1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của du lịch đối với đời sống một số dân tộc ở huyện sa pa, tỉnh lào cai

29 456 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 395,32 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ HUỆ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HUYỆN SA PA,... Nhận thức rõ về tầm quan trọng củ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ HUỆ

TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI

VỚI ĐỜI SỐNG MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HUYỆN SA PA,

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Một số kết quả nêu trong luận văn chƣa đƣợc công bố trong một công trình nào khác

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2004

Tác giả luận văn

Trần Thị Huệ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ và Lãnh đạo Tổng cục

V, Đảng uỷ và Lãnh đạo Cục B12, Phòng Nghiên cứu khoa học và Tổng kết lịch sử, Tổng cục V, Bộ Công an, nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi tham gia khoá học và hoàn thành bản luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành với thày giáo trực tiếp hướng dẫn PGS,TS Hoàng Lương, người đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu Thầy đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp tôi định hướng đề tài nghiên cứu này ngay từ khi tôi còn là sinh viên đến khi trở thành học viên cao học của Khoa Lịch sử Thầy đã nghiêm khắc, giúp tôi đi thẳng vào vấn đề và bổ sung những khiếm khuyết của luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thày giáo trong tổ bộ môn Dân Tộc học, các thày ở Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại bộ môn và tại Khoa Lịch sử

Xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Duy Thiệu (Viện nghiên cứu Đông Nam á, Trung tâm KHXH&NV quốc gia, TS Trần Hữu Sơn (GĐ Sở Văn hoá và Thông tin tỉnh Lào Cai), cảm ơn cán bộ Công an tỉnh Lào Cai, Công an huyện Sa Pa, cán bộ Huyện uỷ và Hội đồng nhân dân huyện Sa Pa

và nhân dân nơi tôi đến nghiên cứu, đã cung cấp nhiều nguồn tư liệu quí, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện tốt những chuyến điền dã tại địa bàn Xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã trợ giúp có hiệu quả trong quá trình hoàn thành luận văn

Và sau cùng, ngoài nỗ lực của bản thân, bản luận văn hoàn thành nhờ

có sự cổ vũ, động viên, khích lệ và những giúp đỡ quí báu của gia đình và bè bạn

Trần Thị Huệ

Trang 4

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

B/Q : bình quân

GS.TS : Giáo sư tiến sĩ

IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (International Union for

Coservation of Nature)

KHXH & NV : Khoa học xã hội và nhân văn

PTTH & THCS : Phổ thông trung học và trung học cơ sở

Sở KHCN & MT: Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường

Trang 6

1.1- Điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa

19 1.1.1- Vị trí địa lý

19 1.1.2- Đặc điểm tự nhiên

19 1.2- Các dân tộc ở huyện Sa Pa

21

1.2.1- Sự phân bố các dân tộc

21

1.2.2- Đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội

22

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN SA PA

31 2.1- Vị trí điểm du lịch Sa Pa trong tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam

31

2.2- Sa Pa trong cơ cấu du lịch của tỉnh Lào Cai

32

2.3- Tiềm năng phát triển du lịch ở Sa Pa

36

2.3.1- Tiềm năng du lịch tự nhiên

37

2.3.2- Tiềm năng du lịch nhân văn

Trang 8

bảo vệ môi trường sinh thái

3.3.1- Quy hoạch phát triển và quản lý du lịch

118 3.3.2- Tổ chức, xây dựng thêm các loại

Trang 9

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP TƯ LIỆU

137 PHỤ LỤC

139

1 Bản đồ, biểu đồ và sơ đồ:

1.1- Bản đồ hành chính huyện Sa Pa

140 1.2- Biểu đồ dân số và mật độ dân số huyện Sa Pa

141

1.3- Sơ đồ phạm vi ảnh hưởng của du lịch Sa Pa

142

1.4- Sơ đồ dự kiến các tuyến và phạm vi khai thác du lịch khu vực Sa Pa

143

2 Một số hình ảnh liên quan đến đời sống của người H’mông và người Dao đỏ

144

3 Các kiểu chạm khắc hình người ở khu đá cổ Tả Van

162 4 Một số khái niệm về du lịch

163 5 Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hành động

du lịch Lào Cai giai đoạn 2001-2005

167

6 Đề án phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn

Trang 10

8 Bảng số liệu về công xuất sử dụng phòng khách sạn trên địa bàn

huyện Sa Pa-Lào Cai (1994-1998)

206

9 Bảng số liệu về doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn

huyện Sa Pa-Lào Cai (1994-1998)

207

10 Bảng số liệu về lao động trong ngành du lịch trên địa bàn

huyện Sa Pa-Lào Cai (1994-1998)

208

Trang 11

DẪN LUẬN

1 Lí do chọn đề tài:

Trong vài thập kỷ qua, nhân loại đã được chứng kiến nhiều sự biến đổi lớn lao của các nền văn hoá Cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay trên mọi lĩnh vực, sự giao lưu ảnh hưởng giữa các nền văn hoá cũng phát triển mạnh mẽ Trong đó, các hoạt động du lịch của con người đóng vai trò quan trọng, là cầu nối cho sự giao lưu, tiếp biến và ảnh hưởng văn hoá, kinh tế, xã hội của các nền văn minh trên thế giới, của các quốc gia, dân tộc, đưa đến sự biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân loại Hàng trăm triệu người tham gia vào các luồng du lịch làm cho các nền văn hoá ở khắp

mọi nơi trên trái đất có cơ hội để gặp gỡ, giao lưu với nhau Có thể nói, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh Trong

vòng 30 năm (từ 1960 đến 1991), số khách du lịch trên thế giới tăng khoảng

64 lần, thu nhập quốc dân từ du lịch tăng khoảng 38 lần Sự phát triển có tốc

độ chóng mặt của du lịch với một lợi nhuận lớn thu được đã khiến nhiều nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia coi du lịch như một ngành kinh

tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mình

Từ đó cũng mở ra cho họ nhiều khả năng tạo việc làm cho phần đông số dân thất nghiệp đồng thời mở rộng giao lưu văn hoá hội nhập với thế giới [47-579]

Nằm ở vị trí cửa ngõ giao lưu quốc tế, Việt Nam có điều kiện để phát triển giao thông cả về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Hơn nữa, Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, giàu bản sắc cả về thiên nhiên

Trang 12

lẫn nhân văn, tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, hấp dẫn như nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ, hội nghị, festival dài ngày và ngắn ngày Vì vậy, trong chính sách phát triển của mình, Việt Nam cũng đã xác định du lịch là "ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước"[23] Và du lịch "là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế -

xã hội của Đảng và Nhà nước"[4]

Đất nước Việt Nam có 3/4 lãnh thổ lục địa là khu vực miền núi, là địa bàn cư trú chủ yếu của hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số Khu vực này cũng đồng nghĩa với khái niệm vùng sâu, vùng xa, với nhiều khó khăn về đời sống kinh tế - xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật yếu kém Nhiều nơi hiện nay dân cư vẫn sống dưới mức nghèo khổ Trước tình hình

đó, Đảng và Nhà nước đã và đang triển khai thực hiện một số chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo, cải thiện mức sống cho nhân dân, phát triển

cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó có chủ trương phát triển kinh tế du lịch Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu rõ: lấy phát triển du lịch văn hoá sinh thái làm định hướng chính, ngành du lịch Việt Nam đã chú trọng đầu tư nhiều hơn vào khu vực miền núi nhằm khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên và nền văn hoá của các cộng đồng dân tộc thiểu số Qua đó thấy rằng phát triển du lịch miền núi được xác định là giải pháp quan trọng trực tiếp góp phần vào sự nghiệp cao cả trên của Đảng và Nhà nước Nhận thức rõ về tầm quan trọng của du lịch và việc phát triển kinh tế du lịch nhằm nâng cao đời sống các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu du lịch miền núi làm luận văn cao học của mình

Trang 13

Một lý do không kém phần quan trọng nữa là trong 2 năm 1997 -

1998, tôi may mắn được các thày giáo trong bộ môn Dân tộc học cho phép tham gia vào Dự án "Các dân tộc thiểu số trong môi trường biến đổi" với tư cách là học viên cao học của bộ môn Dự án được thực hiện bởi sự phối hợp giữa Viện Dân tộc học (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia),

Bộ môn Dân tộc học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia và Trường Đại học Xã hội Chiềng Mai, Thái Lan Một trong những mục tiêu của dự án là nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội - văn hoá, trong đó có vấn đề du lịch miền núi trong tình hình đổi mới hiện nay Đối tượng nghiên cứu của dự án giới hạn ở ba dân tộc H'mông, Dao và Thái - là những dân tộc đều có mặt, sinh sống ở Thái Lan và Việt Nam, rất thuận tiện cho những nghiên cứu so sánh Có thể nói, được tham gia vào dự án tạo ra điều kiện tốt giúp tôi thực hiện luận văn này Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề du lịch và những tác động của du lịch đối với đời sống một số dân tộc ở Sa Pa (Lào Cai), trong đó chủ yếu đi sâu nghiên cứu về người H'mông và người Dao đỏ ở đây

Tóm lại, việc nghiên cứu để thấy được những tác động ảnh hưởng của

du lịch đối với đời sống của các dân tộc ở Sa Pa không chỉ có ý nghĩa trong việc góp phần hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của đồng bào các dân tộc nơi đây mà còn định hướng phát triển cho các hoạt động du lịch ở Sa Pa, nhằm phát huy bản sắc văn hoá tộc

người, đồng thời góp phần giúp đồng bào các dân tộc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc

và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Từ đó, đề tài nghiên cứu cũng mong có những đóng góp nhỏ bé vào việc nghiên cứu giải quyết vấn đề về chính sách dân tộc và miền núi của Đảng và Nhà nước

Trang 14

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Như chúng ta đều biết, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội Ngành du lịch Việt Nam là một ngành công nghiệp non trẻ Vì thế mà từ trước đến nay có rất ít những nghiên cứu chuyên sâu về những tác động của du lịch đối với đời sống các dân tộc thiểu số ở Việt Nam của các học giả cả trong và ngoài nước Các tài liệu nói về Du lịch của các nhà nghiên cứu trong nước chủ yếu mới chỉ là những nghiên cứu mang tính

lý thuyết [18; 1; 48; 49; 5; 2; 6; 41; 22; 8] Riêng những nghiên cứu về du lịch ở huyện Sa Pa, trong vài năm trở lại đây, có một số công trình nghiên cứu và một số các bài nghiên cứu nhỏ đề cập đến vấn đề nghiên cứu này như: Các nghiên cứu của các nhóm sinh viên Khoa Du lịch, Trường

ĐHKHXH&NV về "Du lịch Sa Pa - Hiện trạng và thách thức", năm 1998;

"Bàn về vấn đề môi trường và phát triển bền vững tại điểm du lịch Sa Pa", năm 1998 Đồng thời, cũng trong năm 1998, Viện Nghiên cứu và phát triển

du lịch đã tổ chức Hội thảo về Du lịch sinh thái và phát triển bền vững ở Việt Nam Tiếp đến, năm 1999, có bài nghiên cứu của TS Nguyễn Văn

Bình, TS Phạm Trung Lương (Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch) về "Vị trí của du lịch miền núi nói chung và Sa Pa nói riêng trong ngành du lịch Việt Nam" Công trình nghiên cứu của TS Phạm Thị Mộng Hoa và TS Lâm Thị Mai Lan, Trung tâm nghiên cứu địa lý nhân văn thuộc Trung tâm KHXH &

NV Quốc gia về đề tài: "Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sa Pa" Nghiên cứu này nằm trong Dự án du lịch bền vững của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam, với mục tiêu tiến hành nghiên cứu sâu tại Sa Pa, Lào Cai về mức độ tham gia, ảnh hưởng và thái độ đối với du lịch của các cộng đồng dân tộc thiểu số và những người kinh doanh du lịch ở thị trấn cũng như

Trang 15

Về những nghiên cứu của các học giả nước ngoài: Trước hết, đó là dự

án "Xây dựng năng lực phục vụ các sáng kiến về du lịch bền vững" tiến hành trong 2 năm (1997-1999) do Hiệp hội Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc tế (IUCN) thực hiện Mục tiêu trọng tâm của dự án này là xác định và nâng cao nhận thức đối với các tác động về kinh tế - xã hội, văn hoá và sinh thái của

du lịch, đóng góp vào việc phát triển các mô hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng để có thể tạo thu nhập bền vững cho một số cộng đồng các dân tộc, đồng thời giúp duy trì sự đa dạng cả về sinh học lẫn văn hoá của Việt Nam

Trong một số các nghiên cứu gần đây nhất, các nhà nghiên cứu

phương Tây đã đề cập khá nhiều đến những tác động trên của du lịch, trong

đó có thể nhắc đến nghiên cứu "Sự tăng trưởng và ảnh hưởng của du lịch ở

Sa Pa" của Michael Dirgegorio và những người khác năm 1996 và "Nghiên cứu ban đầu về Du lịch trong và vùng xung quanh thị trấn Sa Pa" của Mark

E Grindley, thuộc tổ chức Frontier - Việt Nam năm 1997 Những nghiên cứu này đồng nhất với nhau ở quan điểm cho rằng du lịch có thể làm tổn hại đến dân tộc thiểu số nhiều hơn so với những lợi ích mà nó mang lại; cho rằng khi du lịch ngày càng chiếm vị trí lớn hơn trong cơ cấu kinh tế của

huyện Sa Pa thì vấn đề công bằng xã hội (công bằng trong phân công lao động cũng như phân chia lợi ích giữa dân tộc thiểu số và người Kinh) càng

trở nên nghiêm trọng hơn Nghiên cứu của Michael Digregorio cho rằng cùng với sự phát triển của du lịch văn hoá thì việc thương mại hoá một số yếu tố văn hoá của dân tộc thiểu số là điều không tránh khỏi và điều này sẽ làm giảm tính hấp dẫn đối với du khách Đặc biệt là đối với những khách nước ngoài trẻ tuổi, thích phiêu lưu và ưa tìm những điều mới lạ, hiện đang

là loại khách nước ngoài chủ yếu của Sa Pa, sẽ được thay thế bởi những

Trang 16

sống của các dân tộc thiểu số Bên cạnh đó, những nghiên cứu của Mark E Grindley cho rằng du lịch chưa mang lại lợi ích cho dân tộc thiểu số (những người gây áp lực chủ yếu lên tài nguyên rừng), cũng như chưa trực tiếp đóng góp trở lại cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng (yếu tố hấp dẫn khách du lịch mang tính lâu bền hơn) Các nghiên cứu trên phần nào đã nêu bật được thực trạng việc phát triển du lịch và những tác động của nó lên đời sống xã hội Tuy nhiên, do quan điểm nhận thức và cách lập luận vấn đề của các học giả trên không phù hợp trong hoàn cảnh xã hội và điều kiện chính trị của Việt Nam dẫn đến có nhiều kết luận không chính xác

Qua những nghiên cứu trên của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, các nghiên cứu đó tuy có đề cập đến vấn đề những tác động của du lịch đối với các dân tộc thiểu số ở Sa Pa nhưng đã không thống nhất được với nhau về quan điểm khi đánh giá một vấn đề Riêng về nghiên cứu của TS Lâm Thị Mai Lan và TS Phạm Thị Mộng Hoa, tuy có làm sáng tỏ hơn mức độ của các tác động, kể cả tích cực và tiêu cực của du lịch đối với các dân tộc thiểu số ở Sa Pa, đặc biệt đã tìm hiểu thêm được về sự đánh giá

và nhìn nhận của đồng bào các dân tộc đối với những tác động này, song vẫn không làm cho người đọc có được một cái nhìn tổng thể, có hệ thống về những vấn đề phát triển du lịch và những tác động của nó lên đời sống các dân tộc thiểu số nơi đây Do đó, khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả

có mong muốn tìm hiểu tận cội rễ lịch sử và quá trình phát triển du lịch ở Sa

Pa, tìm hiểu bản sắc văn hoá tộc người như một cách nhìn nhận vấn đề từ cái căn nguyên, cơ bản nhất để từ đó có được những đánh giá chân thực về những tác động của du lịch đối với đời sống các dân tộc ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Ngày đăng: 09/11/2016, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w