- Trong các hoạt động khác
3.2.2 Cây lanh đóng vai trò là biểu tượng cho người phụ nữ H’mông
Người phụ nữ H’mông luôn gắn liền với nghề trồng lanh dệt vải, bó sợi lanh như là vật bất ly thân của người phụ nữ. Trên đường đi làm, trên đường đi gặp người yêu, hoặc nghe người yêu hát... người phụ nữ luôn xe lanh, nối sợi lanh. Vì vậy, biểu tượng nổi bật của lanh là biểu tượng về người phụ nữ H’mông: cây lanh là hình ảnh của người phụ nữ, cuộn lanh phản ánh tính cách người phụ nữ, hạt lanh là số phận người phụ nữ... Người phụ nữ lấy chồng tốt thì:
“Em như cây lanh xanh Mọc ở nơi đất phẳng” [20,23]
- Hoặc lấy phải người chồng không xứng đôi:
“Em lấy người chồng không xứng đôi Như hạt lanh nương tra vào bãi ruộng” [20,23]
- Nỗi thất vọng, than thân như “guồng xa xe chỉ lanh”:
“Guồng xa xe chỉ lanh Xe được sợi chỉ xoắn Dù mình biết biến, ta biết hóa
Thì cũng như mặt trời ghẹo mặt trăng trên đỉnh non cao” [20,25]
- Niềm khao khát được hạnh phúc, chống trả sự chia lìa:
“Giá thân em là sợi lanh, sợi tơ Anh cuốn vào người để sợi cùng anh ở
Giá mình em là sợi lanh, sợi chỉ
Anh cuốn vào người để sợi cùng anh đi” [20,26]
-Thậm chí khi tình yêu bị ngáng trở, nam nữ H’mông sẽ vùng lên như cây lanh nhỏ bé nhưng lật đổ được cây thông, bảo vệ tình yêu:
“Cây lanh đổ hất vào cây thông Cây thông đổ nhòa trên mặt đất Đôi ta kết bạn tình hạnh phúc đường này Ta chỉ có đường nói mà không có đường lìa” [20,31]
Như vậy, lanh là biểu tượng đặc sắc của văn hoá H’mông. Từ đời sống thường ngày, lanh đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ, của tình yêu, niềm khát khao hạnh phúc. Biểu tượng cây lanh càng sâu sắc hơn khi cây lanh, vải lanh, sợi lanh được đặt ở vị trí trang trọng linh thiêng. Lanh thành cây thiêng, vật dẫn đường sang thế giới siêu nhiên, lanh là vũ khí thiêng trừ tà.
Tìm hiểu biểu tượng lanh trên phương diện là biểu tượng của người phụ nữ H’mông, chúng tôi cũng xuất phát từ quan niệm nghệ thuật về con người và những triết lý về cuộc sống của dân tộc này. Tiến sĩ Trần Hữu Sơn trong bài viết:
bật của lanh là biểu tượng về người phụ nữ H’mông: cây lanh là hình ảnh của người phụ nữ, cuộn lanh phản ánh tính cách của người phụ nữ, hạt lanh là số phận của người phụ nữ…”.
Cư trú trên địa bàn khá phức tạp núi cao, vực sâu hiểm trở, người H’mông sống giữa thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa hoang dại. Thiên nhiên vừa là nơi che chở nuôi sống người H’mông nhưng nó cũng là nơi để thử thách lòng can đảm, đức tính cần cù lao động của họ. Từ thực tế cuộc sống người H’mông nhận thấy rằng: chỉ có lao động con người mới sống, mới tồn tại, mới chinh phục được thiên nhiên. Nhận thức này đã chi phối đến tư tưởng của người H’mông, đồng bào luôn đề cao các phẩm chất lao động và mối quan hệ giữa con người với lao động:
“Muốn ăn đủ thì hỏi hai bàn tay” (tục ngữ H’mông), họ quan niệm giá trị của
con người là ở chỗ có lao động và biết lao động: “Con gái không biết làm lanh/
Lấy được chồng vẫn rách/ Con trai không biết làm nương/ Lấy được vợ vẫn đói”
(tục ngữ H’mông).
Trong lao động của người phụ nữ H’mông, bên cạnh những công việc làm nương rẫy, nội trợ gia đình thì công việc trồng lanh, xe lanh dệt vải may trang phục cho cả gia đình là công việc chính, chiếm một khoảng thời gian, liên tục và thường xuyên trong suốt cuộc đời của họ. Vì thế mà người H’mông đã lấy nghề trồng lanh dệt vải để làm thước đo vẻ đẹp cũng như giá trị của người phụ nữ. Người phụ nữ đẹp, lý tưởng phải là người thạo đường làm lanh dệt vải khéo bàn tay thêu thùa may vá.
Ngược lại, một người phụ nữ bị coi là xấu xa nếu chị ta vụng đường làm lanh dệt vải. Nhìn cách phụ nữ H’mông xe lanh dệt vải, hoặc chỉ cần nhìn cuộn lanh của họ cũng có thể đoán biết tính cách người phụ nữ đó như thế nào, cẩn thận hay ẩu đoảng. Nếu cuộn lanh của họ trơn tru, óng mượt gọn gàng, thì đó là người phụ nữ đảm đang cẩn thận, thạo đường lanh mũi chỉ. Ngược lại, nếu cuộn lanh rối bù, lăn lóc nhom nhem, thì đó là người phụ nữ cẩu thả, lười biếng, vụng đường làm lanh dệt vải, kém may vá thêu thùa.
Hình ảnh người con gái H’mông khi đi chơi với người yêu vẫn cầm cuộn lanh trên tay để xe sợi là một hình ảnh đẹp với nhiều tầng lớp ý nghĩa.
Thứ nhất, hình ảnh này thể hiện đặc điểm, yêu cầu nghề trồng lanh đệt vải của người H’mông: khi thu hoạch cây lanh ở trên nương về (khoảng tháng bảy, tháng tám âm lịch), để tránh gặp phải gió mùa đông bắc làm vỏ cây lanh khô lại, khó tước ảnh hưởng đến chất lượng của sợi, những người phụ nữ H’mông phải tranh thủ luôn tay tước sợi, xe lanh ở mọi nơi, mọi lúc;
Thứ hai, hình ảnh này là thói quen đáng yêu của người phụ nữ chăm chỉ đảm đang và điều này rất quan trọng, nó góp phần khẳng định phẩm chất nhân cách tốt đẹp của người con gái, khiến cô đã đáng yêu lại càng trở nên đáng yêu hơn trong con mắt của người bạn trai.
Một cô dâu người H’mông khi về nhà chồng được mẹ đẻ căn dặn phải mang theo túi lanh bên mình. Chi tiết này cũng có nhiều tầng ý nghĩa, thứ nhất nó vừa thể hiện quy định không thể thiếu trong nghi lễ đón dâu của người H’mông; thứ hai, nó thể hiện quan niệm của người H’mông về phẩm chất và thước đo phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội là việc làm lanh dệt vải: người phụ nữ tốt phải là người luôn gắn liền với lanh sợi. Vì thế, mang theo túi lanh bên mình khi về nhà chồng, cô dâu mới chứng tỏ được mình là người con gái chăm chỉ đảm đang, danh giá. Lời nhắc nhở này thật là sâu sắc, cần thiết biết bao. Nó biểu hiện lòng yêu thương con vô hạn và niềm tự hào của người mẹ đẻ về người con gái mà bà đã rứt ruột sinh ra và dày công nuôi dưỡng, yêu thương dạy dỗ.