MỤC LỤC
Có thể nói, cây lanh là thứ nguyên liệu quý và quan trọng đã làm lên biết bao bộ trang phục, những áng thơ ca đậm chất dân gian và con người H’mông, hay cao hơn nữa nó còn là chất keo vững chắc trong việc cố kết cộng đồng các nhóm H’mông với nhau. Khác với người Kinh dùng sợi tơ tằm, người Tày, Thái, Mường hay các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á dùng sợi bông, đay, cói để dệt ra vải, thì người H’mông lại chọn một loại cây có thớ, được nhiều dân tộc trên thế giới trồng đó là cây lanh. Là cây công nghiệp ôn đới cho sợi để dệt vải, loại cây này được nhiều nước trên thế giới trồng như Anh, Pháp, Nga, Thuỵ Điển, Ba Lan, Tiệp Khắc, Ảrập, Tây Ban Nha, vùng quanh Valencia..Trong các câu truyện cổ nước ngoài cũng thường nhắc đến loại cây.
Là loại cây ưa đất ẩm, cần có nhiều nắng và cần ít gió, do vậy, cây lanh thường được trồng trong các thung lũng, đất nhiều phù sa để cây lanh phát triển tốt cao và thẳng ít mấu sẽ tạo ra được những sợi lanh dài, dai, bóng, đẹp. Theo kinh nghiệm trồng lanh của người H’mông, nếu trồng lanh để lấy sợi dệt vải người ta gieo hạt lanh vào nơi đất tương đối bằng phẳng (lanh ruộng) và gieo với mật độ dày khoảng 14-16cm một hốc và phải gieo đều nhau. Nhưng nếu trồng lanh để lấy hạt giống cho vụ sau thì người H’mông thường gieo hạt lanh trên các nương dốc (lanh nương) với mật độ gieo hạt thưa hơn để cây lanh to phát triển nhiều cành ra hoa kết quả cho nhiều hạt.
Trong khi gieo hạt lanh thì đòi hỏi kỹ thuật khéo léo của đôi bàn tay chị em phụ nữ người H’mông, bởi lẽ muốn có những nương lanh tốt, cây cao to và thẳng thì phải gieo đều tay, thường thì phải gieo mức độ khá dày hạt. Ngoài ra, chân thuận của họ điều khiển một sợi dây nối với cái cần để tác động đến cái lược nén vải, mỗi khi luồn sợi lanh vào, họ lại dập cái lược nén sợi, sau đó thả lỏng chân cho lược trở về vị trí ban đầu, cứ như vậy với sự cần mẫn liên tục, tranh thủ những lúc nhàn rỗi, họ làm ra các mảnh vải lanh quý giá. Khi nhuộm cho vải chìm ngập trong nước chàm, dùng tay hoặc chân đạp thật kỹ cho vải thấm đều, công đoạn phải làm thật nhiều lần (ngày phơi nắng, đêm ngâm chàm) nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao có màu sắc xanh sẫm.
“Ngày xưa, khi cuộc sống kho khăn thì việc sử dụng hạt và lá lanh trong ăn uống giống như các loại thực vật dại rất phổ biến trong các nhóm H’mông, nhưng ngày nay cuộc sông đổi thay và được các cán bộ y tế nhắc bảo nên không còn dùng nhiều nữa, chỉ còn một số ít nhà dùng thôi.” (Giàng A Chớ, 24 tuổi, xã Tả Phìn). Trong Saman giáo, với các thầy cúng, khi làm lễ đuổi ma chữa bệnh cho người ốm thì cũng dùng lá lanh nhúng với bát nước vẩy lên khắp mình của người bị bệnh (ma nhập), rồi sau đó buộc lá lanh ở đầu giường người ốm với ý nghĩa là xua đuổi tà ma, không cho quay lại làm hại người ốm nữa. Cây lanh còn được tước lấy những sợi to làm thành các loại dây lớn nhỏ dùng để buộc các loại công cụ trong lao động sản xuất như buộc các dây gùi hàng trên yên ngựa, buộc cuốc, cày, bừa, hái, liềm…Hay dùng lanh và cây mây, cây giang để tạo ra các loại sản phẩm như mũ, nón, rế để bắc xoong, cái rổ, cái rá, ghế ngồi, bàn ăn, gùi, khung dệt…Hay trong một đám tang, quan tài được khiêng trên các cây gỗ được buộc hoàn toàn từ các sợi lanh, trong lễ ma bò thừng buộc trâu bò cũng nhất thiết phải làm từ các sợi lanh được bện với nhau.
Với các nguyên liệu bền và đẹp được các du khách rất ưa thích cùng với đó là các họa tiết đơn sơ mộc mạc hình xoắn, hình trám, hình hoa sen, hình sao…và các gam màu rực rỡ đã tạo nên các sản phẩm đặc biệt từ lanh như túi sách, ví đựng tiền, dây may mắn, quần áo, mũ…từ đó họ đã đóng góp cho khu du lịch Sapa những mặt hàng vô cùng phong phú và đa dạng. Chúng ta thấy rằng, văn hoá H’mông được biết đến không phải là những gì hoành tráng hay to tát như cái nhà Rông, hệ thống cồng chiêng, nhà mồ của các dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên, hay sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc Mường…mà ở đây với các vật đơn giản, bình thường cũng tạo ra được những nét văn hoá rất riêng, rất đa dạng. Trong cầu cúng ma cửa “Xìa mềnh” người H’mông lấy một vải lanh nhuộm đỏ dán trước cửa chính, theo quan niệm của đồng bào thì ma cửa chính thường ngự ở tấm vải lanh đó có nhiệm vụ như là người lính gác cửa, ngăn ma ác vào nhà bảo vệ sức khỏe và của cải của gia đình… hay trong lễ hội Gầu tào - một lễ hội quan trọng của người H’mông.
Do vậy, hầu hết các hoạt động trong đời sống tâm linh, người H’mông sử dụnh lanh để tạo ra một thứ phép thuật kỳ ảo, mông lung…nhưng ngược lại, nó giúp người H’mông có được một niềm tin tuyệt đối vào thần linh, có thể làm người H’mông vượt qua nhiều khổ đau ở cuộc sống đời thường.
Trong ba đợt thiên di đầy máu và nước mắt này, người H’mông đã phải chịu biết bao đau thương khổ cực, vợ chồng con cái li tan, họ hàng thất lạc, dân tộc xé lẻ phân tán… truyền thuyết H’mông kể rằng, để tập hợp mọi người, thủ lĩnh người H’mông đã treo cờ là mảnh vải lanh đen trên ngọn cây cao để người H’mông ở khắp nơi thấy dấu hiệu đó mà tập hợp. Như vậy, từ mối quan hệ gắn bó thân thiết và rất tiêu biểu giữa lanh và các vật dụng từ lanh với phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng lịch sử của người H’mông, lanh đã trở thành một yếu tố đặc trưng, cơ bản biểu trưng nguồn gốc, dấu hiệu tộc người H’mông và góp phần tạo ra sự phong phú đa dạng, sự độc đáo trong văn hóa H’mông nói chung. Thứ nhất, hình ảnh này thể hiện đặc điểm, yêu cầu nghề trồng lanh đệt vải của người H’mông: khi thu hoạch cây lanh ở trên nương về (khoảng tháng bảy, tháng tám âm lịch), để tránh gặp phải gió mùa đông bắc làm vỏ cây lanh khô lại, khó tước ảnh hưởng đến chất lượng của sợi, những người phụ nữ H’mông phải tranh thủ luôn tay tước sợi, xe lanh ở mọi nơi, mọi lúc;.
Trong lễ tang, người H’mông quy định trang phục cho người chết phải làm từ vải lanh, các thủ tục khâm niệm, giày tất của người quá cố, các loại dây đeo, các vật tùy táng như: dao, nỏ ,cáng, thừng buộc trâu… đều phải bện bằng lanh, người đến phúng viếng cũng phải mặc vải lanh, do đó lanh là một mặt hàng không thể thiếu. Người H’mông ở một số nơi treo cáng người chết gần bàn thờ tổ tiên, cáng này tượng trưng cho ngựa trời, khi khênh người chết ra bãi chôn, người H’mông phải dùng dây lanh buộc thi hài vào cáng, nếu người chết không có con trai thì buộc bằng sợi lanh, nếu người chết có con trai thì buộc bằng vải lanh trắng do người con dâu dệt cho. Qua tìm hiểu biểu tượng lanh trong một số tác phẩm văn học dân gian của người H’mông, chúng tôi thấy từ vai trò thân thiết trong đời sống hàng ngày, cây lanh và các sản phẩm làm từ lanh đã đi vào văn học dân tộc H’mông, đặc biệt là văn học dân gian và đã trở thành biểu tượng văn học với nhiều ý nghĩa khác nhau đã góp phần làm nên giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung, đặc biệt là trong việc phản ánh bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông.
Ngoài ra, cây lanh còn là vật tượng trưng cho người H’mông vì “ cứ ở đâu có cây lanh thì ở đó có người H’mông sinh sống”, cây lanh còn là biểu tượng có sức sống, cho tính cách, tình yêu của người phụ nữ H’mông…Cây lanh đã đi vào văn hoá như một vật thể sống kỳ lạ, đưa văn hoá H’mông tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ.