Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
620,5 KB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Bài khóa luận này được hình thành qua quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng, phương pháp sau 4 năm học tập và nghiên cứu trên giảng đường Đại học và thực tế tại Ngân hàng. Đây không chỉ là thành quả của một mình em mà còn là sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè, các cô chú cán bộ trong Ngân hàng. Để có thể hoàn thành tốt bài khóa luận này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu nhà trường, khoa Tài chính- Ngân hàng, các quý thầy cô. Đặc biệt em xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - Th.S Lê Đức Tố người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú cán bộ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Đại An đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Ngân hàng, đặc biệt là anh Nguyễn Việt Anh là người trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, cung cấp những số liệu cần thiết cho quá trình làm khóa luận. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè, những người đã hỗ trợ và khuyến khích em trong suốt quá trình làm khóa luận này. Do giới hạn thời gian nghiên cứu cũng như lượng kiến thức, thông tin thu thập còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2015 Sinh viên DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng biểu Trang 1 Bảng2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng SeABank Đại An (2012-2014) 2 Bảng 2.2 Một số hệ số tài chính của SeABank Đại An (2012-2014 3 Bảng 2.3. Vốn huy động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Đại An(2012-2014) 4 Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng của SeABank Đại An 5 Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn theo loại hình huy động của SeABank Đại An ( Từ năm 2012-2014) 6 Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của SeABank Đại An ( từ năm 2012-2014) 7 Bảng 2.7 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của SeABank Đại An ( từ năm 2012-2014) 8 Bảng 2.8 Chi phí huy dộng vốn bình quân( từ năm 2012-2014) 9 Bảng 2.9 So sánh chi phí huy động vốn bình quân cảu Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Đại An qua 3 năm 2012-2014 10 Bảng 2.10 Tình hình thu nhập từ vốn huy động (giai đoạn 2012-2014) 11 Bảng 2.11 Tính cân đối giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn tại Ngân hàng SeABank Đại An giai đoạn 2012-2014 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Tên sơ đồ, biểu đồ Trang 1 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Đại An 2 Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận Ngân hàng TMCP SeABank Đại An 3 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng của SeABank Đại An 4 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại hình. 5 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn. 6 Biểu đồ 2.5 Cơ cấu nguồn huy động phân theo loại tiền. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Từ viết tắt 1 CP Chính phủ 2 NHTM Ngân hàng thương mại cổ phần 3 NHNN Ngân hàng thương mại nhà nước 4 NHTW Ngân hàng Trung ương 5 TMCP Thương mại cổ phần 6 LNST Lợi nhuận sau thuế 7 LNTT Lợi nhuận trước thuế 8 VCSH Vốn chủ sở hữu LỜI NÓI ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 2.Mục đích nghiên cứu 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.Phương pháp nghiên cứu 5.Kết cấu khóa luận CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. NHTM và sự cần thiết huy động vốn 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại. 1.1.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 1.2. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm về nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1.2.2. Kết cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1.3. Huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.3.1. Khái niệm về huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.3.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.3.3.1. Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 1.3.3.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động 1.3.3.3. Chi phí huy động vốn 1.3.3.4. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn 1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn. 1.4.1. Huy động vốn đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinh tế 1.4.2. Huy đông vốn tạo điều kiện cân bằng cung cầu tiền tệ, giảm lạm phát 1.4.3. Huy động vốn tạo điều kiện đưa tiền nhàn rỗi vào lưu thông làm cho chúng có thể sinh lời. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.5.1. Yếu tố khách quan 1.5.2. Yếu tố chủ quan CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI SEABANK ĐẠI AN 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Đại An 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của SeABank Đại An 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của SeABank- Đại An 2.1.3. Cơ cấu và mô hình tổ chức bộ máy quản lý của SeABank- Đại An 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Đại An 2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của SeABank – Chi nhánh Đại An. 2.2.1. Quy mô nguồn vốn huy động của SeABank Đại An 2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động. 2.2.3. Chi phí huy động vốn 2.2.4. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SEABANK - ĐẠI AN. 3.1. Các kết quả và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng huy động vốn của ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đại An. 3.1.1. Những thành tựu đạt đươc. 3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoat động huy động vốn tại SeABank - Đại An 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ và ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng SeABank KẾT LUẬN. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, để phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân đất nước cần phải huy động được nhiều nguồn vốn, trong đó nguồn vốn trong nước, đặc biệt là nguồn vốn huy động của các ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng. Huy động vốn luôn coi là nhiệm vụ trọng tâm của các ngân hàng thương mại. Trong điều kiện hội nhập để có thể duy trì, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao vị thế của mình trên thị trường, ngân hàng thương mại đòi hỏi phải có số vốn đủ lớn với dịch vụ đa dạng và cơ cấu hợp lý. Vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn luôn là mục tiêu cấp bách đối với hệ thống các Ngân hàng trong mọi thời kỳ. Nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, NHTMCP Đông Nam Á - chi nhánh Đại An cũng đang tích cực phát huy vai trò và thế mạnh của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên, những thành tựu trong công tác huy động vốn mà chi nhánh đã đạt được mới chỉ mang tính khởi đầu. Trong bối cảnh nền kinh thế suy thoái hiện nay, trước những thách thức và khó khăn, chi nhánh cần phải nỗ lực hơn trong công tác huy động vốn cho những năm tiếp theo. Nếu không tăng cường huy động vốn, Chi nhánh sẽ rất khó giữu được vị thế và tiếp tục phát triển. Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Đại An, rất quan tâm đến vấn đề công tác huy động vốn, chính vì vậy em chọn đề tài:” Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Đại An” 2. Mục đích nghiên cứu -Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- chi nhánh Đại An. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Đại An. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Đề tài được thực hiện tại SeABank Đại An, có trụ sở đặt tại Tòa nhà PVI Tower (số 168 Trần Thái Tông, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) + Thời gian: Đề tài được trinhg bày dựa trên thông tin về số liệu thu thập qua 3 năm 2012, 2012, 2014 tại SeABank Đại An. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phỏng vấn các cán bộ và nhân viên ngân hàng về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng trên cơ sở đó tổng hợp các ý kiến đánh giá. Ngoài ra còn phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, tình hình huy động vốn của ngân hàng. Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh giữa các năm để đánh giá và rút ra kết luận. 5. Kết cấu khóa luận Về kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn và hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn và hiệu quả huy động vốn tại SeABank Đại An. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại SeABank Đại An. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.2. NHTM và sự cần thiết huy động vốn 1.2.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại Ngày nay, hệ thống ngân hàng của hầu hết các nước trên thế giới là ngân hàng hai cấp trong đó có Việt Nam: Ngân hàng TW là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, là ngân hàng phát hành, ngân hàng và là ngân hàng của chính phủ còn các Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ. Ở mỗi quốc gia khác nhau, hình thành một khái niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam, Pháp lệnh Ngân hàng ban hành ngày 23/05/1990 xác định:” Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Luật các TCTD được bổ sung sửa đổi năm 2004, điều 20 giải thích:“ TCTD là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng” và “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” 1.2.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại Với mục tiêu là không ngừng tìm kiếm lợi nhuận, các ngân hàng thương mại thường xuyên tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh và không ngừng phát triển các nghiệp vụ đó. Ở mỗi Ngân hàng khác nhau, tùy theo tính chất và mục tiêu mà chúng có thể khác nhau ở phần bổ sung, nhưng vấn đề cốt lõi thì đều là biểu hiện của ba nghiệp vụ cơ bản là:nghiệp vụ huy động, nghiệp vụ sử dụng vốn và nghiệp vụ trung gian khác. Ba nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho các NHTM. 1.2.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn Đây là nghiệp vụ cơ bản, đầu tiên chủ yếu của ngân hàng thương mại, làm các nghiệp vụ này thì các nghiệp vụ khác của ngân hàng thương mại mới có khả năng thực hiện được. NHTM có thể huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội bằng cách nhận tiền gửi của các cá nhân và các tổ chức kinh tế qua các hình thức như: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Ngoài ra khi cần thêm vốn, ngân hàng có thể huy động vốn bằng cách phát hành các chứng chỉ tiền gửi, các trái phiếu ngân hàng hay vay vốn của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, ngân hàng phải thu hút vốn trên cơ sở vốn tự có. Vốn tự có được coi là nền tảng cơ bản để chống đỡ các rủi ro trong kinh doanh. Tỷ trọng giữa vốn huy động và vốn tự có được quy định cụ thể trong luật ngân hàng nhà nước, ở Việt Nam các ngân hàng thương mại không được phép huy động vốn quá 20 lần vốn tự có. 1.2.2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn [...]... thì ngân hàng sẽ dễ dàng trong hoạt động huy động vốn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI SEABANK ĐẠI AN 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Đại An 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của SeABank Đại An 2.1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) được thành lập và hoạt động. .. cho hoạt động của ngân hàng 2.1.3 Cơ cấu và mô hình tổ chức bộ máy quản lý của SeABank- Đại An Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng SeABank- Chi nhánh Đại An được thể hiện qua sơ đồ sau Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Đại An (Nguồn: Phòng quản trị hoạt động) + Giám đốc chi nhánh: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng và quản lý hoạt động của các phòng... 1.3.3.3 Chi phí huy động vốn Ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thường không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng, do vậy ngân hàng phải huy động vốn để sử dụng với một chi phí nhất định Do chi phí huy động vốn tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng nên khi xét hiệu quả huy động vốn, ta phải xét đến chi phí huy động vốn Chi phí huy động vốn. .. PVGas, SeABank có đối tác chi n lược nước ngoài Société Générale – ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Pháp và Châu Âu, sở hữu 20% vốn điều lệ 2.1.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Đại An Ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Đại An là một trong những đơn vị thành viên của Ngân hàng Đông Nam Á, tiền thân là Ngân hàng Đông Nam Á - Dịch Vọng (SeABank Dịch Vọng) SeABank Dịch... huy động vốn của SeABank – Chi nhánh Đại An 2.2.1 Quy mô nguồn vốn huy động của SeABank Đại An Để phân tích hiệu quả huy động vốn Ngân hàng SeABank Đại An, đầu tiên ta sẽ căn cứ vào quy mô huy động vốn, thể hiện qua chỉ tiêu: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn (TLHTKHHĐV) TLHTKHHĐV = Lượng vốn huy động thực tế/ Kế hoạch huy động Ta xem xét tỷ lệ huy động vốn của Ngân hàng SeABank Đại An qua báng... quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Đại An Trong những năm vừa qua, mặc dù môi trường kinh doanh đầy thách thức nhưng Ngân hàng SeABank Đại An vẫn có những bước phát triển đáng ghi nhận, tiếp tục đạt được những kêt quả vững chắc trên tất cả các mặt nghiệp vụ chuyên môn cũng như các hoạt động đoàn thể khác.Đặc biệt SeABank Đại An là một trong hai chi nhánh mẫu của SeABank... như sau: Chi phí huy động vốn = Lãi trả cho nguồn huy động + Chi phí huy động khác Trong đó, lãi trả cho nguồn huy động là thành phần quan trọng ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả huy động: Lãi trả nguồn huy động = Quy mô huy động * Lãi suất huy động Việc xác định chi phí huy động vốn là công việc phức tạp và khó khăn, quyết định tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại Vì vậy, huy động vốn được... sử dụng có hiệu quả và công tác huy động vốn của ngân hàng đã thành công Bởi vì phần lớn thu nhập từ hoạt động sử dụng vốn sẽ bù đắp phần nào chi phí huy động và đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng Hơn nữa việc sử dụng vốn tốt sẽ thúc đẩy hoạt động huy động vốn Cho nên khi đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác huy động vốn người ta thường xem xét đến công tác sử dụng vốn của ngân hàng đó 1.5... thể tách rời với hoạt động sử dụng vốn và hoạt động sử dụng vốn là mục tiêu của hoạt động huy động vốn Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng được thể hiện qua chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn: Doanh số cho vay Hệ số sử dụng vốn = Nguồn vốn huy động Nếu một ngân hàng có nguồn sử dụng vốn tương xứng với nguồn vốn huy động, tức là hệ số sử dụng vốn cao, chứng tỏ nguồn vốn huy động. .. dịch vụ trên càng, mang lại cho ngân hàng những nguồn huy động lớn giúp cho ngân hàng có thể kinh doanh một cách an toàn hiệu quả 1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 1.3.3.1 Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động Vấn đề đầu tiên được quan tâm đến khi xem xét khả năng huy động vốn của một NHTM chính là quy mô vốn ngân hàng đó huy động được Quy mô vốn là một chỉ số tuyệt . bộ máy quản lý của SeABank- Đại An 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Đại An 2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của SeABank – Chi nhánh Đại An. 2.2.1 Nam Á - Chi nhánh Đại An, rất quan tâm đến vấn đề công tác huy động vốn, chính vì vậy em chọn đề tài:” Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Đại An 2 hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Đại An. -