1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

73 761 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 788,73 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN … … o0o……… NGUYỄN THANH THẢO NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn : Th.s Chu Vân Khánh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Thảo Lớp : TV – TT 40B Hà Nội - 2012 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN … … o0o……… NGUYỄN THANH THẢO NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn : Th.s Chu Vân Khánh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Thảo Lớp : TV – TT 40B Hà Nội - 2012 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1. HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN- THƯ VIỆN VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 4 1.1 SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 4 1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM THÔNG - TIN THƯ VIỆN VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH 6 1.2.1 Trung tâm Thông tin thư viện – chức năng và nhiệm vụ 6 1.2.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 7 1.2.3 Cơ sở vật chất và vốn tài liệu 8 1.3 ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 9 1.3.1 Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý 13 1.3.2 Nhóm cán bộ nghiên cứu, giáo viên 14 1.3.3 Nhóm học sinh, sinh viên 15 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 19 2.1 CÔNG TÁC BỔ SUNG VỐN TÀI LIỆU 19 2.2 CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI LIỆU 22 2.2.1 Biên mục tài liệu 22 2.2.2 Phân loại tài liệu 24 2.2.3 Định từ khóa tài liệu 26 2.3 CÔNG TÁC TỔ CHỨC KHO VÀ BẢO QUẢN TÀI LIỆU 27 2.3.1 Công tác tổ chức kho tài liệu 27 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo 4 2.3.2 Công tác bảo quản vốn tài liệu 29 2.4 CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY TRA CỨU 30 2.4.1 Bộ máy tra cứu truyền thống 30 2.4.2 Bộ máy tra cứu hiện đại 33 2.5 CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC 36 2.5.1 Đọc tại chỗ 36 2.5.2 Mượn về nhà 37 2.5.3 Các hình thức khác 39 2.6 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 40 2.6.1 Những kết quả đạt được 40 2.6.2 Những mặt còn hạn chế 41 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN- THƯ VIỆN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN MỚI 44 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 44 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HAOT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN 44 3.2.1 Nâng cao chất lượng nghiệp vụ thư viện 45 3.2.2 Nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin 48 3.2.3 Ứng dụng công nghệ thông trong công tác thư viện 52 3.2.4 Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên thư viện 54 3.2.5 Đào tạo người dùng tin 56 3.2.6 Liên kết với các trung tâm thông tin - thư viện 57 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại mà trình độ thông tin trở thành một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của nền văn minh vật chất và tinh thần. Hoạt động thông tin được coi là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển của bất kỳ quốc gia nào. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông đã tác động, làm thay đổi sâu sắc mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Trong đó sự xuất hiện của mạng thông tin toàn cầu Internet đã thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm, khai thác và phát triển thông tin ở mức độ cao hơn của người sử dụng. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của thông tin – thư viện trên thế giới cũng như của Việt Nam. Hệ quả tất yếu của quá trình trên là xu hướng hiện đại hoá công tác thư viện đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta, nhằm giúp các thư viện nâng cao khả năng thu thập, khai thác thông tin và phục vụ có hiệu quả hơn nhu cầu thông tin ngày càng gia tăng của người sử dụng thư viện. Hơn đâu hết, thư viện chính là nơi đáp ứng những nhu cầu trên của người đọc. Bởi lẽ thư viện là một thiết chế văn hoá không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nuớc - thời kỳ phát triển mạnh của nề kinh tế tri thức. Sự chuyển biến từ xã hội hậu công nghiệp sang xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức và sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền thông đã đặt ra cho công tác thư viện nhiều thời cơ và thách thức. Thông tin và tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người. Trước thực tế đó, hoạt động thư viện đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu thông tin và tri thức ngày càng cao của xã hội. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo 6 Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo đầu ngành về nghiệp vụ du lịch, bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực du lịch – khách sạn, cũng như lớp cán bộ quản lý và người lao động trong ngành. Hoạt động thông tin thư viện luôn gắn bó chặt chẽ và phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Hướng đến mục tiêu năm 2012 sẽ trở thành trường Đại học Du lịch đầu tiên của cả nước, Nhà trường đặt ra yêu cầu cấp bách cho Trung tâm Thông tin - thư viện phải nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa công tác chuyên môn nhằm đáp ứng được nhu cầu tin cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng viên và sinh viên của Nhà trường. Trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, những người làm công tác thư viện tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cần có những nghiên cứu, khảo sát toàn diện thực trạng hoạt động để tìm ra một phương hướng phát triển đúng đắn và những giải pháp khả thi nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động này. Nhận thấy ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc tăng cường hoạt động thông tin thư viện, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin - thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội” làm đề tài khoá luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát thực trạng hoạt động thông tin – thư viện của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, qua đó rút ra những nhận xét và một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hoạt động thông tin – thư viện tại Trung tâm, góp phần vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo chung của Nhà trường. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của Trung tâm Thông tin – thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo 7 * Phạm vi nghiên cứu: Trung tâm Thông tin – thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội với thời gian nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã áp dụng các phương pháp như: Phân tích tổng hợp tư liệu, thống kê số liệu, khảo sát thực tế,… và một số phương pháp liên ngành khác. Thực hiện đề tài khóa luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo hướng dẫn – Th.S Chu Vân Khánh, cùng các cô chú và các anh chị cán bộ nhân viên tại Trung tâm Thông tin - thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội . Nhân đây, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo Chu Vân Khánh và các anh chị cán bộ nhân viên tại Trung tâm Thông tin - thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Mặc dù đã có cố gắng nhưng do điều kiện thời gian hạn chế, nguồn tài liệu chưa nhiều cùng với trình độ bản thân có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được thầy cô và bạn bè góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Hoạt động thông tin – thư viện với công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Chương 2: Thực trạng hoạt động của Trung tâm Thông tin - thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin – thư viện tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo 8 Chương 1 HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN- THƯ VIỆN VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 1.1 SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội tiền thân là trường Công nhân Khách sạn Du lịch được thành lập ngày 24/7/1972 – là trường quốc gia đầu tiên đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ khách sạn, du lịch. Với gần 40 năm hoạt động, cho tới nay trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã có bề dày thời gian đáng kể trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Chặng đường hình thành và phát triển của Nhà trường trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với các mốc thời gian chính là giai đoạn từ năm 1972- 1995, giai đoạn từ 1995- 2003 và giai đoạn từ năm 2003 cho đến nay.  Giai đoạn từ năm 1972 đến năm 1995 Năm 1972, Nhà trường có tên gọi đầu tiên là Trường Công nhân Khách sạn Du lịch. Tháng 6/1984, Tổng cục Du lịch có Quyết định số 146/TCDL đổi tên Trường Công nhân khách sạn Du lịch thành trường Du lịch Việt Nam (thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam). Đây là giai đoạn đầu hình thành và phát triển của Nhà trường. Hình thành trong hoàn cảnh đất nước còn chiến tranh, những năm đầu hoạt động, lượng học sinh theo học còn rất ít, chỉ có 93 học sinh tốt nghiệp. Tuy nhiên, con số này tăng lên đáng kể khi vào cuối những năm 70, đã có 300 học sinh ra trường. Sau khi đất nước thoát khỏi chiến tranh, nền kinh tế dần hồi phục nhưng tỷ lệ học sinh theo học vẫn còn khá khiêm tốn, tính trung bình từ năm 1995 có hơn 400 học sinh tốt nghiệp mỗi năm. So với những trường học khác cùng thời điểm, đây không phải là con số đáng chú ý. Tuy nhiên, sự tăng dần Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo 9 về số lượng học sinh cho thấy sự tiến triển trong công tác đào tạo của Nhà trường, đội ngũ cán bộ và giáo viên đã vượt qua nhiều khó khăn với quyết tâm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Tổng cục Du lịch giao phó.  Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2003 Đây giai đoạn chuyển mình cơ bản của Nhà trường với những nội dung, nhiệm vụ đào tạo sâu hơn nhằm nhân rộng nguồn lực cho ngành du lịch nước nhà. Năm 1995, trường Du lịch Hà Nội được thành lập trên cơ sở sát nhập khách sạn Hoàng Long vào trường Du lịch Việt Nam. Đến năm 1997, Tổng cục Du lịch ban hành Quyết định số 239/QĐ - TCDL về việc nâng cấp trường Du lịch Hà Nội thành trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hà Nội. Năm 1997- 2000, được sự tài trợ của Chính phủ Luxembuorg qua dự án VIE/2000, Nhà trường đã thực hiện nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, đào tạo giáo viên nguồn và phát triển thêm chương trình đào tạo nghiệp vụ khách sạn. Bên cạnh đó, Nhà trường trường vẫn tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ, công chức, giáo viên, viên chức trong ngành trên các lĩnh vực liên quan như: Quản lý nhà nước, ngoại ngữ, quản lý kinh doanh, hướng dẫn du lịch, nâng cao tay nghề khách sạn, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cấp I và cấp II cho giáo viên…  Giai đoạn 2003 cho đến nay Ngày 27/10/2003, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội được thành lập với nhiệm vụ: đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Hiện tại, Nhà trường đã mở 8 chuyên ngành đào tạo với gần 10.000 học sinh, sinh viên chính quy cũng như đào tạo từ xa, liên thông, tại chức. Nhà trường đã xây dựng và duy trì mối quan hệ mật thiết với hơn 100 doanh nghiệp là khách sạn từ 2 sao đến 5 sao; và với hơn 50 doanh nghiệp du lịch hoạt động trong lĩnh vực Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo 10 kinh doanh lữ hành, các điểm du lịch như bảo tàng, điểm tham quan vui chơi giải trí. Trải qua quá trình gần 40 năm xây dựng và phát triển, đến nay Nhà trường đã có nhiều thành tích trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho ngành, được các cơ quan chủ quản, các đơn vị đối tác, doanh nghiệp và xã hội đánh giá cao. 1.2 CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM THÔNG - TIN THƯ VIỆN VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH 1.2.1 Trung tâm Thông tin thư viện – chức năng và nhiệm vụ Mặc dù trường được thành lập từ năm 1972 nhưng hơn hai mươi năm sau (1996) Trung tâm thông tin - thư viện của trường mới ra đời với tên gọi Trung tâm tin học - tư liệu và thư viện. Năm 2003, Nhà trường tách ra thành hai trung tâm: Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin và Trung tâm Thông tin - thư viện. Trung tâm Thông tin – Thư viện, có chức năng quản lý thông tin, tư liệu và thư viện của Nhà trường, bao gồm:  Cung cấp đầy đủ lượng giáo trình, bài giảng phục vụ cho Giáo viên, sinh viên và học sinh tránh tình trạng dạy chay học chay.  Xây dựng mô hình, quy mô, quy chế hoạt động của thư viện phù hợp với nhịp độ phát triển, đáp ứng nhu cầu dạy và học, các hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên giáo viên, học sinh, sinh viên trong Nhà trường.  Tổ chức sưu tầm, in ấn, phát hành giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, các ấn phẩm khác phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường.  Tổ chức thu thập và quảng cáo các thông tin tư liệu về các hoạt động theo định hướng của nhà trường.  Thực hiện công tác bảo quản lưu trữ các tư liệu, tài liệu của nhà trường thuộc trung tâm quản lý. [...]... tổ chức triển khai hoạt động thông tin - thư viện đều nhằm mục đích cuối cùng là làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin Và mức độ sử dụng thư viện của người dùng tin chính là thư c đo chính xác, hiệu quả hoạt động của một thư viện Vì vậy, nghiên cứu hệ thống thông tin - thư viện không thể không nghiên cứu đặc điểm người dùng tin Qua khảo sát, đối tượng bạn đọc tại Trung tâm gồm 3 nhóm chính:... cầu tin trong Nhà trường, Trung tâm Thông tin - thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã biên soạn và xuất bản các loại thư mục sau: * Thư mục giới thiệu sách mới Ðây là loại thư mục được tổ chức biên soạn sau mỗi lần tài liệu mới được bổ sung về thư viện Công việc biên soạn thư mục này do tổ thư viện đảm nhiệm Sách mới được giới thiệu vẫn chủ yếu là các sách giáo trình các môn học do Trung tâm phát... của Nhà trường Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, Trung tâm cần đổi mới hoạt động cũng như phát triển vốn tài liệu để thực sự trở thành môi trường thu thập thông tin lý tưởng nhất cho mỗi cán bộ nghiên cứu, giảng viên và sinh viên trong Nhà trường 22 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU. .. liệu có trong thư viện, tạo được cơ sơ dữ liệu về sách và tiện dụng cho công tác tìm kiếm thông tin Đây là công việc phía sau của hoạt động thư viện nhưng để đưa thư viện vào thực tế sử dụng thì đòi hỏi công việc tổ chức kho phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả 31 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo Kho sách tại Trung tâm Thông tin - thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là kho... Ngoài các thao tác thủ công trên, hiện nay Trung tâm chưa áp dụng biện pháp tiên tiến nào để gìn giữ nguồn thông tin tư liệu quý giá của Nhà trường Đây là một điểm hạn chế mà Trung tâm cần khắc phục vì có bảo quản tốt tài liệu thì mới nâng cao được chất lượng phục vụ Chính vì vậy, trong thời gian tới, Trung tâm Thông tin - thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cần có chương trình cụ thể: từ kinh phí... vực du lịch phân như sau: 7A6 Du lịch Leo núi 7A6.1 Du lịch 11Chuẩn bị và tổ chức các cuộc du lịch 12 Mạng luới các tổ chức du lịch 7A6.14 Các loại hình du lịch 141 Du lịch lữ hành 142 Du lịch bằng đường thuỷ, tàu thuyền 143 Du lịch bằng xe đạp… Riêng tài liệu về quản lý du lịch được Trung tâm phân loại vào mục 7A6.1 để giúp bạn đọc tra cứu được thuận tiện Hiện tại, hình thức tổ chức kho sách tại Trung. .. PHÁT HÀNH (Nguồn: Báo cáo tổng hợp /Trung tâm Thông tin – thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà NộiV/2011) 11 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Thảo  Tổ thư viện: có trách nhiệm bổ sung tài liệu, tổ chức vốn tài liệu, phục vụ bạn đọc Trung tâm hiện có 1 phòng đọc sức chứa 120 chỗ ngồi, được chia thành hai không gian đọc dành cho giáo viên và sinh viên Hàng năm, Trung tâm được Nhà trường đầu tư, nâng. .. sử dụng thông tin để quản lý công tác giáo dục đào tạo, vừa là người xây dựng các chiến lược phát triển của trường Ðối với họ thông tin là công cụ của quản lý vì quản lý là quá trình biến đổi thông tin thành hành động Thông tin càng đầy đủ thì quá trình quản lý càng đạt kết quả cao Do vậy thông tin cần cho nhóm này có diện rộng, mang tính chất tổng kết, dự báo, dự đoán trên các lĩnh vực về du lịch, các... CD-ROM phục vụ cho cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ Loại tài liệu được sắp xếp theo thời gian xuất bản 1.3 ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI Người dùng tin là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin Đó là đối tượng phục vụ của công tác thông tin tư liệu Người dùng tin vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin. .. tổ chức và hoạt động của nhà trường và các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao 1.2.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ Trung tâm Thông tin - thư viện của Nhà trường có mặt bằng rộng, với diện tích sử dụng 386m2, không gian thông thoáng và yên tĩnh Trung tâm thực hiện nhiệm vụ với cơ cấu các tổ nghiệp vụ, bao gồm tổ phát hành và tổ thư viện  Tổ phát hành: Có nhiệm vụ được giao là in ấn, phát hành tất cả . ngành Du lịch tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Chương 2: Thực trạng hoạt động của Trung tâm Thông tin - thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN … … o0o……… NGUYỄN THANH THẢO NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN … … o0o……… NGUYỄN THANH THẢO NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH

Ngày đăng: 03/06/2015, 22:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đoàn Phan Tân (2009), Tin học tư liệu – Giáo trình dành cho sinh viên ngành Thông tin – Thư viện và Quản trị thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
2. Hà Thi Kim Hương (2011), Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động Thông tin – Thư viện của thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Đại học Văn Hoá Hà Nội Khác
3. Nguyễn Hồng Sinh, Biên mục chủ đề - Giáo trình dành cho sinh viên chuyên ngành Thư viện – Thông tin học, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh Khác
4. Nguyễn Thị Ngọc Thuần (cb.), Nguyễn Hữu Giới, Nguyễn Thannh Đức (2006), Các thư viện và trung tâm Thông tin - thư viện ở Việt Nam, Hà Nội Khác
5. Nguyễn Minh Hiệp (2009), Cơ sở koa học thông tin và thư viện, Hà Nội Khác
6. Nguyễn Thế Tưởng (2008), Tăng cường hoạt động Thông tin – thư viện ở Thư viện trường Đại học Nguyễn Trãi, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Văn Hoá Hà Nội Khác
7. Nguyễn Thị Lan Thanh (2005), Xã hội hoá công tác đào tạo cán bộ Thông tin – thư viện, Văn hoá nghệ thuật, (tr.117-118) Khác
8. Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động thư viện trường Đại học Y Thái Bình, Đại học Văn hoá Hà Nội Khác
9. Nguyễn Thị Thu Hoài (2006), Giáo trình thông tin – thư viện, Hà Nội Khác
11. Vũ Dương Thuý Ngà (2009), Định chủ đề và định từ khoá tài liệu, Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
12. Vũ Thị Thuý Chinh (2009), Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức hoạt động Thông tin – Thư viện của thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Văn hoá Hà Nội Khác
13. Vũ Dương Thuý Ngà (2005), Phân loại tài liệu, Văn hoá Thông tin, Hà Nội Khác
14. Vũ Văn Nhật (2005), Quan điểm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác thông tin thư viện qua các thời kỳ (Nghiên cứu Đông Nam Á) Khác
15. Pháp lệnh Thư viện Việt Nam (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
16. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
17. Báo cáo thống kê (2011), Trung tâm Thông tin – thư viện trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w