Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề xác định cho một hướng đi đúng và phát triển bền vững, cần cócác giải pháp mang tính chiến lược và hiệu quả để phát triển du lịch ở huyện Sa Pa tỉnh Lào
Trang 1DƯƠNG QUYẾT CHIẾN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH
TẾChuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p : / / w w w.lr c -tnu e d u.vn/
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH
DOANH
DƯƠNG QUYẾT CHIẾN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS Trần Thị Minh Ngọc Các số liệu được dựa trên nguồn tin
cậy và dựa trên thực tế tiến hành khảo sát của tôi.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 6 năm 2014
Dương Quyết Chiến
Trang 4giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô giáo TS Trần Thị Minh Ngọc trong suốt thời
gian thực hiện đề tài
Qua đây, tôi cũng xin được cảm ơn tới lãnh đạo và cán bộ, nhân viên
Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai; phòng Văn hoá và Thông tinhuyện Sa Pa và các quý đơn vị liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho đề tài luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ,động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Dương Quyết Chiến
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN
iii MỤC LỤC .iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG .v MỞ ÐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
2.1 Mục tiêu chung
2 2.2 Mục tiêu cụ thể
2 3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu 3
4 Những đóng góp của đề tài 3
5 Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 5
1.1 Các khái niệm cơ bản 5
1.1.1 Một số khái niệm về du lịch 5
1.1.2 Các khái niệm liên quan đến du lịch: 8
1.1.3 Các loại hình du lịch
9 1.1.4 Đặc điểm của một số loại hình du lịch chính: 10
1.1.5 Một số khái niệm về phát triển du lịch bền vững 12
1.2.1 Kinh doanh du lịch
15 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch 16
1.3 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch 16
Trang 71.3.6 Các nhân tố về kinh tế, chính trị
19 1.4 Những bài học kinh nghiệm phát triển du lịch của các địa phương trong nước và một số quốc gia trên thế giới 20
1.4.1 Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch của các địa phương trong nước 20
1.4.2 Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới 22
1.5 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 31
1.5.1 Các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về phát triển du lịch 31
1.5.2 Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học đã được đăng tải trên các sách, tạp chí nghiên cứu về du lịch Sa Pa 32
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 34
2.2 Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý thông tin 34
2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả
34 2.2.3 Phương pháp chuyên gia
35 2.2.4 Phương pháp so sánh và phân tích hệ thống 35
2.2.5 Phương pháp phântích (SWOT) điểmmạnh, điểmyếu, cơhộivàtháchthức: 35
2.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
36 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI 39
3.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Sa Pa 39
3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 39
Trang 83.1.2 Nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa Sa Pa
3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Sa
Pa 45
Trang 93.2.3 Lao động ngành 47
3.2.4 Công tác quy hoạch và quản lý quy
hoạch 50
3.2.5 Khách du lịch 51
3.2.6 Một vài thực trạng thăm quan của khách du
lịch 52
3.2.7 Hoạt động Marketing 55
3.2.8 Hệ thống thông tin 57
3.3 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Sa Pa 583.3.1 Những ưu điểm 58
3.3.2 Những khuyết điểm, hạn chế 61
3.4 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Sa Pađến 2020 643.4.1 Điểm mạnh (Strengths) 64
3.4.2 Điểm yếu (Weaknesses) 65
3.4.3 Cơ hội (Opportunities) 66
3.4.4 Thách thức (Threats) 67
3.4.5 Phối hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức sẽ được các
phương án sau 68CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN SA PA
724.1 Quan điểm và định hướng phát triển du lịch Sa Pa đến 2020 724.1.1 Quan điểm 72
4.1.2 Định hướng 72
4.2 Giải pháp phát triển du lịch Sa Pa 76
Trang 104.2.1 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch 76
4.2.2 Thu hút đầu tư cho phát triển du lịch Sa
Trang 114.4 Các kiến nghị 874.4.1 Đối với Tổng cục du lịch Việt Nam 88
4.4.2 Đối với chính quyền địa phương 88
KẾT LUẬN 91TÀI LIỆU THAM KHẢO 94PHỤ LỤC 96
Trang 13DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Ma trận SWOT 35
Bảng 3.1: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của Sa Pa 42
Bảng 3.2: Doanh thu du lịch của Huyện Sa Pa giai đoạn 2009-2013 46
Bảng 3.3: Thực trạng và dự báo nguồn nhân lực ngành du lịch Sa Pa 48
Bảng 3.4: Dự kiến vốn đầu tư cho các dự án phát triển du lịch 50
Bảng 3.5: Số lượng khách du lịch đến Sa Pa giai đoạn 2009-2013 51
Bảng 3.6 : Lý do khách du lịch tới Sa Pa 52
Bảng 3.7: Tỷ lệ khách Việt Nam tới các khu du lịch 53
Trang 14MỞ ÐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề xác định cho một hướng đi đúng và phát triển bền vững, cần cócác giải pháp mang tính chiến lược và hiệu quả để phát triển du lịch ở huyện Sa
Pa tỉnh Lào Cai, được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này vì những lý
do sau:
Một là, du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, có tính tổng hợp liên ngành,liên vùng và tính xã hội hóa cao Nhiều nước đã coi du lịch là ngành “côngnghiệp không khói”, mang lại lợi ích vô cùng to lớn Du lịch không chỉ đóng gópvào tăng trưởng kinh tế cho địa phương, đất nước, mà còn tạo động lực phát triểncác ngành kinh tế khác, tạo nhiều việc làm, thu nhập cho người dân, là phươngtiện quảng bá hình ảnh đất nước Mục tiêu của chiến lược phát triển du lịch giaiđoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là đến năm 2020 du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Mặt khác, toàn cầu hóa kinh tế là xuhướng tất yếu đang diễn ra trên thế giới, chi phối tất cả các nền kinh tế Việc gianhập WTO của Việt Nam đã đặt các doanh nghiệp trong nước đứng trước rấtnhiều cơ hội và cả những thách thức rất lớn Về phương diện du lịch nhân tố này
có nghĩa du khách vào Việt Nam sẽ đông hơn, phức tạp hơn và du lịch là một thịtrường rất lớn cần được quan tâm đáp ứng và khai thác, tạo nền tảng phát triểncho các ngành khác
Hai là, thực tiễn hoạt động du lịch ở nước ta còn kém so với nhiều nướctrong khu vực, chưa nói đến việc so sánh với mặt bằng du lịch quốc tế Sức épcạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với Du lịch Việt Nam là ngànhcòn non trẻ và còn nhiều điểm yếu Cạnh tranh du lịch giữa các điểm đến trongkhu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philiphines, Campuchia đang trở lênquyết liệt hơn với quy mô và tính chất mới do có yếu tố công nghệ mới và toàncầu hóa Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu tư và thu hút khách, cả về chấtlượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia.Những yếu tố cạnh tranh quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư nâng cao sức cạnhtranh cho sản phẩm du lịch với lợi thế quốc gia và sự độc đáo của văn hóa dântộc Việt Nam nếu không sẽ thua thiệt trong cạnh tranh toàn cầu
Trang 15Ba là, Sa Pa - Lào Cai là một huyện có nhiều tiềm năng về nhiều mặt để
có thể phát triển du lịch Nằm ở vị trí trung tâm của Tây Bắc bộ, là một thành phốtrẻ, vừa mang dáng dấp của một đô thị vừa có tầm vóc của một thành phố côngnghiệp hiện đại trong tương lai, là một trong những khu vực có đầu mối giaothương lớn với Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, thịtrấn Sa Pa - Lào Cai đang từng ngày phấn đấu vươn lên để trở thành thị trấn dulịch có tầm vóc quốc tế làm động lực phát triển của vùng Tây Bắc Bộ Do vậy, đểtận dụng và khai thác có hiệu quả tiềm năng về nhiều mặt của du dịch Sa Pa đòihỏi toàn ngành phải nỗ lực trong việc tìm kiếm và hoạch định các hướng đi riêngcho mình
Thứ tư, các giải pháp đồng bộ của những vấn đề này như thế nào?
Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “ Giải pháp phát triển du
lịch
ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn Thạc Sỹ của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Thứ nhất, nghiên cứu lý luận phát triển du lịch và thực tiễn để đánh giá
tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch ở huyện Sa Pa trong giai đoạn năm 2009đến năm 2013
Thứ hai, tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Sa Pa đến
2020, đưa du lịch Sa Pa thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnhLào Cai
2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, hệ thống những lý thuyết về phát triển du lịch, nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển du lịch ở một số quốc gia và địa phương trong nước
Trang 16Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển du lịch Sa Pa tỉnh Lào Cai trong
thời gian từ năm 2009-2013
Thứ ba, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở Sa Pa
trong thời gian từ năm 2009-2013; đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức đối với phát triển du lịch Sa Pa
Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch Sa Pa tỉnh Lào Cai
trong thời gian tới
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Các hoạt động du lịch và các yếu tố tác động đến phát triển du lịch ởhuyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu các lĩnh vực, hoạt động liên
quan đến phát triển du lịch Sa Pa, lấy các số liệu thứ cấp của các năm 2009 –
2013, lấy phiếu điều tra mẫu năm 2013 và 2014 do học viên thực hiện để làm rõthực trạng phát triển du lịch ở Sa Pa
Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn huyện Sa Pa và
các địa bàn có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch ở Sa Pa
Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở
Sa Pa giai đoạn 2009 - 2013; đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch Sa Pathành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lào Cai đến năm 2020
4 Những đóng góp của đề tài
Thứ nhất, về lý luận: Góp phần hệ thống hóa để làm rõ các vấn đề lý luận
cơ bản về phát triển du lịch, đặc điểm, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và nhữngkinh nghiệm phát triển du lịch của một số quốc gia và địa phương trong nước
Thứ hai, về thực tiễn: Qua phân tích thấy được thực trạng, đánh giá các
ưu điểm và hạn chế trong quá trình phát triển du lịch của Sa Pa trong thời gianqua; chỉ ra các thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức đối với phát triển du lịchcủa Sa Pa; đưa ra các cơ sở khai thác các tiềm năng to lớn của địa phương; đề
Trang 17xuất những giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững du lịch Sa Pa trongthời gian tới.
Thứ ba, về tính ứng dụng: Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo phục vụ trong quá trình kinh doanh và phát triển du lịch trên địa bàn huyện
Sa Pa đến năm 2020
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
4 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về phát triển du lịch
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
Chương 4: Một số giải pháp phát triển du lịch ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
Trang 18CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1 Các khái niệm cơ bản
Nhà kinh tế học người áo JOZEP STANDER định nghĩa du lịch từ góc độkhách du lịch: “Du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cơ trú thườngxuyên để thoả mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục tiêu kinh tế.’’
Giáo sư – tiến sỹ HUNSIKENR và KRAFF thì đưa ra định nghĩa : “ Dulịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hànhtrình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó khôngphải cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kỹ thuật, kinh tế và
tổ chức liên quan đến các cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hànhnghề, kiếm lời hoặc đến thăm có tính chất thường xuyên”
Hiệp hội du lịch quốc tế đưa ra định nghĩa: “Khách du lịch quốc tế lànhững người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ở ngoài nơi cư trú thườngxuyên của họ trong thời gian 24 giờ trở lên”
Theo nhà kinh tế học Kalfiotis thì cho rằng: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”.
Theo ổ c hứT c D u lịc h Th ế g i ớ i ( World Tourist Organization), du lịch
bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mụcđích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác
Trang 19nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môitrường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính làkiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trườngsống khác hẳn nơi định cư.
Theo cuốn Bách khoa Toàn thư Việt nam: Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: Nghỉ ngơi, giải trí, tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật.
Giáo sư Edmod Picasa (người Bỉ) cho rằng: "Du lịch là tập hợp các tổchức và các chức năng của nó, không chỉ về phương diện khách vãng lai mà cáichính là phương diện về giá trị mà khách du lịch mang lại" Khi du lịch càng pháttriển, các hoạt động kinh doanh du lịch càng gắn bó và phối hợp với nhau tạothành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ Lúc này, du lịch được coi là một ngànhchuyển các nguồn nhân lực, vốn, nguyên liệu, vật liệu thành những sản phẩmdịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hai nhà kinh tế Thụy Sĩ là ClaudeKaspa và S.A.Gallen (1971) đã viết: "Du lịch là tổng hợp những mối quan hệ vànhững hoạt động tạo ra do sự di chuyển và dừng lại của những người mà vị trícủa nơi dừng không phải là nơi cư trú và cũng không phải là nơi hành nghề củachính họ" Như vậy, các tác giả trên đã đưa ra định nghĩa du lịch theo nghĩa rộng.Theo đó, du lịch không chỉ liên quan đến khách du lịch, mà còn đề cập đến cáchoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở và cá nhân phục vụ cho các nhucầu của khách du lịch tại nơi mà khách đi qua và ở lại Các hoạt động này baogồm: ăn, ở, vận chuyển, vui chơi giải trí, hướng dẫn tham quan v.v
Luật Du lịch được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua (ngày 14
tháng 6 năm 2005) đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Du lịch được coi là ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiềumặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc,
từ đó góp phần làm tăng thêm Tình Yêu quê hương đất nước, đối với người nước
Trang 20ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinhdoanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa vàdịch vụ tại chỗ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóngcủa ngành du lịch thế giới, các nhà khoa học nghiên cứu về du lịch không ngừng
đi sâu và đã đưa ra rất nhiều các quan điểm có tính chất gợi mở Các học giảngười Mỹ như Mathieson và Wall cho rằng: Du lịch là ngành có hàng loạt mốiliên quan lẫn nhau để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước Du lịch liênquan đến du khách, hình thức lữ hành, cung cấp ăn, ở, thiết bị và các vật dụngkhác, nó cấu thành một khái niệm tổng hợp không ngừng biến đổi theo thời gian
và hoàn cảnh Một học giả Mêhicô trong cuốn "Ngành du lịch là một giao lưucủa loài người" cho rằng: "Ngành du lịch có thể được xem là tổng hợp các mốiquan hệ được hình thành nên nhằm cung cấp dịch vụ và các tiện lợi khác chokhách du lịch" Các khái niệm và định nghĩa về ngành du lịch trên đây tuy khôngthật giống nhau nhưng đều có hai điểm tương đồng Thứ nhất, ngành du lịch làmột ngành kinh tế có tính tổng hợp do hàng loạt ngành liên quan hợp thành; Thứhai, nhiệm vụ của ngành du lịch là cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách dulịch Điều 1 Pháp lệnh Du lịch đã chỉ rõ: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợpquan trọng, mang nội dung sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóacao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan giải trí, nghỉ dưỡng củanhân dân và du khách quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và pháttriển kinh tế xã hội đất nước Dựa vào cách xác định trên có thể hiểu du lịch làngành kinh tế có tính tổng hợp, lấy khách du lịch làm đối tượng, cung cấp sảnphẩm, dịch vụ du lịch cần thiết cho khách du lịch
Vai trò về mặt kinh tế Ngành du lịch được các nước trên thế giới coi làngành công nghiệp không khói, là "con gà đẻ trứng vàng", tức là ngành thu hồivốn nhanh, tạo nhiều công ăn việc làm, bán hàng tiếp thị xuất khẩu, tăng nguồnthu ngoại tệ, ngoại giao và các quan hệ khác Ngành công nghiệp du lịch đượccác nước trên thế giới thừa nhận là một ngành kinh doanh có lợi nhuận và pháttriển với nhịp tăng trưởng cao, là nguồn đóng góp chủ yếu cho kinh tế - xã hội
Trang 211.1.2 Các khái niệm liên quan đến du lịch
Khái niệm Khách DL: Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ
trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến Theo
Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999: Khách du lịch bao gồm
khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế:
Thứ nhất: Khách DL nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài
cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Thứ hai: Khách DL quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nướcngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
Thứ ba: Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quanđến du lịch
Tài nguyên DL, là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trịnhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu DL, là yếu tố cơ bản
để hình thành các khu DL, điểm DL, tuyến DL, đô thị DL
Thăm quan DL, là hoạt động của khách DL trong ngày tới thăm nơi
có tài nguyên DL với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tàinguyên DL
Đô thị DL, là đô thị có lợi thế phát triển DL và DL có vai trò quan trọng
trong hoạt động của đô thị
Khu DL, là nơi có tài nguyên DL hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên DL tự
nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng củakhách DL, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường
Điểm DL, là nơi có tài nguyên DL hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan
của khách DL
Tuyến DL, là lộ trình liên kết các khu DL, điểm DL, cơ sở cung cấp dịch
vụ DL, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đườnghàng không
Trang 22Sản phẩm DL, là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của
khách DL trong chuyến đi DL
Dịch vụ DL, là việc cung cấp các DV về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những DV khác nhằm đáp ứngnhu cầu của khách DL
Cơ sở lưu trú DL, là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các DV
khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú DL chủ yếu
Chương trình DL, là lịch trình, các DV và giá bán chương trình được định
trước cho chuyến đi của khách DL từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi
Lữ hành DL, là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc
toàn bộ chương trình DL cho khách DL
Hướng dẫn DL, là hoạt động hướng dẫn cho khách DL theo chương trình
DL
Xúc tiến DL, là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm
kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển DL
Môi trường DL là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi
diễn ra các hoạt động DL
Khu DL: Theo luật DL Việt Nam năm 2006, khu DL là nơi có tài nguyên
du lịch ưu thế, nổi bật về tài nguyên thiên nhiên được quy hoạch đầu tư pháttriển, nhằm thoa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch đem lại hiệu quả kinh tế
xã hội và môi trường
1.1.3 Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộctiêu chí đưa ra Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia cácloại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây
a Phân chia theo môi trường tài nguyên:
Trang 23d Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch:
Thứ nhất, du lịch miền biển: Mục tiêu chủ yếu của khách DL là về với
thiên nhiên, tham gia các hoạt động du lịch biể n như tắm biển, thể thao biển,lặn biển
Thứ hai, du lịch núi: Nước ta 2/3 diện tích là địa hình đồi núi, cảnh quan
lại rất đẹp nên thu hút khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng, căm trại, leonúi, nghiên cứu
Thứ ba, Du lịch thôn quê: Đối với người dân các đô thị, làng quê có
không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng Về mặthàng nông sản ở nông thôn rẻ hơn tươi hơn Mặt khác người dân đô thị tìm thấy
ở nông thôn cội nguồn của mình
1.1.4 Đặc điểm của một số loại hình du lịch chính
DL sinh thái, Luật Du lịch do Quốc hội thông qua năm 2005 xác định khái niệm : Du lịch sinh thái là hình thức du lịch “dựa vào thiên nhiên, gắn
với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm pháttriển bền vững”
Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): ” Du lịch sinh thái là loạihình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự nhiên còn ít bị can thiệpbởi con người, với mục đích chính là để chiêm ngưỡng, học hỏi về các hoạtđộng thực vật cư ngụ trong khu vực, giúp giảm thiểu và tránh được các tácđộng tiêu cực tới khu vực mà du khách đến thăm Ngoài ra, du lịch sinh thái
Trang 24phải đóng góp vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triểnnhững khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững đồng thời phải nângcao được khả năng nhận thức về môi trường và công tác bảo tồn đối vớingười dân bản địa và du khách đến thăm” [46]
Từ các khái niệm nêu trên có thể hiểu du lịch sinh thái là loại hình dulịch dựa vào thiên nhiên, hòa vào thiên nhiên, bao g ồm cả tìm hiểu, nghiêncứu thiên nhiên; tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa của cộng đồng Đây làloại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên, được sử dụng để bảo vệ môitrường và cải thiện phúc lợi xã hội và kinh tế cho người dân địa phương
Tài nguyên du lịch sinh thái được đánh giá thông qua các chuẩn mực các
giá trị Theo Piroginoic, tài nguyên du lịch sinh thái “là các thành phần và thể cảnh quan và nhân sinh có thể dùng để tạo ra sản phẩm du lịch, thoả mãn các nhu cầu của con người” Tài nguyên du lịch sinh thái chính là các giá trị tự nhiên
thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại vàphát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó
Hiện nay, loại hình du lịch sinh thái là loại hình du lịch rất được ưachuộng trên thế giới Thông qua loại hình du lịch này du khách có thể gần gũihơn với thiên nhiên và qua đó thể hiện trách nhiệm của mình với thiên nhiên.Loại hình du lịch này rất đa dạng và mỗi nhóm du khách có thể tiếp cận với mộtcách khác nhau như có những du khách chọn loại hình khám phá nhằm tìm hiểuthế giới xung quanh để nâng cao hiểu biết của mình, có nhóm du khách thì chủyếu muốn hòa mình vào thiên nhiên để trút đi không khí nặng nề của cuộc sống, có
du khách thì muốn thể hiện trách nhiệm của mình với môi trường tự nhiên thôngqua việc cải thiện môi trường tự nhiên Nói chung du khách tham gia vào loạihình du lịch sinh thái này phải là những người có trách nhiệm với thiênnhiên, yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên Các đơn vị tổ chức chương trình dulịch này phải có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn du khách còn thiếu ýthức với môi trường tự nhiên để hướng tới một mục tiêu góp phần chống ô nhiễmtrên toàn cầu
DL văn hóa là hình thức DL dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá t rị văn hoátruyền thống
Du lịch văn hóa là một trong những loại hình du lịch phổ biến hiện
Trang 25loại hình thu hút du khách hơn cả Chính vì vậy, việc khôi phục các lễ hộitruyền thống, việc tổ chức, khai thác các lễ hội mới không chỉ là mối quantâm của các cơ quan, đoàn thể quần chúng, xã hội mà còn là một hướng quantrọng của ngành du lịch Tham gia vào lễ hội, du khách muốn hòa mình vàokhông khí tưng bừng của các cuộc biểu dương lực lượng, biểu dương tìnhđoàn kết của cộng đồng.
1.1.5 Một số khái niệm về phát triển du lịch bền vững
a Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững
Sự bền vững được Uỷ ban thế giới về phát triển môi trường định nghĩa
như là “Sự phát triển đáp ứng nhu cầu hôm nay mà không làm giảm bớt khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (LHQ, 1984)
Hơn thế nữa, phát triển bền vững liên quan đến việc sử dụng dài hạn vàkhả năng có thể bảo tồn được của nguồn tài nguyên ( APEC, 1996)
Tại Hội nghị về Môi trường và phát triển của Liên Hiệp quốc tại Rio deJaniero năm 1992, tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: ”Dulịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầuhiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việcbảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịchtrong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyênnhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người, trong khi
đó vẫn duy trì được sự vẹn toàn về văn hóa, đa dạng hóa sinh học, sự phát triểncủa các hệ sinh thái và hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người” Dưới góc độ
quản lý, có thể đưa ra định nghĩa phát triển du lịch bền vững như sau: “ Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn khách tới các vùng và quốc gia du lịch Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại”.
b Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn ba yếu tố sau:
Một là Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi
ích kinh tế, xã hội, văn hóa
Hai là Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài.
Ba là Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu
cầu các thế hệ tiếp theo
Trang 26c Các yêu cầu phát triển du lịch bền vững
Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United NationWorld Tourism Organization Network - UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vữngcần phải:
Thứ nhất, về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường
đóng vai trò chủ yếu trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu,
và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên
Thứ hai, về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn
hóa của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyềnthống đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết vàchia sẻ liên văn hóa
Thứ ba về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp
những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổmột cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổnđịnh và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việcxóa đói giảm nghèo
Khái niệm phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệmôi trường mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phương vàđảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đốitượng tham gia
d Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có định hướng tài nguyên rõ ràng,
có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao Chính
vì vậy, phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung và đồng bộcủa toàn xã hội Phát triển du lịch bền vững luôn hướng tới việc đảm bảo ba mụctiêu cơ bản sau:
Một là: Đảm bảo sự phát triển bền vững về mặt kinh tế
Hai là: Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường
Ba là: Đảm bảo sự bền vững về mặt xã hội.
Muốn phát triển du lịch bền vững cần thực hiện các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền vững,
bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn Đó được coi là nềntảng cơ bản duy trì phát triển du lịch lâu dài
Trang 27Thứ hai, giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải.
Thực hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảm chiphí cho việc xử lý gây ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
Thứ ba, phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế- xã hội Điều này sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch trong mốiquan hệ với các ngành kinh tế khác đối với việc sử dụng tài nguyên môi trường
Thứ tư, duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn
hóa Việc duy trì tính đa dạng này sẽ tạo sức bật và giúp ngành du lịch pháttriển bền vững
Thứ năm, phát triển du lịch cần chú trọng đến việc chia sẻ lợi ích với
cộng đồng địa phương nhằm tăng sự đồng thuận trong việc bảo vệ tài nguyênmôi trường
Thứ sáu, lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương Sự tham gia của
cộng đồng không chỉ mang lại lợi nhuận cho cộng đồng, mà còn tăng tính tráchnhiệm của cộng đồng trong phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
Thứ bảy, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nguồn nhân lực có chất lượng
sẽ giúp du lịch phát triển đa dạng và bền vững
Thứ tám, tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm Đó là việc cung cấp
thông tin đầy đủ cho khách, quảng bá du lịch có trách nhiệm, giúp du khách thỏamãn tối đa các yêu cầu của mình
Thứ chín, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
Việc cập nhật thường xuyên các thông tin và phân tích chúng là rất cần thiếtkhông chỉ đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh, mà còn đảm bảo cho sựphát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách, với bảo vệ tàinguyên môi trường Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoahọc công nghệ còn phát triển các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, tiếtkiệm năng lượng, nước sinh hoạt và hạn chế chất thải ra môi trường
1.2 Nội dung phát triển du lịch
Bao gồm phát triển về quy mô, số lượng, năng lực kinh doanh của cácdoanh nghiệp kinh doanh du lịch; số cơ sở lưu trú, số phòng; phát triển về doanhthu; số lượng khách du lịch; chất lượng của các dịch vụ lưu trú, lữ hành; các loạihình dịch vụ; các sản phẩm dịch vụ…
Trang 281.2.1 Kinh doanh du lịch
Điều 38 Luật Du lịch Việt Nam đã chỉ rõ: kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành nghề sau đây:i, kinh doanh lữ hành; ii, kinh doanh lưu trú du lịch; iii, kinh doanh vận chuyển khách du lịch; iv, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; v, kinh doanh dịch vụ du lịch khác.
Thứ nhất, kinh doanh lữ hành: trên thực tế hoạt động kinh doanh lữ hành
thường song song tồn tại hai hoạt động phổ biến: (i) kinh doanh lữ hành, là việcthực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịchtrọn gói hay từng phần; quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay giántiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình
và hướng dẫn du lịch (ii) Kinh doanh đại lý lữ hành, là việc thực hiện các côngviệc đưa, đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán cácchương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và
tư vấn du lịch để hưởng hoa hồng
Thứ hai, kinh doanh lưu trú du lịch: các cơ sở lưu trú du lịch gồm:
khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch,nhà nghỉ du lịch
Thứ ba, kinh doanh vận chuyển khách du lịch: có nhiều phương tiện vận
chuyển khác nhau như ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay Trên thực tế, khách dulịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đại chúng, hoặccủa các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển
Thứ tư, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch: bao gồm đầu tư
bảo tồn nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năngvào khai thác, phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kếtcấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất- kinh tế du lịch
Thứ năm, kinh doanh dịch vụ du lịch khác: bao gồm một số hoạt động bổ
trợ như kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, tuyên truyền, quảngcáo du lịch, tư vấn đầu tư du lịch
Ngày nay, cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầucủa khách du lịch, cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ và sự gia tăngmạnh mẽ của các doanh nghiệp du lịch dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trên
Trang 29thị trường du lịch, thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ này ngày càng có xuhướng phát triển mạnh.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch
Thứ nhất, khách du lịch: quy mô và sự tăng/giảm của khách du lịch
Thứ hai, thu nhập từ khách du lịch: bao gồm các khoản thu từ khách du
lịch chi trả: thu từ cơ sở lưu trú, ăn uống, kinh doanh tuyến du lịch, điểm du lịch,
từ vận chuyển khách du lịch và từ các dịch vụ du lịch khác Tuy nhiên, tất cả cáckhoản thu này mang tính liên ngành
Thứ ba, chỉ tiêu về tổng sản phẩm ngành du lịch: đánh giá kết quả kinh
doanh du lịch của quốc gia, một vùng, một địa phương trong một giai đoạn nhấtđịnh (thường là một năm)
Thứ tư, chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh du lịch: Xét về hiệu quả kinh
doanh thì đây là chỉ tiêu thể hiện mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất, tài nguyên
du lịch, nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng lớn nhất các dịch vụ và hàng hóa
có chất lượng cao trong một khoảng thời gian nhất định Đồng thời nhằm đápứng nhu cầu của khách du lịch với chi phí nhỏ nhất, đạt mức thu nhập từ khách
du lịch cao nhất Hay nói một cách khác, hiệu quả kinh doanh du lịch phản ánhtrình độ sử dụng nguồn lực có sẵn để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh cao,với chi phí thấp nhất
Bên cạnh đó, hoạt động của kinh doanh du lịch còn phải tính đến hiệu quảkinh tế - xã hội, tức là tính đến mức đóng góp vào tăng trưởng chung nền kinh tế,tạo việc làm và thu nhập cho người dân, sức lôi kéo sự phát triển của các ngànhkinh tế khác và hiệu ứng tích cực đối với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảophát triển bền vững
1.3 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch
Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển du lịch đều phải căn cứ vàonguồn lực của đất nước và nguồn lực từ bên ngoài Nguồn lực của đất nướcbao gồm:
1.3.1 Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên
Bao gồm vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên: đất nước, khí hậu, sinhvật, khoáng sản Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên là yếu tố tạo ra các cơ hội,
Trang 30Đà Lạt, Tam Đảo… Sông ngòi, kênh rạch luồn chảy suốt mọi miền tổ quốc,với hai con sông lớn nhất là sông Hồng và sông Cửu Long, cùng nhiều consông khác mỗi con mang một dáng vẻ riêng biệt, thật sự hấp dẫn khách dulịch, đặc biệt hơn nữa là nước ta còn có nguồn nước khoáng Kim Bôi, KênhGà… đó là điều kiên để phát triển du lịch bằng nước khoáng Bên cạnh đónước ta còn có nguồn tài nguyên động thực vật phong phú và đa dạng vớinhiều chủng loại khác nhau, có nhiều loài còn được liệt vào trong sách đỏ….Khoáng sản dồi dào và đa dạng… không chỉ là tiềm năng để phát triển kinh tế
mà còn có tác dụng phát triển du lịch
1.3.2 Nguồn lực tài nguyên nhân văn
Đây là một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định đối với việcphát triển du lịch Nó bao gồm bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá, nói cụthể là hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội,các món ăn thức uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, các lối sống, nếp sốngcủa các tộc người mang bản sắc độc đáo còn lưu giữ được đến ngày nay Đốivới nước ta, có thể khẳng định được rằng nước ta có nguồn lực nhân văn phongphú, độc đáo để phát triển du lịch Trải dài từ thời cổ đại tới nay với các di tích,
di chỉ đồ đá như núi Đọ, Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long… Di chỉ đồ đồng nhưtrống đồng Đông Sơn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu… Cùng với hệ thống di tích
Trang 31lịch sử - văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội… hết sức phong phú và đặc sắcnhư; hội Đền Hùng, Cổ Loa, huyền thoại Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, đền thờ Hai
Bà Trưng, văn hoá Thăng Long , văn hoá Huế ,… Tất cả tạo thành một tổngthể vừa mang tính thống nhất, vừa có bản sắc riêng độc đáo là tiềm năng dồidào để phát triển du lịch
1.3.3 Nguồn nhân lực cho phát triển DL
Đây là nguồn lực để phát triển du lịch, là nguồn cung cấp lao động chongành du lịch Nhân tố con người, có tính quyết định đến thành bại của mọingành kinh tế, trong đó có kinh tế du lịch Nước ta với dân số 90 triệu dân,đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và thứ 12 trên thế giới, dân số trẻ, độ tuổi laođộng chiếm tỷ lệ cao Lao động nước ta cần cù, thông minh, có nhiều kinhnghiệm trong sản xuất, học vấn ngày càng cao… tạo nên những thuận lợi cơbản để phát triển du lịch
1.3.4 Cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật phát triển du lịch
Đây là một nguồn lực, một điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịchthành ngành kinh tế mũi nhọn Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng tốt,đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, ngược lại sẽ gây khó khăncho phát triển du lịch Ngoài mạng lưới giao thông, vận tải, đường hành không,đường bộ, đường thuỷ,… với các thiết bị bến cảng, máy bay, tàu biển, tàu hỏa, ôtô…Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng bao gồm:
Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng phục vụ ăn uống, lưu trú: là cơ
sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo nơi ăn, chốn ở cho khách du lịch Đây là haidịch vụ đặc trưng nhất của hoạt động kinh doanh du lịch, chúng đáp ứng nhu cầubản năng của con người (ăn và ngủ), khi họ sống ngoài nơi cư trú thường xuyêncủa họ Dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành củacác sản phẩm du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật của dịch vụ lưu trú: bao gồm tất cảcác phòng ngủ, các tài sản, trang thiết bị tiện nghi phục vụ khách ngủ qua đêm.Các loại hình cơ sở lưu trú gồm: hotel, motel, làng du lịch, camping (lều trại),biệt thự, nhà nghỉ…
Mạng lưới bán hàng: là một thành phần trong cơ cấu cơ sở vật chất kỹthuật du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về mua sắm, bằng việc bán
Trang 32các hàng hóa đặc trưng của địa phương mình, của đất nước mình, hàng thựcphẩm và các loại hàng hóa khác Cơ sở vật chất kỹ thuật này gồm hai phần: mộtphần thuộc các trung tâm dịch vụ du lịch, phục vụ khách du lịch là chủ yếu Phầnkhác thuộc mạng lưới thương nghiệp địa phương, với nhiệm vụ phục vụ nhân dânđịa phương, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng đối với phục vụ khách dulịch, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nơi đó
Cơ sở vui chơi giải trí và thể thao: là một bộ phận của cơ sở vật chất kỹthuật du lịch, có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách, làmcho nó trở nên tích cực hơn
Nước ta đang từng bước nâng cao và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đáp ứngmọi nhu cầu của khách du lịch, tạo điều kiện để du lịch ngày càng phát triển hơn
1.3.5 Đường lối, chính sách phát triển du lịch
Một quốc gia dù có đầy đủ mọi tiềm năng về nhân văn, tài nguyên thiênnhiên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật … nhưng không có chủ chương,chính sách phát triển du lịch thì du lịch vẫn không thể phát triển được Đường lối,chính sách phát triển du lịch thể hiện ở việc xác định vị trí của ngành du lịchtrong tổng thể các ngành Kinh tế – Xã hội; phương hướng – mục tiêu chiến lượcphát triển du lịch và các chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể Những vấn đềcốt lõi đó được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu và biện pháp của các kế hoạch dàihạn, trung hạn, ngắn hạn Ở nước ta trong quá trình đổi mới đường lối phát trểnkinh tế, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm đến phát triển du lịch, khẳngđịnh vị trí quan trọng của du lịch trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước
1.3.6 Các nhân tố về kinh tế, chính trị
Đó là sự phát triển kinh tế của một nước, từ công nghiệp, nôngnghiệp, xuất - nhập khẩu, giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng… Kéotheo nó là sự gia tăng các doanh nghiệp, những nhà đầu tư, những nhà tiếpthị đến với nước mình
Sự ổn định chính trị cũng là nhân tố rất quan trọng cho phát triển du lịch.Các nước có nền kinh tế phát triển, chính trị trong nước ổn định, có đường lốihòa nhập cộng đồng, làm bạn với tất cả mọi người thì nhu cầu đi du lịch củangười dân đến các nước khác cũng như thu hút người dân của các nước khác đến
Trang 33du lịch ngày càng tăng Nền kinh tế có nhiều biến động, chính trị bất ổn, lạm pháttiền tệ sẽ tác động xấu đến phát triển du lịch.
1.4 Những bài học kinh nghiệm phát triển du lịch của các địa phương trong nước và một số quốc gia trên thế giới
1.4.1 Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch của các địa phương trong
nước
a Kinh nghiệm phát triển DL của thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 của V iệ t N a m , là trung tâm kinh tế, văn hoá,
giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của m iề n T r un g - T â y Nguyê n ; diệntích
1.255,53 km² dân số 942.132 người, có 6 quận, và 2 huyện; trung tâm thànhphố cách thủ đô H à N ộ i 764 k m về phía Bắc, cách t h à n h ph ố H ồ C h í M i n h 964
km về phía Nam Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều danh lam thắng cảnh
Bà Nà ; ngoài ra thành phố còn được bao bọc bởi 3 d i sả n v ă n h ó a t h ế g i ớ i :H u ế ,H
ộ i An , M ỹ S ơn
Trong giai đoạn 2009-2013, DL của thành phố Đà Nẵng đã phát triển mạnhmẽ: thành phố đã tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn như thi Hoa hậu Việt Nam,trình diễn pháo hoa quốc tế Đồng thời từng bước đa dạng hoá sản phẩm du lịch
và điểm đến, mở thêm các đường bay quốc tế và đưa vào hoạt động các cơ sở lưutrú cao cấp, tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự Nhờvậy, du lịch Đà Nẵng vẫn duy trì được sức hút mạnh mẽ đối với du khách Tốc độtăng trưởng về khách DL là 22%/năm, tổng lượt khách DL đạt 1.770.000 kháchnăm 2012; doanh thu DL tăng bình quân hàng năm 25%/năm đạt 1.239 tỷ đồngnăm 2012; Đến năm 2013, thành phố có 55 dự án đầu tư về DL với tổng số vốnđầu tư 2.835,7 triệu USD; năm 2013 thành phố có 181 khách sạn
Bên cạnh những kết quả đã đạt được phát triển kinh tế DL của Đà Nẵngcũng còn những tồn tại hạn chế như: Còn thiếu sự gắn kết giữa DN và cơ quanQLNN về DL; các dự án đầu tư về DL - dịch vụ đăng ký nhiều, nhưng triển khaichậm; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâmđầu tư đúng mức
Trang 34Những nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển DL giai đoạn 2009-2013của Đà Nẵng như sau:
Trang 35Khủng hoảng kinh tế - tài chính, bệnh dịch, bão lũ lớn ở miền Trung đã cóảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành;
Chưa có các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển dịch vụ
DL tại các khu du lịch như Bán đảo Sơn Trà, các bãi biển DL… ; công tác quyhoạch và phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ;
Đội ngũ cán bộ về quản lý và kinh doanh DL còn thiếu tính chuyênnghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Đầu tư phát triển cho nguồn nhânlực trong QLNN và kinh doanh DL chưa được quan tâm đúng mức;
Đội ngũ nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn, các khu mua sắmchưa được chú trọng bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ,ngoại ngữ cũng như thái độ phục vụ đối với khách DL
Qua nghiên cứu các nguyên nhân để phát triển DL của Thành phố ĐàNẵng có thể rút ra một số kinh nghiệm quý phục vụ phát triển DL của huyện Sa
Pa giai đoạn 2014-2020:
Những ưu điểm trong chiến lược xúc tiến quảng bá phát triển DL củathành phố Đà Nẵng: Đã làm tốt công tác quy hoạch đô thị, phát triển hạ tầng gắnvới phát triển KTDL, tạo nhiều công trình hạ tầng thành điểm tham quan du lịchnhư cầu sông Hàn, khu Làng Pháp (Bà Nà) ; gắn quy hoạch với giải phóng mặtbằng sạch để thu hút vốn đầu tư, phát triển sản phẩm DL mới; làm tốt công tácxúc tiến, quảng bá DL; giải quyết các tệ nạn xã hội
Tồn tại: việc phối hợp giữa Nhà nước với các doanh nghiệp chưa tốt; côngtác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế; quản lý các dự án đầu tư chưatốt, còn nhiều dự án chậm tiến độ
b Kinh nghiệm phát triển DL của Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Thành phố Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn cách Thành phố
phường và 4 xã Hội An có 7 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp, có đảo Cù LaoChàm (rộng 1.591 ha) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thếgiới với nguồn đặc sản Yến Sào nổi tiếng; có Phố cổ Hội An là di sản Văn hoá thếgiới; có nhiều làng nghề truyền thống như: làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh
Hà, làng rau Trà Quế rất thuận lợi để phát triển KTDL
Trang 36Trong những năm qua công tác xúc tiến quảng bá du lịch thành phố Hội
An KTDL phát triển mạnh mẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đến hết năm
2013 đã thu hút được gần 100 dự án đầu tư; có 78 khách sạn với trên 3.000phòng đạt tiêu chuẩn, 44 công ty lữ hành, 15 công ty vận chuyển khách; năm
2013 đón 2 triệu lượt khách trong đó có 1,2 triệu khách quốc tế, doanh thu đạt1.070 tỷ đồng Đại Hội Đảng bộ thành phố Hội An lần thứ XVI (năm 2010) xác
định phương hướng phát triển của thành phố là “thành phố sinh thái văn hóa
-DL” coi việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá phố cổ Hội An và các làngnghề truyền thống; giữ gìn khu dự trữ sinh quyển thế giới làm điều kiện tiênquyết trong phát triển KTDL
Qua nghiên cứu chiến lược xúc tiến quảng bá phát triển DL của Thànhphố Hội An có thể rút ra nhiều kinh nghiệm quý phục vụ cho xúc tiến quảng báphát triển DL của huyện Sa Pa giai đoạn 2014-2020:
Về ưu điểm: Trong những năm qua DL của thành phố Hội An đã thực hiện
rất tốt vai trò lãnh đạo phát triển KTDL địa bàn, nổi bật là: việc giữ gìn tôn tạo vàphát huy giá trị của các di tích; biến các làng nghề bình thường thành các điểmtham quan du lịch đặc sắc như làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, làng gốmThanh Hà Giữ gìn cảnh quan môi trường, đặc biệt là việc cấm sử dụng túi ni-lông tại đảo Cù Lao Chàm; việc quản lý tốt trật tự đô thị, nhất là quản lý về kiếntrúc đô thị: không cho xây cao quá 3 tầng, tất cả các khách sạn đều phải có khuônviên trồng cây cảnh, mật độ xây dựng dưới 30%; giải quyết tình trạng ăn xin,chèo kéo đeo bám khách, bán hàng rong
Tồn tại: việc mở rộng liên kết vùng còn chưa tốt, sức hút của Hội An đối
với khách DL trong nước chưa cao
1.4.2 Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
1.4.2.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
Ngành du lịch Thái Lan hình thành từ những năm 60 của thế kỉ 20 khichiến tranh giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam ngày càng leo thang Rấtnhiều lính Mỹ được triệu tập vào Việt Nam, và lúc này Thái Lan trở thành mộtđịa điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng cho binh lính Mỹ sau những trận chiến Kể
Trang 37từ đó, du lịch Thái Lan tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu đáng kểnhư ngày hôm nay.
a Kinh nghiệm trong quản lý du lịch
Thứ nhất, Tổ chức Cơ quan quản lý của ngành du lịch Thái Lan là
Tổng cục Du lịch Thái Lan (Tourism Authority of Thailand TAT) được thàn
h lập vào ngày 18 tháng 3 năm 1960 Năm 2002, bộ Thể thao và Du lịchThái Lan được thành lập Kể từ đó, ngành du lịch Thái Lan chịu sự quản lýcủa bộ thể thao và du lịch Nhiệm vụ chính của cơ quan (TAT) là tập trung vàocông tác marketing và xúc tiến du lịch TAT hoạt động như một doanh nghiệpnhà nước Bộ Thể thao và Du lịch đã khuyến khích các quan chức cấp tỉnh thamgia tích cực vào xúc tiến du lịch, trong khi chính quyền địa phương được khuyếnkhích phát triển các sản phẩm du lịch Ngành du lịch Thái Lan cũng hợp tácchặt chẽ với nhau thông qua việc thành lập các hiệp hội cấp quốc gia như Hiệphội Spa Thái Lan (Thailand Spa Association TSPA), Hiệp hội các Đại lý du lịchThái Lan (Association of Thai Travel Agents ATTA),
Hiệp hội du lịch MICE Thái Lan (Thailand Incentive and ConventionAssociation TICA), Hiệp hội Khách sạn (Thailand Hotels Association THA),Hiệp hội Du lịch nội địa (The Association of DomesticTravel ADT), Hộiđồng Du lịch Thái Lan (Tourism Council of Thailand), Hiệp hội các nhà điềuhành tour chuyên nghiệp (Professional Tour Guide Assiciation), Hiệp hội dulịch mạo hiểm và sinh thái Thái Lan (Thai Ecotourism And AdventureAssociation) Chính sự thành lập các hiệp hội này đã giúp các doanh nghiệp hợptác với nhau cùng vì lợi ích chung, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh Đâycũng là nguyên nhân giúp giá tour ở Thái Lan có tính cạnh tranh trong khu vực
và trên thế giới bởi vì các dịch vụ được tổ chức khép kín
Thứ hai, chính sách xuất nhập cảnh Thái Lan là một trong những quốc
gia tiên phong trong việc thực hiện chính sách “Bầu trời mở” Thái Lan đã cónhững biện pháp để đơn giản hóa thủ tục visa cho công dân các nước vào dulịch Thái Lan Ngoài ra tại các điểm xuất nhập cảnh đã có những thay đổi nhằmlàm giảm bớt các thủ tục phức tạp, tốn thời gian Năm 2007, Thái Lanđược xếp thứ
15/127 nước về những cải tiến trong thủ tục visa
Trang 38Thứ ba, một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của việc mua sắm ở
Thái Lan là Chính sách thuế Du khách đến Thái Lan theo visa du lịch sẽđược hoàn lại thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax VAT) (thuế suất7%) đối với những hàng hóa đã được mua tại các cửa hàng có treo biểnhiệu “Hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch”
b Kinh nghiệm trong phát triển các sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch văn hóa ở Thái Lan bao gồm việc thăm quan các đềnchùa (đặc biệt là các chùa Phật giáo), bảo tàng, các di tích lịch sử… Du kháchkhông chỉ được tận mặt chứng kiến sự độc đáo của văn hóa Thái Lan mà cònđược tự mình thưởng thức và trải nghiệm nền văn hóa đó
Thứ nhất, du lịch sinh thái: Thái Lan hiện có 79 Vườn quốc gia cùng với
chiếm 15% diện tích cả nước Trong các vườn quốc gia là nơi sinh sống củanhiều loại thú quý hiếm
Thứ hai, du lịch hội nghị (du lịch MICE): Hiện nay nước này là điểm đến
lớn thứ 18 của thế giới đối với khách MICE với 30 sự kiện tầm cỡ quốc tế được
tổ chức mỗi năm Năm 2009 MICE của Thái Lan thu hút được hơn 600 nghìnlượt khách, thu về 45 tỷ baht
Thứ ba, du lịch chữa bệnh: Trong năm 2013 Thái Lan đã đón 2 triệu
khách du lịch quốc tế đến chữa bệnh và thu về hơn 45 tỷ baht Các dịch vụ chữabệnh ở Thái Lan bao gồm từ phẫu thuật tim phức tạp, giải phẫu thẩm mỹ, chămsóc răng miệng, thậm chí cả những loại hình điều trị chuyên biệt như là đông y,yoga …
Thứ tư, du lịch tình nguyện: Cũng như ở nhiều nước khác, các hoạt động
du lịch tình nguyện ở Thái Lan bao gồm dạy tiếng Anh cho trẻ em, xây sân chơi,tham gia bảo vệ đời sống hoang dã, giữ gìn văn hóa, giúp đỡ những trẻ em bấthạnh…
Thứ năm, du lịch nông nghiệp: Du lịch nông nghiệp bao gồm nhiều hoạt
động liên quan đến nông nghiệp mà du khách có thể tham gia và khám phá như:trồng lúa, trồng hoa, rau quả và chăn nuôi Thông thường du lịch nông nghiệphay kết hợp với du lịch “homestay”
Trang 39Thứ sáu, du lịch mua sắm : Rất nhiều trung tâm mua sắm được xây dựng
để đáp ứng nhu cầu của du khách Bangkok được mệnh danh là thiên đườngmua sắm, là nơi nổi tiếng với nhiều đồ đạc, hàng hoá giá rẻ
c Kinh nghiệm trong marketing du lịch
Công tác marketing của Thái Lan bắt đầu từ những chiến dịch quảng bá
du lịch với các khẩu hiệu độc đáo và sáng tạo qua từng năm Trong đókhẩu hiệu “Amazing Thailand” được sử dụng từ năm 1998 đến nay vẫnphát huy tác dụng Thái Lan đã sử dụng kết hợp nhiều công cụ marketing hiệuquả để quảng bá hình ảnh du lịch Theo một cuộc điều tra năm 2008 có tới 65%
du khách biết đến du lịch Thái Lan thông qua các kênh thông tin của TAT
1.4.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Trung Quốc
Du lịch Trung Quốc phát triển mạnh, trước hết là dựa vào thế mạnh tiềmnăng văn hoá đặc sắc, phong phú Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với bềdày lịch sử văn hoá lâu đời Vì vậy, đến bất cứ địa phương nào ở nước này, dukhách cũng có những địa chỉ du lịch hấp dẫn Người Trung Quốc hôm nay đã rấtbiết gìn giữ, tôn tạo và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống ấy để pháttriển du lịch
Những ngày hội văn hoá độc đáo của người Choang, người Mông, ngườiDao ở Vân Nam, Quảng Tây; những điệu múa, khúc ca của những người du mụctrên cao nguyên Thanh - Tạng; một địa danh, tên một nhân vật nổi tiếng trongvăn học cổ…tất cả đều được gìn giữ và biến thành những sản phẩm du lịchđặc sắc mang nhãn hiệu “Trung Quốc.” Các di tích lịch sử văn hoá như Vạn
Lý Trường thành, Di hoà viên, Thập tam lăng ở Bắc Kinh; hồ Tây ở HàngChâu; lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán… dẫu bị thời gian và chiến tranh tàn phá ghêgớm, song đều được người Trung Quốc hôm nay không tiếc tiền của, côngsức, xây dựng, khôi phục Theo ước tính của Tổ chức du lịch - lữ hành quốc
tế, thì đầu tư cho ngành du lịch - lữ hành Trung Quốc năm 2013 lên tới 512,1
tỷ NDT, chiếm 9,6% tổng kim ngạch đầu tư của cả nước Bên cạnh kiến trúc
cổ, cùng với sự vươn lên về kinh tế, những công trình hiện đại của TrungQuốc cũng không kém phần hấp dẫn Đến Bắc Kinh, ngoài các di tích cổ, dukhách có thể ngắm phố đêm Tràng An lộng lẫy; dạo phố đi bộ Vương Phủ
Trang 40Tỉnh sầm uất Còn ở Thượng Hải, ngoài Dự Viên, tháp truyền hình MinhChâu, phố đi bộ Nam Kinh…là những điểm không thể thiếu trong hành trìnhcủa khách tham quan
Hiện nay, hầu như ở các địa phương của Trung Quốc đều xây dựng thànhcông phố đi bộ, mua sắm như Vương Phủ Tỉnh của Bắc Kinh Các thành phố lớncủa Trung Quốc đã xây dựng thành công mô hình du lịch kết hợp thương mại,thu hút khách du lịch đến không chỉ tham quan, mà còn mua sắm, tìm hiểu thịtrường, tìm kiếm cơ hội đầu tư…Cục phó Cục Du lịch TP Bắc Kinh
Cục phó Cục Du lịch Bắc Kinh cho biết, hiện nay, trong số hơn ba triệu dukhách nước ngoài đến thành phố mỗi năm, có khoảng 30% là du khách thươngmại Sức hấp dẫn và sự thành công của ngành du lịch Trung Quốc còn ở công tácquảng bá du lịch luôn được chú trọng Những lời quảng cáo ấn tượng và hàm súcnhư: “Bất đáo Trường thành phi Hảo Hán”, hay “Non nước Quế Lâm đứng đầuthiên hạ”…được truyền tụng từ bao năm qua đã có tác động thôi thúc hàng triệukhách du lịch đến với Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc luôn quan tâm và cónhững chính sách thiết thực để thúc đẩy du lịch phát triển Các bạn đồng nghiệpTrung Quốc cho biết, vào dịp Tết âm lịch, ngày Quốc tế lao động 1-5, Quốckhánh …hằng năm, Trung Quốc đều cho nghỉ trọn một tuần, gọi là “Tuần lễvàng”, để tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch, mua sắm Đây là những tuần
“bội thu” đối với ngành du lịch Riêng “Tuần lễ vàng” 1-5 năm nay, Trung Quốcđón tiếp hơn 100 triệu lượt du khách và ngành du lịch đạt mức doanh thu 39 tỷNDT Bên cạnh đó, việc quy phạm hóa, chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ, hướngdẫn viên làm công tác du lịch; tạo các hành lang pháp lý, cải tiến trong việc cấpthị thực nhập cảnh… đã tạo tiền đề quan trọng cho việc tổ chức, thu hút khách
Có thể nói, ở Trung Quốc, giữ các ngành du lịch, dịch vụ, thương mại, hải quan,giao thông vận tải…đã tìm được tiếng nói chung, phối hợp nhịp nhàng
Một trong những lý do căn bản khiến du lịch Trung Quốc phát triển nhanhchóng trong những năm qua là do thu nhập của người dân đã được nâng cao đáng
kể Nhu cầu du lịch vì thế cũng tăng theo Nếu năm 1978, khi Trung Quốc vừathực hiện cải cách, mở cửa, thu nhập bình quân đầu người/ năm là 1.459 NDT,thì đến năm 2013, con số này đã đạt khoảng 13.500 NDT Thu nhập của người