Với những vai trò thiết thực về nhiều mặt, du lịch sinh thái DLST đang là hình thức rất được ưa chuộng, đặc biệt là những người có nhu cầu du lịch hướng về thiên nhiên và văn hoá, nên đặ
Trang 1Mục lục
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu chung về huyện Kim Bôi
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch phát triển nhanh nhất hiện nay bởi
xu hướng khách ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường và phát triển bền vững Với những vai trò thiết thực về nhiều mặt, du lịch sinh thái (DLST) đang là hình thức rất được ưa chuộng, đặc biệt là những người có nhu cầu du lịch hướng về thiên nhiên và văn hoá, nên đặt ra mối quan tâm đặc biệt trong
sự phát triển du lịch của nhiều nước
Nếu như chúng tôi có làm một cuộc phỏng vấn nhỏ về các khu du lịch sinh thái ở Hoà Bình thì chắc chắn nói đến Suối khoáng Kim Bôi thì nhiều người biết nhưng Thác Bạc Long Cung, rừng nguyên sinh Thượng Tiến, …ở đâu? thì sẽ có không nhiều người trong số họ trả lời được các câu hỏi này Điều đó chứng tỏ các điểm du lịch ở đây chưa thực sự trở thành một sự lựa chọn lý tưởng và là một điểm đến hấp dẫn với người dân trong và ngoài nước Trong khi đó ta biết rằng Kim Bôi là một huyện miền núi ở phía Đông Nam của tỉnh Hoà Bình, trên địa bàn chuyển tiếp giữa miền núi Tây Bắc và Đông Bắc Bộ Kim Bôi còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch kết hợp với tổ chức hội thảo, hội nghị, nghỉ cuối tuần… là nơi kết nối các tour, tuyến du lịch với các tỉnh lân cận miền Bắc
Hơn nữa, Kim Bôi lại có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hoá lịch sử phong phú có thể phát triển du lịch dưới nhiều hình thức Nơi đây chủ yếu có 3 dân tộc anh em: Mường, Kinh, Dao, với những nét văn hoá, phong tục tập quán
đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch văn hoá Bên cạnh đó, du lịch cảnh quan, sinh thái ở Kim Bôi cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển với rừng nguyên sinh Thượng Tiến, suối nước nóng Kim Bôi, Thác Bạc Long Cung,…có núi cao, hồ lớn, khí hậu điều hoà tạo điều kiện cho du lịch
Trang 3sinh thái phát triển Trong đó đáng chú ý là loại hình du lịch sinh thái, được phát triển dựa trên việc khai thác các điều kiện tự nhiên và nhân văn, góp phần vào bảo tồn và tôn tạo các giá trị tự nhiên và văn hóa của địa phương.
Được biết đến là tỉnh có nhiều suối nước khoáng nóng, những thung lũng hoang sơ huyền bí, trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã có những chính sách kích cầu du lịch thu hút đông đảo khách du lịch trong nước cũng như quốc tế đến tham quan Trong đó, suối khoáng nóng Kim Bôi được coi là một trong những điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng hút khách du lịch
Du lịch Suối Khoáng Kim Bôi, Hòa Bình
Từ Hà Nội, du khách đi hết đại lộ Thăng Long, rẽ trái đi 10km đến ngã
ba Xuân Mai rồi xuôi theo quốc lộ số 6 qua thị trấn Lương Sơn khoảng 2km đến ngã ba Bãi Lạng thì rẽ trái vào đường mòn Trường Sơn Du khách đi tiếp 30km nữa đến ngã ba Bãi Chạo, rẽ trái thêm 10km nữa sẽ đến khu du lịch suối khoáng Kim Bôi Hoặc theo đường quốc lộ số 6 qua thị trấn Lương Sơn khoảng 1km, rẽ trái đi tiếp 30km, du khách sẽ đến Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi ở xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì… Với cung đường men theo những sườn núi, trên đường đi, du khách đi ô tô có thể tận hưởng không khí trong lành với những tán cây xanh mát hay những dòng suối nhỏ len lỏi qua những thửa ruộng Còn với những du khách ưa thích khám phá, có thể lựa chọn phương tiện xe máy để thỏa sức ngắm nhìn cũng như chụp những bức hình đẹp với thiên nhiên
Mặc dù độ nóng của nước ở Suối Khoáng Kim Bôi thấp hơn so với một
số suối nước nóng khách trên cả nước nhưng nước lại rất tốt đối với con người bởi khoáng Kim Bôi được xuất lộ ra từ vỉa đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, khi lộ thiên nước có nhiệt độ 34-36 độ C, được đánh giá là suối khoáng có thành phần hóa học ổn định nhất Qua kiểm nghiệm, nguồn nước khoáng Kim Bôi là điều kiện lý tưởng để phục hồi sức khỏe, giúp
Trang 4chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp… Vì vậy dòng suối khoáng được biết đến như dòng nước thần kỳ mà người dân nơi đây đã truyền tụng qua bao đời Nguồn khoáng nóng phun lên từ độ sâu 175,5 m và được bơm dẫn trực tiếp vào các bể tắm phục vụ du khách Nhiều người ưa dân dã, lựa chọn những khu nhà nghỉ để gần gũi với thiên nhiên, hơn nữa có thể vừa đắm mình thư giãn, lại vừa có thể nghe tiếng nước phun lên ào ào vô tận từ dưới lòng đất.
Dịch vụ tắm khoáng ở đây rất phong phú, được trang bị hệ thống đạt tiêu chuẩn để phục vụ cho các du khách có nhu cầu massage, thư giãn kết hợp với tắm khoáng Bạn có thể tắm bồn sục xoáy cá nhân, tắm bể sục xoáy lớn, tắm
âm dương hoặc tắm tia… Nếu tìm đến suối khoáng Kim Bôi để nghỉ ngơi, tĩnh tại, du khách có thể thuê phòng riêng và tắm bồn
Bên cạnh đến Kim Bôi để nghỉ ngơi du khách còn có cơ hội khám phá không gian văn hoá của người Mường khi thưởng thức những món ăn đậm chất Mường như: cỗ lá lợn mán, cá suối chiên ròn, thịt trâu nấu lá lồm, gà đồi nấu loóng chuối, canh gà măng chua, dê núi đá, thịt bê nướng trái thơm, cơm lam chấm muối vừng, rau đồ rừng chấm lòng cá… Khi đêm xuống bạn có thể tham gia chương trình giao lưu lửa trại với tiết mục văn nghệ rất riêng của người Mường như: tiếng cồng, tiếng chiêng, pí-cặp, bọ mẹng…Bên cạnh đó bạn còn có thể kết hợp thăm quan một số danh thắng nổi tiếng khác của Hoà Bình như: Mai Châu, Thung Nai, thác Hoà Bình… Quả thực suối khoáng Kim Bôi thật sự là điểm đến lý tưởng, là món quà đầy ý nghĩa cho sức khỏe của bạn khi thời tiết chuyển mình sang đông
Trang 52 Thực trạng Du lịch ở huyện Kim Bôi,
Với địa thế của tỉnh Hoà Bình, những tiềm năng tự nhiên và nhân tạo
đã có, thực sự rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch đặc biệt các loại hình
du lịch dựa vào nguồn tài nguyên này:
Du lịch làng bản dân tộc:
Từ điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, đời sống kinh tế đã hình thành nên những yếu tố văn hoá của dân tộc Mường trong đó giá trị văn hoá vật chất như: nếp nhà sàn mang đậm nét văn hoá dân tộc sống ở thung lũng hay sườn đồi, trang phục các cô gái Mường hoa văn thổ cẩm sắc nét, hay ẩm thực với các món ăn đặc trưng như cơm lam, rượu cần, cá chua, ngách lưỡi, loọng, pẻng năng Hoặc những giá trị về văn hoá tinh thần như tín ngưỡng, tôn giáo, văn học nghệ thuật dân gian, lễ hội cũng thật là đa dạng
và phong phú mà tôi đã nêu ở phần trước Tất cả những yếu tố về văn hoá cần và đủ đó là thế mạnh cho loại hình du lịch thăm bản Mường Du lịch bản Mường không mang tính mùa vụ, với điều kiện vốn có tăng cường thêm vốn dân tộc sẽ có thể thu hút được đồng đảo du khách
Du lịch lễ hội
Lễ hội của người Mường ở Hoà Bình phong phú, ẩn chứa trong đó bao điều bí ẩn ở cả hai phần lễ và hội Chính những điều này đã tạo ra sự hấp dẫn với du khách Một số lễ hội diễn ra hàng năm như: Lễ hội cồng chiêng, lễ hội sắc bùa, lễ hội cơm mới, lễ hội chùa Hang Tuy bị hạn chế bởi tính mùa vụ nhưng du lịch lễ hội vẫn thu hút du khách vì họ có thể tham gia, hoà mình vào các hoạt động đồng thời giải toả vấn đề tâm linh, cầu nguyện cho bản thân và gia đình
Du lịch nghỉ dưỡng.
Tỉnh Hoà Bình nói chung đặc biệt một số nơi dân tộc Mường sinh sống có cảnh quan thiên nhiên, hệ thống sông suối thác nước đa dạng, đẹp
Trang 6là nơi dừng chân nghỉ dưỡng giúp du khách cảm nhận sự thanh khiết của thiên nhiên, tạm quên đi những lo toan thường nhật.
Ngoài ra nếu đầu tư xây dựng chúng ta còn có thể khai thác rất nhiều các loại hình khác như: du lịch chữa bệnh, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm Những gì mà thiên nhiên cùng quá trình vận động tự nhiên của cộng đồng xã hội người Mường mang lại cho chúng ta thật sự quý giá, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của mọi người Thực tế đã chứng minh, thời gian gần đây
số lượng khách du lịch đến với tỉnh Hoà Bình tìm hiểu văn hoá Mường tăng nhanh nhất là lượng khách quốc tế ảnh hưởng của văn hoá Mường với
sự phát triển của tỉnh Hoà Bình rất lớn Để khai thác hiệu quả, hợp lý nguồn tiềm năng này cần có sự bảo tồn và phát huy đảm bảo việc khai thác lâu dài theo chiều sâu
Các yếu tố tài nguyên du
lịch của cảnh quan văn hoá
Khung cảnh đồng ruộng,
thôn bản vừa phản ánh loại hình
kinh tế, sinh thái, nhân văn, hình
thái cư trú trong một thiết chế xã hội
cấu thôn bản, ăn, mặc, ở,
Nguồn tài nguyên hấp dẫn du khách bởi các đặc trưng và bản sắc riêng của tộc người
Các giá trị văn hoá phi vật Nguồn tài nguyên tạo ấn
Trang 7thể: Tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội
dân gian, nghệ thuật dân gian
tượng khó quên cho du khách
Nếp sống tộc người: Biểu
hiện trong chu kỳ làm việc sinh
hoạt trong ngày, mùa,
Nguồn tài nguyên phong phú được trình diễn không trùng lặp theo chu kỳ sinh hoạt văn hoá đưa lại cho du khách nhiều thông tin
bổ íchNếp sống gia đình: Với vị trí,
vai trò và các mối quan hệ của các
thành viên trong gia đình với sự
phân công lao động theo giới hạn,
theo lứa tuổi và bị chi phối trong
chu kỳ lịch nông nghiệp và chu kỳ
sinh hoạt văn hoá dòng họ, cộng
đồng trong năm
Nguồn tài nguyên với nhiều thông tin đa dạng, phong phú gắn
bó với các thành viên và từng thành viên trong gia đình, trong chu kỳ vòng đời Đưa lại nhiều thông tin văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc
Là một tỉnh miền núi, nằm cách thủ đô Hà Nội 73km về phía Tây Bắc Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý như vậy Hoà Bình là mảnh đất sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau Dân tộc Mường với dân số 479.197 người chiếm 63,32% (số liệu năm 2002) dân số toàn tỉnh nên việc khai thác các giá trị văn hoá để phục vụ cho hoạt động du lịch của tỉnh Hoà Bình là việc làm rất cần thiết Văn hoá Mường xét theo các hình thái và cấp độ của
nó như văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, nếp sống sinh hoạt, ứng xử
và giao tiếp, phong tục tập quán hay cụ thể hơn là cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan văn hoá: núi đồi, thung lũng Mường với những thảm rừng, thửa ruộng bậc thang, những nếp nhà sàn hoà quyện vào nhau, cùng với vùng nước “Biển hồ”, của thuỷ điện Hoà Bình đã tạo thành một không gian văn hoá đa chiều, tuyệt diệu với suối Mơ, động Tiên và các công trình văn hoá như: hang “Đồng nội”, nhà sàn Mường, Trống đồng, Mộ cổ, Đập thuỷ
Trang 8điện và những nếp sống sinh hoạt thể hiện qua cách ăn, mặc, ở với các loại hình văn hoá, văn nghệ như múa sạp, múa theo tiếng nhạc cồng chiêng, hát bộ mẹng, hát ví, múa quạt Tất cả đã tạo nên một kho tàng văn hoá mà
du khách có thể tìm đến lựa chọn và thưởng thức
Đến bản Mường dọc theo các con suối du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chiếc cọn nước - biểu tượng của dân tộc Tây Bắc nói chung và người Mường nói riêng, những nếp nhà sàn bình dị đặc trưng ẩn hiện dưới tán rừng xanh thẫm Sau khi rửa chân tay, mặt sạch sẽ theo tục lệ
du khách sẽ được mời lên cầu thang vào ngôi nhà sàn để dự lễ uống rượu cần Du khách sẽ được tiếp xúc ngay với lối ứng xử “Không sôi nổi bề ngoài mà dạt dào tình cảm” của những người cao tuổi ngồi bên bếp lửa cùng uống rượu cần ngắm nhìn những cô gái Mường xinh xắn e lệ duyên dáng trong bộ trang phục truyền thống dân tộc Liên tục từ những chiếc sừng trâu rót nước xuống ché rượu cần cùng lời hát tự nhiên mời đưa du khách vào cõi mênh mang huyền bí của núi rừng Tây Bắc
Đến đây, du khách có thể quan sát trực tiếp những ngôi nhà sàn Mường được xây dựng bằng những vật liệu tự nhiên từ núi rừng Tây Bắc giản dị mộc mạc nhưng cũng lại rất xinh xắn, gọn gàng Hoà trong không gian trầm lắng của núi rừng du khách sẽ được nghe tiếng âm vang của dàn nhạc cồng chiêng, tiếng réo rắt văng vẳng êm dịu của cây sáo, tiếng trầm hùng nhịp nhàng của tiếng đồng vọng đến từ ngàn xưa Du khách cũng có thể được thưởng thức những làn điệu dân ca hay các bài hát truyền thống với nhiều cung bậc và thắm đượm chất trữ tình Nếu nhiệt tình khéo léo du khách có thể được nghe những câu truyện cổ tích Mường đậm tính nhân văn cao cả từ lời lẽ kể chậm rãi xúc động của các cụ già
Trang 9Không có gì tuyệt vời hơn nếu có thời gian ở lâu, du khách sẽ được nghe Bố mo trình tấu những đoạn trong áng sử thi “Đẻ đất đẻ nước” có một không hai rất nổi tiếng của người Mường.
Đến nơi đây du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên trước sự phong phú,
đa dạng của kho tàng văn hoá Mường, du khách có thể tham gia vào các lễ hội Trò chơi ném còn, thi bắn, bơi thuyền trên “biển hồ” - đập sông Đà, công trình thế kỷ của đất nước Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, đa diện của thiên nhiên, thưởng thức các món ăn dân tộc trong tiếng hát của những cô gái Mường duyên dáng Thật là ấn tượng khi du khách tham dự một tục lệ đã được huyền thoại hoá được hoà mình trong dòng nước trong mát của núi rừng với tục lệ tắm suối cùng các cô gái Mường Tắm suối ở đây mang ý nghĩa thể thao, bơi lội
Tắm suối để hoà mình vào môi trường sinh thái nước, cỏ cây, hoa lá hay tiếng động của các sinh vật, cầm thú
Có thể nói bản sắc văn hoá cổ truyền Mường được lồng trong khung cảnh thiên nhiên với môi trường sinh thái còn dáng vẻ nguyên sơ mà tự nó
đã có sức hấp dẫn đối với du khách tạo nên cái tổng thể đa diện nhiều tầng quyện chặt giữa thiên nhiên - văn hoá con người nơi đây Đó là diện mạo văn hoá có sức thu hút lớn với du khách
Những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, những cảnh quan thiên nhiên này đã được các Công ty du lịch xây dựng thành các chương trình cụ thể Những gì đã mô tả ở trên là sản phẩm du lịch luôn được du khách quan tâm thích thú mỗi khi đến thăm bản Mường Một cách khái quát nhất ta có
thể thấy những giá trị văn hoá nổi bật của đang được khai thác là giá trị văn hoá vật thể với các công trình kiến trúc, trang phục, tập quán ẩm thực, công cụ sản xuất cổ truyền, đồ thủ công truyền thống và giá trị văn hoá phi vật thể mà nổi lên trong đó là các lễ hội, sinh hoạt văn
Trang 10nghệ, cách thức ứng xử, phong tục tập quán, nếp sống Tất cả là
những cơ sở tốt cho hoạt động du lịch diễn ra ở đây
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn tiềm năng để phục vụ du khách là rất lớn nhưng hầu hết mỗi chỗ khai thác một cách tự phát vẫn chưa được chú ý khai thác triệt để hay chính xác hơn là chưa thể khai thác được vì thiếu những chính sách hợp lý, chưa có vốn đầu tư nhất là những người tạo chương trình du lịch chưa hiểu rõ về các giá trị này nên không khai thác đưa vào phục vụ nhu cầu của du khách Đến với Hoà Bình, tham gia các chương trình du lịch bản hay du khách lễ hội là du khách mong muốn được tìm hiểu sâu, đòi hỏi được tham gia khám phá những giá trị to lớn đã được giới thiệu qua sách báo, tạp chí thậm chí qua những người có hiểu biết sâu rộng Do vậy, xây dựng chương trình du lịch phải làm sao khai thác được những giá trị văn hoá rồi tạo ra những sản phẩm du lịch có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách bao gồm cả những du khách có nhu cầu đòi hỏi cao Chẳng hạn, các Công ty du lịch đưa lời chào tới du khách đều giới thiệu tới bản Mường thăm ngôi nhà sàn, ăn cơm nếp lam uống rượu cần Người Mường có phong tục, lễ hội, sinh hoạt văn nghệ tập thể rất phong phú đặc biệt còn có nhiều món ăn lạ như: món êếch, canh loóng, bánh, rau rừng
có thể hấp dẫn du khách
3.1.2 Các sản phẩm du lịch
Qua phân tích đánh giá, thực tế khảo sát thấy rằng giá trị văn hoá của người Mường đang được khai thác đưa vào hoạt động du lịch bao gồm ba loại chính: du lịch tham quan cảnh quan văn hoá nhân văn, du lịch bản làng dân tộc thiểu số và du lịch tham quan cảnh quan thiên nhiên và bản làng Những loại hình du khách chính này có thể gọi chung là loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá Từ đây các nhà kinh doanh du lịch còn xây dựng nhiều công trình du lịch phụ thuộc vào nhu cầu của du khách như: du
Trang 11lịch leo núi, du lịch hang động, du lịch thám hiểm rừng, du lịch đi bộ Trong đó du lịch đi bộ đặc biệt thích hợp với tiềm năng du lịch nơi đây nên
có sức hấp dẫn Từ du lịch đi bộ du khách có thể tham quan khám phá nét văn hoá sinh hoạt của các bản làng, tìm hiểu khám phá các khu rừng nguyên sinh, thăm các hang động Du khách được tiếp xúc với con người ở các bản làng tận mắt thấy những cách thức sinh hoạt những vật dụng làm việc của người dân tộc Mường Du khách sẽ được hưởng không khí trong lành, của những cánh rừng bạt ngàn trải dài theo triền núi nhấp nhô
3 Những điểm mạnh, hạn chế, cơ hội, thách thức của hoạt động tổ chức và quản lý Du lịch ở Suối Khoáng, Kim Bôi
3.1 Những điểm mạnh
Kết hợp với nhiều khu du lịch sinh thái, môi trường trong lành, văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc cùng nguồn nước khoáng thiên nhiên như vô tận làm cho Kim Bôi đang có một lợi thế rất lớn trong phát triển ngành du lịch và dịch vụ Nguồn suối khoáng Kim Bôi được coi là nguồn vàng trắng của huyện Kim Bôi và là “bảo bối” để phát triển du lịch Nguồn nước ở đây phun lên luôn luôn ở nhiệt độ 36°C, khi lộ thiên, nước có nhiệt độ 34-36ºC Nguồn nước khoáng Kim Bôi có đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống,
để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Banis của Bulgaria
Tuy nhiên, trong những năm qua, do cơ chế cách quản lý lỏng lẻo nên nguồn vàng trắng này chưa được khai thác hết tiềm năng của nó Khách du lịch đến ngày một giảm, nhiều người đến một lần rồi “quên” Bà Nguyễn Thị Phúc ở xã Thu Phong, huyện Cao Phong kể lại: Vào các dịp lễ
Trang 12tết, nghỉ hè gia đình tôi thường tổ chức cho các cháu đi chơi nghỉ ngơi vài ngày Cách đây khoảng 10 năm, một lần cả nhà cũng đến suối khoáng Kim Bôi để nghỉ mát Định nghỉ lại mấy ngày nhưng thấy mọi dịch vụ không hài lòng, nên ở đó được một ngày, mọi người đều đòi về Từ đó đến nay, tôi chưa bao giờ quay lại Không phải vì chất lượng nước khoáng mà tất cả các dịch vụ
ở đây đều kém
Để khai thác hết tiềm năng của nguồn suối khoáng vào cuối năm
2008, Công ty du lịch công đoàn Việt Nam trực thuộc tổng liên đoàn lao động
đã tiếp nhận cơ sở vật chất để nâng cấp thành Khách sạn công đoàn Kim Bôi Công ty đã tập chung đầu tư hạng mục chính như nhà nghỉ, nhà ăn, bể bơi, khu vui chơi, hệ thống lọc nước khoáng… Ông Bùi Hữu Hòa, Giám đốc khách sạn Công đoàn Kim Bôi cho biết: Lợi thế Kim Bôi là có nguồn suối khoáng và khí hậu trong lành gần gũi thiên nhiên để thu hút khách du lịch Ban đầu nguồn vốn công ty không nhiều chúng tôi tập chung đầu tư vào hạng mục chính, sau đó đầu tư hạng mục tiếp theo Không đầu tư dàn trải Do vậy, sau khi tiếp nhận cơ sở vật chất ở đây chúng tôi đầu tư vào thế mạnh là nguồn nước khoáng Đây là điểm hút khách du lịch nhất và cũng là nguồn thu quan trọng nhất ở Kim Bôi Cải tạo, nâng cấp hệ thống bể bơi, bể tắm tạo cảm giác nghỉ ngơi thư giãn cho khách Sau đó, nâng cấp hệ thống phòng nghỉ, dọn dẹp sạch sẽ, thay thế trang thiết bị, bố trí đồ đạc cho hợp lý tạo cảm giác thoải mái Để hút khách, Công ty có chế độ hỗ trợ tiền xe đi, xe về cho những đoàn khách ở Hà Nội từ 15 người trở lên và nghỉ từ 2-3 ngày trở lên Giá tiền phòng cũng được tính toán linh hoạt như đối với đoàn khách đi theo công đoàn được ưu đãi hơn với khách kinh doanh Đồng thời, giá thuê phòng ngày thường rẻ hơn các ngày chủ nhật, lễ tết Để khách không chỉ đến tắm mà còn thưởng thức các dịch vụ khác, Công ty đầu tư xây dựng quầy bar, khu vui chơi cho người lớn, trẻ con, sân tenis, tắm nước lá dân tộc Có thêm các dịch
Trang 13vụ này, khách du lịch lưu trú lại thời gian dài hơn Ngoài ra, Công ty nhờ hệ thống các chi nhánh, phương tiện thông tin đại chúng tiếp thị quảng cáo hình ảnh suối khoáng Kim Bôi của mình trên toàn quốc.
Tiềm năng du lịch Kim Bôi đang được đánh thức Đang chuyển mình bởi ngành công nghiệp không khói Tạo tiền đề cho công cuộc xóa đói giảm nghèo cho cả Mường Động
Trang 144 Một số giải pháp bền vững trong công tác tổ chức và quản lý du lịch tại địa phương
4.1 Giải pháp bảo vệ và khai thác các giá trị văn hoá Mường phục vụ
du lịch.
Trong thời gian qua, cơ quan chức năng, các ngành, các cấp kết hợp với
Sở Du lịch - Thương mại - tỉnh Hoà Bình đưa ra nhiều văn bản pháp quy có liên quan đến quản lý và khai thác tài nguyên du lịch Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống chính sách đồng bộ được gắn kết trong một chiến lược thống nhất để quản lý, khai thác, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch Sự chồng chéo, thiếu kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương trong quản
lý và khai thác không những hạn chế đến phát triển du lịch mà còn là nguyên nhân làm giảm bớt nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường
Chúng ta đều biết rằng, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau Bởi vậy du lịch cần có sự phối kết hợp
từ nhiều cấp ngành, bên cạnh các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Kể cả thực tiễn và nhận thức, nói về dân tộc là nói đến văn hoá, chỉ có văn hoá mới thể hiện sắc nét cái hồn, cái đặc trưng của mỗi dân tộc Là người Việt Nam, chúng ta đều biết rằng trải qua hàng ngàn năm lịch sử nền văn hoá nước ta luôn đứng trước thử thách gay go quyết liệt, các thế lực xâm lược tìm mọi cách áp đặt vào Việt Nam nền văn hoá ngoại lai với âm mưu đồng hoá về mặt văn hoá để dễ bề thống trị Nhưng thật tự hào không những không mất đi
mà nền văn hoá của chúng ta luôn đứng vững và bề dầy càng nhiều càng đậm
đà bản sắc
Trang 15Trải qua những biến thiên của lịch sử dân tộc ta đã tỏ ra có bản lĩnh văn hoá của mình xứng đáng là dân tộc có ngàn năm văn hiến Thực tế cho thấy bản sắc văn hoá ấy vẫn tồn tại cho đến ngày nay và luôn toả sáng trở thành nền tảng tinh thần cho xã hội Việt Nam hiện đại.
Trở lại vấn đề khai thác giá trị văn hoá Mường phục vụ cho phát triển du lịch Có thể nói trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, giá trị văn hoá của mỗi dân tộc được coi là nguồn nguyên liệu chính để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này sáng tạo thiết kế cũng như xây dựng thành các chương trình du lịch đa dạng phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của du khách:
Giá trị văn hoá tộc người thể hiện ở các mặt văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần như: kiến trúc làng bản nhà ở, văn hoá ẩm thực, trang phục, lễ hội các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian Tuy nhiên với xu hướng mở cửa phát triển như hiện nay nhiều giá trị văn hoá có nguy cơ bị mai một đi rất nhiều như kiến trúc nhà sàn của người Mường đang dần theo lối xây dựng của người Kinh Vì vậy nếu không bảo vệ, khai thác đúng hướng chắc chắn trong nay mai chúng ta sẽ không được ngắm nhìn những nếp nhà sàn xinh xắn, ngăn nắp nừam gọn gàng hoà mình trong núi rừng của người dân nơi đây mà chúng ta chỉ có thể tìm thấy qua sách, tài liệu, tranh ảnh
Vì vậy ngành du lịch nếu kết hợp với các ngành hữu quan tiến hành khai thác các giá trị văn hoá vật chất tinh thần và các dân tộc đồng thời phát huy tác dụng của nó để phục vụ khách du lịch: bảo vệ giữ gìn tôn tạo phục hồi các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần trên quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm Xây dựng những quy định mang tính quy tắc về giữ gìn yếu tố nguồn gốc các giá trị văn hoá độc đáo