VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA NGƯỜI H’MÔNG Ở SAPA – LÀO CAI 3.1 Vị trí của cây lanh trong đời sống tâm linh của tộc ngườ

Một phần của tài liệu Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người H’mông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 42 - 45)

- Trong các hoạt động khác

VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA NGƯỜI H’MÔNG Ở SAPA – LÀO CAI 3.1 Vị trí của cây lanh trong đời sống tâm linh của tộc ngườ

3.1 Vị trí của cây lanh trong đời sống tâm linh của tộc người

Khi nhắc đến một tộc người nào đó, ngoài các yếu tố như lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ…thì không thể không nhắc đến văn hóa của tộc người đó bởi căn cứ vào văn hóa mà người ta phân biệt được tộc người này với tộc người khác. Văn hóa là những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của con người được hình thành duy trì và phát triển trong tiến trình lịch sử. Với dân tộc H’mông nói chung và dân tộc H’mông ở Sapa nói riêng, họ đã xây dựng cho mình một đời sống tâm linh vô cùng đặc sắc, qua mấy trăm năm sinh sống trên lãnh thổ nước ta họ vẫn lưu giữ và bảo tồn những phong tục cầu cúng, lễ hội hay các tôn giáo - tín ngưỡng nguyên thủy. Trong các tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của đồng bào H’mông việc thờ cúng tổ tiên đặc biệt là Saman giáo tương đối phát triển. Ngoài ra những hình thức tôn giáo sơ khai như vật linh giáo, totem giáo, các loại ma

sinh hoạt tâm linh. Đặc biệt hơn là trong mỗi một họat động tâm linh ấy họ đều sử dụng cây lanh như một cầu nối, một biểu tượng, một lời hiệu triệu có sức mạnh to lớn nhằm quy tụ, kêu gọi các đấng thần linh cùng các “Pế H’mông” (người H’mông ta) dưới một mái nhà chung của tôn giáo - tín ngưỡng.

Saman giáo hay còn gọi là đạo phù thủy, là hình thức tôn giáo đặc biệt với vai trò của các thầy pháp saman, những người được xem là có khả năng dung phù phép đưa mình vao trạng thái hôn mê, trực tiếp giao tiếp với thần linh. Ở Sapa các thầy Saman có mặt ở khắp các làng, bản. Nhiệm vụ chủ yếu của thầy Saman là cầu cúng chữa bệnh, đi sang thế giới bên kia tìm bắt, dụ dỗ hồn người ốm trở về…

Theo Tiến sĩ Trần Hữu Sơn thì “Thầy Saman muốn hành nghề được phải

có những trang bị đặc biệt. Trước hết những thầy Saman đều có một bàn thờ riêng. Bàn thờ là một khối hình hộp chữ nhật, khổ 1m x 0,80 x 0,30 dựng bên cạnh nơi thờ “xử ca”, cao cách mặt đất 1,2m. Ông tổ sư thầy cúng “Sí rì” từ ngoài muốn vào bàn thờ hoặc thầy cúng muốn xuất thần du ngoạn sang thế giới bên kia phải qua cầu dẫn đường. Cầu dẫn đường gồm ba cây tre dài nhỏ như cần câu. Một cây buộc vị trí giáp giới giữa mái nhà và tường trước. Ba ngọn cây tre đều còn lá và hướng về phía bếp. Ba sợi dây lanh vắt qua 3 ngọn cây tre, nối chúng với bàn thờ Saman. Ba sợi dây lanh này tượng trưng cho đường đi của tổ sư Saman (Sí rì) và hồn của thầy Saman. Qua ba sợi lanh và ba cây tre này, thầy cúng Saman có khả năng đi từ thế giới này sang thế giới bên kia”. [18,32]

Như thế cây lanh được đi vào thế giới tâm linh như một sự huyền bí đến kỳ ảo. Các thầy Saman phải dùng đến các sợi lanh làm sợi dây dẫn đường và là vật trung gian để có thể giao tiếp với thần linh. Điều này có thể lý giải rằng cây lanh gắn bó với đời sống của người H’mông từ khá lâu đời, là vật tượng trưng cho dân tộc H’mông. Do vậy khi giao tiếp với đời thường các đấng thần linh của người H’mông cũng dùng đến lanh để nhận ra con cháu của mình.

Bên cạnh đạo Saman, cây lanh còn được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, ma nhà và thần bản mệnh cộng đồng “giao”, trong vật linh giáo, tôtem giáo và các tàn dư ma thuật. Trong cầu cúng ma cửa “Xìa mềnh” người H’mông lấy một vải lanh nhuộm đỏ dán trước cửa chính, theo quan niệm của đồng bào thì ma cửa chính thường ngự ở tấm vải lanh đó có nhiệm vụ như là người lính gác cửa, ngăn ma ác vào nhà bảo vệ sức khỏe và của cải của gia đình… hay trong lễ hội Gầu tào - một lễ hội quan trọng của người H’mông. Lễ hội nhằm mục đích cho gia đình cầu con, cho cộng đồng được mùa. Lễ hội ở Sapa thường được tổ chức sau mùng 2 tết kéo dài từ 1 đến 3 ngày. Trong lễ hội gia chủ thường trồng một cây nêu: “Trên ngọn cây nêu treo một dải vải lanh đỏ,

một giấy bản to xúng xính, một quả bầu khô đựng rượu”. Những người đi chợ tết

hoặc các đồng bào xa gần biết đó là điểm mở hội, là điểm quy tụ sinh hoạt tín ngưỡng mà đến cùng giao lưu, chúc tụng, chơi các trò chơi dân gian.

Ngoài ra, trong chu kỳ một đời ngươi cây lanh cũng trở nên quan trọng bởi vai trò to lớn của nó. Đối với việc sinh đẻ và nuôi dạy con thơ, người H’mông có nhiều tục lệ cầu cúng như lễ “Đề ca sủa”, thầy cúng chặt đầu một con chó, cho đầu con chó há miệng lên trời để cắn ma nguyệt thực – loại ma ăn trẻ con. Trong lễ cúng ông thầy cúng gọi các lực lượng siêu nhiên về trợ giúp xua ma nguyệt thực thông qua sợi chỉ lanh dẫn đường. Ông cắm 3 vòng tre hình bán nguyệt, và dùng dây lanh buộc lại giả làm cái cung để bắn ma nguyệt thực trước ngõ. Trong trường hợp đứa trẻ nhỏ hay ốm đau người H’mông làm lễ nhận bố mẹ nuôi “Tua sảo” cho con. Người bố (mẹ) nuôi buộc sợi lanh đỏ vào cổ tay đứa trẻ và khấn cầu: “ Trói buộc bệnh tật, ốm đau, không trói hồn, trói vía, mong đứa trẻ hay ăn

chóng lớn, khỏe mạnh…” [18,35]

Trong cưới xin vải lanh được sử dụng nhiều trong tục lệ này như trong lúc đưa dâu vào buồng thầy cúng phải làm lễ và trải một cuộn lanh rộng chừng 40cm, từ ngoài cửa chính vào buồng cô dâu để cô dâu bước lên đó đi vào buồng,

dưới giường. Như thế, với người H’mông quan niệm rằng: cô dâu đã trở thành ma của nhà trai được ma nhà trai che trở và bảo vệ. Trong của hồi môn của cô dâu nhất thiết phải có một bộ quần áo bằng vải lanh để biếu bố mẹ chồng để họ mặc khi về thế giới bên kia. Trong tang ma cũng vậy, cây lanh trở thành một hiện tượng tâm linh không thể thiếu. Trong hầu hết các nghi lễ cúng ma phải dùng đến các sợi lanh buộc các con vật người chết để họ mang đi, các trang phục mặc khi khâm niệm cũng nhất thiết bằng vải lanh.

Như vậy, với người H’mông ở Sapa nói riêng và người H’mông nói chung thì việc sinh hoạt tâm linh đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và bảo vệ bản sắc văn hóa tộc người. Với cây lanh và các sản phẩm của lanh đã gắn bó lâu đời với cuộc sống tộc người H’mông trong cả đời sống văn hoá vật chất và tinh thần. Do vậy, hầu hết các hoạt động trong đời sống tâm linh, người H’mông sử dụnh lanh để tạo ra một thứ phép thuật kỳ ảo, mông lung…nhưng ngược lại, nó giúp người H’mông có được một niềm tin tuyệt đối vào thần linh, có thể làm người H’mông vượt qua nhiều khổ đau ở cuộc sống đời thường. Hơn nữa, lanh cũng đóng vai trò duy trì các tàn dư tôn giáo nguyên thuỷ của dân tộc H’mông tồn tại và phát triển đến ngày nay.

Một phần của tài liệu Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người H’mông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 42 - 45)