúa

2.2.3 Nghiên cứu về thành phần sâu cuốn lá nhỏ

Các tác giả W.H Reissig, E.A Heinrichs và cộng tác viên [80] nghiên cứu sâu cuốn lá nhỏ ở Châu á đS xác định được 4 loài là Cnaphalocrocis medinalis, Marasmia exigua, Marasmia patnalis, Marasmia ruralis Sự khác biệt giữa 4 loài này chủ yếu phân biệt thông qua đặc điểm vân cánh Loài Cnaphalocrocis medinalis được phân biệt bởi nét đặc trưng là giữa 2 vân ngang màu tro xám có một vân cụt to đậm, loài Marasmia exigua có nét đặc trưng khác với C medinalis là trên đôi cánh là vân ngang, giữa trên đôi cánh ngoài hình gấp khúc, còn loài Marasmia patnalis thì ở mép trên đôi cánh ngoài có viền nâu đậm tới vân ngoài của cánh, vân ngang giữa gián đoạn không liền nét, khác với 3 loài trên, loài Marasmia ruralis có nét đặc trưng

là ở giữa mép trên của đôi cánh ngoài có điểm đen to hình ovan nằm ngang, mép ngoài của cánh có viền nâu mảnh

2.2.4 Đặc điểm hình thái sâu cuốn lá nhỏ

Các pha phát dục của sâu cuốn lá nhỏ đS được Kotama (1969) và Barrion cùng cộng sự (1991) [57] nghiên cứu rất chi tiết như sau

Trang 21

- Trứng được đẻ thành từng quả rải rác hoặc thành cụm từ 3-8 trứng ở mặt dưới lá lúa, trong 24 giờ trứng thành thục dài 0,93 mm màu vàng sáng, hình ovan, mặt bụng phẳng, mặt trên gồ lên ở đoạn giữa

- Sâu non mơí nở có màu trắng sữa, đầu nâu đậm hoặc đen sau chuyển sang màu trắng xám hoặc vàng sáng, trên cơ thể có nhiều lông ngắn Tuổi 1 cơ thể nhỏ dài 2 mm rộng 0,2 mm; tuổi 2 dài 4,4 mm rộng 0,68 mm; tuổi 3 dài 7 mm rộng 1,2 mm; tuổi 4 cơ thể mập mạp dài 9 -10 mm rộng 0,68 mm; tuổi 5 đầu nâu sáng, cơ thể được bao phủ bởi các lông cứng màu nâu nhạt, sâu

đẫy sức dài 16 mm rộng 1,8 mm, cuối tuổi 5 sâu non nhả tơ tạo kén trong tổ

cũ, cơ thể chuyển màu vàng nhạt, nằm im từ 24 - 48 giờ, giai đoạn tiền nhộng chuyển sang màu nâu sáng

- Nhộng nằm ở trong tổ cuốn, màu sắc chuyển từ nâu sáng thành nâu

đỏ, nhộng có chiều dài 9 - 12 mm, rộng 1,6 - 3 mm, nhộng có các rSnh sinh dục rõ ở đốt bụng thứ 8, con đực là đốt bụng thứ 9

- Trưởng thành có màu nâu vàng, vân mép cánh rộng màu nâu đậm, có

3 vân ngang hình lượn sóng ở cánh trước, vân trong và vân ngoài là vân liền, vân giữa là vân cụt, sải cánh dài 17 - 20 mm, con đực có túm lông màu nâu nhạt hoặc trắng xám sắp xếp trên mạch C của cánh trước

2.2.5 Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ

Sâu non cuốn lá nhỏ thường có 5 tuổi, thời gian hoàn thành giai đoạn sâu non phụ thuộc vào sinh trưởng của cây lúa và nhiệt độ môi trường Giai

đoạn đẻ nhánh, ở nhiệt độ 250C, thời gian sâu non là 15,5 - 16,5 ngày, giai

đoạn làm đòng là 18,5 - 20,5 ngày, nhộng là 5,3 ngày ở nhiệt độ 300C, 5,8 ngày ở nhiệt độ 270C và 7,6 ngày ở nhiệt độ 250C ở điều kiện nhiệt độ khác nhau, con đực thường sống lâu hơn con cái [59]

Chang và cộng sự (1983) [51] cho rằng loài sâu hại này xuất hiện và gây hại ở phía Bắc Trung Quốc từ mùa xuân đến đầu mùa hè, còn ở vùng Tây nam chúng qua đông và bắt đầu gây hại vào mùa thu Qua nhiều năm nghiên cứu họ

Trang 22

thấy rằng ở quần thể sâu hại này có sức đẻ trứng trung bình là 153 trứng /con cái Sâu cuốn lá nhỏ rất phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu ở Trung Quốc, giai đoạn phát dục của sâu cuốn lá nhỏ ngắn lại khi nhiệt độ cao Sau khi qua

đông hoạt động sinh sản của con cái trở lại bình thường Vào tháng 8 và tháng 9 quần thể sâu hại tạm ngừng sinh trưởng, ngài sống từ 4 - 7 ngày Theo nghiên cứu của Hirao (1982) [58] tại Trung Quốc thì sự bùng phát dịch của sâu cuốn lá nhỏ xảy ra vào các năm 1967, 1970, 1971, 1974 và 1981

Vòng đời của 3 loài sâu cuốn lá nhỏ được Barrion AT, Litsinger JA, và nhiều tác giả nghiên cứu năm 1991 [50] xác định thời gian trứng là 4-6 ngày, sâu non 19 - 30 ngày, nhộng 6-10 ngày, trưởng thành 3-5 ngày, vòng đời 29 -

49 ngày

Tại Đài Loan sâu cuốn lá nhỏ qua đông ở giai đoạn sâu non và nhộng, sâu non gây hại từ tháng 5, 6 nhưng cao điểm vào tháng 10 Miền Bắc Đài Loan người ta ghi nhận có 7 lứa trong 1 năm, có 3 cao điểm của trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ là vào cuối tháng 6, đầu tháng 10 và giữa tháng 11, thời gian trưởng thành sống từ 4 - 11 ngày [51]

ở Malaysia vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ là 35 ngày, các giai đoạn phát dục trong điều kiện nhân nuôi là: Trứng 4 ngày, sâu non 21 ngày, nhộng 7 ngày, thời gian trước đẻ của con trưởng thành là 3-4 ngày [52]

ở Philippin đặc điểm sinh vật học của sâu cuốn lá nhỏ được nhiều tác giả nghiên cứu như Olanes và Sison (1941), Lim (1962), Barrion và cộng sự (1987, 1991), Mun Y.D (1982) [63] Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian từ trứng đến trưởng thành là 25 - 52 ngày Trong đó thời gian trứng là 3 - 6 ngày, sâu non là 15 - 36 ngày, nhộng là 6 - 9 ngày, tuy nhiên theo Gonzales (1974) [55] cho rằng thời gian này từ 2 - 18 ngày

ở băng lađét sâu cuốn lá nhỏ phát sinh mỗi năm có 5-6 lứa, từ tháng 5

đến tháng 10 có 4 lứa Lứa 1 từ tháng 5 đến tháng 6, lứa 2 từ tuần cuối tháng 6

đến tuần cuối tháng 8, lứa 3 kéo dài từ tháng 8 đến tuần thứ 2 của tháng 9, lứa

Trang 23

4 từ tuần thứ 2 của tháng 9 đến giữa tháng 10, lứa 5 là lứa qua đông kéo dài suốt mùa đông, lứa 6 tồn tại trên các ký chủ phụ từ tháng 3 đến tháng 4 Vòng

đời sâu cuốn lá nhỏ trung bình là 40,7 ngày, dao động trong khoảng 34-47 ngày Nhân nuôi sâu trong phongf thí nghiệm thu được thời gian trứng là 5,6 ngày, sâu non là 25 ngày, tiền nhộng là 1,5 ngày, nhộng là 6,6 ngày và trưởng thành là 1-3 ngày (Alam, 1964) [49]

2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển và sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ

Việc sử dụng quá nhiều lượng phân bón sẽ làm tăng mật độ của sâu cuốn lá nhỏ đặc biệt là phân đạm Bón phân kali với liều lượng hợp lý có tác dụng làm giảm thiệt hại của sâu cuốn lá nhỏ Nghiên cứu với thí nghiệm phân bón ở các công thức thí nghiệm là 30, 60, 90, 120 và 150 kg N/ha của Sarojra va cộng sự (1981) nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ lá hại với chiều tăng của phân

đạm Kết quả cho thấy nhóm lúa ngắn ngày từ 110 - 120 ngày có tỷ lệ lá hại tăng theo chiều tăng của lượng đạm được bón.[66]

Liang (1984) [61] đS điều tra trứng sâu cuốn lá nhỏ trên các ruộng có nền phân bón 6, 12, 18 và 24 kg N/ha mẫu thu được số trứng tương ứng như sau: 72, 76, 121, 161 trên cùng một số khóm lá điều tra Trong khi đó ở các ruộng có bón phân lân và phân kali thì không thấy có sự khác biệt giữa các ô bón ít và bón nhiều Tuy vậy ở các ô mà cây lúa phát triển tươi tốt thì số lượng trứng của sâu cuốn lá nhỏ vẫn nhiều hơn các ô khác đặc biệt là các ô cây lúa phát triển kém

Jaswant singh (1984) [59] cũng rút ra nhận xét từ các thí nghiệm về phân bón như sau: ô không bón đạm có tỷ lệ lá hại là 10,53%, ô bón đạm với lượng 30 kg/ha thì có tỷ lệ lá hại là 11,0%, ô bón với lượng 60 kg/ha thì tỷ lệ 15,3%, ô bón với lượng 150 kg/ha thì có tỷ lệ 16,0%

Mật độ sâu cuốn lá nhỏ có liên quan đến mật độ cấy, những ruộng có mật độ gieo cấy dầy thì bao giờ mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở đó cũng cao hơn

Trang 24

ruộng có mật độ gieo cấy thưa Thangamuthu(1982) [69] tiến hành một thí nghiệm tại ấn Độ, ruộng được bón với mức 75 kg N/ha có các mật độ gieo cấy là: 10x15; 15x20; 20x20 và 30x20 Sau 55 ngày gieo cấy tiến hành điều tra tổng số lá hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra trên các ô cho thấy ô cấy với mật độ 10x15 cm tỷ lệ lá hại đạt 36%, ô cấy mật độ 15x20 tỷ lệ là 12% lá hại

Các giống lúa khác nhau thì mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ cũng khác nhau Các giống lúa mới được lai tạo có năng suất cao, đẻ khoẻ, chịu phân thu hút nhiều trưởng thành đến đẻ trứng hơn, mật độ sâu cao hơn các giống khác Vùng Đông Nam á chưa có giống nào chống chịu được sâu cuốn lá nhỏ.[56]

Mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ở mỗi giai đoạn sinh trưởng là khác nhau Nhận xét và đánh giá thiệt hại của cây lúa trong các giai đoạn phát triển của cây, Dyck (1978) [54], Shen và Lu (1984) [67] cho biết sản lượng của cây lúa bị giảm nhiều nhất nếu bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại giai đoạn lúa trỗ, mức hại trung bình ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và nhẹ nhất ở giai đoạn lúa chín sữa

Thời vụ khác nhau thì mức độ gây hại của sâu cuốn lá cũng khác nhau, nếu thời vụ gieo cấy sớm, tập trung thì mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ cũng giảm hơn so gieo cấy muộn [ 67]

2.2.7 Thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ

Thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng và phong phú, có tới 23 loài thiên địch bắt mồi, 74 loài ong kí sinh các pha và 54 loài virus, nấm… gây bệnh và được phát hiện ở hầu hết các nước châu á [63] ở Trung Quốc có 30 loài ong kí sinh trong đó loài có khả năng kí sinh cao nhất là Apanteles cypris

và Elasmus sp Trong năm, lứa thứ 3 của sâu cuốn lá nhỏ tỷ lệ sâu non bị kí sinh do loài Apanteles cypris chiếm 36,2%, lứa 4 là 21,6% [51] Các tác giả Chen và Chiu (1983) [51] cho thấy có 25 loài thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ, trong đó có 21 loài là ong kí sinh, 2 loài là nhện ăn thịt và 2 loài là nấm gây bệnh Ong Trichogramma chilonis và Apanteles cypris có mặt thường xuyên

Trang 25

trên đồng ruộng và là những loài giữ vai trò chủ yếu trong việc khống chế số lượng sâu cuốn lá nhỏ

ở Malaysia có 16 loài ong kí sinh trong đó Apanteles opacus và Apanteles cypris là những loài chủ yếu [52]

ở Philippin người ta phát hiện có nhiều loài thiên địch bắt mồi sâu cuốn lá nhỏ như nhện Lycosa, Oxyopes, Tetragnatha sp và 6 loài kiến, những loài kiến này 1 giờ có thể diệt từ 4 - 10 sâu non cuốn lá nhỏ [65]

Ngoài nhóm thiên địch bắt mồi và kí sinh, nhóm vi sinh vật gây bệnh cho sâu cuốn lá nhỏ bao gồm các loại nấm, virus, vi khuẩn… có vai trò không nhỏ trong việc làm tăng tỷ lệ chết tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng, làm giảm mật

độ sâu cuốn lá nhỏ cùng với các nhóm thiên địch khác

Theo Vincens (1920) thì kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ có vai trò giữ cho chủng quần của sâu cuốn lá nhỏ phát triển dưới ngưỡng gây hại mà tại

đó không cần sử dụng biện pháp phòng trừ Tác giả H.C.Copel, J.W.Mertins (1977) [53] kết luận các loài côn trùng kí sinh, côn trùng bắt mồi và nhện ăn thịt có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh sinh học Ngày nay với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vũng, biện pháp đấu tranh sinh học trong đó nguyên lý cơ bản là lợi dụng các mắt xích thiên địch của sâu hại để khống chế, điều chỉnh mật độ của chúng phát triển dưới ngưỡng gây hại đang là biện pháp được khuyến khích để góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, giữ cân bằng sinh thái

Hệ thống phòng trừ tổng hợp bằng đấu tranh sinh học đang gặp phải một số khó khăn đó là việc sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh ngày một gia tăng do trình độ thiếu hiểu biết về sinh thái của người dân Thuốc hoá học có tác dụng diệt sâu bệnh thì cũng tiêu diệt rất mạnh lực lượng thiên địch của các loài sâu hại nói chung Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các loài ong kí sinh rất mẫn cảm với thuốc trừ sâu, đặc biệt là những loại thuốc có phổ tác dụng rộng, tính độc hại cao ở Trung Quốc khi điều tra

Trang 26

trên ruộng phun thuốc 1 lần/ vụ thì tỷ lệ trứng sâu cuốn lá nhỏ bị kí sinh là 3,5%, tỷ lệ kí sinh sâu non là 25,6%, kí sinh nhộng là 17% Trong khi đó ở ruộng phun thuốc nhiều lần trên vụ thì tỷ lệ kí sinh sâu non chỉ có 13% [51]

Hiện nay ở các nước Đông Nam á đang sử dụng khoảng 1000 thuốc thương phẩm của 100 loại hoạt chất trong khoảng 6000 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật hiện có trên thế giới (CIRAD, 1991) Số lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ngày càng gia tăng do thói quen và sự hiểu biết còn nhiều hạn chế của người nông dân đS gây tác hại lớn đến môi sinh, môi trường, lSng phí và tiêu diệt một số lượng lớn thiên địch của sâu hại dẫn đến sự bùng phát của một số loài sâu do cân bằng sinh học bị phá vỡ

Ngày nay biện pháp đấu tranh sinh học trong hệ thống phòng trừ tổng hợp được nhiều quốc gia sử dụng, tăng cường lực lượng thiên địch nhằm giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường góp phần nâng cao hiệu quả của biện pháp đấu tranh sinh học, đem lại sự ổn định về năng suất cây trồng

2.2.8 Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

2.2.8.1 Biện pháp sử dụng giống kháng

Để đánh giá khả năng kháng sâu cuốn lá nhỏ ở các giống lúa, nhiều nhà khoa học như Velusamy và Chellian (1985) [70] dựa trên cơ sở so sánh số lá

bị hại với tổng số lá điều tra giống lúa nào đó để từ đó tìm ra giống kháng với sâu cuốn lá nhỏ Majunder và Pathak (1984) [62] có nhận xét những giống lúa

bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng thường là những giống có bản lá to, màu xanh

đậm, chiều cao cây và chiều dài lá lớn hơn các giống lúa khác

Jaswant (1984) [59] có nhận xét rằng những giống lúa được gọi là kháng với sâu cuốn lá nhỏ chỉ thể hiện tính kháng trong từng điều kiện cụ thể của từng địa phương Tại ấn Độ người ta khảo nghiệm 384 giống lúa đối với sâu cuốn lá nhỏ ở hai địa phương Gurdaspur và Kapurthala Kết quả nhận

được 15 giống kháng ở Gurdaspur và 2 giống kháng ở Kapurthala, nhưng chỉ

có một giống kháng chung cho cả 2 địa phương trên, đó là giống IET.7776

Trang 27

Điều này chứng tỏ rằng công việc tuyển chọn giống chống chịu với sâu cuốn lá nhỏ đang còn là vấn đề khó khăn trong sản xuất nông nghiệp

Pathak M.D [64] cho rằng việc bố trí tỷ lệ hợp lý các giống kháng sâu cuốn lá nhỏ là một giải pháp nhằm giảm áp lực sâu cuốn lá nhỏ đồng thời tăng tính đa dạng sinh học trên đồng ruộng nhằm hạn chế thiệt hại do loài sâu này gây ra Đây là một biện pháp chủ động, an toàn sinh thái và nên thực hiện trong hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu cuốn lá nhỏ

2.2.8.2 Biện pháp canh tác

Biện pháp canh tác là một biện pháp có ảnh hưởng lớn đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ và thiên địch có mặt trên đồng ruộng Cần chú ý tiêu diệt kí chủ phụ quanh bờ là nơi cư trú của chúng mỗi khi chuyển vụ, là nguồn sâu quan trọng để chuyển sang vụ sau, cỏ bấc là một cây kí chủ chính để sâu cuốn lá nhỏ tồn tại và phát triển Những ruộng lúa gần mương máng, nhiều cỏ bấc thì

có mật độ sâu cuốn lá nhỏ luôn cao hơn ruộng ở những nơi khác

Phương pháp bón phân hợp lý, cân đối NPK, đặc biệt không nên bón phân đạm quá muộn làm kéo dài thời gian sinh trưởng cây lúa, bộ lá xanh non, thu hút trưởng thành đến tập trung và đẻ trứng làm cho sâu cuốn lá nhỏ phát sinh và gây hại

Bằng các công thức bón lót toàn bộ hay chỉ 1/2 lượng bón lót và 1/2 lượng còn lại bón thúc hoặc bón vSi toàn bộ vào ngày thứ 15 sau cấy hoặc bón toàn bộ bằng cách vo viên dúi gốc vào ngày thứ 15 sau cấy hoặc là 1/2 lượng

đạm bón vào ngày thứ 15 sau cấy và 1/2 lượng còn lại vào ngày thứ 35 Tất cả các công thức trên đều được theo dõi ở 2 mức phân bón là 76 kg N/ha và 150

kg N/ha, kết quả cho thấy tất cả các công thức bón lót đều bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng hơn sau đó mới đến bón thúc [61]

Mật độ cấy cũng có ảnh hưởng lớn đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ phát sinh phát triển, không nên cấy mật độ quá dầy, nên cấy với khoảng cách khoảng 22,5 x 20 cm cũng có tác dụng hạn chế mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên

Trang 28

đồng ruộng Việc bố trí thời vụ gieo cấy cũng có ảnh hưởng đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ, nếu bố trí cấy thời vụ sớm thì cây lúa sinh trưởng nhanh có tác dụng tránh được lứa sâu cuốn lá gây hại vào khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 giúp cho cây lúa ít bị ảnh hưởng của lứa sâu này [69]

2.2.8.3 Biện pháp sinh học

Đấu tranh sinh học là một trong những giải pháp trong hệ thống phòng trừ tổng hợp đem lại hiệu quả về kinh tế, an toàn môi trường và giữ cân bằng sinh thái Việc lợi dụng kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ để khống chế mật

độ của chúng dưới ngưỡng gây hại là mục tiêu của các nhà bảo vệ thực vật với rất nhiều giải pháp khác nhau như nuôi, lây thả thiên địch, nhập nội, bảo vệ và tăng cường hoạt động của thiên địch bằng cách hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, không sử dụng những loại thuốc có độ độc cao với thiên địch, tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch phát triển

Tại Quảng Đông Trung Quốc loài ong Trichogramma japonicum Aslimead đS được sử dụng để diệt trứng sâu cuốn lá nhỏ có tác dụng làm giảm

tỷ lệ lá lúa bị sâu hại là 92,8% so với đối chứng Lượng ong thả là 15 vạn con/ha nếu mật độ là 5 trứng / khóm, có thể thả liên tục 3-4 lần cách nhau 1-2 ngày Ong Apanteles cypris cũng là loài ong kí sinh chuyên tính trên sâu non tuổi nhỏ rất phổ biến tại Trung Quốc Việc phun lên cây lúa chất Kairomon và chất tiết từ tuyến nước bọt của sâu non đS làm tăng tỷ lệ kí sinh tới 15-25% (1983)[51]

Tại Nhật Bản loài Trathala flavoobitalis giết chết sâu non cuốn lá nhỏ

từ 34-54% trong giai đoạn cuối tháng 6 đầu tháng 7, tính trung bình suốt vụ tỷ

lệ này là 12% Có 2 loài ong kí sinh là Itoplectis narganyae và Brachymeria excarinata kí sinh nhộng vào cuối tháng 10, tỷ lệ kí sinh là 11-31%.[49]

Tại Philippin có 83 loài bắt mồi ăn thịt, 55 loài kí sinh và 6 loài nấm tấn công lên tất cả các giai đoạn phát dục của sâu cuốn lá nhỏ Tuy nhiên các loài bắt mồi ăn thịt là quan trọng nhất Những loài bắt mồi ăn thịt thuộc giống

Trang 29

Grylidae gồm Metioche và Anaxipha ăn trứng và Ophionea spp ăn sâu non Các loài kí sinh quan trọng gồm Copidosomopsis nacoleiae, Cotesia angustibasis, Cardiochiles philippinensis và Macrocentrus cnaphalocrocis, trong suốt mùa mưa nếu lượng mưa vừa phải thì quần thể nấm Zoophthora radicans có thể tiêu diệt toàn bộ quần thể sâu non (Barrion và cộng sự, 1991)[50]

2.2.8.4 Biện pháp hoá học

Hiện nay thuốc hoá học rất đa dạng và phong phú về chủng loại khác nhau, nguồn thuốc hoá học được nhiều hSng thuốc, nhiều các công ty nhập từ nhiều nước khác nhau dùng để phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, tuy nhiên hiện nay nhiều công trình nghiên cứu khoa học đS khẳng định rằng đS có nhiều giống lúa mới có khả năng tự đền bù thiệt hại nên việc sử dụng thuốc hoá học không

là vấn đề cần thiết để quản lý loài sâu hại này [54] Việc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ bằng biện pháp hoá học ở giai đoạn đầu vụ là việc không nên làm, chỉ nên phun thuốc để trừ sâu cuốn lá nhỏ ít nhất là 30 ngày sau cấy hoặc 40 ngày sau sạ Ruộng lúa sẽ tránh được thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra khi quản lý tốt nước và dinh dưỡng Nhóm thuốc Pyrethroid và các thuốc trừ sâu có phổ rộng

có thể tiêu diệt được sâu non, tuy nhiên loại thuốc này không có thể gây rủi ro cho cây lúa vì sự bùng phát của các loài dịch hại thứ yếu như rầy nâu dẫn đến mất cân bằng sinh học Kinh nghiệm này là xuất phát từ quá trình phòng trừ dịch sâu cuốn lá nhỏ vụ mùa năm 2003 tại Thái Bình và các tỉnh Duyên hải miền Trung

Theo Endo và cộng sự (1987) nông dân sử dụng tới 40% số lần phun thuốc để trừ sâu cuốn lá nhỏ, trong điều kiện nghiên cứu khi nông dân không phun giai đoạn đầu vụ thì không làm thiệt hại kinh tế, tăng thu nhập từ 15 - 30% và tiết kiệm được chi phí thuốc trừ sâu, việc giảm sự phun thuốc có thể giảm ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân

Ngày nay xu hướng sử dụng thuốc trừ sâu có phổ tác dụng hẹp ít hoặc

Trang 30

không ảnh hưởng đến thiên địch và các loài sinh vật khác Thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh và thảo mộc được chú trọng Theo nghiên cứu của Saxenna

và cộng sự (1980) dầu hạt xoan được sử dụng có hiệu quả trừ sâu cuốn lá nhỏ 2.2.9 Chế độ quản lý dinh dưỡng của cây lúa và sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ

Tổng hợp tài liệu nghiên cứu trên thế giới cho thấy mối quan hệ giữa quản

lý dinh dưỡng và dịch hại cây lúa được thể hiện khái quát như sau:

- Dinh dưỡng và tính kháng sâu hại

- Thay đổi tình hình dịch hại do gia tăng lượng phân đạm

- áp lực bệnh hại và dinh dưỡng

Dẫn về dinh dưỡng và tính kháng sâu hại:

Tính kháng của cây trồng với sâu hại thay đổi tùy thuộc vào tuổi cây hay giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, hay nói cách khác thì tính kháng có mối liên hệ trực tiếp với sinh lý cây trồng Và như thế thì bất cứ yếu tố nào gây ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh lý cây trồng thì sẽ làm thay đổi đến tính kháng của cây

Chúng ta biết rằng khi bón phân cho cây trồng sẽ làm cây phát triển và thay đổi hình dạng cụ thể như: Tăng trưởng nhanh, thúc đẩy hoặc kìm hSm quá trình chín, kích cỡ cây, làm biểu bì mô dày lên hoặc mỏng đi vv Sự thay

đổi hình dạng của cây ký chủ cũng làm ảnh hưởng đến các loài sâu hại sinh sống trên cây trồng đó Nguồn dinh dưỡng sẵn có trong đất chẳng những ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra mà còn ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cây sau khi bị sâu hại, tuy nhiên hai mặt này ít được xem xét

đồng thời với nhau Mức độ thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ hại lá ở ruộng lúa được bón ít phân cao gấp đôi so với cây trồng bón nhiều phân Và như vậy độ phì của

đất không có ảnh hưởng đến khả năng đền bù của cây trồng sau khi bị sâu ăn lá gây hại

Trang 31

2.3 Những nghiên cứu ở trong nước

2.3.1 Chương trình 3 giảm 3 tăng của Bộ nông nghiệp

Các tỉnh phía bắc áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng năm 2005 là quản

lý dịch hại theo biện pháp tổng hợp, kết hợp giảm giống, giảm phân nên đS hạn chế số lần phun thuốc BVTV bình quân mỗi ha nông dân giảm được cho thấy sâu cuốn lá giảm mật độ so với đối chứng 1,8 - 2,9 lần ở vụ đông xuân và 2,3 - 4,2 lần ở vụ mùa Các loại sâu bệnh khác giảm mật độ, tỷ lệ hại từ 2- 4 lần Năng suất lúa tăng bình quân mỗi ha là 150,5 kg, tương đương tăng thu nhập 342.332 ủồng/ha LSi tăng 458.000 - 1500.000đ/ha Giá thành 1kg thóc hạ 130

- 178đ Đặc biệt là các cánh đồng “Ba giảm, ba tăng” rất ít bị nhiễm bệnh đạo ôn

và rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, đS tạo nên chất lượng hạt lúa tốt hơn, ít tồn dư thuốc BVTV hơn, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng, người sản xuất, đồng thời góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững.[45]

Tại An Giang, năm 2005 đS áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng giúp giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật so với đối chứng thể hiện: Ruộng trình diễn số lần phun thuốc trừ sâu là 0,79 lần/vụ, ruộng nông dân 2,2 lần/vụ.[45]

Để giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thâm canh lúa cao sản chúng ta dựa vào sự cân bằng của quần thể sâu hại và ký sinh thiên địch của chúng trong hệ sinh thái ruộng lúa Việc hạn chế phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn đầu của cây lúa (0-40 ngày sau sạ) đS giúp cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thay đổi tập quán phun thuốc trừ sâu sớm, phun nhiều lần từ 3,35 lần/vụ xuống còn 1,56 lần/vụ Việc giảm phun thuốc trừ sâu trong suốt vụ lúa mà năng suất không hề bị ảnh hưởng [18]

Tại Vĩnh Phúc, từ năm 2005, thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng do Cục BVTV triển khai, trong tỉnh đS áp dụng mô hình 9ha/ 9 huyện đạt được nhiều kết quả tích cực đối với sâu cuốn lá nhỏ như sau: Trên tất cả các ô bón phân theo hộ nông dân, mật độ sâu cuốn lá nhỏ đều cao gấp từ 1,65 đến 2,78 lần so với mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên các ô bón phân theo quy trình cải tiến

Trang 32

Hiệu quả kinh tế bón phân theo quy trình cải tiến luôn cao hơn so với phương pháp bón phân theo hộ nông dân từ 600.000 đồng đến 1.800.000

đồng/ha

Đặc biệt từ năm 2004 đến nay, nhiều nơi trong tỉnh Vĩnh Phúc đS áp dụng triển khai, nhân rộng diện tích mô hình nên không có dịch sâu cuốn lá nhỏ hại nặng như những năm trước (cao điểm vụ mùa 2004 nhiễm sâu cuốn lá nhỏ 25.592ha, nhiễm nặng gần 2.938 ha, mật độ nơi cao tới 600 con/m2) [2] 2.3.2 Sự phân bố của sâu cuốn lá nhỏ

Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng của Viện Bảo vệ thưc vật (1976) [46], thì sâu cuốn lá nhỏ phân bố ở hầu hết tất cả các vùng trồng lúa trên cả nước từ Bắc vào Nam, từ vùng ven biển đến vùng núi cao Tuy nhiên thời gian phát sinh và mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ở mỗi vùng địa lý có sự khác nhau điều này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu, chủ yếu là nhiệt, ẩm

độ của môi trường cũng như điều kiện và tập quán canh tác của mỗi địa phương Nhìn chung các tỉnh vùng ven biển sâu cuốn lá nhỏ thường có thời gian phát sinh sớm và mức độ gây hại cao hơn các nơi khác [7] Các tỉnh miền Bắc trong mấy năm gần đây sâu cuốn lá nhỏ phân bố rộng chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng ven biển như: Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh , diện tích nhiễm ở mỗi vụ lên đến hàng trăm nghìn ha, mật độ sâu non nơi cao > 500 con/m2 Các tỉnh vùng đồng bằng miền núi sâu cuốn lá nhỏ có diện phân bố và mức độ gây hại thường nhẹ hơn

2.3.3 Tình hình gây hại của sâu cuốn lá nhỏ

Sâu cuốn lá nhỏ gây hại phổ biến trên đồng ruộng, loài này đS gây nên những thiệt hại đáng kể cho nghề trồng lúa

Khi nghiên cứu tác hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra ở những giai đoạn sinh trưởng khác nhau của lúa cho những kết quả không giống nhau Theo nghiên cứu của Nguyễn Trường Thành [35] và cộng tác viên , cứ 1% lá bị hại thì tỷ lệ giảm năng suất ở giai đoạn lúa đẻ nhánh là 0,15-0,18%; giai đoạn lúa

Trang 33

đứng cái làm đòng là 0,7-0,8%; giai đoạn đòng già trỗ là 1,15-1,2% Nếu bông lúa có 1 lá bị hại năng suất giảm 3,7%; 2 lá bị hại năng suất giảm 6%; 3 lá bị hại năng suất giảm 15%; 4 lá bị hại năng suất giảm 33% Trường hợp chỉ có lá đòng bị hại, các lá khác còn nguyên thì năng suất giảm 20-30% Theo tác giả thì ở giống lúa CR203, nếu 20-30% số lá bị hại năng suất giảm 1,9-2,3%; ở giống nếp cái hoa vàng với cùng tỷ lệ hại trên năng suất giảm 4,2-5,2%

Trên đồng ruộng, sâu cuốn lá nhỏ gây hại từ giai đoạn mạ đến giai đoạn lúa trỗ, nặng nhất ở giai đoạn đòng - trỗ Theo Đỗ Xuân Bành và cộng tác viên (1990) cứ 1% lá bị hại thì tỷ lệ giảm năng suất giai đoạn lúa đẻ nhánh là 0,15 - 0,18%, giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng là 0,7 - 0,8%, giai đoạn đòng già - trỗ là 1,15 - 1,2% nhưng giai đoạn này ít xảy ra vì lúc này lá đòng đS cứng, sâu không cuốn tổ được Theo Nguyễn văn Hành [15] cho biết nếu bông lúa có một lá bị hại năng suất giảm 3,7%, 2 lá bị hại thì năng suất giảm 6%, 3 lá hại năng suất giảm 15%, 4 lá hại năng suất giảm 33%, trường hợp chỉ có lá

đòng bị hại, các lá khác còn nguyên thì năng suất giảm 20 - 30% sản lượng

Theo số liệu tổng kết của Cục Bảo vệ thực vật năm 1968 nhiều tỉnh ở miền Bắc bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại rất nặng ở Bắc Thái có 6.832 ha lúa bị hại, ở Nghệ An có 80% diện tích lúa bị sâu cuốn lá gây hại, ở Quảng Ninh tuy

có tổ chức phòng trừ nhưng tỷ lệ lá hại vẫn lên tới 30 - 40% Tại Hà Tây năm

1963 sâu cuốn lá nhỏ hại thời kỳ đẻ nhánh tỷ lệ lá hại nơi cao tới 80 - 90%

Năm 1990-1991 dịch sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng trên cả nước, năm

2001 sâu cuốn lá nhỏ gây hại 855.000 ha lúa ở các tỉnh phía Bắc, diện tích nhiễm và nhiễm nặng do sâu cuốn lá nhỏ liên tục tăng và tăng ở mức cao, từ năm 1999 đến năm 2003 là cao nhất trong cả nước lên tới 938.643 ha, trong

đó diện tích bị hại nặng là 182.950 ha, diện tích mất trắng là 272 ha, năm

2002 diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá nhỏ ở các tỉnh miền Bắc là 748.904 ha trong đó diện tích nhiễm nặng là 270.362 ha

Trang 34

Vụ mùa 2003, sâu cuốn lá nhỏ có mật độ rất cao, diện phân bố rộng, diện tích do sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở 26 tỉnh phía Bắc lên tới 412.146 ha, nặng 226.754 ha, năm 2005 diện tích do sâu cuốn lá nhỏ gây hại có xu hướng giảm hơn năm trước Vụ xuân 2006 sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở mức bình thường nhưng có diện tích nhiễm và mật độ sâu cao hơn vụ xuân năm trước

Tại Vĩnh Phúc, năm 2004 bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng ở nhiều huyện như Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên riêng vụ mùa có tới 70% diện tích lúa bị hại từ trung bình đến nặng, mật độ sâu phổ biến 80-

100 con/m2 giai đoạn làm đòng, nơi cao 300 con/m2, cá biệt 600 con/m2 Tổng diện tích nhiễm sâu bệnh (DTNSB) vụ mùa là 41.998ha (Diện tích lúa 34.843 ha), riêng lúa nhiễm 41.721 ha (chiếm 99,34%DTNSB), đến ngưỡng 15.018

ha, nặng 3.178 ha, đối tượng hại chủ yếu trong vụ mùa 2004 là sâu cuốn lá nhỏ Riêng cuốn lá nhỏ 25.592 ha, nhiễm nặng 2.938 ha.[2]

2.3.4 Nghiên cứu về kí chủ sâu cuốn lá nhỏ

Vũ Quang Côn (1987) [4] đS tiến hành điều tra sự phân bố mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên một số cây cỏ dại trong thời gian chưa có lúa ngoài đồng, kết quả cho thấy: cỏ môi có 79,45%, cỏ chỉ có 0,02%, cỏ tranh là 0,01%, cỏ bấc

là 10,95%, cỏ lá tre là 6,04%, cỏ lồng vực là 1,73%, cỏ mần trầu là 1% Theo Trần Văn Rao (1982) [31] thì sâu cuốn lá nhỏ qua đông chủ yếu trên các cây

cỏ dại, trên ruộng mạ là không đáng kể Sự có mặt của sâu cuốn lá nhỏ trên một số kí chủ như sau: lúa chét là 1,3%, cỏ mần trầu là 53,2%, cỏ gà nước là 19,2%, cỏ lồng vực cạn là 13,8%, cỏ trứng ếch là 12,5% Theo Trần Huy Thọ (1983) [37] thì sâu cuốn lá nhỏ sống trên tất cả các cây cỏ như cỏ mần trầu, cỏ

gà nước, cỏ lông, cỏ trứng ếch

Các kết quả cho thấy sâu cuốn lá nhỏ là loài đa thực gây hại trên nhiều cây trồng nông nghiệp khác nhau, chúng có khả năng cư trú và gây hại trên rất nhiều cây kí chủ phụ như ngô, lúa mì, lúa miến, cỏ lồng vực, cỏ lá tre, cỏ gà nước, cỏ môi tuy nhiên kí chủ chính của loài này chủ yếu vẫn là cây lúa

Trang 35

2.3.5 Nghiên cứu thành phần sâu cuốn lá nhỏ

ở Việt Nam vùng Gia Lâm - Hà Nội đS xác định được thành phần sâu cuốn lá nhỏ có 2 loài gây hại đó là Cnaphalacrocis medinalis va Marasmia exigua [12] Những năm gần đây có nhiều tác giả nghiên cứu về thành phần sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng, đặc biệt là trên cây lúa thì kết quả cũng chỉ thu được một loài đó là loài Cnaphalacrocis medinalis

Theo tác giả Trần Thị Thu, chỉ điều tra phát hiện thấy loài sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee trên các ruộng lúa ở Văn Lâm - Hưng Yên vụ xuân 2006.[39]

Qua điều tra sâu cuốn lá nhỏ hại 2 vụ lúa xuân và lúa mùa tại Vĩnh Phúc chúng tôi cũng chỉ thu được loài này

2.3.6 Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ

Điều tra, theo dõi sự xuất hiện của bướm sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng, chúng tôi không thấy bướm cuốn lá nhỏ ở nhiệt độ dưới 120C, từ tháng

3, khi nhiệt độ từ 150C trở lên mới xuất hiện tượng vũ hoá

Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ vũ hoá cả ban ngày và ban đêm nhưng tỷ

lệ bướm cuốn lá nhỏ vũ hoá vào ban ngày chiếm tỷ lệ 3/4 tổng số, giờ bướm

vũ hoá rộ nhất vào 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 sáng và buổi chiều từ 3 giờ 30 đến 4 giờ 30 Ban ngày trưởng thành sâu cuốn lấ nhỏ ẩn nấp trong các khóm lúa, bờ

cỏ, ban đêm mới bay ra hoạt động, thời gian hoạt động là lúc chiều tối sau khi tắt ánh mặt trời Bướm đực hoạt động bay tích cực hơn bướm cái, tìm bướm cái để giao phối Bướm đực có thể tiến hành giao phối sau vũ hoá từ 1-2 giờ,

do vậy khi vợt trưởng thành cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng thường gặp tỷ lệ bướm đực cao hơn bướm cái Thời gian giao phối có thể tiến hành từ 2 - 4 giờ Trong suốt thời gian sống bướm cái chỉ giao phối có 1 lần Bướm cuốn lá nhỏ

có xu tính với ánh sáng đèn Thời gian sống của trưởng thành là từ 4 - 10 ngày [21], Theo Cẩm Phong là 2-6 ngày hoặc 3 - 5 ngày, sau ngừng ăn 2 - 3 ngày bướm mới chết Thời gian sống của bướm đực và bướm cái tương tự nhau.[30]

Trang 36

Bướm cuốn lá nhỏ thường tập trung trên các chân ruộng có mật độ gieo cấy dầy, khóm lúa mập mạp và màu sắc xanh non, đây là đặc điểm mang tính chọn lọc bảo đảm cho sự tồn tại của thế hệ sau Do vậy tạo nên sự phân bố mật độ không đồng đều của sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng Thường những ruộng bón nhiều phân đạm, cấy dầy, cấy những giống lúa chịu phân, đẻ khoẻ, bản lá to, màu sắc xanh đậm thì mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở đó thường cao, sau khi vũ hoá được 1 - 2 ngày thì bướm bắt đầu đẻ trứng, trứng đẻ rải rác từng quả ở mặt dưới lá, thường 1 lá có 1 trứng song cũng có khi 2 - 3 quả trứng /lá Theo Hà Quang Hùng [21] tỷ lệ trứng đẻ mặt trên lá là 19,2%, mặt dưới là 80,8%, mỗi bướm cái đẻ trung bình là 50 quả trứng

Theo Nguyễn văn Hành [16] ở nhiệt độ 27 - 290C và ẩm độ từ 85 - 90% lượng trứng đẻ trung bình 1 bướm cái là trên dưới 100 quả trứng Khi theo dõi khả năng đẻ trứng của bướm cuốn lá nhỏ, Trần Huy Thọ [37] nhận định nếu cho bướm ăn thêm nước đường hoặc mật ong pha loSng 5 - 10% thì lượng trứng đẻ tăng rõ rệt Bướm cái ít khi đẻ hết số trứng có trong bụng mà vẫn còn một lượng nhỏ trứng, có khi lượng này chiếm tới 1/5 tổng số trứng của bướm Khả năng đẻ trứng của bướm cái phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu

Vụ xuân thời gian đẻ trứng từ 5 - 8 ngày, vụ mùa từ 3 - 5 ngày Lượng trứng đẻ giảm dần theo số lứa trong năm Trong điều kiện phòng thí nghiệm cho bướm ăn bằng nước đường pha loSng ở nhiệt độ 220C, ẩm độ 90% thì trung bình mỗi bướm cái đẻ khoảng 374 quả và ở nhiệt độ khoảng 300C, ẩm độ 78% bướm chỉ đẻ có 80 trứng Do vậy ở điều kiện nhiệt độ trung bình của vụ chiêm xuân là

23 - 240C, ẩm độ từ 85 - 90% là thích hợp cho bướm cuốn lá nhỏ đẻ trứng hơn so với vụ mùa có nhiệt độ trung bình là 27 - 280C Có tới 83% lượng trứng được đẻ vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 kể cả ngày bướm vũ hoá, hai ngày có lượng trứng

đẻ nhiều nhất là ngày thứ 4 và ngày thứ 5 chiếm 48,15% tổng số và là đỉnh cao của bướm sâu cuốn lá nhỏ

Trang 37

Trứng sâu cuốn lá nhỏ hình bầu dục, chiều dài 0,7 - 0,8 mm, chiều rộng 0,39 - 0,45 mm, trong quá trình phát dục trứng thay đổi màu sắc từ màu trắng kem đến màu vàng nhạt, bề mặt trứng có vân hình mạng lưới [16], nhiệt độ và

ẩm độ không khí có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian nở của trứng Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hành trong điều kiện thí nghiệm với nhiệt độ 26,30C, ẩm độ xấp xỉ 80% thì thời gian trứng nở là 4 ngày

Theo Cục Bảo vệ thực vật thì thời gian trứng nở là 3 - 4 ngày Màu sắc, kích thước sâu non thay đổi tuỳ theo độ tuổi, lúc mới nở sâu non có màu vàng nhạt sau trở thành màu xanh nhạt và tuổi cuối có màu xanh vàng, chiều dài cơ thể sâu thay đổi từ 1,5 - 19 mm (Nguyễn Văn Hành, 1988[15]; Vũ Quang Côn, 1985 [4]; Chu Cẩm Phong, 1985) [30 Thời gian phát dục của sâu non thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, ôn ẩm độ môi trường của từng vùng sinh thái, từng năm Nhìn chung thời gian phát dục của sâu non là 13,14 ngày

đến 19,20 ngày

Sâu non mới nở hoạt động rất linh hoạt, chúng bò khắp nơi trên khóm lúa sau đó chui vào trong tổ cũ ăn lớp thịt lá hoặc đến tuổi 2 sâu bò lên ngọn lá nhả tơ cuốn 2 mép lá lại với nhau khâu thành bao, sâu nằm trong bao ăn biểu bì lá, khi ăn hết biểu bì lại tiếp tục khâu bao lá dọc suốt 2/3 chiều dài lá, tuổi càng lớn sức ăn càng khoẻ, khi ăn hết thức ăn chúng chuyển sang lá khác tiếp tục tạo bao lá mới để gây hại, sâu di chuyển vào lúc trời râm mát Trong suốt thời kì sâu non chúng có thể phá từ 4 - 6 lá [4] Sâu cuốn lá nhỏ gây hại

từ 3,2 - 6,2 lá ứng với 12 - 15 cm2, cây lúa bị hại nặng sẽ tăng tỷ lệ lép và giảm số hạt/bông [35]

Giống như các loài sinh vật khác sự sinh trưởng, phát dục, sinh sản của sâu cuốn lá nhỏ phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh Với sâu cuốn lá nhỏ

là động vật biến nhiệt thì sự phụ thuộc này càng chặt chẽ và hầu như sự tăng giảm số lượng quần thể của sâu cuốn lá nhỏ đều có liên quan đến sự thay đổi thời tiết khí hậu nơi chúng sinh sống

Trang 38

Ngoài các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ thì các yếu tố canh tác như lượng phân bón, mật độ gieo cấy, giống lúa và giai đoạn sinh trưởng của cây cũng có

ảnh hưởng đến quy luật phát sinh sâu cuốn lá nhỏ Sâu cuốn lá nhỏ thích sinh sống trên các chân ruộng gieo cấy dầy, ruộng có mật độ gieo cấy từ 15x10 cm

có mật độ sâu non bình quân gần gấp 3 lần những ruộng gieo cấy với mật độ

20 x 20 cm vì ở những ruộng gieo cấy dầy tạo tiểu khí hậu đồng ruộng có ôn,

ẩm độ cao là điều kiện thích hợp cho sâu cuốn lá nhỏ sinh trưởng phát triển Thông thường thì ruộng bón nhiều đạm, bón lai rai thì thường bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng là do ruộng có nền phân bón cao hơn, cây lúa xanh tốt, lá mềm, hấp dẫn trưởng thành đến đẻ trứng do đó mật độ sâu non ở ruộng này thường cao hơn.[16]

Nền phân bón khác nhau cũng ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng của trưởng thành Theo Nguyễn Thị Thắng [36] cho thấy khả năng đẻ trứng của một trưởng thành cái ở ruộng có nền thâm canh cao gấp 2,7 lần, tỷ lệ trứng nở gấp 1,7 lần so với nền thâm canh trung bình vào giai đoạn lúa đẻ nhánh Còn giai đoạn lúa làm đòng thì khả năng đẻ trứng gấp 1,74 lần và tỷ lệ trứng nở gấp 1,85 lần Ngoài ra phân lân và kali còn làm tăng tính chống chịu của lúa

đối với sâu cuốn lá nhỏ

Thời vụ gieo cấy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ [8], thời vụ gieo cấy tập trung, cấy gọn đúng thời vụ cũng có tác dụng hạn chế tác hại của sâu cuốn lá nhỏ

2.3.7 Nghiên cứu về thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ

Theo Phạm Văn Lầm [24] ở nước ta qua các tài liệu nghiên cứu cho thấy đS phát hiện 344 loài thiên địch sâu hại lúa, trong đó 199 loài bắt mồi ăn thịt chiếm 57,8% tổng số loài ăn thịt và 137 loài côn trùng kí sinh chiếm 39,8% còn lại là nhóm vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại, riêng đối với thiên

địch sâu cuốn lá nhỏ đS phát hiện tới 47 loài có 9 loài nhện lớn bắt mồi ăn thịt

Trang 39

Theo Phạm Văn Lầm, 1992 [24] cho biết trứng cuốn lá nhỏ chủ yếu kí sinh do ong Trichogramma Japonicum sau đó đến Trichogramma chilonis Pha sâu non cuốn lá nhỏ có tới 4 loài kí sinh đó là: ong đen to Cardiahiles sp, tỷ lệ kí sinh đạt 48 - 58%, ong nâu đen Goniozus japonicus tỷ lệ kí sinh là 51,4% và ong kén trắng đơn Apenteles cypris Nixon là 53%, loài Apenteles cypris Nixon là một trong những loài ong kí sinh chuyên tính rất quan trọng của sâu cuốn lá nhỏ,

tỷ lệ kí sinh đạt 30%

Theo Trần Huy Thọ và cộng tác viên [38] vụ mùa năm 1993 khi nghiên cứu thành phần kí sinh trên sâu non cuốn lá nhỏ thu đ−ợc kết quả: lứa 1 sâu cuốn lá nhỏ bị kí sinh chủ yếu bởi ong Apenteles sp, tỷ lệ kí sinh đạt 25 - 100% Cuối lứa 1 đầu lứa 2 sâu non kí sinh chủ yếu do ong Goniozus hanoiensis Ong Temelucha kí sinh với tỷ lệ thấp hơn đạt 7,3 - 28% Cuối vụ mùa ong kí sinh đa phôi Copidosmopsis coni phát triển mạnh, tỷ lệ kí sinh

đạt rất cao lên tới 92,7%

Vụ mùa năm 1993 tỷ lệ kí sinh sâu non cuốn lá nhỏ của tập hợp các loài ong kí sinh cao nhất đạt 87,6% Theo Phạm Văn Lầm đỉnh cao kí sinh không phụ thuộc vào mật độ sâu cuốn lá nhỏ mà tuỳ thuộc vào từng thời điểm trong các tháng Pha nhộng sâu cuốn lá nhỏ có 5 loài ong cự kí sinh, tỷ lệ nhộng kí sinh là 27,5% ở vụ xuân và 20% ở vụ mùa [25] Nh− vậy có thể thấy cả 3 pha trứng, sâu non, nhộng đều có rất nhiều loài ong kí sinh, tỷ lệ ong kí sinh đạt cao tuy nhiên thành phần và tỷ lệ kí sinh của các loài thay đổi khác nhau tuỳ thuộc vào từng vùng sinh thái, nắm bắt đ−ợc thành phần loài kí sinh chủ yếu ở từng khu vực giúp chúng ta bảo vệ, duy trì và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng gia tăng mật độ, khống chế số l−ợng sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng kìm hSm chúng khó phát triển nhanh số l−ợng gây dịch để bảo vệ cây lúa và năng suất nh− mong muốn

Ngoài lực l−ợng kí sinh nh− nhiều tác giả cho biết là lực l−ợng quyết

định, có liên quan chặt chẽ đến việc làm tăng tỷ lệ chết tự nhiên của sâu cuốn

Trang 40

lá nhỏ trên đồng ruộng thì lực lượng thứ 2 cũng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng đó là nhóm bắt mồi ăn thịt Kết quả điều tra thành phần côn trùng bắt mồi của Trần Đình Chiến [3] cho biết có 43 loài thuộc 6 bộ côn trùng và 1 bộ nhện lớn ăn thịt trong đó bộ cánh cứng là chủ yếu có 30 loài chiếm 69,77%, bộ cánh nửa 4 loài, bộ cánh thẳng 3 loài, bộ cánh cứng 2 loài, bộ cánh da 1 loài, bộ bọ ngựa 1 loài và bộ nhện lớn 2 loài

Phạm Văn Lầm và cộng tác viên (1989) điều tra thu được 10 loài nhện lớn bắt mồi, Nguyễn Viết Tùng và cộng tác viên (1993) khi nghiên cứu thành phần nhóm nhện lớn bắt mồi ở vùng Gia Lâm - Hà Nội cho biết có 27 loài thuộc 7 họ khác nhau trong đó phổ biến là nhện nhảy có 9 loài, nhện lưới có 8 loài, các họ khác có 2 - 4 loài

Theo Phạm Văn Lầm và cộng tác viên (1993), (1994) [25], [27] khi nghiên cứu về biến động số lượng nhóm nhện lớn bắt mồi ăn thịt trên đồng ruộng 2 vụ lúa xuân và vụ mùa cho thấy mật độ nhện lớn bắt mồi ăn thịt tăng dần từ đầu vụ cho đến cuối vụ lúa, đỉnh cao là giai đoạn lúa làm đòng - trỗ Quy luật tích luỹ của nhóm nhện lớn bắt mồi ăn thịt tỷ lệ thuận với quy luật tích luỹ của quần thể sâu hại chính trên lúa Nhưng đỉnh cao mật độ quần thể nhện lớn bắt mồi ăn thịt chậm hơn so với quần thể sâu hại chính

Mỗi vụ khác nhau thì diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi ăn thịt cũng khác nhau, mật độ quần thể nhện lớn bắt mồi ăn thịt đầu vụ xuân là 0,2 - 2,8 con/m2, đỉnh cao là 73,8 - 175,9 con/m2, mật độ này bao giờ cũng thấp hơn mật độ quần thể nhện lớn bắt mồi ăn thịt đầu vụ mùa là 4,0 - 19,7 con/m2,

đỉnh cao là 76,9 - 201,6 con/m2 các điều kiện canh tác như giống lúa, chế độ nước, số vụ lúa/năm đều ảnh hưởng đến sự tích luỹ số lượng quần thể nhện lớn bắt mồi ăn thịt [32]

Việc sử dụng thuốc trừ sâu không hợp lý đS làm suy giảm số lượng thiên địch, là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng phát số

Ngày đăng: 15/05/2015, 19:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w