Từ rất sớm, dân tộc H’mông đã trở thành một đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, thuộc nhiều chuyên ngành như: Lịch sử, Dân tộc học - Nhân học, Văn học, Điện ảnh, phóng sự, kinh tế, hội hoạ...hầu như ngành nào cũng có các công trình nghiên cứu đã được công bố về một khía cạnh nào đó văn hoá của dân tộc H’mông.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Dân tộc H’mông là một tộc người trong đại gia đình các dân tộc ViệtNam Họ sinh sống chủ yếu trên các sườn núi của các tỉnh trung du miền núiphía Bắc, với lịch sử định cư khá sớm trên lãnh thổ nước ta, cho đến nay dân tộcH’mông đã và đang tự mình tạo dựng và phát huy những yếu tố văn hoá – xã hộitruyền thống, để rồi góp phần tạo nên một sắc mầu văn hoá làm phong phú và đadạng cho “bức tranh” văn hoá Việt Nam Trải qua tiến trình lịch sử, dân tộcH’mông cùng với 53 dân tộc anh em khác vẫn còn lưu giữ và phát huy những giátrị văn hoá quý báu đó, rồi từ đây đã cùng nhau tạo ra một sức mạnh trong khốiđại đoàn kết dân tộc, chung sức xây dựng một đất nước Việt Nam trở thành quốcgia có một nền văn hoá phong phú và đa dạng mang đậm đà bản sắc dân tộc.Những giá trị văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam nói chung và vănhoá của tộc người H’mông đã vô tình tạo ra một thứ “men say” trong tinh thầnnhiệt huyết của các nhà dân tộc học
Thật vậy, hiện nay dân tộc H’mông đã được rất nhiều nhà nghiên cứu tìmhiểu trên mọi lĩnh vực và trong mọi khía cạnh từ góc độ lịch sử cho đến kinh tế,văn hoá – giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, văn chương, thi ca, âm nhạc, hội hoạ
Để từ đó, những giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại của người H’môngđược bộc lộ rõ nét và vô cùng đặc sắc, điều này đã lý giải vì sao các công trìnhnghiên cứu về văn hoá H’mông lại nhiều đến như vậy !
Mỗi người Việt Nam chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng biết đến văn hoá
H’mông thông qua các áng văn chương như “ Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, hay qua bộ phim nổi tiếng “ Trên cổng trời không có hoa anh túc” của
đạo diễn Hà Sơn Tất cả những điều kỳ diệu của văn hoá H’mông được hiện lên
vô cùng rực rỡ và phong phú với hoa ban trắng, điệu khèn da diết và rộn rànglàm say lòng người, phiên chợ tình với tục lệ “ bắt vợ” và những ngôi nhà lưngchừng núi ẩn hiện trong sương, trong hoa ban, hoa gạo đỏ thắm
Trang 2Điều đặc biệt hơn cả và khơi dậy niềm hứng thú trong mọi người dân ViệtNam khi nghiên cứu về văn hoá H’mông là ở các bộ trang phục của các thiếu nữ
và chàng trai với những sắc màu rực rỡ bắt mắt, hoa văn tinh xảo và kỳ thú.Nhưng để có được những bộ trang phục đẹp ấy, thì các phụ nữ H’mông đã phải
có một quá trình lao động và niềm đam mê thực sự Bởi các bộ trang phục ấyphải mất rất nhiều thời gian và các công đoạn khó nhọc và vất vả Điều làm mọingười bất ngờ và thán phục các phụ nữ H’mông không chỉ dừng lại ở các hoavăn hoạ tiết trên váy áo mà ở việc trồng và chế biến nguyên liệu làm ra vải
Nguyên liệu để tạo ra các váy áo ấy không phải là tơ tằm giống ngườiKinh, người Mường, người Hán, hay từ cây đay, cây bông của các tộc ngườiThái, Tày hay các dân tộc thuộc nhóm Nam Á cư trú ở Trường Sơn - TâyNguyên khác mà người H’mông đã chọn một loại cây được nhiều quốc gia trênthế giới sử dụng, đó là cây lanh Đây là loại cây đã gắn bó và góp phần viết lênlịch sử tộc người H’mông Người H’mông không chỉ sử dụng cây lanh trong dệtvải mà trong hàng loạt các vấn đề khác như: sử dụng cây lanh trong sinh hoạt sảnxuất, trong tín ngưỡng - tôn giáo, trong các nghi lễ cầu cúng tâm linh Qua đâychúng ta thấy rằng, cây lanh có một vai trò vô cùng quan trọng đối với ngườiH’mông, nó được xem như là một nguyên liệu rất hữu dụng, mà cho đến nay vẫnđược người H’mông ưu chuộng, có lẽ họ sẽ không bao giờ thay thế bởi mộtnguyên liệu nào khác
Trước khi bước chân vào cánh cổng đại học, tôi đã yêu thích văn hoáH’mông bởi hình ảnh các cô gái H’mông lầm lũi cực khổ, bản làng thấp thoáng
mờ ảo, tiếng khèn rộn rã trong các tác phẩm văn chương, qua các phóng sự,phim ảnh Nhưng khi trở thành một sinh viên khoa Lịch sử được học và tiếpxúc nhiều với văn hoá của 54 dân tộc, đặc biệt là dân tộc H’mông thông qua cácbài giảng của thầy cô chuyên ngành cùng các chuyến đi thực tế đã làm cho tôicàng thích thú và say mê hơn về văn hoá H’mông Nhất là khi được thầy cô gợi ý
Trang 3Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người H’mông ở huyện Sa
Pa – tỉnh Lào Cai ” để tập trung nghiên cứu và tiếp xúc sâu hơn nữa văn hoá
H’mông Sở dĩ, tôi chọn người Mông ở Sa Pa để nghiên cứu vì ở đây khi màkinh tế du lịch đang phát triển mạnh mẽ bao trùm khắp các bản làng của các dântộc thì người H’mông vẫn còn đang lưu giữ và bảo tồn đầy đủ những giá trị vănhoá truyền thống Đặc biệt là những giá trị văn hoá ấy còn có điều kiện để pháttriển vì nó được đang được đảm bảo bởi một cuộc sống đầy đủ hơn của khu dulịch Sa Pa
Ở nước ta việc nghiên cứu các dân tộc thiểu số manh nha từ những nămđầu 60 của thế kỷ trước, dân tộc H’mông cũng được các nhà nghiên cứu đi sâutìm hiểu trong giai đoạn này, cho đến nay các công trình nghiên cứu về các khíacạnh thuộc dân tộc H’mông được công bố rất nhiều
Thứ nhất là các công trình nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử tên gọi và
thời gian xuất hiện ở nước ta và ở mức độ khát quát cao thì có: “ Lịch sử tộc
người các dân tộc Mèo – Dao qua các cứ liệu ngôn ngữ” của Nguyễn Văn Lợi, “ Lịch sử di cư và tên gọi của người Mèo” của Lâm Tâm, “ Dân tộc Mông ở Việt Nam” của Cư Hoà Vần – Hoàng Nam, “Người H’mông ở Việt Nam” của Vũ
Quốc Khánh, “Người H’mông” của Chu Thái Sơn Các công trình nghiên cứu
này cho ta cài nhìn khái quát nhất về dân tộc H’mông qua lịch sử di cư vào nước
ta, đặc điểm các ngành H’mông, cho đến các thành tố văn hoá như việc ăn, ở, tổchức làng xã, quan hệ dòng họ, tôn giáo – tín ngưỡng…
Trang 4Thứ hai là các công trình nghiên cứu về văn hoá nói chung thì có: “ Văn
hóa H’mông” của Trần Hữu Sơn, “ Gia đình của người H’mông trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay” của Đỗ Thuý Bình, “Văn hoá tâm linh của người H’mông ở Việt Nam : Truyền thống và hiện đại” của Trần Minh Hằng, “Người H’mông và những hiện tượng tôn giáo liên quan đến sự phản ứng của họ ở Đông Nam á: quá khứ và hiện tại” và “Văn hoá tâm linh của người H’mông ở Việt Nam - truyền thống và hiện tại” của Vương Duy Quang, - “Người H’mông - với việc giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống” của Mai Thanh Sơn Nhìn
chung trong các tác phẩm trên, các nhà nghiên cứu trập trung đi sâu, lí giải vềcác hiện tượng văn hoá cảc về vật chất và tinh thần như văn hoá ăn, ở và tínngưỡng – tôn giáo qua các đạo Saman, tôtem giáo, tính đa thần trong tôn giáo,hay đạo Kitô đối với dân tộc H’mông, rồi từ đó so sánh các tôn giáo đó trong quákhứ và hiện tại người H’mông còn lưu giữ và phát huy tới đâu?
Thứ ba là các công trình nghiên cứu về cây lanh và các vấn đề liên quantrực tiếp tới đề tài của tôi, đây là một vấn đề đã được nhiều người nghiên cứu ởcác phương diện và ở những địa phương khác nhau Các công trình chủ yếu giớithiệu ở mức khái quát về cây lanh, cách thức trồng, chăm sóc, thu hoạch lanh vàcác công đoạn chế biến lanh thành vải Sau đó là quá trình dệt lanh thành các bộtrang phục với các hoa văn đặc trưng của từng ngành Đó là các công trình: “
Mấy nhận thức về trang phục H’mông” của Nguyễn Tất Thắng, Trang phục phụ
nữ H’mông Hoa ở Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” của Trần Thị Thu Thuỷ,
“Sự đổi mới nghề dệt, may cổ truyền của người Hmông” của Quách Thị Oanh
-Tạ Đức, Trồng lanh và nghề dệt vải của người Mông ở Đồng Văn – Hà Tuyên” của Vương Thị Bình, “Hoa văn trên vải dân tộc H’mông” của Diệp Trung Bình,
“Trang phục của người Mông Lềnh” của Trần Sỹ Nguyên,“Về việc bảo tồn và phát
triển nghề dệt vải lanh truyền thống của người H’mông” của Trần Thị Minh Tâm,
“Giải mã biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc H’mông” của Đặng Thị Oanh
Trang 5Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu về dân tộc H’mông xoayquanh các vấn đề về kinh tế, định canh định cư, tín ngưỡng – tôn giáo Tuynhiên, qua đây chúng ta thấy rằng, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừnglại ở sự việc giới thiệu cây lanh và vai trò của cây lanh trong việc dệt vải, cácbiểu tượng của nó trong các tác phẩm thơ ca dân gian với một hình tượng nào
đó, chứ chưa thực sự nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của cây lanh đối với đờisống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của dân tộc H’mông ở một vùng miềnnhất định Với xu hướng nghiên cứu dân tộc học hiện nay là chủ yếu ở việcnghiên cứu “Điểm”, để cho chúng ta cái nhìn cận cảnh và sâu sắc hơn, chính vì
vậy tôi đã chọn “ Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người Hmông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai ” làm khoá luận của mình.
3 Các nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Các nguồn tài liệu
Trong khi làm khoá luận này, tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ cácnguồn khác nhau:
- Thứ nhất, tài liệu là các công trình nghiên cứu đã được xuất bản thànhsách, báo, tạp chí chuyên ngành của các thế hệ đi trước, các khoá luận tốt nghiệp,luận án thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành dân tộc học, văn hoá của các trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Văn hóa, Viện Dân tộc học, cácbảo tàng dân tộc học và thư viện của quốc gia
- Thứ hai, là các báo cáo, thống kê, bảng điều tra các lĩnh vực về các dântộc hàng năm của các cơ quan nhà nước ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
- Thứ ba, tài liệu được thu thập qua các chuyến đi thực tế thông qua cáccuộc phỏng vấn người dân tại địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Trang 63.2 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được đề tài khoá luận này chúng tôi đã sử dụng nhiềuphương pháp:
- Thứ nhất, với mục đích và mong muốn của chúng tôi là có cái nhìn chânthực và cận cảnh thực tế về cuộc sống của dân tộc H’mông ở Sapa – Lào Cai nênchúng tôi đã chọn phương pháp điền dã dân tộc học, cùng các phương pháp quansát tham gia, phương pháp phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh
- Thứ hai, từ những tài liệu thu thập được khi đi điền dã và các tài liệuthành văn chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, thống kê để phân loại và tìm
ra những ý kiến chính xác nhất, với phương pháp này giúp chúng tôi thống kêđược bao nhiêu gia đình còn trồng lanh và sử dụng chúng trong các hoạt độngnào?
- Thứ ba, chúng tôi còn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logicnhằm có cái nhìn chân thực và rõ nét nhất và qua đó lý giải nhiều vấn đề xoay quanhcác quan niệm của người H’mông về cây lanh đối với đời sống văn hoá của họ
4 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là người H’mông, cùng những vấn đề thuộc văn hoávật chất và tinh thần Đặc biệt là nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của cây lanhtrong đời sống văn hoá của người H’mông ở Sapa – Lào Cai
Mục đích của đề tài khoá luận là tìm hiểu, nghiên cứu về cây lanh, vai tròcũng như các tác dụng của nó đối với đời sống vật chất và đời sống tinh thần củadân tộc H’mông nói chung ở Sa Pa - Lào Cai, từ đó đưa ra một số kiến giải nhằmnâng cao hơn nữa việc trồng và chế biến cây lanh thành các nguyên liệu, dụng cụtrong đời sống của họ sao cho có hiệu quả và nhanh nhất
5 Đóng góp của khoá luận
- Thứ nhất đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của cây lanhđối với người H’mông ở Sa Pa – Lào Cai
Trang 7- Thứ hai, từ đề tài này đã đóng góp một phần tư liệu vào kho tàng kiếnthức về văn hoá, bản sắc của người H’mông nói chung
6 Kết cấu khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khoá luận được gồm 59 trangđược bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện SaPa
– Lào Cai.(Từ trang 8 đến trang 24)
Chương 2 : Vai trò của cây lanh đối với đời sống văn hoá vật chất của người H’mông ở Sa Pa – Lào Cai.(Từ trang 25 đến trang 41)
Chương 3 : Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá tinh thần của
người H’mông ở Sa Pa – Lào Cai.(Từ trang 42 đến trang 59)
Trang 8CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở HUYỆN SA PA – LÀO CAI 1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 68.329ha,chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 22°07’04”đến 22°28’46” vĩ độ Bắc và 103°43’28” đến 104°04’15” kinh độ Đông Phía Bắcgiáp huyện Bát Xát, phía Nam giáp huyện Văn Bàn, phía Đông giáp huyện BảoThắng, phía Tây giáp huyện Than Uyên và tỉnh Lai Châu
Huyện Sa Pa có 17 xã và một thị trấn, thị trấn Sa Pa là trung tâm huyện lỵnằm cách thành phố Lào Cai 35km về phía Tây Nam Nằm trên trục quốc lộ 4D
từ Lào Cai đi Lai Châu, Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc
Vị trí địa lý tạo cho Sa Pa có điều kiện trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội,giao lưu, buôn bán với các tỉnh vùng núi phía bắc và khu vực đồng bằng sôngHồng Tuy nhiên do địa hình hiểm trở và giao thông chậm phát triển… đã hạnchế sự phát triển kinh tế xã hội và giao lưu với bên ngoài
1.1.2 Địa hình
Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn trung bình
từ 35- 40°, có nơi có độ dốc trên 45° Địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp.Nằm ở phía đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ1.200m đến 1.800m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây - Tây Namđến Đông Bắc Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m và thấp nhất làsuối Bo cao 400m so với mặt biển
Với đặc điểm địa hình bị chia cắt phức tạp, tạo nên những khó khăn rất lớn
Trang 9thông, thủy lợi… cũng như việc giao lưu buôn bán, trao đổi sản phẩm hàng hóagiữa các địa phương trong và ngoài huyện Tuy nhiên các đặc điểm về địa hình
đã tạo điều kiện hình thành các tiểu vùng sinh thái khác nhau, tạo sự đa dạng vềsản xuất nông, lâm nghiệp với các vùng chuyên canh sản xuất nhiều loại sảnphẩm nông, lâm sản hàng hóa
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,4°C, nhiệt độ trung bình từ
18- 20°C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10- 12°C Nhiệt độ tối caotuyệt đối 33°C vào tháng 4, ở các vùng thấp Nhiệt độ xuống thấp nhất từ tháng 2năm sau, thấp nhất vào tháng 1 là 0°C (cá biệt có những năm xuống tới -3,2°C)
* Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762mm, cao
nhất 3.484mm và phân bổ không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địahình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đếntháng 10, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm Các tháng ít mưa có lượng mưatrung bình từ 50- 100mm/ tháng
* Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa
đông một số nơi có mức độ rất dày Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao
và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết, mỗi đợt kéo dài
2-3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp
Tóm lại: Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy
Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phânchia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản
Trang 10xuất nông, lâm nghiệp Khí hậu Sa Pa mát mẻ, trong lành là nơi nghỉ mát lýtưởng của khách du lịch trong và ngoài nước Tuy nhiên, các hiện tượng tuyếtrơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt củanhân dân.
Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú, Hầu Thào, Thanh Kim vàBản Phùng
Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác gềnh nhiều, lưu lượng nước thấtthường và biến đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dòng chảy khámạnh ( suối Bo 989m/s) dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đốivới vùng thấp Mùa khô các suối thường cạn
1.1.5 Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh LàoCai năm 1960 và đánh giá bổ sung năm 1994 ( trừ diện tích mặt nước, núi đá, đấtchuyên dùng, và khoảng 203ha đất ở không điều tra), cho thấy huyện Sa Pa cócác nhóm đất chính sau:
Trang 11- Nhóm đất mùn alit trên núi cao ( HA): có diện tích 12.060ha, chiếm17,77% diện tích tự nhiên Đất được hình thành trên độ cao 1700- 2800m, phân
bố hầu hết ở các đỉnh núi cao, có nguồn gốc phát sinh từ nhiều loại đá mẹ khácnhau Đất có màu xám, đặc tính chua, tỷ lệ các chất hữu cơ giàu nhưng độ phângiải chậm, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình Hướng sử dụng thích nghivới các loại cây lâm nghiệp ( sồi, dẻ, thông…), cây đặc sản, cây dược liệu ( thảoquả, xuyên khung, huyền sâm…) và cây lương thực, thực phẩm có giá trị ( lúa
mỳ, khoai tây, đậu tương…)
- Nhóm đất mùn thô than bùn trên núi cao ( HT): diện tích 126 ha chiếm0,18% diện tích tự nhiên, phân bố ở đỉnh cao 2.800- 3.143m của đỉnh Phan XiPăng thuộc xã San Sả Hồ Trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm rét khô, mùađông có băng giá, vì vậy đất mang tính ôn đới khá rõ Quá trình phong hóa đádiễn ra rất yếu và chậm, quá trình tích lũy chất hữu cơ ở một số nơi diễn ra mạnhtạo nên một lớp thảm mục dày, mùn tích lũy cao, tầng đất mỏng, chua, thànhphần cơ giới nhẹ chủ yếu là cát và cát pha chuyển tầng đột ngột
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao từ 700- 1.700m ( HF): diện tích44.300ha chiếm 65,28% diện tích tự nhiên, đá mẹ chủ yếu là đá granit thuộcnhóm, đá tầng đất trung bình 70- 100cm, thích hợp với nhiều loại cây trồng lâmnghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây lương thực, rau màu
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của Sa Pa phong phú, là đầu nguồn của hai hệ thống suối
Bo và suối Đum, hàng năm được bổ sung lượng mưa đáng kể, để lại một khốilượng nước mặt và nước ngầm lớn
- Nguồn nước mặt: được tiếp nhận trung bình hàng năm khoảng 1,63 tỷ m³,lượng dòng chảy toàn phần là 1.873mm, lớp dòng chảy mặt là 1.252mm, dòngchảy ngầm là 648mm Lượng trữ ẩm lãnh thổ 1.180mm và lượng bốc hơi thực tế532mm Cùng với mạng lưới ngòi, suối tự nhiên khá dày và hệ thống các công
Trang 12trình thủy lợi, hồ chứa, phai đập được xây dựng trong thời gian qua đã góp phầnđáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Nguồn nước ngầm: theo tài liệu khảo sát của trung tâm khoa học tự nhiên
và công nghệ quốc gia (1994)- Viện địa lý cho thấy: trữ lượng động tự nhiênnước ngầm ở Sa Pa ở mức 383.566m³/ngày, độ pH từ 6- 8,5, độ khoáng hóa từ0,16- 0,75g/l và các thành phần hóa học đạt yêu cầu nước dùng cho sinh hoạt.Ngoài ra Sa Pa còn có nguồn nước siêu nhạt ở Tắc Cô ( xã Trung Chải) có giá trịrất lớn cho sức khỏe cần được đầu tư, nghiên cứu đưa vào khai thác sử dụng
Tài nguyên rừng
Năm 2001 Sa Pa có 32.878,70ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó đất córừng tự nhiên 28.010,8ha, đất có rừng trồng 4.864,9ha và đất ươm cây giống3ha Theo mục đích sử dụng thì đất có rừng sản xuất chiếm 6,26%, đất có rừngphòng hộ chiếm 48,51% và đất rừng đặc dụng chiếm 45,22% Trữ lượng rừnghiện có ước tính khoảng trên 2,0 triệu m³ gỗ và gần 8,0 triệu cây tre, nứa cácloại, diện tích rừng có trữ lượng từ giàu đến trung bình chiếm khoảng 25% diệntích đất lâm nghiệp
Rừng sản xuất và rừng phòng hộ được phân bố ở tất cả các xã, thị trấntrong huyện, rừng đặc dụng tập trung chủ yếu ở 5 xã thuộc vườn quốc gia HoàngLiên gồm: Tả Van, Bản Hồ, Lao Chải và San Sả Hồ Thảm thực vật rừng chủyếu là rừng tái sinh mật độ thấp với các cây bản địa như: pơ mu, thông tre, thôngnàng, du sam, vàng tâm, gù hương… và rừng trồng với các loại cây như: sa mộc,tống quá sủi, vối thuốc, mỡ…
Động vật rừng: theo tài liệu nghiên cứu “ Động vật rừng thuộc cảnh quannúi Hoàng Liên” của viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thì núi Hoàng Liênhiện có 380 loài động vật khác nhau nằm trong 24 bộ và 83 họ với số loài nhưsau: thú ( Nammanila) 56 loài, chim ( Aves) 217 loài, bò sát ( Reptilia) 73 loài
và ếch nhái ( Amphibia) 34 loài Trong đó có 37 loài động vật quý hiếm được
Trang 13 Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện địa chất và khoáng sản, Sa Pa
có các loại khoáng sản sau:
- Mô lip đen ở xã Tả Giàng Phình có trữ lượng không đáng kể
- Đô lô mit ở xã Lao Chải và thị trấn Sa Pa với trữ lượng khoảng 3 triệu tấn,
có hàm lượng MgO dao động từ 16- 21%, là nguyên liệu sử dụng cho nhiều lĩnhvực như: vật liệu chịu lửa, thủy tinh, bột mài và trong công nghiệp luyện kim
- Cao lanh trữ lượng khoảng 300.000 tấn ở xã Sa Pả, hàm lượng Al2O3
không qua tuyển lọc đạt 36- 38%, đã được đưa vào sản xuất gạch chịu lửa tại nhàmáy gạch cầu đuống đạt chất lượng tốt
- Nước khoáng siêu nhạt ở Tắc Cô xã Trung Chải
Ngoài ra tiềm năng về tài nguyên đá cho sản xuất vật liệu xây dựng như đá
xẻ, đá xây dựng rất lớn, nằm ở hầu hết các xã trung và thượng huyện Hiện nayviệc đầu tư, khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản còn hạn chế, quy mônhỏ, hiệu quả thấp
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1 Lịch sử huyện Sa pa
Được hình thành trên miền đất cổ, huyện Sa Pa có 7 dân tộc chính, gồm:Mông, Dao, Tày, Kinh, Dáy, Xã Phó ( Phù Lá) và Hoa Trong đó người Môngchiếm 54,9%, Dao 25,6%, Kinh 13,6%, Tày 3%, Dáy 1,6% còn lại là các dân tộckhác Các đồng bào dân tộc cư trú ở 17 xã, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghềrừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan.Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở thị xã Sa Pa, sống bằng nghề nông nghiệp và dịch
vụ thương mại
Trang 14Thời phong kiến, địa phận Sa Pa ngày nay thuộc Châu Thủy Vĩ, phủ QuyHóa, tỉnh Hưng Hóa Đến thời Minh Mạng- nhà Nguyễn, Châu Thủy Vĩ đượcchia thành nhiều tổng, địa phận Sa Pa được tách ra lập tổng Hướng Vinh baogồm 15 làng Sau khi tỉnh Lào Cai được thành lập ( 12/7/1907), khu Sa Pa đượchình thành gồm 2 xã Bình Lư và Hướng Vinh Những năm thập kỷ 30 của thế kỷ
XX, Sa Pa đổi thành hạt, bao gồm 37 làng, một phố với 1020 hộ dân Ngày9/3/1944, Thống sứ Bắc Kỳ đã ra Nghị định thành lập Châu Sa Pa bao gồm 2 xãMường Hoa, Hướng Vinh và khối phố Xuân Viên ( thị trấn ngày nay) Năm
1948 Sa Pa được chia thành 3 xã: Sa Pa Chung, Mường Bo và Kinh Hóa ( saucòn gọi là Móng Và) Hòa bình lập lại, Sa Pa sắp xếp lại đơn vị hành chính chiathành 17 xã và một thị trấn Mười tám đơn vị hành chính đó được giữ ổn địnhcho đến ngày nay
Các dân tộc có tiếng nói và phong tục tập quán riêng Người H’mông sauCách mạng tháng 8 năm 1945 đã có chữ viết riêng của dân tộc mình Người Dao còndùng chữ nho để ghi chép Do sống chung và xen kẽ nhau trong các bản nên mỗi dântộc có thể biết tiếng của dân tộc khác và am hiểu phong tục tập quán của nhau
Nhân dân các dân tộc luôn đoàn kết cùng nhau tham gia các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, các ngày lễ hội truyền thống như hội “ Gầu Tào” của người Mông, “ Lễ tết nhảy” của người Dao, hội “ Xuống đồng” của người Dáy, múa
mừng được mùa của người Xá Phó, hội hát Then của người Tày, rước đèn, múalân, tế lễ của người Kinh Các buổi chợ phiên vùng cao, chợ tình Sa Pa không chỉ
là nơi giao lưu kinh tế đơn thuần, mà còn hàm chứa nét văn hóa sống độngtruyền thống của nhân dân các dân tộc vùng cao
Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân và lực lượng
vũ trang nhân dân Sa Pa luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nước chống giặcngoại xâm, thành tích đó đã được nhà nước phong tặng danh hiệu “ Anh hùnglực lượng vũ trang nhân dân” năm 1998 Ngày nay mặc dù còn nhiều khó khăn,
Trang 15nhân dân Sa Pa sẽ vượt qua những thách thức để từng bước bứt lên, thực hiệnthành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2.2 Dân cư
Năm 2001 dân số Sa Pa có 39.468 người trong đó : Nông thôn 33.909người (chiếm 85,91%), đô thị 5.559 người (chiếm 14,09%) Dân số ở nông thônchủ yếu sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, khu vực đô thị có 70% dân số sốngbằng nghề dịch vụ - thương mại Mật độ dân số trung bình của huyện là 198người/km² Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm đáng kể trong những năm qua, từ3,05% năm 1995 xuống 2,38% năm 2001 (thấp hơn so với mức bình quân chung
là 2,7%)
Năm 2001 huyện có 17.266 người ở độ tuổi lao động, chiếm 43,75% dân
số Số lao động có việc làm ổn định 15.504 người, chiếm 90% tổng số lao động
và 83,2% làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp Tuy nhiên nguồn lao động củahuyện phần lớn chưa được đào tạo, chủ yếu là lao động thủ công theo kinhnghiệm, chất lượng kỹ thuật của nguồn lao động còn hạn chế
Thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn thấphơn mức thu nhập bình quân của tỉnh, năm 2000 đạt 1,95 triệu đồng/ người/ năm(bằng 86% bình quân chung của tỉnh) Hiện còn 30,37% hộ đói nghèo cần được
sự hỗ trợ để sớm ổn định sản xuất và đời sống
1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Những năm qua, thực hiện đổi mới cơ chế kinh tế, cùng với sự phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai cũng như cả nước, tình hình kinh tế xã hội củahuyện Sa Pa từng bước phát triển và ổn định
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1991- 1995 đạt 8,5%/ nămsau đó bị giảm sút do tác động khách quan của cuộc khủng hoảng kinh tế, tàichính của khu vực ảnh hưởng đến ngành dịch vụ - du lịch của huyện, tốc độ tăng
Trang 16trưởng kinh tế giai đoạn 1996 – 2000 đạt 6,8%/ năm Trong vài năm gần đây,nền kinh tế của huyện đã có sự tăng trưởng trở lại Năm 2000 tăng 7,6% (Củatỉnh tăng 7,11%) và năm 2001 tăng lên 7,80% Nền kinh tế của huyện đã có bướcchuyển biến tích cực giảm dần tỷ trọng nông- lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngànhdịch vụ- du lịch.
Cơ cấu kinh tế huyện Sa Pa và tỉnh Lào Cai giai đoạn 1996 – 2000 (ĐV:%)
Ngành
Năm 1995 Năm 2000
Sa Pa Lào Cai Sa Pa Lào Cai
1 Nông- Lâm nghiệp, thủy sản 74,23 52,59 55,67 49,02
-Trồng trọt : Đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng giống
mới, thực hiện thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích canh tác Diện tích đấttrồng cây hàng năm, năm 2001 đạt 3.419ha, tăng 65ha so với năm 2000
Sản lượng cây lương thực có hạt đạt 8.501 tấn, bình quân lương thực215,4 kg/ người Các loại cây lương thực khác cũng phát triển như khoai, sắn …diện tích năm 2001 là 238 ha, sản lượng đạt 15.595 tấn
Các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau màu được chú trọng pháttriển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, bước đầu đã tạo ra sản phẩm hàng
Trang 17nhanh từ 28,86 tấn năm 1995 lên 49 tấn năm 2001, lạc từ 18,5 tấn lên 30 tấncùng thời kỳ.
- Chăn nuôi : đàn gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển nhưng chưa ổn
định, công tác phòng và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm được chú ýthườngxuyên, các bệnh dịch cơ bản được kiểm soát
Chăn nuôi chủ yếu tập trung ở khu vực hộ gia đình với quy mô nhỏ, mangtính tự cấp tự túc Năm 2001 sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 530,70 tấn, trong
đó thịt lợn đạt 430 tấn, giá trị sản xuất mới chiếm tỷ trọng trên 20% giá trị sảnxuất của ngành nông nghiệp Nhìn chung sản xuất nông nghiệp trong thời gianqua đã có bước phát triển, góp phần ổn định đời sống nhân dân Tuy nhiênchuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm, chưa có sản phẩm mũi nhọn, sảnphầm còn mang tính tự cấp, tự túc, năng suất thấp, chất lượng chưa cao Nguyênnhân chính một phần do chưa được đầu tư hợp lý, áp dụng các tiến bộ khoa họcchưa được rộng khắp, tập quán canh tác còn lạc hậu
* Ngành lâm nghiệp
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp Sa Pa trong những năm qua có bước tăngtrưởng nhanh Năm 1995 đạt 6,8 tỷ đồng, năm 2000 đạt 15,7 tỷ đồng, năm 2001 đạt17,2 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996 – 2000 đạt 16,77% / năm
Đến băm 2001 ngành lâm nghiệp đã khoán bảo vệ và chăm sóc 20.526,52
ha rừng tự nhiên, khoanh nuôi 2.000 ha rừng tái sinh, trồng mới 250 ha rừng tậptrung theo chương trình 5 triệu ha rừng của Chính phủ và trồng 78.000 cây phântán Phát triển lâm nghiệp đã nâng độ che phủ rừng từ 33,27% năm 1996 lên48,45% năm 2001, môi trường sinh thái được cải thiện, góp phần nâng cao thunhập, xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận dân cư
Tuy nhiên sản xuất lâm nghiệp cũng còn nhiều hạn chế, chưa tương xứngvới tiềm năng đất đai, hiệu quả kinh doanh lâm nghiệp thấp, nạn chặt phá rừngvào buôn bán lâm sản trái phép vẫn xảy ra
* Ngành thủy sản
Trang 18Diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản của Sa Pa không nhiều, giá trịsản xuất năm 1995 đạt 51,3 triệu đồng, năm 2000 đạt 23,7 triệu đồng (Giá sosánh năm 1994), nguyên nhân do diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản bị thuhẹp chuyển sang mục đích sử dụng khác.
* Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất năm 2000 đạt 1.242,6 triệu đồng, năm 2001 đạt 1.300 triệuđồng (theo giá so sánh năm 1994), công nghiệp đang chiếm tỷ trọng rất nhỏtrong nền kinh tế Huyện có 38 cơ sở sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ côngnghiệp do cấp huyện quản lý, trong đó có 15 cơ sở khai thác đá, 14 cơ sở chếbiến thực phẩm và 9 cơ sở sản xuất các sản phẩm tái chế (gỗ, tre, nứa …) vớiquy mô nhỏ, kỹ thuật thủ công lạc hậu
và năm 2001 đạt khoảng 30 tỷ đồng (theo giá hiện hành)
Ngành du lịch được coi là thế mạnh và là ngành mũi nhọn trong chiến lượcphát triển kinh tế của huyện trong thời gian qua Số lượng khách du lịch, số ngàylưu trú của khách và doanh thu từ các hoạt động du lịch không ngừng tăng lên.Năm 2001 có khoảng 45.000 lượt khách, trong đó khách nước ngoài chiếm 44%,khách trong nước chiếm 56%, tăng 280% so với năm 1995 Doanh thu từ 3.068triệu đồng năm 1995 tăng lên 21.883 triệu đồng năm 2000 và năm 2001 đạtkhoảng 25.000 triệu đồng Số ngày lưu trú của khách hiện nay đạt 1,66 ngày đêm/khách du lịch
* Phát triển cơ sở hạ tầng:
Trang 19- Giao thông : Được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, cùng với các
chương trình, dự án được thực hiện, hệ thống giao thông của huyện đã có nhữngđổi mới phát triển
Hiện nay Sa Pa có các tuyến đường bộ sau:
+ Quốc lộ 4D chạy từ thị xã Lào Cai qua huyện Sa Pa đi Phong Thổ ( LaiChâu) đoạn qua địa bàn huyện dài 36 km đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp Vmiền núi, đang được đầu tư nâng cấp
+Tỉnh lộ 155 đoạn qua địa bàn huyện xuất phát từ ngã ba Ô Quy Hồ đến TảGiàng Phình dài 20 km, mặt đường nhựa rộng 4,5m Đường đạt tiêu chuẩn kỹthuật cấp VI miền núi
- Các tuyến huyện lộ có tổng số chiều dài khoảng 150 km
- Đường nội thị trấn Sa Pa có tổng chiều dài 15 km, rộng từ 3- 8m, mặtđường bê tông nhựa
- Đường liên thôn có khoảng 160 km, chiều rộng mặt đường từ 2- 2,5m dodân tự làm, mặt đường đất
Ngoài ra trên các tuyến giao thông còn có 22 cây cầu treo dài từ 30- 80m,rộng 1,2- 2m và 5 cây cầu thép rộng 1,5- 2m, dài 8- 16m
- Bưu chính- viễn thông: Năm 2001 huyện Sa Pa có trên 1000 máy điện thoại
với 15/17 xã có máy điện thoại, bình quân có 2,23 máy/100 dân, doanh thu củangành đạt 2,8 tỷ đồng
1.3 Dân tộc H’mông ở Sapa – Lào Cai
1.3.1 Lịch sử tộc người
Người H’mông cư trú ở Sa Pa gồm ba ngành: H’mông Lềnh ( H’môngHoa), H’mông Đú (H’mông Đen), H’mông Đơ ( H’mông Trắng), có số lượng cưdân đông nhất huyện chiếm 53 % Tuy phân biệt làm ba ngành khác nhau nhưng
về ngôn ngữ, văn hoá cơ bản giống nhau, về trang phục giữa các nhóm cũngtương đối giống nhau chỉ khác đôi chút về hoa văn và cách trang trí
Trang 20Theo các nhà dân tộc học thì phần lớn những người H’mông ở các tỉnhmiền núi phía Bắc đều di cư trực tiếp từ Quý Châu, Quảng Tây và Vân Nam( Trung Quốc) sang Riêng một số nhóm ở Thanh Hoá, Nghệ An, di cư đến ViệtNam qua Lào.
Người H’mông từ Quý Châu và Vân Nam ( Trung Quốc) di cư đến LàoCai và vào Sa Pa cách ngày nay hơn 200 năm, chia làm nhiều đợt:
Đợt thứ nhất có khoảng trên 100 hộ, thuộc các họ Vàng, Lù, Chấu, Sùng,Hoàng, Vừ người H’mông di cư vào Sa Pa do ông Lý Thành Pua dẫn đầu vàothời gian cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, trước đó số người H’mông nay sinh sống
ở Bắc Hà một thời gian
Đợt thứ hai từ năm 1840 đến 1869 ( Thời gian của đợt di cư này tươngđương với thời kỳ của phong trao “Thái Bình Thiên Quốc”, trong đó có ngườiMiêu tham gia) người H’mông ở Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây ( TrungQuốc) bị nhà Mãn Thanh đàn áp, họ lại ồ ạt di cư sang Việt Nam làm nhiều ngả,người H’mông lần này đến Sa Pa do thủ lĩnh họ Hoàng dẫn đầu đi qua Simacai,Bắc Hà, phố Lu vượt qua sông Hồng đến Lao Chải Sa Pa Một đoàn khác do họ
Mã và họ Vàng dẫn đầu đến Cốc Lếu rồi vào Trung Chải, San Sả Hồ
Về sau hàng năm vẫn có người H’mông di cư lẻ tẻ sang Việt Nam Cáccon đường di chuyển của đồng bào là vào Đồng Văn rồi xuống Tuyên Quang vàcác tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc nước ta
Các nhóm H’mông di cư làm nhiều đợt khác nhau vào các tỉnh Việt Nam,sau đó cùng nhau sinh sống trên một lãnh thổ nhất định có những mối giao lưu từmột khía cạnh văn hoá tộc người , do đó mà dù di cư đến trước hay sau nhưng cácdân tộc H’mông đều coi nhau là anh em một nhà, họ giúp đỡ nhau trong khó khăn,trong việc sinh sống, trong chống thiên tai, hay cùng nhau chống kẻ thù xâm lược
1.3.2 Đời sống văn hoá
* Ngôn ngữ
Trang 21Ngôn ngữ là một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt tộc ngườinày với tộc người khác Ngôn ngữ là đặc trưng nổi bật của văn hoá tộc người.Ngôn ngữ H’mông – Dao là nhóm ngôn ngữ trrong hệ Nam Á Tiếng H’mông ởLào Cai là một ngôn ngữ thống nhất Mặc dù người H’mông cư trú tách biệtthành 4 nhóm (H’mông Lềnh, H’mông Đơ, H’mông Đú, H’mông Chúa) nhưngngười H’mông vẫn giao tiếp với nhau bằng tiếng H’mông, tuy rằng có sự khácnhau trong một số từ, một số kiểu phát âm, âm láy song tiêng H’mông được coi
là ngôn ngữ phổ biến ở vùng cao Nhiều tộc người khác ở Sa Pa cũng thườngdùng tiếng H’mông để giao tiếp như người Tày, Dao, Giáy…
* Nhà cửa
Nhà của đồng bào H’mông thường được xây dựng gần nguồn nước, gầnnương, đi lại thuận tiện Nhà của người H’mông là nhà nền đất Mặc dù có sựkhác nhau về quy mô và vật liệu xây dựng nhưng về kết cấu và bố trí mặt bằngtương đối thống nhất Nhà người H’mông phổ biến là nhà ba gian hoặc nhà bagian hai chái Ở vùng Hà Giang, Lào Cai nhà của họ làm khá to với kỹ thuậtmộng nên rất chắc chắn, còn các nơi khác với kỹ thuật ngàm và buộc lạt Nhàđược lợp bằng ngói âm dương, cở tranh hoặc bằng ván xẻ, tường dùng vách liếplứa Kết cấu bộ khung nhà phổ biến là bộ vì kèo 3 cột, 2 cột co hai bên và cột cáichính nóc Để liên kết các cột với nhau, người ta làm hàng xà ngang mà phổ biến
là xà kép
Mặt bằng sinh hoạt của người H’mông thường được phân bố: gian đầu hồi
có cửa ra vào, giáp vách có giường dành cho đôi vợ chồng chủ nhà, lui về váchsau là bếp chính Gian này có vách ngăn và có cửa thông với gian giữa Cột giữacủa vị trí kèo thứ hai nhăn gian đầu hồi với gian giữa là cột thờ ma Mọi nghi lễ,kiêng kị trong gia đình người H’mông thường diễn ra xung quanh cột thờ ma này.Gian giữa sát vách hậu là bàn thờ Mọi người trong gia đình nhất là phụ nữ thường
đi cửa phụ Chuồng gia súc được làm ở chỗ thuận tiện cách nhà không xa lắm
* Ăn, uống, hút
Trang 22Người H’mông thường ăn hai bữa chính trong ngày Đồng bào chỉ ănthêm buổi sáng vào những ngày công việc mùa màng nặng nhọc Thức ăn chủyếu của người H’mông là bột ngô đồ, cơm, rau, đậu xào mỡ và canh Cơm đượcxúc ăn bằng thìa Một bữa ăn thông thường của đồng bào H’mông gồm một rácơm, một hai bát canh rau cải hoặc canh đậu răng ngựa, ngoài món canh, thường
có món ớt nướng giã với muối Một món ăn đặc trưng của dân tộc H’mông làmón “Thắng cố” Món này là tất cả các loại thịt, xương, lòng, gan, phổi của mộtcon dê, bò, ngựa được chặt thành từng miếng nhỏ rồi đem nấu chung trong mộtchảo canh
Hàng ngày, đồng bào uống nước chè, nước vối và nước các loại cây thuốckhác Người H’mông rất thích hút thuốc lá và thuốc lào, có nơi còn hút thuốc phiện
* Trang phục
Trang phục phụ nữ: Gồm váy, áo xẻ ngực có yếm lưng, tấm vải che váy
phía trước, thắt lưng và vải vuông nhỏ che đằng sau lưng, khăn quấn đầu, xà cạp.Váy hình nón cụt, xếp xèo rộng, khi di chuyển đu đưa như sóng lượn VáyH’mông Trắng làm bằng vải lanh, váy H’mông Hoa có thêu hoặc in hoa văn ởgấu tay Váy H’mông Xanh may bằng vải lanh ở sát gấu váy thêu hoa văn hìnhchữ thật hoặc hình vuông Váy H’mông Đen lại ngắn hơn tuy cùng kiểu dáng vớicác nhóm khác
Áo của phụ nữ H’mông Trắng xẻ ngực có thêu hoa văn ở cánh tay và yếmlưng, áo của phụ nữ H’mông Hoa xẻ nách, trên vai và ngực có nẹp vải màu, thêuhoa văn con ốc Áo phụ nữ H’mông Xanh mở chếch ngực, xẻ thẳng về bên trái,cài bằng một cái cúc, nẹp đắp thêm những miếng vải màu nhỏ
Trang phục nam giới: Nam giới mặc quần áo màu chàm, màu đen Áo xẻ
nách, mở vòng qua dưới cổ, trên ngực, chéo qua phải Áo ngắn, hở da bụng.Người giàu thường thêu hoa văn sặc sỡ trên hai cánh tay áo trông như đeo vòng
ở ngoài áo Ở Sa Pa, nam giới còn mặc áo khoác ngoài, đó là chiếc áo dài để hở
Trang 23ngực, không cài cúc, cộc tay, như kiểu áo gilê Trong các dịp lễ tết, hội hè, đồngbào hay mặc áo này thể hiện sự lịch sự tôn trọng mình và tôn trọng mọi người.
Trang sức:Trang sức là nhu cầu thẩm mỹ vừa là kheo cái của; đôi khi còn
mang màu sắc mê tín Đồ trang sức của người H’mông được làm chủ yếu bằngbạc Đó là các loại trang sức thông thường như: khuyên tai, vòng cổ, vòng tay,
bộ xà tích, nhẫn…
* Tôn giáo – tín ngưỡng
Dân tộc H’mông còn bảo lưu rất nhiều tàn dư tôn giáo nguyên thuỷ như :Thờ cúng tổ tiên ma nhà và thờ thần bản mệnh của cộng đồng “giao”, vật linhgiáo, saman giáo, các loại ma thuật…Người H’mông quan niệm, thế giới thựcvật, động vật xung quanh đều có phần xác và phần hồn (người H’mông gọi làpli) Một khi thực thể bị chết (bị phân huỷ) thì linh hồn lìa khỏi xác thành ma
Ma thì có ma lành và ma dữ Ma lành ban phúc, ma dữ giáng họa Đối với đồngbào H’mông, con dữ đáng sợ nhất là ma “ Ngũ hải” Tức là loại ma người sống
có thể hại người và súc vật giống như ma gà, ma kì lân của người Tày, Nùng.Tôn giáo – tín ngưỡng đã hoà quyện với các lễ thức hội hè tạo nên những sắcthái, sự phong phú trong đời sống văn hoá tinh thần người H’mông
* Văn học nghệ thuật dân gian
Văn học nghệ thuật dân gian của dân tộc H’mông rất phong phú, bao gồmtruyện cổ, dân ca, câu đó… phản ánh khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân
và nhận tức của họ về tự nhiên, xã hội, con người Các loại hình nghệ thuật múa,hát, thêu dệt…thể hiện những hiện thực cuộc sống từ tình yêu nam nữ, đến các lễhội và sinh hoạt tín ngưỡng…Qua đó, người H’mông muốn nói lên khát vọngvươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn không còn những luật lệ hà khắc như cảnh đối
xử nghiệt ngã của nhà chồng đối với các nàng dâu, những tên quan tàn bạo…
Tiểu kết
Trang 24Nhìn chung, với điều kiện thiên ưu đãi, có lịch sử hình thành và phát triểnkhá lâu đời, huyện Sa Pa nói riêng và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nóichung đã trở thành nơi cộng cư của rất nhiều các dân tộc, trong đó dân tộcH’mông là một trong những dân tộc điển hình Trong ba lần di cư từ miền Namcủa Trung Quốc cách ngày nay hơn 200 năm thì có hai lần người H’mông đếncác huyện của Lào Cai Từ đó đến nay, các ngành của dân tộc H’mông đã cùngnhau tạo dựng lên một thứ văn hoá đặc sắc mang một phong thái rất riêng Đó là
hệ thống đời sống văn hoá vật chất với thiết chế xã hội nhỏ nhưng bền vững, môhình canh tác nương rẫy với kỹ thuật đa canh và thâm canh Đó là hệ thống vănhoá tinh thần phong phú đạt tới đỉnh cao là văn hoá dân gian Những giá trị vănhoá này đã góp phần đưa người H’mông vượt khỏi những cam go của lịch sử,bảo vệ sự sinh tồn của tộc người và bản sắc văn hoá Trong đó, phải kể đến vaitrò của cây lanh trong việc góp phần tạo dựng và duy trì những giá trị văn hoá
đó Có thể nói, cây lanh là thứ nguyên liệu quý và quan trọng đã làm lên biết bao
bộ trang phục, những áng thơ ca đậm chất dân gian và con người H’mông, haycao hơn nữa nó còn là chất keo vững chắc trong việc cố kết cộng đồng các nhómH’mông với nhau
Trang 25CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA CÂY LANH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI H’MÔNG Ở SA PA – LÀO CAI
2.1 Cây lanh là nguyên liệu để tạo ra vải của người H’mông.
2.1.1 Khái quát về cây lanh
Ăn, mặc, ở là ba thành tố sinh hoạt cần thiết của loài người nói chung,trong đó mặc là một nhu cầu quan trọng của đời sống con người Nhưng nguyênliệu làm ra quần áo, cách cắt, và màu sắc quần áo của các dân tộc thì không mộtdân tộc nào giống dân tộc nào Cư dân chăn nuôi dùng lông gia súc chế biếnthành len, dạ rồi tạo ra các loại quần áo Những cư dân săn bắt thì tận dụng dacủa động vật để làm ra đồ mặc Đối với cư dân trồng trọt thì thì thường trồng cácloại cây có thớ, để dệt ra vải làm ra quần áo
Khác với người Kinh dùng sợi tơ tằm, người Tày, Thái, Mường hay cácdân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á dùng sợi bông, đay, cói để dệt ra vải, thìngười H’mông lại chọn một loại cây có thớ, được nhiều dân tộc trên thế giớitrồng đó là cây lanh
Cây lanh (chaoz mangx), tên Latinh là Linum usitatissimum, thuộc họ gaimèo, có tên gọi khác là cây “áma” [20,31] Là cây công nghiệp ôn đới cho sợi đểdệt vải, loại cây này được nhiều nước trên thế giới trồng như Anh, Pháp, Nga,Thuỵ Điển, Ba Lan, Tiệp Khắc, Ảrập, Tây Ban Nha, vùng quanhValencia Trong các câu truyện cổ nước ngoài cũng thường nhắc đến loại cây
Trang 26lanh dưới một tên khác như cây “Tầm ma”: Nàng Lisa trong "Bầy chim thiên nga" của Andersen cũng đi ra nghĩa địa vào ban đêm để lấy cây tầm ma về đan
áo cho các anh mặc để họ từ thiên nga biến lại thành người
Ban đầu cây được trồng nhằm lấy nguyên liệu sản xuất ra giấy viết là chủyếu và sau này mới dùng làm nguyên liệu chế biến ra sợi để dệt vải Ngoài ra hạtcủa cây cũng là loại thực phẩm có nhiều tinh dầu, do vậy, hạt lanh dùng trongcông nghệ chế biến dầu ăn và sản xuất ra xà phòng Đặc biệt là hạt của cây lanhcòn chứa nhiều nguyên tố có thể dùng trong y học chữa bệnh, trong đó như nó lànguyên liệu chính sản xuất ra thuốc Omega – 3, hay có mặt trong các dược liệuchữa tiểu đường
Cây cao từ 0,7 – 1,2 m, là loại cây thân cỏ, lá nhọn và nhỏ, thân cây thẳngmàu xanh có nhiều đốt, có hoa màu xanh lam hoặc màu trắng hồng, quả nhỏ hìnhcầu có chứa hạt Thời gian sinh trưởng từ 2 đến 3 tháng, nhiệt độ thích hợp từ 15– 20 0C Là loại cây ưa đất ẩm, cần có nhiều nắng và cần ít gió, do vậy, cây lanhthường được trồng trong các thung lũng, đất nhiều phù sa để cây lanh phát triểntốt cao và thẳng ít mấu sẽ tạo ra được những sợi lanh dài, dai, bóng, đẹp
2.1.2 Quá trình trồng lanh
Trước đây khi ngô trên nương đã cao bằng đầu gối, lúa dưới ruộng đã cấyxong, người Mông chuyển sang cày, bừa cho đất tơi xốp rồi gieo hạt lanh Làmxong cỏ ngô thì vườn lanh đã xanh Khoảng ba, bốn tháng, lanh cao bằng đầungười, khi cây to bằng đầu đũa, chưa kịp phát tán cành là thu hoạch được Khithu hoạch những cây to hơn sẽ được giữ lại để phát cành, tỏa tán rồi ra hoa, kếtquả, giữ lại làm giống cho mùa sau
Cây lanh thường được trồng bằng cách gieo hạt cùng với ngô vụ mùa, saukhi gieo hạt khoảng 3 đến 4 tháng thì được thu hoạch Cây lanh được cắt và bỏhết phần cành lá, rồi đem về phơi khô mới tước vỏ làm từng sợi nhỏ nối vàonhau tạo thành sợi chỉ dài
Trang 27Đây là bước đầu tiên trong quá trình trồng cây lanh và nó là một bướcquan trọng Khi thu hoạch cây lanh thì người ta thường chọn những cây to cao,thẳng để lại để làm giống cho vụ sau Cây làm giống sẽ tiếp tục được nuôi tiếpcho đến khi có quả chín to, để khô trên nương sau đó nhặt về, phơi khô và bảoquản cẩn thận Năm sau đến vụ gieo hạt thì mang quả ra giã, chọn lấy hạt mẩy vàchắc, không bị mối mọt ăn, mang đi theo Lượng hạt giống lanh cho một mảnhnương rộng chừng 50m2 là 3,5 kg hạt giống.
*Chọn đất trồng lanh
“Đất trồng lanh phải là đất màu mỡ nhất, thường là ven chân núi hay
các thung lũng nhỏ, có nhiều nắng, và phải đảm bảo sao cho nương lanh được chiếu sáng cả ngày.” (Giàng Thị Mú, 28 tuổi, Sử Pán – Sa Pa)
Nương được chọn để trồng lanh là nương đất tốt, tương đối bằng phẳng,
có độ ẩm cao, thoáng gió, không có cây to che phủ Nương trồng lanh khôngnhất thiết phải gần nhà, miễn là đáp ứng được yêu cầu trên Theo kinh nghiệmtrồng lanh của người H’mông, nếu trồng lanh để lấy sợi dệt vải người ta gieo hạtlanh vào nơi đất tương đối bằng phẳng (lanh ruộng) và gieo với mật độ dàykhoảng 14-16cm một hốc và phải gieo đều nhau Xung quanh khu trồng lanh nàyngười ta phải dọn cỏ, phát quang, cây lanh mới mọc thẳng, mọc đều, sợi lanhmới tốt Nhưng nếu trồng lanh để lấy hạt giống cho vụ sau thì người H’môngthường gieo hạt lanh trên các nương dốc (lanh nương) với mật độ gieo hạt thưahơn để cây lanh to phát triển nhiều cành ra hoa kết quả cho nhiều hạt
*Gieo trồng
Tháng 3 – 4 âm lịch là tháng mà đồng bào H’mông gieo hạt lanh Trướckia sau khi dọn, đốt nương xong người ta mới tiến hành chọc lỗ và tra hạt ngaynên năng suất thấp Công cụ là gậy chọc lỗ vót nhọn một đầu, giỏ đan bằng trenứa để đựng hạt Khi gieo hạt người phụ nữ phải đeo giỏ vào thắt lưng và cầmgậy, chọc lỗ đến đâu thì tra đến đấy
Trang 28Ngày nay, họ tiến hành làm đất rất kỹ, tỉ mỉ trong từng công đoạn Trướctiên phải mất một số công để cày, cuốc đất để ải rồi bừa phẳng, những hòn đất tophải dùng quốc đập ra cho nhỏ, tơi xốp và sạch cỏ Công việc này đòi hỏi nhiềucông sức và sự tỉ mỉ, kinh nghiệp nên phải mất 2 – 3 ngày mới xong Sau khi trahạt xong thì dùng cuốc san phẳng chứ không đánh luống, rồi rắc một chút phânchuồng lên trên Phân dùng để rắc lên trên phải được ủ hàng tuần để phân mục
ra, tơi xốp, không ai dùng phân tươi để rắc lên nương lanh cả
Trong khi gieo hạt lanh thì đòi hỏi kỹ thuật khéo léo của đôi bàn tay chị
em phụ nữ người H’mông, bởi lẽ muốn có những nương lanh tốt, cây cao to vàthẳng thì phải gieo đều tay, thường thì phải gieo mức độ khá dày hạt Xưa kia khitrong quá trình sinh trưởng của cây lanh, người H’mông thường lấy nước giải vàphân động vật để bón cho cây, nhưng ngày nay đều thay thế bằng đạm và kali,vừa tiện dụng vừa cho năng suất cao “Công việc gieo hạt và chăm bón cây lanh
là của người phụ nữ, nam giới ít khi làm và thường ”
“Cây lanh thường được trồng vào tháng hai, tháng ba âm lịch, khi thời tiết đã nắng ấm, hạt lanh dễ nảy mầm và thu hoạch vào tháng năm tháng, sáu
âm lịch Lanh trồng trong ba tháng phải thu hoạch ngay, nếu để già sợi lanh sẽ không thẳng và kém dai” (Lý Thị Súa, 32 tuổi, xã Lao Chải- Sa Pa).
2.1.3 Quá trình chế biến lanh
*Thu hoạch lanh
Tháng 6 – 7 là mùa thu hoạch cây lanh, gặt xong, lanh được chuyển vềnhà để tiện cho việc phơi và tránh trời mưa làm hỏng lanh Khi phơi người tanâng bó lanh lên cao rồi làm động tác xoay thật nhẹ lúc thả gốc lanh tạo dángnhư tấm váy xòe Họ chặt và róc hết lá, sau đó bó thành những bó nhỏ đem vềnhà phơi Phơi nắng to 3 – 4 ngày theo kiểu sáng phơi tối cất vào, khi vỏ câylanh đã khô săn lại thì lại phơi sương hai đêm tiếp đó lại phơi một ngày nắng tonữa là được Khi phơi đủ độ họ mang ra tước lấy vỏ, còn cây làm củi đun
Trang 29Vào các buổi tối khi công việc đã xong người Mông mang lanh ra tước.Vừa tước họ vừa kể cho nhau câu chuyện về cây lanh, chuyện kể rằng:
“Ngày xửa ngày xưa, tiên nữ con gái út của Ngọc Hoàng đã đến tuổi cập
kê, nhưng nàng bị vua cha cấm cung không cho giao du với bất kỳ ai, trong khi các chị thì vui đùa ríu rít rồi bay đi khắp xứ rong chơi đến tối mịt mới về Hàng ngày ngồi buồn, tiên nữ ra bậu cửa ngắm nhìn trần gian, bỗng thấy một chàng ngư sinh thân hình lực lưỡng, nhưng ăn mặc rách rưới cứ tha thẩn bên bờ biển Thừa lúc vua cha vắng nhà, tiên nữ liền bay xuống trần gian Hai người vừa trông thấy nhau đã quyến luyến không rời Chàng ngư sinh chính là con trai của Long Vương Về đến nhà, không thấy con gái út đâu, Ngọc Hoàng nổi giận sai quân đi tìm Sợ quá 2 người liền chạy về phương trời Tây Khi trời yên bể lặng, hai người tính kế sinh nhai Trong khi tiên nữ trở về trời lấy các giống loài thì ngư sinh đã kịp lùa chân tạo ra những cánh đồng bằng phẳng phì nhiêu Về trời, Tiên nữ mới với tay lấy bao hạt màng (hay còn gọi là hạt lanh của người Mông ngày nay) thì Ngọc Hoàng phát hiện, liền túm tay con gái kéo lại Lúc giằng co, những hạt lanh trong bao bị đổ vãi xuống hạ giới Thế là từ đó người Mông giữ được giống lanh cho đến ngày nay”(Giàng Thị Sung, 70 tuổi, xã Tả Pình – Sa Pa)
Tước sợi lanh:
Để sợi lanh đều nhau thì khi tước lanh người Mông thường chia từ gốcđến ngọn ước chừng một phần tư rồi bẻ cây lanh, sau đó tước lấy sợi cho đều tùycây lanh to hay nhỏ rồi luồn ngón tay tước về phía ngọn trước (khi tước luôn nhớ
để cho sợi lanh trôi trên móng tay để khỏi bị cắt vào da thịt)
“Lanh đã tới độ thu hoạch thì phải chặt cả cây, đem về phơi vài ngày cho tái, sau đó tước lấy vỏ Vỏ cây lanh được tước ra thành các sợi nhỏ Việc tước lanh rất cần những bàn tay khéo léo, kinh nghiệm mới tước được sợi lanh dài từ gốc đến ngọn, bàn tay vụng về chỉ tước được đến nửa thân sợi lanh đã bị đứt”( Giàng Thị Mỉ, 40 tuổi, xã San Sả Hồ - Sa Pa).
Trang 30Tước xong phần ngọn mới tước đến phần gốc Từng sợi lanh được hợp lạithành từng đọn (bó) Những đọn lanh được cho vào cối giã vừa mềm, vừa săn.Sau khi giã xong sợi lanh sẽ được kết lại với nhau Từ đây ta thấy đi đâu hayngồi chỗ nào phụ nữ Mông thường mang bên mình một đọn lanh rồi rút từng sợi
ra nối, phần đã nối được quấn trên mu bàn tay, rồi được xe lại bằng guồng Saukhi xe xong người ta cho vào chảo đun sủi lăn tăn, sợi lanh được vớt ra và ngâmvới nước vôi trắng, rồi mới thành sợi dệt vải
Từ hạt giống lanh để trở thành tấm vải với hoa văn đặc sắc không bị hòalẫn phải đổ biết bao là mồ hôi và sự cần cù, khéo léo của người phụ nữ Mông
Bộ quần áo bằng vải lanh không chỉ được mặc trong các dịp lễ tết mà còn là bộquần áo khi lên nương xuống ruộng Người Mông có câu:
“Gái đẹp mà không biết làm lanh cũng xấu
Gái xinh không biết cầm kim cũng hư”.
Tước sợi lanh phải đảm bảo các sợi lanh nhỏ và đều nhau, công việc nàybước đầu chứng tỏ sự cần cù, tỉ mỉ, thận trọng và khéo léo của những người phụ
nữ H’mông Khi đã tước vỏ thành các sợi rồi cho vào cối giã khoảng 15 phút chosợi mềm ra, các thớ lanh lúc này vỡ ra thành rất nhiều các sợi nhỏ, từ đó ngườiphụ nữ H’mông dễ dàng tước thành các sợi lanh nhỏ hơn nữa
Có thể nói suốt năm, suốt tháng những người phụ nữ H’mông không rờinhững sợi lanh Ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì chúng ta đều thấy trên tayhay ở thắt lưng, ở trong các gùi đựng họ đều mang theo những sợi lanh để tranhthủ tước và nối những sợi lanh với nhau Nối sợi nọ với sợi kia bằng cách táchđôi một đầu sợi rồi lấy đầu sợi kia đặt vào giữa hai khe tước, dùng tay xoắn lại,đầu nối hai sợi phải phẳng, không có mấu của việc nối và khi xoắn vào nhau saođảm bảo hai đầu dây không bao giờ bị tuột Công việc này người phụ nữH’mông làm liên tục, từ ngày này sang ngày khác mà không nhất thiết phải là lúcnhàn rỗi hay đến mùa dệt vải
Trang 31Những búi lanh nhỏ này có thể được bảo quản bằng cách cho vào các baotải hay treo gần bếp nhằm tránh gián và chuột và các tác động của môi trường.Khi sợi lanh được tước và nối với nhau thành các búi lanh nhỏ thì chúng đượccuộn vào các thanh gỗ hình lục giác để chuẩn bị cho quay sợi Công đoạn quaysợi cũng giống như các dân tộc khác, cũng có khung cửi, con thoi và các dụng cụphụ khác
* Luộc sợi lanh
Bước cuối cùng của công đoạn chế biến sợi là luộc sợi Sợi lanh có màu
xanh nhạt, muốn cho sợi lanh có màu trắng ngà để dệt vải thì những ngườiH’mông đã dùng đến các tro bếp Tro bếp phải sàng lọc hết cái bẩn, những mẩuthan củi chưa cháy hết Chỉ lấy tro sạch, nhỏ, đã cháy hết Lượng tro bếp cầnthiết để làm công việc này theo đồng bào ước lượng khoảng 1 – 2 gáo múc nước(từ 0,8 – 1 kg) cho vào một nồi nước to khoảng 20 lít nước, đun sôi hỗn hợp đólên, khuấy đều và thả sợi vào luộc, đun sôi tiếp đến một giờ đồng hồ, sau đó bắc
ra để nguội, vớt ra cho ráo nước
Người ta rắc một lớp tro xuống lấy một lớp vải lanh phủ lên trên, để cáccuộn lanh vừa được luộc xong vào giữa, rồi lấy một miếng vải lanh khác phủ lêntrên lại rắc tiếp một lượt tro nữa để đó ủ như vậy đủ ba ngày thì mang ra suốigiặt Tiếp đó lại pha một nồi nước với tro bếp rồi đun sôi, thả các cuộn lanh vàoluộc lần thứ hai, rồi lại vớt và đem đi ủ, một ngày một đêm bỏ ra đi giặt Cứ nhưvậy làm hai lần nữa là được sợi lanh trắng
Công việc luộc sợi lanh được tiến hành đầu mùa dệt vải, số sợi luộc rồi thìphải dệt hết, đến mùa dệt sau thì lại làm tiếp chứa không để lưu lại Sợi lanh đãđược làm trắng sạch trước khi đưa lên khung cửi được quấn vào suốt chỉ Lõisuốt làm bằng ống nứa nhỏ để đưa vào khe giữa của con thoi
“Sợi lanh sau khi tước được buộc thành những chùm sợi đều nhau đem giã cho những sợi mềm và xơ, sau đó được tước ra thành từng sợi và nối lại với nhau rồi cuộn lại từng cuộn bằng con “xò” kẹp ở tay Cuộn lanh sau khi nối
Trang 32được đem ngâm với tro bếp, luộc chín cho bong hết vỏ xanh, giặt sạch, luộc lại lần nữa với nước hoà sáp ong khoảng bốn đến năm giờ, vớt ra để ráo nước, dùng đoạn gỗ tròn lăn lên sợi lanh tới lúc sợi thẳng, sạch và bóng là được Sợi lanh lúc này được gọi là xé Xé được xe tiếp thành các con chỉ rồi đưa lên khung dệt ”(Vàng Thị Sày, 60 tuổi, San Sả Hồ - Sa Pa).
Quá trình tạo nguồn nguyên liệu để dệt vải là quá trình mất nhiều thời gian
và công sức nhất, trong quá trình này sự phân công lao động hoàn toàn mangtính chất tự nhiên theo lứa tuổi và giới tính Người đàn ông trong gia đìnhthường chỉ tham gia cày bừa chuẩn bị đất để gieo hạt lanh và thu hoạch lanh.Còn người phụ nữ đảm nhiệm toàn bộ công việc từ tuốt sợi, chế biến sợi vàchuẩn bị cho công việc dệt vải Chính vì tính chất công việc đòi hỏi sự cần cù, tỉ
mỉ và khéo léo nên người phụ nữ H’mông quanh năm suốt tháng không rờinhững sợi lanh và những cuộn lanh
“Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế.” [9,56]
* Kỹ thuật dệt vải
Người H’mông giống với nhiều các dân tộc anh em khác trong việc sángtạo và tự làm ra quần áo và vải vóc khác Có thể nói, người H’mông không chỉnổi tiếng với các nghệ thuật về âm nhạc và ngôn ngữ, mà nổi trội hơn là các nghèthủ công truyền thống của họ Với bàn tay khéo léo họ đã tự tay mình làm ra cácsản phẩm mang tính mỹ thuật và chất lượng cao như nghề rèn, nghề đan lát, nghềdệt vải
Thực ra, nếu xưa kia gọi là “nghề” có lẽ không chính xác, vì các sản phẩm
họ làm ra chỉ đủ phục vụ cho chính họ, còn nếu thừa ra chỉ dùng làm các lễ vật,vật hiến tế trong cưới xin, tang ma, lễ hội…Nhưng, ngày nay, khi kinh tế thịtrường đã “len lỏi” vào các làng bản của họ, nhất là ở Sapa với ngành du lịch
Trang 33nghề thủ công thật sự Trong đó, nghề dệt vải đang được chính đồng bàoH’mông và khu du lịch Sapa chú trọng phát triển Do vậy, những năm gần đây,trên Sapa đã đưa làng Cát Cát trở thành một làng nghề thủ công mỹ nghệ vớinghề vải lanh truyền thống, thu hút được rất nhiều khách du lịch thăm quan.
Song cũng phải nhấn mạnh rằng, không phải cho đến lúc kinh tế phát triển
họ mới phát huy những nghề thủ công đó Từ xa xưa, người H;mông đã đượcbiết đến là một tộc người rất khéo léo trong may vá và tạo màu sắc hoa văn trêntrang phục Từ cây lanh, cây chàm, sáp ong và các kỹ thuật giản đơn, họ đã sángtạo lên một nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc Nghề dệt vải được phát huy đến tầmcao của nghệ thuật hội hoạ và kỹ thuật may vá Họ duy trì nghề dệt vải khôngphải vì kinh tế, mà đơn giản là các sản phẩm đó tạo ra từ lanh - một loài câymang tín hiệu tộc người, nhắc nhở họ luôn luôn nhớ về cội nguồn Vì thế, dùhiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải khác nhau, bền hơn, đẹp hơn, nhưng
họ vẫn thích dùng loại vải lanh đó, loại vải mà do chính bàn tay, công sức laođộng của họ làm ra
- Công cụ dệt vải
Công cụ dệt vải của người H’mông là khung dệt “ Ndêx ntus” khá đơngiản, gọn nhẹ, không đồ sộ, phức tạp như những dân tộc khác Họ thường đặtkhung dệt ở những nơi thoáng mát như ngoài hiên nhà hay gần cửa sổ Khung làhai thanh gỗ có tiết diện 12 cm x 12 cm, cao từ 1 – 1,5 m dựng đứng cách nhau
50 – 60 cm, giữa hai thanh gỗ có ba hoặc bốn thanh gỗ nhỏ hơn liên kết với nhaubởi hệ thống mộng tạo thành khung dệt vải Con thoi dệt khá to, dài khoảng 50
cm, rộng 12 cm, dày 5 cm Khi dệt người phụ nữ H’mông phải buộc hai thanh gỗdựng đứng dựa vào cột nhà và thêm chiếc ghế cao để ngồi
- Kỹ thuật dệt vải
Khi ngồi dệt cơ thể của người dệt trở thành một bộ phận của khung dệt.Phần sợi trải ra chưa dệt được quấn vào một thanh gỗ lớn hình dẹt đặt đối diệnvới người dệt Những sợi đang dệt được quấn chặt vào thanh gỗ, cứ mỗi một lượt
Trang 34lại có một thanh tre nhỏ để ngang, cách biệt giữa các lớp sợi Thoi dệt các tácdụng luồn sợi qua và luồn sợi lại, đồng thời có tác dụng dập vào mảnh vải chocác sợi khít vào nhau Đồng thời, người H’mông còn sử dụng các lược để nénsợi, có tác dụng làm sóng sợi vải và cùng với con thoi dập từng sợi vải vào nhaucho khít và chắc hơn Ngoài ra, chân thuận của họ điều khiển một sợi dây nối vớicái cần để tác động đến cái lược nén vải, mỗi khi luồn sợi lanh vào, họ lại dập cáilược nén sợi, sau đó thả lỏng chân cho lược trở về vị trí ban đầu, cứ như vậy với
sự cần mẫn liên tục, tranh thủ những lúc nhàn rỗi, họ làm ra các mảnh vải lanhquý giá
- Kỹ thuật nhuộm vải
Cây chàm (Chaoz gangx) là loại cây được nhiều dân tộc thiểu số của nước
ta dùng làm nguyên nhuộm vải Cây chàm là loại cây thân gỗ, mọc thành búi caokhoảng 0,5 – 2 m Cây thường mọc tự nhiên (không được các dân tộc chủ độnggieo trồng, vì cây chàm rất dễ sống và sinh sôi rất nhanh) ở ven suối hay cácchân núi có nhiều nước, vì cây ưa ẩm
Nhuộm chàm là công việc khá tỷ mỉ đòi hỏi phải kiên trì và dầy dạn kinhnghiệm Chàm thường được trồng vào tháng 3- 4, thu hoạch vào tháng 6 - 7 Câychàm được cắt thành từng bó đem về ngâm vào chum, vại, khi lá chàm nát ngấmthì vớt ra bỏ bã Nước chàm được lọc kỹ qua một cái rá đựng chấu, sau đó chovôi bột vào nước rồi khuấy thật đều, cho nhiều hay ít vôi tuỳ thuộc vào lượngnước chàm Ngoài vôi còn có tro bếp, tro được đựng trong một cái rổ có lót láchuối, đổ nước vào chảy xuống cái chum nhỏ, dung dịch này để từ 3-5 ngày rồitrộn với nước vôi ngâm chàm và để lắng, khi nào thấy nước trên mặt có mầu nâunhạt thì gạn đi để lấy phần chàm và vôi lắng ở dưới chum, đó chính là caochàm.Khi nhuộm vải, lấy cao chàm hòa với nước đun với lá ngải cứu để nguộipha thêm ít nước tro vào rượu rồi khuấy đều Khi đã pha xong muốn thử phải lấy
Trang 35Người H’mông thường nhuộm chàm vào tháng 7-8, vì thời gian này trờinắng nhiều, vải mau khô và bắt mầu tốt Trước khi nhuộm phải ngâm giặt chothật kỹ để vải hết hồ mới dễ bắt màu và khi sử dụng không bị loang lổ Khinhuộm cho vải chìm ngập trong nước chàm, dùng tay hoặc chân đạp thật kỹ chovải thấm đều, công đoạn phải làm thật nhiều lần (ngày phơi nắng, đêm ngâmchàm) nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao có màu sắc xanh sẫm Đây cũng
là công đoạn cuối cùng trong kỹ thuật chế biến và nhuộm chàm của ngườiH’mông
* Kỹ thuật trang trí
- Kỹ thuật thêu
Trên trang phục của các ngành H’mông nói chung, chúng ta thấy họ cónhững hoa văn vô cùng bắt mắt, thể hiện sự khéo léo và óc sáng tạo của ngườiphụ nữ H’mông Họ sử dụng các sợi lanh được nhuộm màu và mua các loại sợichỉ, tơ màu của người Kinh về làm nguyên liệu thêu Loại kim thêu có hai loạichính là loại kim nhỏ để thêu các hoa văn nhỏ và kim loại lớn thêu các hoa vănchủ đạo có kích thước lớn trên xà cạp, mũ, thắt lưng Cũng như nhiều phụ nữ dântộc khác, phụ nữ H’mông được các bà, các mẹ truyền lại các kỹ thuật thêu cùngcác hoa văn, hoạ tiết thông qua thực tế các trang phục Do vậy, khi thêu hoa văntrên trang phục, các phụ nữ H’mông không cần có các bảng mẫu hoa văn trướcmặt Hoa văn của họ bao gồm nhiều loại như: hình quả trám, tam giác, hình xoáytrôn ốc, hình chữ S…Kỹ thuật thêu của người H’mông ở Sapa có các kiểu thêu làthêu luồn, thêu xuyên, thêu buộc
Thêu luồn là kiểu thêu được thực hiện trên tấm vải lanh chưa nhuộm Họ thêutheo kiểu luồn kim qua lại trên bề mặt miếng vải Họ đan những sợi chỉ có màu vàonhau sao cho khít lại thành các hoạ tiết, hoa văn phụ làm nổi bật hoa văn chủ đạo
Trang 36Thêu buộc là kiểu thêu làm hoa văn nổi lên trên bề mặt miếng vải Họluồn kim qua hai lớp vải, vòng ngược lên rồi dùng mũi kim thắt thật chặt vào vải
Thêu xuyên là kiểu thêu dùng kim xuyên thủng xuống mặt sau của vải rồicách hai sợi vải lại đâm ngược lên, cứ móc hai lại đè hai sợi vải
- Kỹ thuật in sáp ong
Kỹ thuật tạo hoa văn bằng sáp ong là một sáng tạo nghệ thuật của ngườiphụ nữ H’mông Công cụ vẽ bao gồm loại bút có ngòi bằng đồng với nhiều dạngkích cỡ khác nhau gồm có : từ 2 đến 7 cái bút vẽ hình chứ T gắn ngòi đồng cókích cỡ khác nhau, vài cái khung hình tam giác làm bằng tre hoặc nứa kể in cácđoạn thẳng và góc Dùng các ống tre có đường kính to nhỏ khác nhau từ 1,5 cmđến 2 cm để in các hình tròn, một vài lá chít được ép phẳng dùng làm cữ Mộtchiếc nanh lợn rừng, một phiến đá dùng để miết vải cho nhẵn Sáp ong cho vàonồi đun chảy thành nước sau đó lọc thật kỹ cho hết tạp chất Sáp phải có độloãng cần thiết mới in được, nếu loãng quá khi in hoa văn hay bị nhoè, đặc quáthì sáp ong không ăn vào vải Khi in người ta căng tấm vải trắng trên phiến đá,dùng răng nanh lợn miết cho tấm vải thật phẳng, chia tấm vải thành nhiều ô cộtbằng nhau, công việc in ấn được làm liên tục khi nào hết khô vải mới được nghỉ
- Kỹ thuật ghép vải
Để có một bộ trang phục ưng ý, người phụ nữ H’mông phải có một quátrình lao động thực sự, ngoài sự chăm chỉ thì yếu tố kỹ thuật vô cùng cần thiết.Bởi qua trang phục, người phụ nữ H’mông được nhìn nhận, đánh giá về đạo đức
và phẩm hạnh Do vậy, để trang trí cho sản phẩm của mình, các phụ nữ H’mông
ở Sapa sử dụng nhiều đến kỹ thuật chắp ghép vải Với kỹ thuật này, họ đã tạo racác thanh nẹp ở cổ áo, gấu váy, ống tay áo… có vai trò làm cho các chỗ đó cứnghơn, bền hơn Qua đó, họ cũng tạo ra sự đan xen nhiều loại màu sắc vào trangphục, làm trang phục của họ trong rực rỡ hơn
Kỹ thuật chắp ghép vải tạo thành các vạch đường nhỏ, xinh xắn nhiều màu
Trang 37ghép chủ yếu là các gam màu nổi trội như: màu đỏ, hồng, xanh, vàng Các phụ
nữ H’mông thường sử dụng các loại vải có hình dạng như: hình vuông (ở cổ áo),tam giác ở váy hoặc ống tay, hình hộp chữ nhật ở mũ hoặc dây lưng
Ngoài ra, người H’mông ở Sapa còn nổi tiếng với các kỹ thuật ghép cáchạt cườm, đồ trang sức, lục lặc, xà tích vào quần áo của họ Đặc biệt, ở trongtrang phục của các thầy cúng sẽ có nhiều loại này hơn
2.2 Vai trò của cây lanh trong sinh hoạt hàng ngày.
* Trong ăn uống
Người H’mông trồng lanh không chỉ dùng trong việc lấy sợi để làm ranhững cái áo, cái quần, mà với cây lanh người H’mông còn sử dụng trong ănuống Tận dụng mọi thứ có sẵn trong thiên nhiên làm thức ăn cũng là do xuấtphát từ cuộc sống khó khăn của các dân tộc thiểu số ở miền rừng núi, và cácquan niệm của đạo tôtem Tuy rằng, việc sử dụng các cành, lá, hạt lanh trong ănuống chỉ ở mức hạt chế, nhưng nó đã cho thấy người H’mông biết sử dụngnhững sản phẩm từ lanh
Với lá lanh thường được người H’mông sử dụng như một thứ gia vị, phụgia cho một món ăn nào đó để tăng sự hấp dẫn cho món ăn hay là thứ nguyênliệu để ăn kèm chữa bệnh Việc này giống như người Kinh sử dụng các loại lá
xả, gừng, hành cho vào các món ăn Khi nấu ăn, người H’mông cũng biết lựachọn các loại lá để làm phụ gia tăng thêm sức cuốn hút của món ăn
Lá lanh có vị hơi chua và chát được dùng để ăn sống như một loại cây ăngỏi nào khác, nhất là trong khi rang thịt gà thì người H’mông rất hay dùng lálanh để cho thịt gà thơm hơn, hay khi kho cá lá lanh cũng được dùng với mụcđích làm át đi mùi tanh của cá Đồng thời, khi chế biến món thắng cố - một món
ăn truyền thống của dân tộc H’mông, họ sử dụng khá nhiều phụ gia, trong đó lálanh cũng được đưa vào làm một vị đặc biệt Họ quan niệm rằng có như vậy món
ăn sẽ có đầy đủ hương vị của đất trời, rừng núi, của tộc người Như thế, thôngqua các hình thức ăn, uống, mặc…chúng ta liên tưởng đến một hiện tượng tôn
Trang 38giáo nguyên thuỷ đang được tồn tại ở tộc người, đó là: loại hình tô tem cây.Ngoài ra, lá lanh cũng được dùng để đun nước uống
“Ngày xưa, khi cuộc sống kho khăn thì việc sử dụng hạt và lá lanh trong
ăn uống giống như các loại thực vật dại rất phổ biến trong các nhóm H’mông, nhưng ngày nay cuộc sông đổi thay và được các cán bộ y tế nhắc bảo nên không còn dùng nhiều nữa, chỉ còn một số ít nhà dùng thôi.” (Giàng A Chớ, 24 tuổi, xã
Tả Phìn)
*Trong chữa bệnh
Với cây lanh, người H’mông đã biết sử dụng mọi phần của nó để trở thànhnhững vị thuốc có công dụng chữa bệnh nhất định Tuy rằng, nhiều nhómH’mông có quan niệm và có những cách chữa khác nhau nhưng dưới đây là cáckiểu chữa bệnh bằng lạnh vừa mang tính ma thuật nguyên thuỷ vừa mang tínhkhoa học hiện đại
Khi đau bụng người H’mông thượng lấy một nắm lá lanh, đem giã nhỏ rồihòa với nước để uống, hay hàng ngày họ thường cho lá lanh đun lấy nước uốngcho mát Khi bị ốm và sốt cao, người H’mông lấy lá lanh giã rồi hoà với nướccho người ốm uống còn bã của lá lanh thì dùng để đắp lên trán cho hạ nhiệtnhanh Hay trong một nồi thuốc xông cũng không thể thiếu những lá lanh, đôikhi chúng ta còn thấy người H’mông sử dụng lá lanh được nhai trong miệng rồiđắp lên vết thương để cầm máu
Trong Saman giáo, với các thầy cúng, khi làm lễ đuổi ma chữa bệnh chongười ốm thì cũng dùng lá lanh nhúng với bát nước vẩy lên khắp mình của người
bị bệnh (ma nhập), rồi sau đó buộc lá lanh ở đầu giường người ốm với ý nghĩa làxua đuổi tà ma, không cho quay lại làm hại người ốm nữa
Ngoài ra, hạt lanh cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh xổ rất hữu hiệu,nếu như có triệu chứng đau bụng và đi ngoài chỉ cần hái một chùm hạt lanh cònxanh đem giã nhỏ rồi hoà với nước uống, do vậy, người H’mông thường hái hạt