1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển du lịch bền vững tây nguyên

269 216 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 269
Dung lượng 4,74 MB

Nội dung

các tài nguyên du lịch và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.Xuất phát từ tầm quan trọng đó, nghiên cứu sinh chọn “Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên” là

Trang 1

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn chính: GS.TS Đàm Văn Nhuệ

Hướng dẫn phụ: TS Bùi Trường Giang

HÀ NỘI - NĂM 2014

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳcông trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Đức Tuy

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH

MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU

1 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: 1

2 Tình hình nghiên cứu: 3

3 Mục đích nghiên cứu của luận án 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 10

5 Nhiệm vụ luận án phải giải quyết: 11

6 Phương pháp nghiên cứu: 11

7 Những đóng góp của đề tài: 12

8 Kết cấu của Luận án: 13

CHƯƠNG 1:

14 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN 14

DU LỊCH BỀN VỮNG 14

1.1 Du lịch và một số vấn đề về phát triển du lịch 14

1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến du lịch 14

1.1.1.1 Du lịch 14

1.1.1.2 Tài nguyên du lịch và điểm hấp hẫn du lịch 17

1.1.2 Phát triển du lịch 18

1.1.2.1 Quan điểm về phát triển du lịch 18

1.1.2.2 Các điều kiện phát triển du lịch 19

1.1.2.3 Các xu thế cơ bản trong phát triển du lịch 20

Trang 4

1.2.1 Vị trí của ngành du lịch 21 1.2.2 Vai trò của ngành du lịch 21

Trang 5

1.2.2.2 Vai trò du lịch trong lĩnh vực văn hoá - xã hội 23

1.2.2.3 Vai trò của du lịch trong hội nhập quốc tế .24

1.3 Phát triển du lịch bền vững 26

1.3.1 Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững 26

1.3.2 Các yếu tố tác động đến việc phát triển du lịch bền vững 27

1.3.2.1 Về kinh tế: 27

1.3.2.2 Về chính trị: 28

1.3.2.3 Về xã hội: 29

1.3.2.4 Về môi trường: 30

1.3.3 Tiêu chí phát triển du lịch bền vững 31

1.3.4 Hợp tác, liên kết vùng - yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch bền vững 33

1.3.4.1 Vùng lãnh thổ, vùng kinh tế và vùng du lịch 33

1.3.4.2 Xác định các bên tham gia hợp tác, liên kết trong hoạt động du lịch 34 1.3.4.3 Xác định nội dung hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững 38

1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững 40

1.4.1 Kinh nghiệm thế giới 40

1.4.1.1 Thành phố Kyoto - Nhật Bản 40

1.4.1.2 Thành phố Madrid - Tây Ban Nha 42

1.4.1.3 Khu sinh thái rừng mưa Chilamate - Nam Mỹ 43

1.4.2 Kinh nghiệm trong nước 46

1.4.2.1 Thành phố Hội An - Quảng Nam 46

1.4.2.2 Du lịch cộng đồng Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình 48

1.4.3 Bài học kinh nghiệm thành công 49

CHƯƠNG 2:

51 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 51

TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN 51

2.1 Tổng quan về Tây Nguyên 51

Trang 6

Tây Nguyên

53

2.2.1 Tăng trưởng kinh tế 53

2.2.1.1 Nông lâm nghiệp 53

2.2.1.2 Công nghiệp và xây dựng 54

2.2.1.3 Thương mại - dịch vụ 55

2.2.2 Đầu tư 56

2.2.3 Hạ tầng kinh tế kỹ thuật 57

2.2.3.1 Về giao thông 57

2.2.3.2 Cấp điện 58

2.2.3.3 Cấp nước 58

2.2.3.4 Bưu chính viễn thông 59

2.2.3.5 Hệ thống ngân hàng, tín dụng 59

2.2.3.6 Cơ sở đào tạo du lịch 59

2.2.3.7 Cơ sở hạ tầng y tế 60

2.2.4 Văn hóa - xã hội 60

2.3 Thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên 61

2.3.1 Về Kinh tế 61

2.3.1.1 Khách du lịch 61

2.3.1.2 Thu nhập du lịch Tây Nguyên 65

2.3.1.3 Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 67

2.3.1.4 Đầu tư phát triển du lịch Tây Nguyên 70

2.3.2 Về chính trị 72

2.3.2.1 Cơ chế, chính sách và môi trường đầu tư phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên 72

2.3.2.2 Quản lý Nhà nước về phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên 76

2.3.2.3 An ninh, chính trị ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên .78

2.3.3 Về xã hội 79

Trang 8

2.3.4 Về môi trường 86

2.3.4.1 Tài nguyên đất đai 86

2.3.4.2 Rừng 87

2.3.4.3 Khí hậu 87

2.3.4.4 Tài nguyên du lịch thiên nhiên .88

2.4 Các nhân tố quan trọng cho sự phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

89

2.4.1 Sản phẩm du lịch 89

2.4.2 Liên kết phát triển du lịch Tây Nguyên 90

2.4.3 Công tác xúc tến quảng bá du lịch 93

2.5 Đánh giá mức độ bền vững của du lịch Tây Nguyên 95

2.5.1 Qua phỏng vấn khách du lịch đến Tây Nguyên 95

2.5.1.1 Quá trình xây dựng phiếu, gửi phiếu phỏng vấn 95

2.5.1.2 Tổng hợp kết quả 95

2.5.2 Đánh giá theo têu têu chí bền vững 103

2.5.2.1 Kinh tế 103

2.5.2.2 Chính trị 103

2.5.2.3 Xã hội 104

2.5.2.4 Môi trường 105

2.5.3 Kết luận 105

2.6 Phân tích SWOT cho phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên 107

2.6.1 Thiết lập Ma trận SWOT du lịch bền vững Tây Nguyên 107

2.6.2 Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để xây dựng định hướng phát triển du lịch bền vững 107

CHƯƠNG 3:

109 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH 109

BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 109 3.1 Bối cảnh chung ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Tây

Trang 9

109

Trang 10

3.1.2 Bối cảnh trong nước 111

3.1.3 Bối cảnh của vùng Tây Nguyên 112

3.2 Quan điểm, mục têu và định hướng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên

.113 3.2.1 Quan điểm 113

3.2.2 Mục tiêu 114

3.2.3 Định hướng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đến năm 2020 114

3.2.3.1 Định hướng không gian du lịch Tây Nguyên 114

3.2.3.2 Định hướng thị trường du lịch 115

3.2.3.3 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch 118

3.2.3.4 Định hướng phát triển các tuyến du lịch 121

3.4 Đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên 123

3.4.1 Nhóm giải pháp bền vững về kinh tế 123

3.4.1.1 Giải pháp phát triển bền vững về kinh tế du lịch 123

3.4.2 Nhóm giải pháp về ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội 130

3.4.3 Nhóm giải pháp phát triển bền vững về Văn hóa - Xã hội .130

3.4.3.1 Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và tài nguyên du lịch nhân văn 130

3.4.3.2 Phát triển nguồn nhân lực 131

3.4.4 Nhóm giải pháp phát triển bền vững về môi trường 133

3.4.4.1 Bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên và đa dạng sinh học 133

3.4.4.2 Tuyên truyền nâng cao nhận thức 133

3.4.5 Giải pháp hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững Tây nguyên 133

3.4.6 Chủ động và tch cực hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch .136

3.4.6.1 Xây dựng các hành lang du lịch kết nối các địa phương trong "Tam giác phát triển" 136

Trang 11

3.4.7 Tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và MT 137 3.4.7.1 Giải pháp quy hoạch và quản lý quy hoạch 137

Trang 12

3.4.7.3 Tăng cường xúc tến quảng bá du lịch 139

3.5 Đề xuất cơ chế, chính sách cho phát triển du lịch bền vững T.Nguyên 140

3.5.1 Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương 140

3.5.2 Đối với vùng Tây Nguyên 143

3.5.3 Đối với các tỉnh Tây Nguyên 143

3.5.4 Đối với doanh nghiệp 143

KẾT LUẬN

144 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 147

Tài liệu tếng Việt 147

Tài liệu tếng Anh 150

Phụ lục 01

152 TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN ĐĂK LĂK 152

Phụ lục 02

154 TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN GIA LAI 154

Phụ lục 03

156 TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN ĐĂKNÔNG 156

Phụ lục 04

158 TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN LÂM ĐỒNG 158

Phụ lục 05 :

160 TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN KON TUM 160

Trang 13

APEC Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (Asia Pacific

Economic Cooperation)ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast

AsianNations)BOT Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

BTO Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

BT Xây dựng - chuyển giao

CN Công nghiệp

TN Tây Nguyên

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

ODA Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức

QLNN Quản lý nhà nước

UBND Uỷ ban nhân dân

UBNDTP Uỷ ban nhân dân thành phố

UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization)

WB Ngân hàng thế giới (World Bank)

WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

Trang 14

Bảng 2.1 Một số thông số của khu vực Tây Nguyên Trang 52

Bảng 2.3 Số lượng khách quốc tế đến Tây Nguyên (2000 - 2012) Trang 61Bảng 2.4 Số lượng khách của một số thị trường quốc tế đến TN Trang 62Bảng 2.5 Các thị trường khách quốc tế đến các tỉnh TN (năm

2012)

Trang 63

Bảng 2.6 Số lượng khách nội địa đến các tỉnh TN (2000 - 2012) Trang 64Bảng 2.7 Thị trường khách nội địa đến các tỉnh TN (năm 2012) Trang 65

Bảng 2.9 Cơ cấu tổng thu nhập từ du lịch vùng TN (2005 - 2012) Trang 67Bảng 2.10 Cơ sở lưu trú du lịch các tỉnh Tây Nguyên (2000 - 2012) Trang 68

Trang 15

Hình 01 Sự tham gia của các bên trong hợp tác phát triển

du

lịch bền vững

Trang 35

Hình 03 Tăng trưởng khách quốc tế đến với Tây Nguyên (1000

Hình 05 Tăng trưởng thu nhập du lịch, giai đoạn 2000 - 2012 Trang 66

Hình 11 Tỷ lệ khách quốc tế ưa thích sản phẩm du lịch (%) Trang 99Hình 12 So sánh và đánh giá thực trạng chất lượng và tính bền

vững của dịch vụ du lịch các tỉnh Tây Nguyên

Trang 102

Trang 16

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Phát triển du lịch bền vững được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) địnhnghĩa tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp quốc tại RiodeJaneiro năm 1992 Phát triển du lịch bền vững không thể thoát ra khỏi các yêu cầucủa phát triển bền vững mà các Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường vàPhát triển tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thếgiới về Phát triển bền vững, tổ chức tại Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 xác định

Đó là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ và hài hoà giữa ba mặt của sựphát triển gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Phát triểnbền vững đã trở thành xu thế tất yếu trong tến trình phát triển của xã hội loài người

Phát triển bền vững, trong đó có phát triển du lịch bền vững đã trở thànhmột vấn đề được đặc biệt quan tâm Ngay từ năm 1991, Chính phủ đã ban hành “Kếhoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000” Thủtướng Chính phủ đã ra Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 về phê duyệtChiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm

2020 Năm

2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 vềĐịnh hướng phát triển bền vững ở Việt Nam Đây là một chương trình hành độngkhung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các bộ, ngành,địa phương, các tổ chức và cá nhân triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằmbảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21

Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh và trở thành ngành kinh tếhàng đầu thế giới Du lịch là ngành kinh tế tạo nhiều việc làm cho người lao động vàhiện đang thu hút xấp xỉ 300 triệu lao động, chiếm khoảng 11,6% lực lượng lao độngtrên thế giới Dòng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chínhtrị ổn định, kinh tế phát triển; đặc biệt là dòng khách du lịch thế giới đang có xu thếchuyển dần sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, những nơi có nềnkinh tế phát triển năng động và nền chính trị hòa bình ổn định, mà trong đó Việt Namđược đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện

Du lịch bền vững đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại, là mục tiêu đặt

ra cho phát triển và có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong

Trang 17

đó có Việt Nam Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “du lịch là một ngành kinh tếmũi

Trang 18

nhọn của đất nước”, “phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm anninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội” (Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến

2020, tầm nhìn đến năm 2030) Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho du lịch phát triển

và ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích thu hút các nhà đầu tư cũng nhưkhách du lịch đến Việt Nam được thuận lợi

Tây Nguyên là một vùng đất có nhiều tiềm năng: vị trí địa lý, điều kiện tựnhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế Trong những năm qua,Đảng và Nhà nước đã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng Tây Nguyên để tương xứngvới tiềm năng Nhờ sự phấn đấu của Đảng, Chính quyền, nhân dân trong vùng, TâyNguyên đã có những bước phát triển đáng kể Tây Nguyên cũng là nơi có tài nguyên

du lịch mà rất ít nơi nào có được như tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử, vàthiên nhiên Trong thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam và chính quyền các tỉnh TâyNguyên đã quan tâm nhiều đến phát triển du lịch và là ngành kinh tế quan trọng củavùng Tuy nhiên, du lịch Tây Nguyên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; tàinguyên du lịch chưa được khai thác hợp lý, chưa gắn với công tác "bảo tồn vàphát huy" một cách hiệu quả; phát triển du lịch không đều giữa các tỉnh trong vùng.Sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng, khác biệt để hấp dẫn du khách; liên kếtphát triển du lịch chưa được triển khai

Các yếu tố trong phát triển du lịch bền vững hầu như chưa được quan tâm hoặc

quan tâm nhưng chưa đạt kết quả: thu nhập từ du lịch Tây Nguyên thấp, chỉchiếm

4,3% tổng thu nhập du lịch của cả nước; thu nhập của dân cư từ hoạt động dulịch manh mún, nhỏ lẻ Công tác bảo tồn, tôn tạo gắn với sử dụng và phát huy tàinguyên du lịch, các yếu tố văn hóa chưa được quan tâm đúng mức; nguồn nhân lựcphục vụ du lịch thiếu và kém chất lượng Công tác bảo vệ môi trường, đối xử với thiênnhiên chưa được chú trọng, điển hình là rừng bị tàn phá, các khu du lịch thác, hồkhô nước, ô nhiễm nặng do thiếu đầu tư, tôn tạo và bị xung đột lợi ích với cácngành kinh tế

khác

Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch Tây Nguyên hiện nay là phải pháttriển nhanh và bền vững Tức là vừa khai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm

Trang 19

thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dàihạn, đồng thời vừa duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường, tôntạo

Trang 20

các tài nguyên du lịch và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.

Xuất phát từ tầm quan trọng đó, nghiên cứu sinh chọn “Giải pháp phát triển

du lịch bền vững ở Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề trên.

2 Tình hình nghiên cứu:

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững Phần lớn,các nghiên cứu này xuất phát từ góc nhìn của khái niệm phát triển bền vững, sau đóphát triển thành những nghiên cứu về phát triển bền vững trong ngành du lịch, gọitắt là phát triển du lịch bền vững Chỉ tính đến năm 1999, theo thống kê của Tổ chức

du lịch thế giới (The World Tourism Organization) đã có trên 100 cuốn sách và 250 bàibáo (công bố quốc tế) nói về du lịch bền vững (Lucian Cernar và Julien Gourdon,2007) Từ đó đến nay, con số nói trên chắc chắn đã tăng hơn rất nhiều và khó có thể tóm lược trong một phần nhỏ của nghiên cứu này

Có rất nhiều khái niệm, cách hiểu đã đưa ra về du lịch bền vững Theo định

nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hiệp quốc (UNWTO) năm 2005 thì “Du lịch

bền vững bao gồm tất cả các loại hình du lịch, bao gồm cả du lịch quy mô lớn và những loại hình du lịch nhỏ Nguyên tắc của sự bền vững trong du lịch là đề cập đến các yếu tố, khía cạnh về môi trường, kinh tế và văn hóa – xã hội của phát triển du lịch

và sự cân bằng giữa 3 yếu tố này cần được thiết lập nhằm đảm bảo mục tiêu bền vững dài hạn” Từ định nghĩa đó, du lịch bền vững có thể được xây dựng dựa trên

những nguyên tắc như sau:

Kinh tế

Đảm bảo duy trì mục tiêu kinh tế dài hạn, quyền lợi và chia

sẻ lợi ích công bằng của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả cơ hộiviệc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo và các dịch vụ xã hội chocác cộng đồng sở tại

Văn hóa – Xã hội

Tôn trọng các giá trị văn hóa - xã hội của các nhóm cư dântại các vùng du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa đặc sắc của cộng đồng sở tại, đồng thời góp phần vào việc tăngcường trao đổi, giao lưu văn hóa giữa du khách và cộng đồng địaphương Các nhóm dân cư bản địa phải được tham gia trực tếp khaithác tài nguyên văn hóa – xã hội của họ cho du lịch với tư cách chủthể và phải được hưởng lợi từ việc tham gia

Sử dụng tối ưu tài nguyên môi trường nhằm hỗ trợ phát triển

Trang 21

Môi trường du lịch đồng thời bảo tồn các giá trị sinh thái, bảo vệ tài nguyên

thiên nhiên và đa dạng sinh học

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ UNEP, 2004 và UNWTO, 2005

Trên cơ sở đó UNWTO (2005) đã nêu ra 2 nguyên tắc cơ bản của du lịch bềnvững bao gồm:

√ Giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của ngành du lịch và hoạt động

du lịch tới môi trường, văn hóa-xã hội và kinh tế

√ Tăng cường tối đa đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế và tăng lợi íchcho cả du khách và cộng đồng địa phương, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và các giá trịvăn hóa truyền thống

Trên cơ sở định nghĩa và nguyên tắc nêu trên của UNEP và UNWTO, tôi lựachọn để tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận

án, bao gồm những tài liệu dưới đây:

(1) Công trình: Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững (Tourism and

sustainable community development) của Greg Richards và Derek R Hall (2000): Dựatrên nguồn tư liệu phong phú của các nghiên cứu trường hợp được tiến hành từkhu phố cổ Edinburg tới vùng nông thôn phía Bắc Bồ Đào Nha và các bãi biển củaInđônêsia, công trình này tìm cách trả lời câu hỏi: các cộng đồng địa phương có thểđóng góp những gì cho du lịch bền vững và ngược lại, du lịch bền vững sẽ mang lạiđiều gì cho các cộng đồng địa phương? Ở đây, dưới các sắc thái biểu hiện khác nhau,vai trò của các cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững đã được khắchọa một cách chân thực và sinh động Cách đặt vấn đề của công trình này giúpchúng ta liên hệ đến mối quan hệ biện chứng giữa các cộng đồng dân tộc tại chỗ vàngành du lịch ở Tây Nguyên, từ đó, tìm kiếm các giải pháp khả thi nhằm tạo điều kiện

để các cộng đồng được tham gia và hưởng lợi nhiều hơn từ các hoạt động du lịch

(2) Công trình Phát triển du lịch và môi trường: phía bên kia tính bền vững

(Tourism development and environment: beyond sustainability?) của Sharpley (2009):Sau khi điểm lại diễn tiến nội dung của khái niệm du lịch bền vững trong các côngtrình hàn lâm và các qui trình chính sách trong các thập niên gần đây và chỉ ra giới hạncủa các mô hình du lịch đương thời, tác giả đề xuất một phương pháp tiếp cậnkhác cho phép duy trì được tính bền vững về môi trường – cái được xem là điềukiện tiên

Trang 22

quyết của du lịch bền vững Công trình này cung cấp các quan điểm khác nhau về kháiniệm du lịch bền vững và mối quan hệ giữa bền vững du lịch và bền vững môi trường.

(3) Công trình Phát triển bền vững là gì? Xây dựng bộ công cụ chuẩn về phát

triển bền vững (Is the concept of sustainble development – developing sustainable

development benchmarking tool) của Lucian Cernar và Julien Gourdon (2007): Mụcđích của các tác giả là đưa ra một phương pháp thống nhất để đánh giá du lịchbền vững căn cứ trên các chỉ số định lượng Phương pháp này được gọi là công cụchuẩn về du lịch bền vững (The sustainable tourism benchmarking tool – viết tắt làSTBT) STBT đánh giá tính bền vững của du lịch dưới 4 lĩnh vực (dimension): bền vững

về kinh tế (được phản ánh qua 3 phương diện: tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch,liên kết du lịch), bền vững về xã hội và sinh thái, bền vững về hạ tầng và sức hút Đểđánh giá được độ bền vững trong mỗi lĩnh vực nêu trên, các tác giả lần lượt nêu racác chỉ số tương ứng để lượng hóa thông tin Ví dụ, đối với vấn đề tài nguyên dulịch, vận dụng phương pháp STBT, người ta tính toán được chính xác số lượng cácđiểm du lịch tự nhiên và các điểm du lịch văn hóa của một khu vực cụ thể, qua đóđánh giá được quy mô và tiềm năng du lịch của địa bàn đó Phương pháp STBT làmột tham khảo hữu ích để tác giả bản luận án này phân tích, đánh giá tính bền vữngcủa du lịch Tây Nguyên thông qua các chỉ số tương ứng

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

a Các luận án Tiến sĩ kinh tế đã bảo vệ thành công

(1) Đề tài: "Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực duyên hải Nam

Trung Bộ - Tây Nguyên" của Trần Sơn Hải

Luận án nêu lên được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực duyên hảiNam Trung bộ và Tây nguyên, làm nổi bật tềm năng du lịch vùng Tác giải đã tổ chứcđiều tra xã hội học về thực trạng nguồn nhân lực, từ đó đi sâu phân tích nhữngnguyên nhân và đề ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch các tỉnhduyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên Luận án cũng đã nêu lên kinh nghiệm pháttriển nguồn nhân lực du lịch của một số quốc gia để làm cơ sở định hướng của Luậnán

Tuy nhiên, Luận án chỉ đi sâu phân tích một lĩnh vực về phát triển nguồn nhânlực ngành du lịch, đây chỉ là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển dulịch bền vững

Trang 23

(2) Luận án "Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội

nhập kinh tế quốc tế" (2011) của Nguyễn Duy Mậu.

Tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm về du lịch, thị trường du lịch, chức năng

và phân loại các thị trường du lịch; đồng thời luận án đưa ra 13 loại hình du lịch phổbiến hiện nay trên thế giới; làm rõ sản phẩm du lịch và mối quan hệ giữa tài nguyên

du lịch hấp dẫn với sản phẩm du lịch hấp dẫn và thị trường du lịch hấp dẫn Phântích kênh phân phối sản phẩm lữ hành và hệ thống các doanh nghiệp lữ hành tại thịtrường nhận khách và gởi khách, vận dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam Làm rõnhững lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về dịch vụ, du lịch làm cơ sở lý luận cho địnhhướng phát triển du lịch Phân tch vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các tác động tới ngành kinh tế, xã hội khác Tác độnggiữa hội nhập kinh tế quốc tế và du lịch, những yêu cầu nhằm đáp ứng phát triển dulịch trong tiến trình hội nhập Luận án làm rõ khái niệm, mục têu, nội dung và điềukiện phát triển du lịch bền vững

Đánh giá toàn diện tiềm năng và cơ sở phát triển du lịch, vị trí, vai trò và lợi thếcủa du lịch Tây Nguyên trong phát triển vùng và quốc gia Làm rõ thực trạng hoạtđộng du lịch trên địa bàn qua lượng khách và thu nhập từ du lịch; cơ sở vật chất cho

du lịch; khai thác tài nguyên du lịch phát triển các loại hình sản phẩm du lịch Luận ánđánh giá về tổ chức không gian lãnh thổ, công tác xúc tiến, quảng bá liên kết; đầu tưphát triển du lịch; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực và cơ chế, chínhsách, quản lý nhà nước về du lịch Đồng thời, luận án phân tích tác động của du lịchvới quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tếquốc tế Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Tây Nguyên

Dự báo xu hướng phát triển du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Luận án đề xuất bảy quan điểm phát triển, các mụctiêu và bảy định hướng để phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 Luận án đưa

ra chín giải pháp để phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế

Tuy nhiên, trong luận án chưa đề cập đến yếu tố phát triển du lịch bền vững:kinh tế, xã hội và môi trường, do vậy luận án chưa làm rõ được phát triển du lịch TâyNguyên có bền vững hay không? và bền vững ở mức độ nào? Mặt khác, luận án cũngchưa đề cập đến vấn đề liên kết trong phát triển du lịch bền vững

Trang 24

(3) Luận án: "Điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Campuchia

thành ngành kinh tế mũi nhọn" (2004) của DukVanna.

Tác giả chủ yếu làm nổi bật các điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội củaCampuchia để phát triển du lịch; các giải pháp chủ yếu để đưa du lịch Campuchiathành ngành kinh tế mũi nhọn Luận án đã đưa ra hệ thống các lý luận cơ bản về pháttriển du lịch và những yếu tố để định giá du lịch Campuchia

(4) Luận án “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ bàng” (2007) của

Trần Tiến Dũng

Tác giả đã phân tích các quan niệm về hệ thống đánh giá về du lịch bền vững,các kinh nghiệm du lịch bền vững và không bền vững trên thế giới và đề xuất các giảipháp phát triển du lịch bền vững Phong Nha-Kẻ Bàng Đây là luận án về du lịch bềnvững ở một vùng du lịch cụ thể, có tính đặc trưng Tuy nhiên, các quan niệm về du lịchbền vững cũng như têu chí đánh giá chưa được tác giả quan tâm nghiên cứu

(5) Đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm

Đồng” (2008) của Nguyễn Tấn Vinh.

Đây là luận án đi sâu về quản lý nhà nước trên địa bàn một tỉnh, hệ thống hoácác lý thuyết về quản lý nhà nước trong du lịch và phân tích thực trạng quản lý nhànước trong du lịch, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi Tác giả quan tâm đến cácgiải pháp quản lý nhà nước trong du lịch làm cơ sở khi nghiên cứu du lịch TâyNguyên

(6) Đề tài “Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai” (2010)

(7) Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du

lịch Bắc bộ của Việt Nam” (2011) của Hoàng Thị Lan Hương.

Tác giả chủ yếu đi sâu vào phân tích kinh doanh lưu trú một lĩnh vực của kinhdoanh du lịch, các giải pháp phát triển kinh doanh lưu trú là những đề xuất có giátrị khi nghiên cứu tại địa bàn Tây Nguyên

Trang 25

b Một số bài viết được in trong các kỷ yếu hội thảo về phát triển du lịch Miền Trung, Tây Nguyên

(1) Bài viết về Liên kết phát triển giữa Khu du lịch Sinh thái Quốc Gia Măng Đenvới các khu du lịch khác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên của PGS, TS Nguyễn KimLợi, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh nhận định: Du lịch là ngànhkinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng, phức tạp Do đó để phát triểnKhu du lịch Măng Đen trở thành khu du lịch sinh thái Quốc gia đến năm

2030, chúng ta cần có những chính sách, giải pháp đúng đắn để liên kết phát triểngiữa khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen với các khu du lịch khác ở các tỉnh MiềnTrung và Tây Nguyên, bao gồm liên kết phát triển nguồn lực cho du lịch, liên kết tổchức các hoạt động du lịch và liên kết bảo vệ môi trường Ứng dụng các giải pháp liênkết du lịch vào thực tế sẽ không tránh khỏi những khó khăn, thử thách, đòi hỏirất nhiều điều kiện cơ sở vật chất, tài chính và nỗ lực của các cơ quan quản lý trongmột khoảng thời gian dài Do đó, để việc triển khai các giải pháp liên kết du lịch cóhiệu quả, cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, sự chỉ đạo sâu sátcủa ngành, sự vào cuộc thực sự của mỗi cán bộ quản lý và đặc biệt là tham gia, hỗ trợnhiệt tình của mỗi người dân

(2) Bài viết về Vai trò của Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen trên tuyếnhành lang Đông Tây và Khu vực Tam giác phát triển (Việt Nam - Lào - Campuchia) củaTiến sỹ Hoàng Ngọc Phong - Viện Phó Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu

tư nhận định: Hành lang Đông Tây trong triển vọng và phát triển đã xác định hướng điquan trọng là liên kết phát triển du lịch, những thế mạnh riêng biệt sẽ được phát huynếu đạt được khả năng liên kết tốt giữa các khu vực có tiềm năng ở các quốc gia trêntuyến hành lang; khu vực Măng Đen sẽ có nhiều thuận lợi để hình thành sản phẩm

du lịch nổi trội trong khu vực và có điều kiện khẳng định rõ vai trò của một trungtâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái hàng đầu của Tam giác phát triển; Định vị MăngĐen trong Du lịch Vùng Tây Nguyên với Ý tưởng "Con đường xanh Tây Nguyên" đãđược đưa vào khai thác khá hiệu quả Măng Đen sẽ tham gia vào liên kết này như làmột điểm đến mới, cung cấp các sản phẩm du lịch sinh thái đậm dấu ấn Nếu xéttrên toàn Vùng Tây Nguyên chỉ có Đà Lạt là có điều kiện khí hậu tương tự nhưMăng Đen Nhưng Măng Đen sẽ tìm ra những hướng đi riêng để phát triển, tìm ra

Trang 26

những sản phẩm khác biệt để hình thành một khu du lịch sinh thái mang tầm cỡQuốc

Trang 27

gia Định vị Măng Đen trong tổng thể hệ thống Đô thị Tây Nguyên và Duyên HảiMiền Trung Măng Đen cần học hỏi, rút kinh nghiệm từ phát triển của thành phố

Đà Lạt và đi tìm điểm khác biệt

(3) Bài viết về liên kết phát triển giữa khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đenvới các khu du lịch khác ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên của Tiến Sỹ Trương SỹVinh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch nhận định: Để đầu tư pháttriển Khu du lịch sinh thái Măng Đen thực sự trở thành một khu du lịch quốc gia với

hệ thống sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, với hệ thống các dịch vụ dulịch một cách đồng bộ và có chất lượng cao, có sức hút lớn đối với khách du lịch trong

và ngoài nước… thì việc liên kết hợp tác trong phát triển là một trong những giải phápquan trọng hàng đầu để thực hiện “Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái MăngĐen và quy hoạch chung đô thị Kon Plong, huyện Kon Plong đến năm 2030”

(4) Bài viết "Khai thác tiềm năng thiên nhiên và giá trị văn hóa truyền thống đểphát triển du lịch cộng đồng ở Măng Đen" của Tiến sỹ Vũ Tuấn Anh - Viện Kinh tế Việtnam Bài viết đã khái quát một số khía cạnh về lý thuyết của du lịch cộng đồng, trên

cơ sở khung lý thuyết phát triển du lịch bền vững; bài viết nêu được các mô hình, kinhnghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam, đồng thời đề xuất giải pháp, xâydựng quy trình phát du lịch cộng đồng tại Măng Đen

Như vậy, có thể thấy rằng: đối với nhóm công trình trong nước, các tác giả đãnghiên cứu các lĩnh vực cụ thể của ngành du lịch, chủ yếu tập trung vào các nội dung

để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, ví dụ như tăngcường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, nâng cao chất lượngsản phẩm du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, phát triển kinh doanh lưu trútrong du lịch… Tuy nhiên, để hình thành khung lý thuyết phát triển du lịch bềnvững; nhận định, đánh giá phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên trên 3 yếu tốkinh tế, xã hội, môi trường và nghiên cứu các yếu tố đặc thù khác của vùng có thể tácđộng đến phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên; đề xuất giải pháp và cơ chế chínhsách thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống Việc nghiêncứu các giải pháp để phát triển du lịch ở cấp độ vùng theo quan điểm phát triển bềnvững lại chưa được đề cập nhiều, đặc biệt là ở một địa bàn đặc thù và giàu tiềm năng

du lịch như Tây Nguyên Hơn nữa, trong số các giải pháp được nêu ra, giải pháp về

Trang 28

liên kết du lịch vùng (nội vùng và ngoại vùng) cũng chưa được phân tch đúng mức.Trong khi đó, vấn

Trang 29

đề liên kết đang là một khâu yếu trong bức tranh phát triển kinh tế nói chung và pháttriển du lịch nói riêng ở Tây Nguyên, nên rất cần được tập trung nghiên cứu nhằm tìm

ra các giải pháp phù hợp Đối với nhóm công trình quốc tế, rất nhiều vấn đề cơ bản và

cụ thể của du lịch bền vững đã được giới thiệu, phân tích và diễn giải một cách khoahọc, chặt chẽ, cho phép tác giả tiếp nhận nhiều công cụ lí thuyết để nghiên cứuthực tiễn du lịch Tây Nguyên

Tóm lại, kế thừa thành quả của các nghiên cứu trong nước và quốc tế, tác giả

cố gắng vận dụng lý thuyết phát triển du lịch bền vững vùng để phản ánh thựctrạng du lịch và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển vùng du lịch Tây Nguyên theohướng bền vững, trong đó, nhấn mạnh vào các giải pháp liên kết du lịch và xem đónhư là một động lực quan trọng cho sự chuyển mình của du lịch Tây Nguyên trongthời gian tới

3 Mục đích nghiên cứu của luận án

- Trên cơ sở lý luận chung về phát triển du lịch bền vững, Luận án đánh giá và

dự báo đúng các chiều hướng mới của bối cảnh quốc tế, khu vực, tiểu khu vựcbao gồm tiểu vùng sông Mê Kông; tam giác phát triển; hành lang kinh tế Đông - Tây vàtrong nước đến năm 2020 tác động đến phát triển du lịch Tây Nguyên

- Định vị phát triển du lich Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vữngdưới tác động của bối cảnh mới và các đặc điểm, lợi thế so sánh mang tính đặc thùcủa toàn vùng, trong mối tương quan so sánh với các vùng khác của cả nước

- Định hướng và các giải pháp về phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đếnnăm 2020

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

a Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu ngành du lịch, trong đó

đi sâu nghiên cứu phát triển du lịch bền vững vùng và các yếu tố liên quan đến pháttriển du lịch bền vững của vùng Tây Nguyên

b Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt thời gian: Luận án phân tích thực trạng phát triển du lịch Tây Nguyêngiai đoạn 2002-2012 và định hướng, giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyênđến năm 2020

Trang 30

- Về mặt không gian: Toàn bộ hoạt động du lịch và các ngành liên quan đếnphát triển du lịch bền vững thuộc địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên Ngoài ra, dưới quanđiểm liên kết du lịch, luận án còn đặt vùng du lịch Tây Nguyên trong mối quan hệ với

Trang 31

các vùng du lịch khác trong cả nước, đặc biệt là vùng duyên hải Miền Trung và vùngĐông Nam Bộ.

5 Nhiệm vụ luận án phải giải quyết:

- Về mặt lý thuyết: Luận án làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản như: du lịch;phát triển du lịch bền vững, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững;khung lý thuyết về hợp tác, liên kết phát triển du lịch; xây dựng các têu chí đánh giáphát triển du lịch bền vững, kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trong nước và thếgiới

- Về thực trạng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên: Luận án đánh giá có

hệ thống về các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên (cả yếu

tố cốt lõi và yếu tố tác động) Thu thập tư liệu, phỏng vấn khách du lịch để phântích đánh giá và kết luận mức độ phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên Phân tích

mô hình SWOT, nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

để có cơ sở định hướng phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên trong thời gian sắpđến

- Về giải pháp phát triển: Luận án đưa ra những định hướng phát triển, đề xuấtcác nhóm giải pháp cho việc phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đến năm 2020,trên cơ sở nhận định bối cảnh quốc tế, trong nước và vùng Tây Nguyên tác động đếnphát triển du lịch bền vững Đề xuất các nhóm cơ chế chính sách đặc thù để phát triển

du lịch bền vững Tây Nguyên trong thời gian đến

6 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng cách tiếp cận hệ thống, kết hợp khung quan niệm của quốc

tế với đặc thù vùng Tây Nguyên, theo đó xem xét phát triển bền vững trên 4 trụ cột:kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường trong sự tương tác lẫn nhau Xem xét phát triển

du lịch bền vững trong sự kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội,bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững an ninh - chính trị trong bối cảnh tăngcường hội nhập quốc tế và khu vực Các phương pháp sẽ áp dụng:

- Phương pháp phân tích tài liệu: Tham khảo, đánh giá các nghiên cứu đã

có liên quan đến đề tài của luận án, từ đó, tìm cách kế thừa các thành quả và bổ sungcác khoảng trống trong nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên

- Thu thập, phân tch tài liệu thứ cấp (sách, báo, các quy hoạch, các báo cáođánh giá, số liệu thống kê) Nhấn mạnh phân tích so sánh để làm rõ phát triển du lịch

Trang 32

vùng Tây Nguyên trong nhịp độ phát triển du lịch chung của cả nước, khu vực và thếgiới.

- Tổng hợp và phân tích định tính để có dự báo các yếu tố ảnh hưởng, tác động

Trang 33

đến phát triển du lịch bền vững của vùng Tây Nguyên.

- Phương pháp điều tra thực địa: Kết hợp sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâutrên thực địa đối với 250 người để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch và mức độ hàilòng của khách hàng đối với ngành du lịch ở 5 tỉnh Tây Nguyên Từ đó nhận định mức

độ bền vững của du lịch Tây Nguyên bằng các chỉ tiêu định lượng

- Sử dụng phương pháp tếp cận SWOT để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,thách thức đối với vùng Tây Nguyên về phát triển du lịch bền vững truớc tác động củabối cảnh thế giới và trong nước

7 Những đóng góp của đề tài:

Luận án nghiên cứu để tìm ra giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địabàn Tây Nguyên một cách tiếp cận mới của NCS là tổng thể, toàn diện, liên ngành và

đa ngành trên một địa bàn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

So với các công trình đã công bố thì NCS sẽ kỳ vọng có một số đóng góp sau:

Thứ nhất, Về định nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền

vững, luận án đã đưa ra định nghĩa phát triển du lịch bền vững, trên 4 trụ cột kinh tế,chính trị, xã hội và môi trường Xây dựng bộ tiêu chí để làm cơ sở nghiên cứu đánhgiá phát triển du lịch bền vững; làm rõ các khái niệm vùng và xây dựng khung lýthuyết về liên kết phát triển du lịch bền vững vùng

Thứ hai, Luận án đánh giá, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

bền vững Tây Nguyên (kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường) Trong đó, đi sâu phântích vai trò của các ngành, lĩnh vực, thể chế và các yếu tố an ninh, chính trị ảnh hưởngtrực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển du lịch bền vững vùng Phỏng vấn sâu trênthực địa đối với 250 người để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch và mức độ hài lòngcủa khách hàng đối với ngành du lịch ở 5 tỉnh Tây Nguyên Trên cơ sở đó có nhậnđịnh mức độ phát triển du lịch bền vững của vùng Tây nguyên Luận án đã phân tích

mô hình SWOT để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với vùng TâyNguyên trong phát triển du lịch bền vững

Thứ ba, Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển vùng du lịch Tây Nguyên theo

hướng bền vững, trong đó, nhấn mạnh vào các giải pháp liên kết du lịch và xem

đó như là một động lực quan trọng cho sự chuyển mình của du lịch Tây Nguyêntrong thời gian tới Bên cạnh đó, luận án đã đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù để

du lịch bền vững Tây Nguyên phát triển mạnh

Trang 35

Thựctrạngphát triển

du lịch bền vữngtrên địa bàn Tây Nguyên

Chư ơng 3: Đề

xuất giải phápphát triển

du lịch bền vữngTây Nguy

ên đến năm

Trang 36

Tuy nhiên, khái niệm "Du lịch" được hiểu rất khác nhau bởi xuất phát từ mụcđích khác nhau của các đối tượng khi tham gia vào "Hoạt động du lịch" Đối với người

đi du lịch là một cuộc hành trình và lưu trú ngoài nơi cư trú thường xuyên, nhằm thoảmãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mình Đối với các chủ cơ sở kinh doanh du lịch thì

đó là quá trình tổ chức các điều kiện sản xuất, dịch vụ phục vụ người đi du lịch nhằmđạt lợi nhuận tối đa Đối với chính quyền địa phương có địa danh du lịch, thì đó là việc

tổ chức các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ du khách;

tổ chức tiêu thụ sản phẩm sản xuất tại địa phương, tăng nguồn thu cho ngân sách,nâng cao mức sống dân cư; tổ chức các hoạt động quản lý hành chính nhà nước bảo

vệ môi trường tự nhiên, xã hội và an ninh

GS.TS Hunziker cho rằng "Du lịch là tập hợp các mối quan hệ, hiện tượng phátsinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việclưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt độngkiếm lời" [63] Quan niệm này đã bao quát nội dung du lịch nhưng lại thiếu phân loại

cụ thể các mối quan hệ và chưa quan tâm đầy đủ đến các hoạt động tổ chức dulịch và sản xuất hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách

Trường Đại học Tổng hợp Kinh tế thành phố Varna (Bungari) đưa ra định nghĩa

"Du lịch là một hiện tượng kinh tế, xã hội được lặp đi lặp lại đều đặn, chính là sản xuất

và trao đổi dịch vụ, hàng hoá của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập; đó là tổ chứccác xí nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên môn nhằm bảo đảm sự đi lại, lưu trú,

ăn uống, nghỉ ngơi với mục đích thoả mãn các nhu cầu cá thể về vật chất, tinh thần

Trang 37

của những người lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên mà không có mục đích kiếm lời"[64] .

Trang 38

Michael Coltman quan niệm "Du lịch là sự kết hợp của 4 nhóm nhân tố trong quátrình phục vụ khách bao gồm: Du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sởtại và chính quyền nơi đón khách du lịch" [47].

Tổng hợp các quan niệm, trên quan điểm toàn diện và thực tiễn phát triển củangành du lịch trên trường quốc tế và trong nước Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Hà Nội) đã nêu định nghĩa về du lịch như sau:

"Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn

du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng cácnhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, thăm quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu kháccủa khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiếtthực cho nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp" [11]

Qua nghiên cứu nhiều định nghĩa về du lịch, tác giả xét thấy định nghĩa về dulịch của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội là phù hợp với xu thế phát triểnngành du lịch hiện nay và phù hợp với đề tài nghiên cứu

Theo định nghĩa trên, "Du lịch" có những đặc trưng nổi bật sau:

Một là, du lịch là tổng hợp của nhiều hoạt động: Du khách trong một chuyến

du lịch, bên cạnh các nhu cầu đặc trưng của chuyến đi là: tham quan, giải trí,nghỉ ngơi, chữa bệnh còn có nhiều nhu cầu như: ăn, ngủ, đi lại, mua sắm hàng hoá,

đồ lưu niệm, đổi tiền, gọi điện, gửi thư, tham gia các dịch vụ vui chơi giải trí Các nhucầu trên do nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh đem lại Do đó, hoạt động du lịchmuốn có hiệu quả cao phải coi trọng công tác phối hợp, đồng bộ các hoạt độngnhằm đa dạng, phong phú, liên tục xử lý các quan hệ nảy sinh giữa các bên mộtcách thông suốt, kịp thời

Trong một chuyến du lịch có nhiều mối quan hệ nảy sinh, ít nhất là 4 nhómnhân tố: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đónkhách du lịch Do đó, du lịch là một hoạt động mang tính xã hội, phát sinh nhiều tìnhcảm tốt đẹp giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên

Du lịch là một hoạt động văn hoá, một cách mở rộng không gian văn hoá của

du khách trên nhiều mặt: thiên nhiên, lịch sử, văn hoá qua các thời đại, của từng dântộc

Hai là, sản phẩm du lịch gồm cả yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình: Yếu tố

vô hình thường chiếm tới 90% Theo ISO 9004: 1991 "Dịch vụ là kết quả mang lại

Trang 39

nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng nhờ các hoạtđộng của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng" Dịch vụ là kếtquả hoạt động không thể hiện bằng sản phẩm vật chất, nhưng bằng tính hữu ích củachúng và có giá trị kinh tế.

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ - sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu làdịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho lưu bãi, không chuyểnquyền sở hữu khi sử dụng, tính không thể di chuyển, tính thời vụ, tính trọn gói, tínhkhông đồng nhất

Chất lượng dịch vụ du lịch chính là sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng,được xác định bằng việc so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ trông đợi Các chỉtiêu đánh giá chất lượng dịch vụ là: sự tin cậy, tinh thần trách nhiệm, sự bảo đảm, sựđồng cảm và tính hữu hình Trong 5 chỉ tiêu trên có 4 chỉ tiêu mang tính vô hình, 1 chỉtiêu mang tính hữu hình (cụ thể biểu hiện ở điều kiện làm việc, trang thiết bị,con người, phương tiện thông tin), chỉ tiêu hữu hình là thông điệp gửi tới khách hàng

về chất lượng của dịch vụ du lịch

Ba là, sản phẩm du lịch thường gắn bó chặt chẽ với tài nguyên du lịch: Tài

nguyên du lịch là sự kết hợp của cảnh quan thiên nhiên và thành quả lao động sángtạo của con người có thể được sử dụng cho các hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu

du lịch Tài nguyên du lịch có thể trực tiếp hay gián tiếp tạo ra các sản phẩm dulịch Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch đang khai thác, tài nguyên du lịch chưakhai thác Do đó, sản phẩm du lịch thường không dịch chuyển được, mà khách du lịchphải đến địa điểm có các sản phẩm du lịch tiêu dùng các sản phẩm đó, thoả mãnnhu cầu của mình Có thể nói, quá trình tạo sản phẩm và tiêu dùng sản phẩm du lịchtrùng nhau về thời gian và không gian Điều đó cho thấy việc "thu hút khách" đếnnơi có sản phẩm du lịch là nhiệm vụ quan trọng của các nhà kinh doanh du lịch, đócũng là nhiệm vụ của chính quyền địa phương và nhân dân cư trú quanh vùng cósản phẩm du lịch, đặc biệt trong điều kiện têu dùng các sản phẩm du lịch có tính thờivụ

Bốn là, có 3 yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng và tiêu dùng sản phẩm du lịch, đó là: khách du lịch, nhà cung ứng du lịch và phương tiện, cơ sở

vật chất kỹ thuật

Theo điểm 2, điều 10, chương I của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (ban hành năm

Trang 40

1999) định nghĩa khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế: "Khách du lịch nội

Ngày đăng: 08/03/2019, 01:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. GS.TS Lê Huy Bá (2005), Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Tác giả: GS.TS Lê Huy Bá
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Năm: 2005
4. Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao (1996), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế - bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế bền vững, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới chính sách và cơ chếquản lý kinh tế - bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế bền vững
Tác giả: Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao
Nhà XB: Nhà xuất bản Chínhtrị Quốc gia
Năm: 1996
5. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2006), Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tây Nguyên trên đường phát triển bềnvững
Tác giả: Ban chỉ đạo Tây Nguyên
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
8. Nguyễn Tấn Vinh (2008), Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” Luận án tến sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàntỉnh Lâm Đồng”
Tác giả: Nguyễn Tấn Vinh
Năm: 2008
9. DukVanna (2004), Điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luận án Tiến sĩ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịchCampuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn
Tác giả: DukVanna
Năm: 2004
10. Trần Tiến Dũng (2007), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ bàng, Luận án Tiến sĩ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻbàng
Tác giả: Trần Tiến Dũng
Năm: 2007
13. Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg ngày 04/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khuvực miền Trung - Tây Nguyên
41. NXB Thống kê. “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009” – Kết quả toàn bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009
Nhà XB: NXB Thống kê. “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009” – Kết quả toàn bộ
1. Luật Du lịch Việt Nam số: 44/2005/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005 Khác
6. Nguyễn Duy Mậu (2011), Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sỹ kinh tế Khác
7. Trần Sơn Hải, Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, luận án tiến sỹ kinh tế Khác
11. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2006), giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội Khác
12. Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa Khác
14. Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2012 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 Khác
15. Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
16. Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
18. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng) đến năm 2020 Khác
19. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
20. Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 Khác
21. Tổng cục Thống kê (2012), niên giám thống kê năm 2012, Nhà xuất bản Thống kê Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w