Cây lanh biểu tượng cho sức sống của tộc ngườ

Một phần của tài liệu Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người H’mông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 45 - 49)

- Trong các hoạt động khác

3.2.1 Cây lanh biểu tượng cho sức sống của tộc ngườ

Là một thứ cây định mệnh, là một đặc ân mà tạo hóa đã ban cho người H’mông, cây lanh có liên quan chặt chẽ, mật thiết đến sự sinh tồn và phát triển của dân tộc H’mông. Bài “Kzuôc Kê” (tang ca) của người H’mông kể rằng: trời đất, vũ trụ, kể cả người H’mông và giống lanh đều do ông Chày và bà Chày sinh ra (Bà Chày, ông Chày trong thần thoại H’mông là những người làm ra trời đất và vạn vật):

“Ngày xửa ngày xưa

Mặt trời về mọc chín cái theo nhau Mặt trăng về mọc tám cái cõng nhau…

Chiếu cõi trần gian loài lanh thối hết rễ Chiếu cõi thế gian giống lanh thui hết mầm Loài lanh cái gì để cho có

Giống lanh cái gì để cho đủ Bà Chày mới để có

Bà Mèo mới để đủ”… [19,26]

Quan niệm này cũng được thể hiện trong nhiều thể loại văn học dân gian H’mông. Thần thoại H’mông kể rằng, ông Thần Nông không chỉ cho người H’mông giống lúa, kê để có cái ăn mà còn cho họ giống lanh để có cái mặc; truyền thuyết người H’mông trắng kể rằng: con chó của gia đình người H’mông bị mất tích ba ngày trở về đã mang cho chủ hạt lanh, người chủ lấy hạt đem trồng, tước vỏ cây xe thành sợi dệt vải mặc…

Cây lanh có vai trò quan trọng trong đời sống người H’mông, họ rất tự hào về cây lanh và về nghề trồng lanh dệt vải của dân tộc mình. Họ thường nói: “ Ở đâu có cây lanh, ở đó có người H’mông” v à “Chỉ khi nào vùng cao hết lanh,

rừng hết cây, phụ nữ Mông mới hết dệt vải làm váy áo” hoặc họ gọi sợi lanh là

sợi “Xú Mống”. Từ những quan niệm về nguồn gốc thân thiết của lanh đối với người H’mông , cây lanh đã trở thành biểu tượng biểu trưng niềm tự hào về bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc H’mông:

“Gầu Á đrâu trồng cây lanh, cây lanh lớn thẳng Gieo cây thông, cây thông lớn cao”

Ở nước ta, người H’mông thường cư trú trên những vùng núi cao, giao thông đi lại khó khăn, dẫn đến đắc điểm cư trú tương đối biệt lập, khép kín, ít có sự giao lưu, trao đổi thông thương với các dân tộc khác trong vùng. Để đáp ứng nhu cầu may mặc hàng ngày, người H’mông trồng lanh lấy sợi dệt vải may trang phục. Vải lanh không chỉ là loại vải để tạo ra những bộ trang phục đẹp đẽ, tiện lợi, phù hợp với điều kiện môi trường sống của người H’mông, mà xưa kia nó

Người H’mông ở nước ta, dù thuộc bất cứ ngành nào (H’mông đen, H’mông trắng, H’mông xanh, H’mông hoa), dù là nam hay nữ, già hay trẻ đều rất tự hào về truyền thống trồng lanh dệt vải và may mặc trang phục bằng vải lanh của dân tộc mình. Vì thế, những trang phục bằng vải lanh đã trở thành những nét bản sắc riêng biệt để phân biệt, nhận diện dân tộc H’mông với các dân tộc khác trong vùng:

“Nữ người Hán biết kéo sợi, kéo ra sợi nhung sợi lụa Nữ người Hán biết dệt thành vải lụa vải nhung… Nữ người H’mông chỉ kéo ra sợi lanh sợi đay

Nữ người H’mông biết dệt thành vải lanh vải đay” [19,44]

Hoặc: “Nữ người Sã lấy chồng, nữ mặc áo nhung

Nữ người H’mông lấy chồng, nữ mặc váy lanh”

Hay: “ Nàng lớn lên ra ngoài

Mặc ba bộ lanh sánh cùng ba bộ áo Hán” [19,47]

Hơn nữa, trang phục nói chung, trang phục lanh nói riêng đều có tính đặc trưng. Nếu hiểu biết về văn hóa trang phục, nhìn vào trang phục, người ta có thể dễ dàng nhận ra giới tính, tuổi tác, vị thế, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Đặc trưng của trang phục biểu hiện đặc trưng tộc người, mỗi dân tộc có những nét đặc thù riêng về trang phục (kể cả chất liệu và kiểu dáng) chỉ có ở dân tộc này mà không có ở dân tộc khác. Đặc thù trang phục của dân tộc nào thể hiện một phần bản sắc văn hóa của dân tộc đó.

Bên cạnh bộ trang phục bằng vải lanh, nguồn gốc dấu hiệu tộc người H’mông của biểu tượng lanh còn được thể hiện ở mảnh vải lanh đen treo trên cay nêu trong lễ hội Gầu Tào của người H’mông. Một số bài dân ca H’mông đã phản ánh điều này:

“Gốc cây nêu đặt ba chai rượu Ngọn cây nêu treo ba tấm lanh”

Người H’mông ở nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư sang Việt Nam theo ba đợt. Một số tài liệu cho biết, vào thời nhà Minh, Trung Quốc thực hiện chính sách “ Cải tổ quy lưu” tức là bãi bỏ quan thổ ty của người H’mông, lập thổ ty của người Hán để cai trị, những người H’mông không chấp nhận chính sách này, đã ồ ạt di cư sang Việt Nam ( tạo nên đợt di cư thứ nhất); dưới thời vua Càn Long và vua Gia Khánh, người H’mông tổ chức chống lại triều đình Trung ương, nhưng không thành công, bị đàn áp đẫm máu phải chạy trốn sang Việt Nam ( tạo nên đợt di cư thứ hai); giữa thế kỷ thứ XIX ở Trung Quốc có phong trào “ Thái Bình thiên quốc” chống nhà Thanh, người H’mông hưởng ứng phong trào này, nhưng phong trào không dành được thắng lợi cuối cùng, người H’mông phải di cư sang Việt Nam để tránh sự đàn áp ( tạo nên đợt di cư thứ ba). Trong ba đợt thiên di đầy máu và nước mắt này, người H’mông đã phải chịu biết bao đau thương khổ cực, vợ chồng con cái li tan, họ hàng thất lạc, dân tộc xé lẻ phân tán… truyền thuyết H’mông kể rằng, để tập hợp mọi người, thủ lĩnh người H’mông đã treo cờ là mảnh vải lanh đen trên ngọn cây cao để người H’mông ở khắp nơi thấy dấu hiệu đó mà tập hợp. Vì thế, mảnh vải lanh đen treo trên cây nêu trong năm đầu tiên mở lễ hội Gầu Tào, ngoài những ý nghĩa khác (do cách giải thích khác nhau của người H’mông ở từng vùng) còn là biểu tượng (dấu hiệu) kêu gọi sự tập hợp lực lượng, cố kết cộng đồng và đoàn kết dân tộc của người H’mông.

Như vậy, từ mối quan hệ gắn bó thân thiết và rất tiêu biểu giữa lanh và các vật dụng từ lanh với phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng lịch sử của người H’mông, lanh đã trở thành một yếu tố đặc trưng, cơ bản biểu trưng nguồn gốc, dấu hiệu tộc người H’mông và góp phần tạo ra sự phong phú đa dạng, sự độc đáo trong văn hóa H’mông nói chung.

Người H’mông luôn tự hào về truyền thống sử dụng vải lanh. Trang phục lanh trở thành tiêu chí phân biệt người H’mông với các dân tộc khác. Người con

vải lanh. Khi về nhà chồng, con dâu có nghĩa vụ tặng bố mẹ chồng trang phục vải lanh. Đây là bộ trang phục bố mẹ chồng sẽ mặc sang thế giới bên kia. Theo quan niệm người H’mông, người chết không mặc trang phục lanh, tổ tiên sẽ không nhận. Vì vậy, ngày nay, người H’mông khi còn sống có mặc vải công nghiệp bằng sợi bông, sợi tổng hợp nhưng khi khuất núi về với tổ tiên phải mặc trang phục lanh.

“Tổ tiên có hỏi mình ở trên trần gian về được cái gì đem theo.

Thì mình thưa:

Con ở trần gian về, cái gì chẳng được

Được một chiếc khăn lanh, một chiếc áo lanh Được một chiếc quần lanh, một thắt lưng lanh Một đôi giày lanh, một đôi xà cạp lanh”. [20,38]

Trong bài tang ca H’mông lềnh Sa Pa người H’mông thường nhấn mạnh:

“Nữ người Hán biết kéo sợi, kéo ra sợi nhung sợi lụa Nữ người Hán biết dệt thành vải lụa, vải nhung. ... Nữ người H’mông chỉ kéo ra được sợi lanh, sợi đay

Nữ người H’mông dệt thành vải lanh, vải đay”.

Hoặc: “Nữ người Sã lấy chồng, nữ mặc áo nhung

Nữ người H’mông lấy chồng, nữ mặc váy lanh” [20,36]

Một phần của tài liệu Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người H’mông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w