Quá trình trồng lanh

Một phần của tài liệu Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người H’mông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 26 - 28)

Trước đây khi ngô trên nương đã cao bằng đầu gối, lúa dưới ruộng đã cấy xong, người Mông chuyển sang cày, bừa cho đất tơi xốp rồi gieo hạt lanh. Làm xong cỏ ngô thì vườn lanh đã xanh. Khoảng ba, bốn tháng, lanh cao bằng đầu người, khi cây to bằng đầu đũa, chưa kịp phát tán cành là thu hoạch được. Khi thu hoạch những cây to hơn sẽ được giữ lại để phát cành, tỏa tán rồi ra hoa, kết quả, giữ lại làm giống cho mùa sau.

Cây lanh thường được trồng bằng cách gieo hạt cùng với ngô vụ mùa, sau khi gieo hạt khoảng 3 đến 4 tháng thì được thu hoạch. Cây lanh được cắt và bỏ hết phần cành lá, rồi đem về phơi khô mới tước vỏ làm từng sợi nhỏ nối vào nhau tạo thành sợi chỉ dài.

Đây là bước đầu tiên trong quá trình trồng cây lanh và nó là một bước quan trọng. Khi thu hoạch cây lanh thì người ta thường chọn những cây to cao, thẳng để lại để làm giống cho vụ sau. Cây làm giống sẽ tiếp tục được nuôi tiếp cho đến khi có quả chín to, để khô trên nương sau đó nhặt về, phơi khô và bảo quản cẩn thận. Năm sau đến vụ gieo hạt thì mang quả ra giã, chọn lấy hạt mẩy và chắc, không bị mối mọt ăn, mang đi theo. Lượng hạt giống lanh cho một mảnh nương rộng chừng 50m2 là 3,5 kg hạt giống.

*Chọn đất trồng lanh

“Đất trồng lanh phải là đất màu mỡ nhất, thường là ven chân núi hay các

thung lũng nhỏ, có nhiều nắng, và phải đảm bảo sao cho nương lanh được chiếu sáng cả ngày.” (Giàng Thị Mú, 28 tuổi, Sử Pán – Sa Pa)

Nương được chọn để trồng lanh là nương đất tốt, tương đối bằng phẳng, có độ ẩm cao, thoáng gió, không có cây to che phủ. Nương trồng lanh không nhất thiết phải gần nhà, miễn là đáp ứng được yêu cầu trên. Theo kinh nghiệm trồng lanh của người H’mông, nếu trồng lanh để lấy sợi dệt vải người ta gieo hạt lanh vào nơi đất tương đối bằng phẳng (lanh ruộng) và gieo với mật độ dày khoảng 14-16cm một hốc và phải gieo đều nhau. Xung quanh khu trồng lanh này người ta phải dọn cỏ, phát quang, cây lanh mới mọc thẳng, mọc đều, sợi lanh mới tốt. Nhưng nếu trồng lanh để lấy hạt giống cho vụ sau thì người H’mông thường gieo hạt lanh trên các nương dốc (lanh nương) với mật độ gieo hạt thưa hơn để cây lanh to phát triển nhiều cành ra hoa kết quả cho nhiều hạt.

*Gieo trồng

Tháng 3 – 4 âm lịch là tháng mà đồng bào H’mông gieo hạt lanh. Trước kia sau khi dọn, đốt nương xong người ta mới tiến hành chọc lỗ và tra hạt ngay nên năng suất thấp. Công cụ là gậy chọc lỗ vót nhọn một đầu, giỏ đan bằng tre nứa để đựng hạt. Khi gieo hạt người phụ nữ phải đeo giỏ vào thắt lưng và cầm gậy, chọc lỗ đến đâu thì tra đến đấy.

Ngày nay, họ tiến hành làm đất rất kỹ, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Trước tiên phải mất một số công để cày, cuốc đất để ải rồi bừa phẳng, những hòn đất to phải dùng quốc đập ra cho nhỏ, tơi xốp và sạch cỏ. Công việc này đòi hỏi nhiều công sức và sự tỉ mỉ, kinh nghiệp nên phải mất 2 – 3 ngày mới xong. Sau khi tra hạt xong thì dùng cuốc san phẳng chứ không đánh luống, rồi rắc một chút phân chuồng lên trên. Phân dùng để rắc lên trên phải được ủ hàng tuần để phân mục ra, tơi xốp, không ai dùng phân tươi để rắc lên nương lanh cả.

Trong khi gieo hạt lanh thì đòi hỏi kỹ thuật khéo léo của đôi bàn tay chị em phụ nữ người H’mông, bởi lẽ muốn có những nương lanh tốt, cây cao to và thẳng thì phải gieo đều tay, thường thì phải gieo mức độ khá dày hạt. Xưa kia khi trong quá trình sinh trưởng của cây lanh, người H’mông thường lấy nước giải và phân động vật để bón cho cây, nhưng ngày nay đều thay thế bằng đạm và kali, vừa tiện dụng vừa cho năng suất cao. “Công việc gieo hạt và chăm bón cây lanh là của người phụ nữ, nam giới ít khi làm và thường ”

“Cây lanh thường được trồng vào tháng hai, tháng ba âm lịch, khi thời tiết đã nắng ấm, hạt lanh dễ nảy mầm và thu hoạch vào tháng năm tháng, sáu âm lịch. Lanh trồng trong ba tháng phải thu hoạch ngay, nếu để già sợi lanh sẽ không thẳng và kém dai”. (Lý Thị Súa, 32 tuổi, xã Lao Chải- Sa Pa).

Một phần của tài liệu Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người H’mông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 26 - 28)