1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch sinh thái ở cát bà theo hướng phát triển du lịch bền vững

57 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 610,5 KB

Nội dung

Du lịch sinh thái là du lịch mà chủ yếu là đi đến những vùng thiên nhiên tươngđối chưa ai đụng tới hay chưa bị ô nhiễm với mục đích cụ thể là nghiên cứu, ngưỡng mộ, và thưởng thức phong

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

NỘI DUNG 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 7

1.1 Du lịch sinh thái 7

1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái 7

1.1.2 Các đặc trưng của du lịch sinh thái 7

1.1.3 Các yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 8

1.2 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác 12

1.2.1 Du lịch dựa vào thiên nhiên 12

1.2.2 Du lịch dựa vào văn hóa 12

1.2.3 Du lịch công vụ 13

1.2.4 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch bền vững…… 13

1.3 Các điều kiện để phát triển du lịch sinh thái 14

1.3.1 Tài nguyên tự nhiên, văn hoá bản địa phong phú còn tương đối nguyên sơ có tính đặc thù cao của hệ sinh thái 14

1.3.2 Sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương trong việc phát triển du lịch bền vững 15

1.3.3 Sự cam kết lâu dài và thiết lập hệ thống các nguyên tắc, giá trị đạo đức trong kinh doanh của các chủ thể quản lý Nhà nước và quản trị kinh doanh. 15 1.3.4 Có sự cố vấn giám sát từ các tổ chức môi trường phi chính phủ 16

Trang 3

1.3.5 Nguồn khách du lịch sinh thái có đặc điểm tiêu dùng tương thích với

sản phẩm du lịch sinh thái 16

1.4 Phát triển du lịch bền vững 17

1.4.1 Khái niệm phát triển du lịch bền vững 17

1.4.2 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 18

1.4.3 Mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững…… 20

Chương 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁT BÀ 21

2.1 Khái quát về Cát Bà 21

2.2 Các điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà 22

2.2.1 VỊ trí, địa lý 22

2.2.2 Lịch sử 22

2.2.3 Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái 22

2.2.4 Tài nguyên nhân văn 24

2.2.5 Khu dự trữ sinh quyển 26

2.2.6 Điều kiện kinh tế-xã hội 26

2.2.7 Cơ sở vật chất kỹ thuật 27

2.3 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái theo quan điểm phát triển du lịch bền vững tại Cát Bà 28

2.3.1 Đóng góp của du lịch vào sự phát triển kinh tế - xã hội 28

2.3.2 Các chủ thể tham gia tạo sản phẩm du lịch sinh thái 29

2.3.3 Thực trạng về các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch sinh thái 30

2.3.4.Thị trường khách du lịch 36

2.4 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của du lịch sinh thái Cát Bà 36

Trang 4

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO

HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CÁT BÀ 39

3.1 Định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Cát Bà 39

3.2 Các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững tại Cát Bà… 40

3.2.1 Công tác quy hoạch tổng thể 40

3.2.2 Công tác giáo dục và tuyên truyền về du lịch sinh thái 41

3.2.3 Bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái. 43 3.2.4 Phát triển cơ sở hạ tầng 49

3.2.5 Đẩy mạnh xúc tiến, quảng cáo du lịch 50

3.2.6 Huy động vốn đầu tư và chính sách đầu tư 51

3.3 Các kiến nghị 51

3.3.1 Kiến nghị với Tổng cục Du lịch 51

3.3.2 Kiến nghị với bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 52

3.3.3 Uỷ ban nhân dân Huyện Cát Bà 52

3.3.4 Với các nhà đầu tư 52

3.3.5 Với cư dân địa phương 53

KẾT LUẬN……… 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 56

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 57

Trang 5

MỞ ĐẦU

Những năm gần đây, đã có nhiều bước phát triển trong lĩnh vực du lịch, dulịch sinh thái và bảo tồn trên thế giới Quan trọng nhất là việc du lịch sinh tháikhông chỉ tồn tại như một khái niệm hay một đề tài để suy ngẫm Ngược lại, nó

đã trở thành một thực tế trên toàn cầu Ở một số quốc gia, nó không được quan tâmphát triển Song ở nhiều nước khác, thì vấn đề phát triển du lịch sinh thái lại rấtđược chính phủ quan tâm, thường xuất hiện trên các bản tin chính hay các quảngcáo thương mại công cộng Du lịch sinh thái mang lại nhiều lợi ích cụ thể tronglĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững Ở Costa Rica và Velezuela, một số chủtrang trại chăn nuôi đã bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo

vệ rừng mà họ đã biến những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt,giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới chodân địa phương Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả

để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen nàyngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái Chính phủ Ba Lancũng tích cực khuyến khích du lịch sinh thái và gần đây đó thiết lập một số vùngThiên nhiên và Du lịch của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên vàphát triển du lịch quốc gia

Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt động du lịch sôi nổi ViệtNam có những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú, kinh tế vàgiao lưu quốc tế giúp cho sự phát triển du lịch phù hợp với xu thế của thế giới vàkhu vực Tại Việt Nam, du lịch đang dần dần trở thành ngành kinh tế quan trọng vàtrong tương lai gần hoạt động du lịch được coi là con đường hiệu quả nhất để thungoại tệ và tăng thu nhập cho đất nước Cát Bà - Hải Phòng, còn gọi là đảo ngọc,được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà được thiên nhiênban tặng với rừng nguyên sinh nhiệt đới có nhiều động thực vật quý hiếm, nhiều hangđộng, bãi tắm đẹp…Thiên nhiên Cát Bà vẫn còn giữ được nét hoang sơ rất có tiềmnăng phát triển du lịch sinh thái

Do vậy, em đã chọn đề tài:” Phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà theo hướngphát triển du lịch bền vững” , với mong muốn có thể hiểu về du lịch sinh thái, vànghiên cứu về tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà, từ đó đưa ra một số

Trang 6

kiến nghị những giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà theo hướngphát triển bền vững.

Mục tiêu của đề tài

- Nghiên cứu tổng quan về du lịch sinh thái, mối quan hệ giữa du lịch sinhthái và phát triển du lịch bền vững

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà

- Đưa ra những giải phát nhằm phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà theohướng phát triển bền vững

Nhiệm vụ của đề tài

- Tìm kiếm và thu thập thông tin chính xác và đầy đủ để phục vụ cho việctrình bày và làm sáng tỏ đề tài

- Sau khi thu thập thông tin đầy đủ, sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích tàiliệu để hoàn thành đề tài

Đối tượng nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội của Cát Bà

- Các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà, từ đó để khai thác hợp

lý và ứng dụng vào việc phát triển du lịch sinh thái ở đây

Phạm vi nghiên cứu

Khu du lịch Cát Bà- Cát Hải- Hải Phòng

Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội,đặc biệt là nét đặc trưng của khu du lịch sinh thái Cát Bà qua sách, báo,internet…

- Phương pháp nhiên cứu phân tích,tổng hợp

- Phương pháp thực địa

Trang 7

NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG

1.1 Du lịch sinh thái

1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái xuất hiện như một khái niệm vào cuối thập niên 1960 Saunày có rất nhiều định nghĩa về du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là du lịch mà chủ yếu là đi đến những vùng thiên nhiên tươngđối chưa ai đụng tới hay chưa bị ô nhiễm với mục đích cụ thể là nghiên cứu, ngưỡng

mộ, và thưởng thức phong cảnh cùng với các loại thực vật và động vật hoang dã của

nó, cũng như bất cứ biểu hiện về văn hóa nào (cả quá khứ lẫn hiện tại) được tìmthấy trong các vùng này…Điểm chính yếu là người đi du lịch sinh thái có cơ hộiđắm mình vào thiên nhiên theo một cách thức thường không có sẵn trong môitrường đô thị

Du lịch sinh thái là một cuộc du lịch có trách nhiệm đến những vùng thiênnhiên mà bảo tồn môi trường và duy trì bền vững phúc lợi của nhân dân địa phương(Hội Du lịch Sinh thái)

Du lịch sinh thái là một trải nghiệm du lịch thiên nhiên mang lại thông tin bổích mà góp phần vào việc bảo tồn hệ thống sinh thái, trong khi đó tôn trọng tìnhtrạng nguyên vẹn của các cộng đồng chủ nhà (Hội đồng Tư vấn Môi trườngCanada)

Du lịch sinh thái là đi du lịch đến những vùng hoang sơ, dễ bị hư hại vàthường được bảo vệ mà cố gắng gây ra tác động rất thấp và (thường) có qui mô nhỏ

Nó giúp giáo dục người đi du lịch; cung cấp nguồn quỹ cho việc bảo tồn; trực tiếplàm lợi cho việc phát triển kinh tế và việc trao quyền về chính trị của các cộng đồngđịa phương; và thúc đẩy sự tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau và cácquyền của con người (Martha Honey – giám đốc Chương trình An ninh và Hòa bìnhtại Viện Nghiên cứu về Chính sách)

1.1.2 Các đặc trưng của du lịch sinh thái

Trang 8

1.1.2.1 Tài nguyên tự nhiên trong du lịch sinh thái là những tài nguyên còn

tương đối nguyên sơ

chịu hoặc ít bị xâm hại bởi bàn tay con người

vật thể, phi vật thể được tạo ra bởi chính điều kiện tự nhiên và lịch sử pháttriển của nơi điểm đến

thù để mỗi điểm đến tham quan có sự hấp dẫn riêng đối với khách du lịch

1.1.2.2 Các sản phẩm du lịch sinh thái hướng tới bảo tồn giá trị tự nhiên, văn

hoá, xã họi nơi điểm đến

thái là giúp khách du lịch hiểu biết về thiên nhiên, về hệ sinh thái tự nhiên Từ

đó đánh giá lại những hành động của mình đối với thiên nhiên,tìm cách sốnghoà hợp với thiên nhiên

1.1.2.3 Du lịch sinh thái trực tiếp mang lại phúc lợi cho cộng đồng dân cư

địa phương

địa phương, giúp tăng thu nhập

biệt về văn hoá địa phương, giọng nói ngôn ngữ , phong tục tập quán…, đượcthừa nhận làm chủ đối với thiên nhiên

trọng của du lịch sinh thái từ đó có ý thức bảo vệ tài nguyên tự nhiên và giữgìn bản sắc văn hoá của địa phương

1.1.3 Các yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái

Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại củacác hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao Sinh thái tựnhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động vật

và thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật(animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (humanecology)

Trang 9

Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinhhọc, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài Đa dạng sinh thái thểhiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệgiữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay giántiếp lên sự sống như : đất, nước, địa hình, khí hậu đó là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitats)(Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hộ nghị thượng đỉnh Rio

de Jannero về môi trường)

Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiênnhiên (natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại vàphát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái caonói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung Điều này giải thích vì sao hoạtđộng du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đặcbiệt ở các vườn quốc gia, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinhhọc cao và cuộc sống hoang dã Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tạicủa một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn hoặc cáctrang trại điển hình

Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinhthái ở 2 điểm:

- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịchsinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người amhiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương Điềunày rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịchsinh thái, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tựmình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫnviên.Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa phương

để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vaitrò là một người phiên dịch

- Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành nguyêntắc Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận

và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉđơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên vàvăn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc mất đi Ngược lại, các nhà điềuhành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo

Trang 10

tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệmột cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống,nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách.

Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạtđộng du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cầnđược tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa” Khái niệm “sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội Tất cảnhững khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa điểm vào cùng mộtthời điểm

Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đakhách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận Điều này liên quan đến những tiêuchuẩn về không gian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ.Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đóbắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đờisống, văn hoá, kinh tế-xã hội của khu vực Cuộc sống bình thường của cộng đồngđịa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập

Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu

du lịch có khả năng phục vụ Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lựcquản lý của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khảnăng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởngđến môi trường và xã hội

Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, như vậy khó cóthể xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực Mặt khác, mỗi khu vựckhác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau Các chỉ số này chỉ có thể xác định mộtcách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm

Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là “quan niệm”

về sự đông đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt trong nhữngđiều kiện phát triển xã hội khác nhau Rõ ràng để đáp ứng yêu cầu này, cần phảitiến hành nghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà cócác quyết định về quản lý Điều này cần được tiến hành đối với các nhóm đốitượng khách/thị trường khác nhau, phù hợp tâm lý và quan niệm của họ Du lịchsinh thái không thể đáp ứng được các nhu cầu của tất cả cũng như mọi loại khách.Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách

Trang 11

du lịch Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái về những kinhnghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn,song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái.

Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứngsau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm

Du lịch sinh thái bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững.Điều đó không có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du lịch Đây làđiểm khác biệt cần nhấn mạnh trong thời điểm mà Việt nam bắt đầu lo lắng về tốc

độ tăng trưởng của du lịch

Từ những yêu cầu trên đây của du lịch sinh thái ta rút ra những nguyên tắc cơbản để phát triển du lịch sinh thái:

- Phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường

và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môi trường tự nhiên

- Không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên tắc vềmôi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bênngoài (tự nhiên và văn hoá) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của nó

- Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy

sự công nhận các giá trị này

- Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đặt lên hàng đầu do đómỗi người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúngnghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môitrường cho sự thuận tiện cá nhân

- Phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương vàđối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội haykhoa học)

- Phải đưa ra những kinh nghiệm khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đó lànhững kinh nghiệm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái lạcảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể

- Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên

đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của cả người hướng dẫn và các thành viên thamgia

- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa phương,

Trang 12

chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước,trong và sau chuyến đi).

- Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sựhiểu biết và sự phối hợp với các ban ngành chức năng

- Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng sử và nguyên tắc thực hiện là rất quantrọng Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của ngành phải đưa ra các nguyên tắc vàcác tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động

- Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn khổquốc tế cho ngành

1.2 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác 1.2.1 Du lịch dựa vào thiên nhiên

Du lịch dựa vào thiên nhiên là loại hình du lịch là loại hình du lịch sử dụng tàinguyên thiên nhiên, với động cơ chính của khách du lịch là quan sát và cảm thụthiên nhiên Như vậy, du lịch dựa vào thiên nhiên mang một ý nghĩa rộng bao chùm

cả du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác

Du lịch dựa vào thiên nhiên không mang tính trách nhiệm cao đối với môitrường và cộng đồng cư dân địa phương Nhưng du lịch sinh thái đòi hỏi tính tráchnhiệm cao đối với môi trường và cộng đồng dân cư địa phương

Du lịch dựa vào thiên nhiên có các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng,tham quan, mạo hiểm

Du lịch mạo hiểm (theo tổ chức du lịch mạo hiểm tỉnh Quebec Canada): làhoạt động thể chất ngoài trởi hoặc các hoạt động kết hợp diễn ra tại một khu vựcthiên nhiên nhất định mà nó yêu cầu những phương tiện vận tải khác với truyềnthống, có thể là động cư hay không phải động cơ Những hoạt động này mang tínhmạo hiểm mức độ rủ ro thì tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường, bản chất của hoạtđộng và các phương tiện vận tải được sử dụng

Du lịch mạo hiểm không chú ý đến việc tìm hiểu về thiên nhiên, hệ sinh thái màkhai thác tài nguyên tự nhiên nhằm mục đích mạo hiểm,chứng tỏ khả năng chinhphục thiên nhiên của con người Còn du lịch sinh thái đi tìm sự thoả thuận cùngchung sống hài hoà với thiên nhiên

1.2.2 Du lịch dựa vào văn hóa

Trang 13

Du lịch văn hoá là loại hình du lịch rất phổ biến, tập trung mối quan tâm tớimột quốc gia hay một vùng đất chủ yếu dưới góc độ văn hoá Du lịch văn hoá baogồm các tuyến du lịch đến những nơi có bề dày lịch sử hoặc những nơi có các côngtrình văn hoá như các viện bảo tàng, nhà hát…Ngoài ra cũng có hình thức đưakhách đến các vùng hẻo lánh để dự các lễ hội ngoài trời, đi thăm các nơi ở củanhững doanh nhân văn hoá, những công trình kiến trúc hay những thắng cảnh thiênnhiên được biết đến và ca ngợi qua văn chương hội hoạ.

Du lịch văn hoá và du lịch sinh thái đều có mục đích chiêm ngưỡng tìm hiểu,nghiên cứu các nền văn hoá bản địa độc đáo từ đó làm khơi daỵ tình yêu và tráchnhiệm để bảo tồn, giữu gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá do con người sángtạo ra

1.2.3 Du lịch công vụ

Du lịch công vụ là loại hình du lịch mà khách du lịch kết hợp hai mục đích làcông việc và đi du lịch Mục đích của khách du lịch trong du lịch công vụ chỉ làchiêm ngưỡng, tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên, không mang tính trách nhiệm bảo

vệ tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hoá bản địa như du lịch sinh thái

1.2.4 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch bền vững

Chúng ta thấy rằng giữa du lịch sinh thái và du lịch bền vững cũng như dulịch cộng đồng có những điểm tương đồng về điều kiện, nguyên tắc cũng như mụctiêu

Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch tham quan, thám hiểm của khách dulịch đến các vùng thiên nhiên còn hoang dã đặc sắc để chiêm ngưỡng, tìm hiểu,nghiên cứu các hệ sinh thái, các nền văn hoá bản địa độc đáo từ đó làm khơi dạytình yêu và trách nhiệm để bảo tồn, giữ gìn và phát triển môi trường tự nhiên vàcộng đồng dân cư địa phương trong mỗi du khách Du lịch sinh thái nhấn mạnh và

đề cao các yếu tố giáo dục, nâng cao ý thức con người trong vấn đề bảo vệ, bảotồn thiên nhiên, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá do con người sáng tạo.Trong loại hình du lịch sinh thái không nhất thiết phải có sự tham gia của cộngđồng và dân cư địa phương

Du lịch bền vững là hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách dulịch và của chính khu du lịch đồng thời bảo vệ thúc đẩy cơ hội phát triển chotương lai Du lịch bền vững hướng đến việc quản lý các nguồn tài nguyên sao cho

Trang 14

các nhu cầu kinh tế-xã hội đều được thoả mãn trong khi vẫn duy trì được bản sắcvăn hoá, các đặc điểm sinh thái, sự đa dạng sinh học và hệ thống các giải pháp hỗtrợ Du lịch bền vững xác định vai trò trung tâm của cộng đồng trong việc lập kếhoạch và ra quyết định phát triển du lịch Du lịch bền vững là phục vụ cho mụcđích phát triển con người, cho nên du lịch bền vững không chỉ tập trung vào mụcđích kinh tế mà còn nhằm phát triển xã hội bao gồm giáo dục, y tế, môi trường vàcác vấn đề văn hoá và tôn giáo.

Du lịch cộng đồng là một phương thức phát triển du lịch bền vững trong đócộng đồng dân cư được tham gia trực tiếp bàn về sự phát triển du lịch và tổ chứccung cấp các dịch vụ cho du khách trên cơ sở điều kiện tự nhiên văn hoá bản địa

và môi trường, thông qua đó cộng đồng được hưởng về mặt vật chất và tinh thần

từ phát triển du lịch

Như vậy, ta thấy du lịch sinh thái, du lịch bền vững và du lịch cộng đồng đềucoi trọng yếu tố tự nhiên, môi trường Nhưng trong du lịch sinh thái không nhấtthiết phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, còn trong du lịch bềnvững và du lịch cộng đồng thì coi trọng yếu tố con người

1.3 Các điều kiện để phát triển du lịch sinh thái

1.3.1 Tài nguyên tự nhiên, văn hoá bản địa phong phú còn tương đối nguyên sơ có tính đặc thù cao của hệ sinh thái.

Tài nguyên tự nhiên trong du lịch sinh thái phải là những tài nguyên còn tươngđối nguyên sơ, chưa bị con người can thiệp hoặc thay đổi trong một số giới hạn thìnhững thay đổi do con người gây ra đối với tự nhiên phải là những thay đổi chấpnhận được với khả năng tái tạo cao

Như vậy du lịch sinh thái không cho phép con người can thiệp vào các hệ sinthái tự nhiên, cho dù đó là những can thiệp mang lợi ích kinh tế-xã hội cho conngười và dù con chấp nhận đề bù bằng vật chất cho những thiệt hại mà họ định gây

ra với thiên nhiên

Như chúng ta đã biết, những vùng có vị trí tương tự trên bản đồ thế giớithường có những đặc điểm chung về khí hậu, nguồn nước, đất đai và các loài độngthực vật, thậm chí là con người đang cư trú tại đó Sản phẩm du lịch sinh thái cũngnhư các sản phẩm thông thường khác, được đưa ra để thu hút sự tò mò tìm hiểu củacác khách du lịch Như vâỵ, những người làm du lịch đứng ở góc độ kinh doanh

Trang 15

cũng phải đưa những sản phẩm du lịch sinh thái đặc trưng, có tính đặc thù để phânbiệt với sản phẩm du lịch sinh thái ở các địa bàn khác.

Thế mạnh trong mỗi tài nguyên ở mỗi vùng, mỗi khu vực trong phục vụ hoạtđộng du lịch sinh thái chính là ở chỗ đưa ra được tính đặc thù về mỗi loài động vật,thực vật, nguồn nước, đất đai hay khí hậu tại đó Những thế mạnh này cần được thểhiện bên cạnh tính đa dạng sinh học của tất cả các khu vực, vùng và quốc gia có tàinguyên để phục vụ du lịch sinh thái

1.3.2 Sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương trong việc phát triển du lịch bền vững

Du lịch sinh thái chỉ hấp dẫn và càng trở nên hấp dẫn hơn khi có sự tham giacủa người dân địa phương

Thứ nhất, người dân địa phương có được những kinh nghiệm truyền thống rấtquý báu về thiên nhiên kiến thức về thiên nhiên của người dân địa phương có lợi vàmang lại nhiêu thông tin bổ ích cho các hướng dẫn viên làm việc trong các công ty

lữ hành, các cá nhân triển khai các dự án kinh tế nói chung và u lịch nói riêng tạimột địa bàn nhất định

Thứ hai, khi người dân bản địa được hưởng lợi ích trực tiếp ừ các di sản dothiên nhiên ban cho va tổ tiên để lại athì họ không coi đó là di sản mà là tài sản.Chính vì vậy, họ sẽ tích cực chia sẻ, tham gia đóng góp vào các dự án kinh tế, dulịch liên squan đến cộng đồng địa phương họ

1.3.3 Sự cam kết lâu dài và thiết lập hệ thống các nguyên tắc, giá trị đạo đức trong kinh doanh của các chủ thể quản lý Nhà nước và quản trị kinh doanh.

Sự cam kết lâu dài

Chính quyền địa phương là cơ quan quản lý hành chính tại địa phương, và là

cơ quan đại diện, bảo vệ quyền lợi của người dân về kinh tế, văn hoá-xã hội và sinhthái tại mỗi địa phương nhất định.Chính quyền địa phương là cơ quan đưa ra chínhsách, chủ trương tầm vĩ mô nhằm mục đính ngày càng phát triển địa phương mình.Các cơ quan quản lý về du lịch tương tự như vậy, cũng là các cơ quan quản lýhành chính nhưng đứng trên góc độ làm du lịch Ở nhiều nước trên thế giới cũngnhư ở Việt Nam, hai cơ quan nói trên cùng phối hợp, hành động để hoạt động dulịch tại mỗi địa phương đạt hiệu quả cao nhất

Trang 16

Thiết lập hệ thống các nguyên tắc và giá trị đạo đức

Hệ thống các nguyên tắc và giá trị đạo đức trong kinh doanh sản phẩm du lịchsinh thái được thiết lập trên cơ sở trao đổi, bàn bạc và thống nhất cách thực hiện,kiểm soát DLST giữa các cá nhân và tổ chức có liên quan trong hoạt động du lịchnày.Họ là: Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý về du lịch, các nhà kinh doanh

du lịch, người dân địa phương, các nhà tổ chức phi chính phủ vì môi trường.Những

hệ thống này cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng và mức độ phù hợp của những tổchức, cá nhân tham gia, tiến hành hoạt động kinh doanh DLST.Tất nhiên, tuỳ thuộcvào đặc trưng từng địa phương, từng vùng và khu vực mà chi tiết cụ thể trong mỗi

hệ thống các nguyên tắc và giá trị đạo đức nêu trên các phần khác nhau giữa cáclãnh thổ nhưng phải thừa nhận là có cùng triết lý và nguyên tắc thực hiện chung.Các

tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện du lịch sinh thái đều chịu sự chi phối của hệthống các nguyên tắc đó

1.3.4 Có sự cố vấn giám sát từ các tổ chức môi trường phi chính phủ

Các tổ chức phi chính phủ quan tâm tới công tác bảo tồn các di sản văn hoá vàthiên nhiên Các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục đính phi lợi nhuận, sẵnsang hỗ trợ, giúp đỡ phát triển hoạt động du lịch sinh thái vì nó mang lại những lợiích thực tiễn bền vững Họ tìm kiếm các hoạt động để hỗ trợ như:

Bảo vệ môi trường thông qua ngăn ngừa, cải thiện, sửa chữa và hồi phụcnhững tài nguyên bị phá huỷ

Thúc đẩy các cá nhân và tổ chức liên quan đến du lịch sinh thái nhận thức tốthơn và bởi vậy quan tâm hơn thay vì cố gắng triệt để các tài nguyên

1.3.5 Nguồn khách du lịch sinh thái có đặc điểm tiêu dùng tương thích với sản phẩm du lịch sinh thái

Khách du lịch sinh thái là người tiêu dung du lịch với mục đích chính thamquan nghiên cứu tài nguyên du lich, có ý thức và trách nhiệm bảo tồn và phát triểnthiên nhiên, có trách nhiệm đối với cộng đồng dân cư bản địa Khách du lịch sinhthái có các đặc trưng:

Thứ nhất, yêu thiên nhiên, thích tìm hiểu hệ sinh thái đa dạng và khám phánhững điều bí ẩn của tự nhiên và văn hoá bản địa

Thứ hai, thích lưu trú trong điều kiện tự nhiên, thích di chuyển bằng cácphương tiện không gây ô nhiễm môi trường

Trang 17

Thứ ba, đặc biệt ưu thích các món ăn được coi là đặc sản có giá trị văn hoá ẩmthực.

Thứ tư, thích tham gia vào các hoạt động đời thường, văn hoá dân gian của cưdân bản địa

Sản phẩm du lịch sinh thái có tính hấp dẫn cao bởi ba thành phần cốt lõi tạo rahình ảnh thương hiệu của điểm du lịch sinh thái: hệ động vật, thực vật đa dạngphong phú và văn hoá dân gian độc đáo

Điều quan trọng là số lượng và loại khách du lịch sinh thái phải phù hợp vớiđặc điểm của điểm đến Điều này đòi hỏi phải có sự giám sát về các du khách Sựhiểu biết về các nhóm khách, động cơ và đặc tính của họ là điều cần thiết để đẩymạnh thị trường và lập kế hoạch cung cấp các trang thiết bị và dịch vụ Vì vậy việcthu thập số lượng thị trường nếu không đầy đủ thoả đáng thì sẽ khiến các nhà raquyết định tạo ra một sản phẩm du lịch không có thị trường

1.4 Phát triển du lịch bền vững

1.4.1 Khái niệm phát triển du lịch bền vững

“ Phát triển bền vững là sự phát triển sử dụng tài nguyên, điều kiện môitrường hiện có để thoả mãn nhu cầu của các thế hệ đang sống nhưng lại phải đảmbảo cho các thế hệ tương lai những điều kiện tài nguyên môi trường cần thiết để họ

có thể sống tốt hơn ngày nay ”

Theo định nghĩa ở trên ta có thể thấy phát triển bền vững không chỉ bao gồm

sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà nó còn phải dựa vào sự bền vững về mặt

xã hội và môi trường Như vậy phát triển bền vững đem lại cho con người cuộcsống tốt đẹp về mọi mặt Chính vì thế mà phát triển bền vững đã trở thành xu thếcủa thời đại ngày nay Nó được áp dụng trong mọi ngành, đặc biệt vấn đề này đốivới du lịch lại càng cần thiết hơn cả Bởi vì du lịch là dựa vào tài nguyên thiênnhiên, nhân văn để hoạt động Có khai thác hiệu quả và hợp lý nó thì du lịch mớiphát triển lâu bền được Từ khái niệm phát triển bền vững chung cho mọi ngành ta

có thể suy ra được khái niệm phát triển du lịch bền vững

“ Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tựnhiên và nhân văn nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành dulịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng của thế

hệ mai sau ” (Theo định nghĩa của Antonio Machiado)

Trang 18

Như vậy phát triển du lịch bền vững là việc phát triển về mặt kinh tế nhưngvẫn phải đảm bảo việc duy trì được sự toàn vẹn về môi trường tự nhiên và văn hoá.

1.4.2 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Theo định nghĩa ở trên thì muốn phát triển du lịch bền vững về 3 mặt: kinh tế,

xã hội và môi trường

vi rộng; sản phẩm du lịch phải thật đặc biệt để thu hút được nhiều khách du lịchtrong và ngoài nước Bên cạnh đó chất lượng của các sản phẩm du lịch cũng cầnphải được đảm bảo, đội ngũ nhân lực cũng cần được đào tạo bài bản có chất lượngcao Thêm vào đó cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở đó phải có chất lượng và thuậntiện cho khách như: tình trạng buồng phòng luôn đáp ứng được cho khách du lịch kể

cả vào thời điểm đông nhất trong năm, giao thông đi lại phải thuận tiện…Làm đượcnhu vậy sẽ giữ chân khách ở khu du lich lâu hơn, khách tiêu dùng nhiều hơn Đó làyếu tố mà một doanh nghiệp kinh doanh nào cũng muốn đạt được

Nội dung thứ hai mà yêu cầu bền vững về mặt kinh tế cần có là: kinh doanh dulịch phải góp phần tích cực vào phát triển của cộng đồng địa phương Nó thể hiện ởchỗ có sự phát triển cân đối giữa các ngành nghề, không để có sự chênh lệch quálớn Vì như vậy rất dễ dẫn đến sự mất cân bằng trong nền kinh tế địa phương Cácngành nghề không nên phát triển riêng biệt mà cần có sự liên kết chặt chẽ giữa kinhdoanh du lịch với các ngành nghề khác, cùng hỗ trợ nhau phát triển Chính quyền vàdoanh nghiệp kinh doanh du lịch cần nghiên cứu và khai thác tốt những khía cạnhcủa những ngành nghề khác để phục vụ cho du lịch Làm như vậy loại hình du lịch

sẽ trở nên phong phú, đa dạng và hấp dẫn hơn mà các ngành nghề khác cũng có cơhội phát huy khả năng của mình Nếu như các ngành nghề của địa phương đều pháttriển cộng thêm với việc khuyến khích người dân tham gia vào kinh doanh du lịchthì chắc chắn sẽ tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương Từ đógiúp họ tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống

Trang 19

1.4.2.2 Bền vững về xã hội

Du lịch biển phải có sự đóng góp cụ thể cho phát triển xã hội, đảm bảo sựcông bằng trong phát triển Khách du lịch đến từ rất nhiều nơi khác nhau mang theonhiều nền văn hoá khác nhau đến địa phương Mặt tích cực của nó là người dân địaphương có thể hiều hơn về nền văn hoá khác từ đó có thể tiếp thu được những tinhhoa văn hoá Nhưng mặt hạn chế là nếu để các nền văn hoá đó du nhập một cách tự

do thì người dân có thể tiếp thu phải những yếu tố xấu, mất dần đi bản sắc văn hoáđịa phương Phát triển bền vững là bảo đảm quyền lợi của người dân, mọi ngườiđều được tham gia vào kinh doanh để họ nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phầnxoá đói giảm nghèo Nhưng điều đó không có nghĩa là để cho lợi ích kinh tế làm lu

mờ các giá trị văn hoá Cần ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâuđời bằng chuyên môn phục vụ du lịch Không để người dân địa phương biến vănhoá bản địa thành hàng hoá bán cho khách Văn hoá là phần không thể thiếu đối vớimỗi người Đó là những tinh hoa được tích luỹ từ đời này qua đời khác Nó làm nêngiá trị của mỗi người, mỗi địa phương Vì thế phát triển sao cho bền vững về vănhoá – xã hội cũng là một mảng hết sức quan trọng

Khai thác tài nguyên không quá giới hạn cho phép, phải tôn trọng sức chứacủa khu du lịch Doanh nghiệp phải xác định được số lượng khách tối đa mà khônggây thiệt hại đến môi trường tự nhiên, không làm cho khách cũng như người dân địaphương cảm thấy khó chịu và chính quyền địa phương vẫn có thể quản lý được.Ngoài việc khai thác hợp lý ra doanh nghiệp cũng cần phải sử dụng nó một cáchhợp lý tránh sự lãng phí tài nguyên Duy trì sự đa dạng và ổn định của các hệ sinhthái, các động thực vật…không để chúng bị phá huỷ

Không gây ô nhiễm và giảm thiểu chất thải cũng là một vấn đề quan trọngtrong việc phát triển bền vững môi trường Đối với môi trường cần giảm thiểu tối đarác thải và đảm bảo việc xử lý rác tốt Đối với môi trường không khí xung quanhmôi trường cần có biện pháp để giảm khí thải do các phương tiện giao thông, cácthiết bị phục vụ cho du lịch gây nên Quy hoạch cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt

Trang 20

bằng cũng phải phù hợp với điều kiện cho phép của môi trường Như địa phươngnên xác định xem có bao nhiêu khách sạn, nhà hàng là hợp lý về vấn đề về điện,nước, hệ thống xử lý rác thải phục vụ cho du lịch mà vẫn đảm bảo cuộc sống chongười dân nơi đây

1.4.3. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững

Du lịch bền vững là hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách dulịch và của chính khu du lịch đồng thời bảo vệ, thúc đẩy cơ hội phát triển cho tươnglai Du lịch bền vững hướng tới việc quản lý các nguồn tài nguyên sao cho các nhucầu kinh tế xã hội phải được thoả mãn trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá,các đặc điểm sinh thái, sự đa dạng sinh học và hệ thống các giải pháp hỗ trợ Dulịch bền vững xác định vai trò trung tâm của cộng đồng trong việc lập kế hoạch và

ra các quyết định phát triển du lịch Du lịch bền vững phục vụ cho mục đích pháttriển con người cho nên du lịch bền vững không chỉ tập trung vào mục đích kinh tế

mà còn nhằm vào phát triển xã hội bao gồm giáo dục, y tế, môi trường và vấn đề tôngiáo

“Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảotồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” Du lịch sinh thái làloại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốtnhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vậtcũng như các giá trị văn hoá hiện hữu Du lịch sinh thái nhấn mạnh và đề cao yếu tốgiáo dục nâng cao ý thức con người trong vấn đề bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn vàphát huy giá trị bản sắc văn hoá do con người sáng tạo Trong loại hình du lịch sinhthái không nhất thiết phải có sự tham gia của cộng đồng và dân cư địa phương

Trang 21

và đặc biệt là loài voọc đầu trắng được ghi vào danh mục được bảo vệ nghiêm ngặt

đã trở thành biểu tượng của Vườn Quốc gia Cát Bà Cát Bà có hệ thống hang động,vùng vịnh như các động Trung Trang, Thiên Long, Hùng Sơn có tới 139 bãi biểncác loại nằm xen kẽ giữa những dãy núi đá vôi trùng điệp với cấu trúc địa hình Kastngập nước Ngoài ra hệ sinh thái san hô ở Cát Bà là tài nguyên đặc hữu trong quầnthể Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long Cát Bà hấp dẫn khách du lịch trong

và ngoài nước bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, môi trường sinh thái biển trong lành

và tài nguyên du lịch đa dạng Năm 2004, Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu

dự trữ sinh quyển thế giới, được quảng bá rộng rãi ở trong nước và trên thế giới, cósức hút lớn cho đầu tư, các tổ chức quốc tế tài trợ trong phạm vi của chương trìnhUNESCO về con người và sinh quyển

Đảo và biển Cát Bà có lịch sử con người lâu đời với nền văn hoá nông nghiệp,đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản.Dựa trên những di tích khảo cổ, có thể thấy con người

đã sống ở khu vực này ít nhất 6.000 năm trước Cát Bà có 42 khu vực khảo cổ vớicác di tích tiền sử, trong số đó: 4 điểm còn chứa đựng những dấu vết của kỷ nguyênPleitoxen, 7 điểm thuộc thời tiền sử, 2 điểm liên quan đến thời kỳ lịch sử, 8 động vànhững vòm đá cho thấy những dấu vết khảo cổ văn hoá Các di tích khảo cổ của Cát

Bà nằm trên các dải cát gần biển và cách thị trấn Cát Bà 1,5 km về phía đông nam

Trang 22

Bên cạnh xương của các động vật biển, tập hợp những đò vật kháccủa thời kỳ vănhoá này cũng được tìm thấy từ biển Điều này chứng tỏ con người trong khu vựcnày sống gần gũi với môi trường biển và Cát Bà bị tách ra khỏi lục địa vào một sốgiai đoạn trong số 4 động còn chứa một số động vật như hươu, nai, tê giác, nhím vàđười ươi Di tích của các mồ mả ở các động trên đảo Cát Bà được tìm thấy ở độngKhay Quy, động Ang Giua trong đó đã tìm thấy xương của người Melanedi Nhữngvật dụng và các di tích văn hoá trên đảo Cát Bà bao gồm di tích của các miếu “cácbà”,”các ông” có liên quan chặt chẽ với truyền thuyết “ bảy ngày ba ông” kể vềcuộc chién đáu chống lại quân xâm lược vào thời kỳ đầu dựng nước Ngoài ra còn

có thành cổ nhà Mạc ở xã Xuân Đàm Các lễ hội cũng còn lưu giữ bao gồm lễ hộiđua thuyền rồng, đua thuyền nan, lê tế thần biển và lễ hội đánh cá cung trở thànhnhững nét hấp dẫn du khách

2.2 Các điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà

2.2.1 VỊ trí, địa lý

Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên

vịnh Hạ Long.Cát Bà là một hòn đảo đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao trung bình 70

m so với mực nước biển (dao động trong khoảng 0-331 m) Trên đảo này có thị trấnCát Bà ở phía đông nam (trông ra vịnh Lan Hạ) và 6 xã: Gia Luận, Hiền Hào, PhùLong, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám Cư dân chủ yếu là người Kinh

2.2.2 Lịch sử

Tương truyền xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho Các Ông theo

Thánh Gióng đánh giặc Ân Ở thị trấn Cát Bà hiện nay có đền Các Bà Các bản đồ

hành chính thời Pháp thuộc (như bản đồ năm 1938) còn ghi là Các Bà Như vậy có

lẽ tên gọi Các Bà đã bị đọc trệch thành Cát Bà.Trước đây đảo Cát Bà thuộc huyện

Cát Bà, năm 1977 mới sáp nhập với huyện Cát Hải thành huyện Cát Hải mới Trướcđây đảo thuộc tỉnh Quảng Yên, sau thuộc khu Hồng Quảng, đến năm 1956 mớichuyển về thành phố Hải Phòng Thị trấn Cát Bà hiện nay là huyện lị huyện CátHải Trước năm 1945, thị trấn Cát Bà là phố Cát Bà, rồi đại lý Cát Bà thuộc huyệnCát Hải, tỉnh Quảng Yên Sau năm 1945, trở thành thị xã Cát Bà Đến năm 1957 thị

xã Cát Bà đổi thành thị trấn và huyện Cát Bà mới thành lập

2.2.3 Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái

Trên đảo chính Cát Bà có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi đangđược đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái Phía Đông Nam của đảo có vịnh Lan

Trang 23

Hạ, phía Tây Nam có vịnh Cát Gia có một số bãi cát nhỏ nhưng sạch, sóng khônglớn thuận tiện cho phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng Trên biển xuất hiệnnhiều núi đá vôi đẹp tương tự vịnh Hạ Long và Bái Tử Long Ở một số đảo nhỏ,cũng có nhiều bãi tắm đẹp.

Con đường độc đạo chạy ven biển và xuyên qua đảo Cát Bà

khoăn, qua áng, men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia, phong cảnh

kỳ thú, non nước hữu tình

5.400 ha biển tạo nên một môi trường sinh thái lý tưởng

nhiều nhũ đá thiên nhiên Động này có thể chứa hàng trăm người

tên Động Quân Y vì trong Chiến tranh Việt Nam người ta đã xây cả mộtbệnh viện hàng trăm giường nằm ở trong lòng núi

Trang

Bãi tắm Cát Cò

Trang 24

 Các bãi tắm: Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Dứa, Cát Ông, Cát Trai Gái, ĐườngDanh v.v là những bãi tắm nhỏ, đẹp, kín đáo, có nhiều mưa, che nắng, cáttrắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt tới đáy Người ta dự định xâydựng ở đây những "thuỷ cung" để con người có thể trực tiếp quan sát các đàn

cá heo, tôm hùm, rùa biển, mực ống, cá mập bơi lượn quanh những cụm san

hô đỏ

Một bãi tắm đẹp trên Đảo Khỉ thuộc quần đảo Cát Bà

Cát Bà với vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ, nó được mệnh danh là Hòn Ngọc của VịnhNgoài ra Cát Bà còn có nhiều động, thực vật quý hiếm: Gần 60 loài đã đượccoi là các loài đặc hữu và quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam như các loàiđộng vật: ác là, quạ khoang, voọc đầu vàng, voọc quần đùi trắng và các loài thực vật

như chò đãi, kim giao (Podocarpus fleurii), lá khôi (Ardisia spp.), lát hoa (Chukrasia tubularis),dẻ hương, thổ phục linh, trúc đũa, sến mật Ngoài ra còn 8

loài rong, 7 loài động vật đáy cũng cần được bảo vệ

2.2.4 Tài nguyên nhân văn

Quần đảo Cát Bà có tiềm năng phát triển du lịch cả về tự nhiên lẫn nhân văn.Cát Bà còn lưu giữ các di tích cổ sinh, di chỉ khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hóanhư thành nhà Mạc, khu thương cảng (bến Gốm), di chỉ Cái Bèo và đặc biệt là hoáthạch trầm tích trong hang động Đá Trắng Theo giám định của Viện Khảo cổ học,hóa thạch được tìm thấy có niên đại Pleistocen muộn (từ 01 triệu đến 11.000 nămtrước)

Môi trường thiên nhiên của Cát Bà-Cát Hải đã là cái nôi của người từ cổ xưa.Các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật 17 địa điểm trên đảo Cát Bà Kết quả chothấy có tới 15 điểm có dấu tích của người cổ xưa như hang Eo bùa thuộc xã Hiền

Trang 25

Hào, Tùng Bà thuộc Vườn Quốc Gia, Bờ Đá, Khoăn Mui thuộc xã Trân Châu, ÁngGiữa thuộc xã Việt Hải Đặc biệt là di chỉ Cái Bèo được một nhà khảo cổ ngườiPháp phát hiện năm 1938, qua nhiều lần khai quật và kết quả phân tích Điôxitcácbon cho biết người Việt cổ có mặt ở đây cách ngày nay trên 6.000 năm Trongtầng đất trên của di chỉ Cái Bèo còn có một tầng di chỉ chứa những di vật tiêu biểuthuộc nền văn hoá Hạ Long Trong lớp đất này có ít xương động vật Những hiệnvật ở đây mang đủ loại hình của nền văn hoá Hạ Long đồng thời còn có những đặcđiểm riêng biệt cho thấy con người của nền Hạ Long đến đây sinh sống vào giaiđoạn muộn, giai đoạn phát triển cao của nền văn hoá này Giữa hai tầng trên và dướicủa di chỉ Cái Bèo là một lớp san mỏng không chứa các di vật hoặc xương các độngvật Điều này chứng tỏ trước đây đã có một thời nước biển dâng lên tràn ngập lớpdưới để lại dấu tích của biển ngăn cách giữa hai nền văn hoá sớm và muộn Di chỉCái Bèo có giá trị lịch sử lớn khẳng định người Việt cổ đã cư trú tại vùng đất này từrất xa xưa.

Các làng xã trên đảo Cát Bà nằm giáp biển nên cuộc sống của người dân nơiđây cũng gắn liền với biển :chèo thuyền, đua thuyền là sinh hoạt văn hoá, hội đuathuyền chính là ngày hội xuống nước của các làng chài Cát Hải Chính ở nơi đầusóng ngọn gió, với sức sống, tinh thần lao động sáng tạo, người dân ở đây đã để lạinhững giá trị văn hoá độc đáo Trên thị trấn Cát Bà ngày nay còn lại dấu tích nơiđền thờ các bà trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm phương Bắc Hòn cẩmthạch của làng Gia Luận đã từng là nơi tập kết dấu cọc gỗ lấy từ Vân đồn để gópphần làm lên chiến thắng quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng Giang của Ngôquyền năm 938 Ngôi miếu cổ Văn Chấn - xã Văn Phong có kiến trúc tinh xảo vàoHậu Lê (Thế kỷ XV) "Tân tạo thạch bia" chùa Gia Lộc với khối đá bốn mặt trạmkhắc hoa văn sinh động hiếm thấy được tạo dựng từ thời "Cảnh Thịnh tứ niên" năm

1797 Đình Đôn Lương nghệ thuật kiến trúc điêu khắc tuyệt diệu thể hiện tài nghệ một thời Tại xã Xuân Đám còn lại một phần kiến trúc bức tượng thành xếp đá đượcxây dựng từ thời nhà Mạc thế kỷ XVI Chùa Hoà Hy (Hoà Quang) còn tương đốinguyên vẹn, có nhiều pho tượng độc đáo, những nét hoa văn trạm trên bia đá hiếmthấy trên các bia chùa của miền Bắc Văn bia đình làng Hoàng Châu còn lưu danhcác sinh đồ Quốc Tử Giám: Nguyễn khắc Minh, Bùi Quang Trịnh, Vũ Tiến Tước làngười làng Hoàng Châu đã học hành đỗ đạt tại cơ quan học viện cao nhất nước tathời kỳ tiền Lê Hoàng Triều Người dân trên đảo có quyền tự hoà về con đường họchành, đỗ đạt của cha ông một thời.Có thể nói văn hoá của huyện đảo Cát Hải phong

Trang 26

phú đa dạng bởi lẽ người dân định cư trên đảo có nguồn gốc từ nhiều nơi họp thành

là cộng đồng những người sống bằng nghề biển vùng Duyên Hải

Đến với Cát Bà, chúng ta còn được hòa mình vào lễ hội làng cá được tổ chứcvào cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm để ghi nhớ ngày Bác Hồ về thăm làng cáCát Bà

2.2.5 Khu dự trữ sinh quyển

Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, cácrặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủcác giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các yêu cầu của khu dự trữ sinh quyểnthế giới theo quy định của UNESCO

Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 02tháng 12 năm 2004 Ngày 1 tháng 4 năm 2005 tại đây đã diễn ra lễ đón nhận bằngquyết định của UNESCO và kỷ niệm sự kiện này Việt Nam hiện có 06 khu dự trữsinh quyển thế giới được UNESCO công nhận là: Cần Giờ, Cát Tiên, châu thổ sôngHồng, miền Tây Nghệ An, Kiên Giang và quần đảo Cát Bà.Tổng diện tích khu dựtrữ sinh quyển Cát Bà rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt vàkhông có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chếsong kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế) Khu dự trữsinh quyển Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừngngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động

2.2.6 Điều kiện kinh tế-xã hội

Với lợi thế gần biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cát Bà phát triển kinh tế.thành phố Hải Phòng và Bộ Thuỷ Sản đã coi Cát Bà là trung tâm của dịch vụ thuỷsản Chính phủ và Tổng cục du lịch đã quyết định phát triển Cát Bà thành trung tâmquốc gia về du lịch sinh thái Tất cả điều này cho thấy tiềm năng thuỷ sản, du lịch vàdịch vụ của huyện Cát Hải Ngành kinh tế đánh bắt cá truyền thống đã tăng trưởngnhanh trong vài năm qua Với những định hướng phát triển phong phú, ngành thuỷsản Hải Phòng đã vượt qua nhiều khó khăn và từng bước phát triển Khai thác thuỷsản đã đạt được 5.730 tấn năm 2000 và tăng lên 8.091 tấn năm 2002 Nuôi trồngthuỷ sản từ 608 tấn tăng gấp đôi lên 1.148 tấn năm 2002 Đến năm 2009 ngànhthuỷ sản tăng 9,5%, đạt 7.050 tấn, trong đó khai thác là 3.050 tấn, nuôi trồng là4.000 tấn Đó là kết quả của việc chuyển đổi cơ cấu mạnh mẽ, đặc biệt là việc ápdụng đổi mới những phương pháp và áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến trong

Trang 27

sản xuất Một trong những nết phát triển của ngành thuỷ sản là nhiều hộ gia đình đãđầu tư vào các lồng nuôi thuỷ sản trên biển Đây là cách hiệu quả để sử dụng cácđiều kiện môi trường tự nhiên và đánh thức những tiềm năng chưa được khai tháccủa biển Cát Bà Cùng với sự phát triển của thuỷ sản, sản xuất cũng được cải thiện.Trên khu vực rộng 143,7ha năm 2002 sản lượng đạt 12.187 tấn, tăng 27,6% so vớinăm 2001 Những năm qua, Cát Hải đã trở thành điểm hấp dẫn đối với khách dulịch Việt Nam cũng như du khách quốc tế.

Cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng, ngành giáo dục và đào tạo cũng đạt các mụctiêu vượt mức kế hoạch đề ra cả về chất lượng và số lượng Ngành thể thao, vănhoá, thông tin đa hợp tác chặt chẽ với các ngành khác trong việc triể khai thànhcông các chương trình tuyên truyền Tuyên truyền tập trung vào việc hoàn thành cácmục tiêu phát triển chính trị, kinh tế, bảo vệ môi trường và kiểm soat những vấn đề

xã hội Ngày càng có nhiều hoạt động biểu diễn văn hoá nghệ thuật Nhà văn hoáhuyện tổ chức rất nhiều buổi biểu diễn văn hoá, văn nghệ, khuyến khích mở rộngcác phong trào văn hoá văn nghệ địa phương

Cát Hải tập trung vào phát triển kinh tế xã hội, sử dụng tài nguyên rừng, biểnsinh thái để phát triển kinh tế đa ngành Xây dựng Cát Hải thành một trung tâm dulịch sinh thái quấc gia đạt chuẩn quốc tế và trung tâm kinh tế biển của Bắc Bộ ViệtNam, đăc biệt khu kinh tế mở và một khu vực đô thị của thành phố Hải Phòng CátHải hiện nay làmột trung tâm hội tụ đầu tư với dự án quy hoạch du lịch sinh thái vàkhu vực cảng biển Cát Don, Xuân Đàm và Cát Bà với tổng đầu tư trên 500 tỷ trêndiện tích 104ha và một số dự án khác

2.2.7 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong chiến lược phát triển Uỷ ban nhân dân và Huyện uỷ đã xác định “xâydựng hạ tầng cần phải được ưu tiên tạo động lực cho sự phát triển của các ngànhkinh tế mũi nhọn” Theo định hướng này, mấy năm qua huyện đã triển khai tích cựcviệc xây dựng hạ tầng với hiệu quả cao Theo đó, huyện đã đầu tư mạnh vào cơ sở

hạ tầng nhằm khuyến khích đầu tư vào các trung tâm dịch vụ hỗ trợ thuỷ sản và dulịch tại đảo Cát Bà Hoàn thành kế hoạch xây dựng huyện Cát Hải và kế hoạch chitiết thị trấn Cát Bà để trình uỷ ban nhân dân Hải Phòng phê duyệt theo đó, huyệnCát Hải sẽ mở rộng theo hướng tây về xã Phu Long Ngoài ra huyện sẽ tích cựctriển khai con đường liên đảo thứ 2 xuyên qua Cát Bà, Gia Luận và Tuần Châu, tiếptục đầu tư cho các công trình xây dựng, xây dựng các trường học nhiều tầng, nângcấp bệnh viện và các trung tâm y tế Cho tới nay, hầu hết các con đường nội hạt đã

Trang 28

được bê tông và nhựa hoá Các tuyến nội đảo qua Đình Vũ, Cát Hải và Cát Bà đãkhuyến khích tăng mạnh lưu lượng xe cộ và hành khách đi lại Tuyến giao thôngkhác là sử dụng tầu cao tốc để chuyên chở, phục vụ du lịch và phát triển phúc lợi xãhội Tuy nhiên với vị trí xa xôi, là một huyện đảo cách trung tâm Hải Phòng 60Km,Cát Bà vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, một trong những cản trở lớn nhất làviệc đi lại Hiện tại chỉ có 2 cách tới Cát Bà:

Tầu cao tốc: cách nhanh nhất tới Cát Bà, tuy nhiên chỉ có bẩy con tầu loại này

có thể chở được 300 hành khách và thời gian khởi hành cũng thuận tiện cho khách

du lịch Tầu khởi hành từ Hải Phòng lúc 6h, 8h20,9h và rời Cát Bà lúc 6h,13h, 15h.Bằng đường bộ và phà: Tuyến đường này vừa mới được đưa vào sử dụng,nhưng không được khách ưa thích vì phải mất lâu hơn 3-4 tiếng so với tầu cao tốc

và cũng không thuận tiện Đáng tiếc là xe bus không thể sử dụng tuyến này vìchuyên trở bằng phà không đáp ứng được trong quá trình xây dựng tuyến đường

Cơ sở vật chất hạ tầng công nghệ trên khu vực Cát Bà nhìn chung ở bậc thấptoàn thị trấn chỉ có một điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng, một bưu điện,thông tin liên lạc trên nội bộ khu vực đảo còn hạn chế Hiện chưa có trung tâmthông tin du lịch, trung tâm y tế chất lượng cao Bản thân du lịch đảo Cát Bà chưasẵn sàng ứng dụng công nghệ đê phát triển, chưa xây dựng được website riêng đểquảng bá sản phẩm du lịch của mình Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch còn hoạtđộng rời rạc không chuyên nghiệp, chưa có ý thức rõ ràng sự cần thiết của việc ứngdụng công nghệ thông tin trong quảng bá xúc tiến bán hàng

Các phương tiện truyền thông đang được sử dụng hiện nay như là công cụ tiếpcận thị trường cho du lịch là các kênh truyền hình địa phương và các báo chuyên đề

du lịch Bản thân các phương tiện truyền thông này chưa có những chuyên đềthường xuyên về du lịch Cát Bà điều đó thể hiện chưa có sự hợp tác chặt chẽ củacác nhà xúc tiến đối với phương tiện truyền thông

2.3 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái theo quan điểm phát triển du

lịch bền vững tại Cát Bà

2.3.1 Đóng góp của du lịch vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Những năm qua, Cát Bà đã trở thành điểm hấp dẫn đối với khách du lịch ViệtNam cũng nư du lịch quốc tế Số khách du lịch đến tăng 25% mỗi năm đạt 205.000năm 2003, tăng gấp đôi so với năm 2000 Doanh thu từ du lịch có mức tăng 9%hàng năm và đạt 32 tỷ đồng đồng năm 2003.6 tháng đầu năm 2009 đã có 437.000lượt khách tới Cát Bà,tăng 13,2% so với năm 2008 và đạt 51,5% so với kế hoạch

Ngày đăng: 07/12/2016, 16:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w