Khái quát về cây lanh

Một phần của tài liệu Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người H’mông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 25 - 26)

Ăn, mặc, ở là ba thành tố sinh hoạt cần thiết của loài người nói chung, trong đó mặc là một nhu cầu quan trọng của đời sống con người. Nhưng nguyên liệu làm ra quần áo, cách cắt, và màu sắc quần áo của các dân tộc thì không một dân tộc nào giống dân tộc nào. Cư dân chăn nuôi dùng lông gia súc chế biến thành len, dạ rồi tạo ra các loại quần áo. Những cư dân săn bắt thì tận dụng da của động vật để làm ra đồ mặc. Đối với cư dân trồng trọt thì thì thường trồng các loại cây có thớ, để dệt ra vải làm ra quần áo.

Khác với người Kinh dùng sợi tơ tằm, người Tày, Thái, Mường hay các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á dùng sợi bông, đay, cói để dệt ra vải, thì người H’mông lại chọn một loại cây có thớ, được nhiều dân tộc trên thế giới trồng đó là cây lanh.

Cây lanh (chaoz mangx), tên Latinh là Linum usitatissimum, thuộc họ gai mèo, có tên gọi khác là cây “áma” [20,31]. Là cây công nghiệp ôn đới cho sợi để dệt vải, loại cây này được nhiều nước trên thế giới trồng như Anh, Pháp, Nga, Thuỵ Điển, Ba Lan, Tiệp Khắc, Ảrập, Tây Ban Nha, vùng quanh Valencia...Trong các câu truyện cổ nước ngoài cũng thường nhắc đến loại cây

lanh dưới một tên khác như cây “Tầm ma”: Nàng Lisa trong "Bầy chim thiên

nga" của Andersen cũng đi ra nghĩa địa vào ban đêm để lấy cây tầm ma về đan

áo cho các anh mặc để họ từ thiên nga biến lại thành người.

Ban đầu cây được trồng nhằm lấy nguyên liệu sản xuất ra giấy viết là chủ yếu và sau này mới dùng làm nguyên liệu chế biến ra sợi để dệt vải. Ngoài ra hạt của cây cũng là loại thực phẩm có nhiều tinh dầu, do vậy, hạt lanh dùng trong công nghệ chế biến dầu ăn và sản xuất ra xà phòng. Đặc biệt là hạt của cây lanh còn chứa nhiều nguyên tố có thể dùng trong y học chữa bệnh, trong đó như nó là nguyên liệu chính sản xuất ra thuốc Omega – 3, hay có mặt trong các dược liệu chữa tiểu đường...

Cây cao từ 0,7 – 1,2 m, là loại cây thân cỏ, lá nhọn và nhỏ, thân cây thẳng màu xanh có nhiều đốt, có hoa màu xanh lam hoặc màu trắng hồng, quả nhỏ hình cầu có chứa hạt. Thời gian sinh trưởng từ 2 đến 3 tháng, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 20 0C. Là loại cây ưa đất ẩm, cần có nhiều nắng và cần ít gió, do vậy, cây lanh thường được trồng trong các thung lũng, đất nhiều phù sa để cây lanh phát triển tốt cao và thẳng ít mấu sẽ tạo ra được những sợi lanh dài, dai, bóng, đẹp.

Một phần của tài liệu Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người H’mông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 25 - 26)