1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI)

116 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 284,56 KB

Nội dung

Khi màTTCK phát triển, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường ngày càng nhiều,chức năng và hoạt động giao dịch của nhà môi giới tăng lên đòi hỏi sự ra đờicủa công ty chứng khoán là sự t

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của Công

ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Phong

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 4

1.1 Tổng quan về công ty chứng khoán 4

1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán 4

1.1.2 Phân loại công ty chứng khoán 6

1.1.2.1 Theo hình thức tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán 6

1.1.2.2 Theo hình thức kinh doanh 7

1.1.3 Vai trò của công ty chứng khoán 8

1.1.3.1 Đối với tổ chức phát hành 9

1.1.3.2 Đối với các nhà đầu tư 9

1.1.3.3 Đối với thị trường chứng khoán 10

1.1.3.4 Ðối với các cõ quan quản lý thị trýờng 11

1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán 11

1.1.5.Các hoạt ðộng cõ bản của công ty chứng khoán 13

1.1.5.1 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán 13

1.1.5.2 Hoạt ðộng bảo lãnh phát hành chứng khoán 14

1.1.5.3 Hoạt ðộng tự doanh chứng khoán 15

1.1.5.4 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán 16

1.1.5.5 Các nghiệp vụ khác 17

1.2 Hoạt động môi giới chứng khoán 18

1.2.1 Khái niệm môi giới chứng khoán 18

Trang 3

1.2.2.1 Đối với nhà đầu tư 19

1.2.2.2 Đối với công ty chứng khoán 21

1.2.2.3 Đối với thị trường 21

1.2.3 Nguyên tắc hoạt động của nghiệp vụ môi giới chứng khoán 22

1.2.4 Đặc điểm của hoạt động môi giới chứng khoán 24

1.2.5 Các kỹ năng của người môi giới chứng khoán 25

1.2.5.1 Kỹ năng truyền đạt thông tin 25

1.2.5.2 Kỹ năng tìm kiếm khách hàng 25

1.2.5.3 Kỹ năng khai thác thông tin ở khách hàng 25

1.2.5.4 Kỹ năng bán hàng 25

1.2.6 Quy trình nghiệp vụ môi giới chứng khoán 26

1.3 Hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới chứng khoán 29

1.3.1 Quan điểm về hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ MGCK 29

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động MGCK 30

1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính 30

1.3.2.2 Chỉ tiêu định lượng 33

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ MGCK 36

1.3.3.1 Nhân tố chủ quan 36

1.3.3.2 Các nhân tố khách quan 40

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔPHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN ( SSI) 43

2.1 Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn 43

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 43

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 46

2.1.3 Hoạt động kinh doanh chủ yếu hiện nay 50

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của SSI từ năm 2010 - 2013 52

2.1.4.1 Bối cảnh nền kinh tế 52

2.1.4.2 Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của SSI từ năm 2010 -2013 53

Trang 4

2.2 Thực trạng hiệu quả của hoạt động môi giới của Công ty cổ phần chứng

khoán Sài Gòn ( SSI ) 57

2.2.1 Tình hình hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam 57

2.2.1.1 Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam qua các năm và Tỷ lệ Vốn hóa đạt trên GDP 58

2.2.1.2 Số lượng Công ty chứng khoán qua các năm 63

2.2.1.3 Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán 64

2.2.2 Thực trạng hiệu quả của hoạt động môi giới của SSI 66

2.2.2.1 Chỉ tiêu định tính 66

2.2.2.1.1 Chất lượng dịch vụ 66

2.2.2.1.3 Trình độ công nghệ, cơ sở vật chất kĩ thuật của CTCK Sài Gòn – SSI 66

2.2.2.2 Chỉ tiêu định lượng 67

2.2.2.2.1 Số lượng tài khoản mở tại CTCK 67

2.2.2.2.2 Thị phần của công ty CP chứng khoán Sài Gòn trên thị trường 69 2.2.2.2.3.Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động môi giới chứng khoán của SSI 72

2.2.2.2.4 Mạng lưới khách hàng, đại lí của CTCK 74

2.2.2.2.5 Số lượng nhân viên môi giới tại SSI 75

2.2.2.2.6 Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động môi giới 76

2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động môi giới của SSI 77

2.3.1 Thành tựu và nguyên nhân 77

2.3.1.1 Thành tựu 77

2.3.1.2 Nguyên nhân của thành tựu 80

2.3.1.2.1 Nguyên nhân khách quan 80

2.3.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan 83

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 84

2.3.2.1 Hạn chế 84

Trang 5

2.3.2.2.1 Nguyên nhân khách quan 85

2.3.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 86

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN - SSI (2014– 2020) 88

3.1 Định hướng phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của SSI 88

3.1.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm tới của Ủy ban chứng khoán nhà nước 88

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại SSI trong những năm tới 90

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP chứng khoán Sài Gòn 91

3.2.1 Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty 92

3.2.1.1 Cơ cấu tổ chức, nhân sự của công ty nên hoạt động theo hướng sau 92

3.2.2 Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán 95

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng xử lý giao dịch 95

3.2.2.2 Từng bước phát triển hoạt động tư vấn giao dịch 96

3.2.3 Triển khai nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng 97

3.2.4 Nhóm giải pháp đẩy mạnh truyền thông, xúc tiến 98

3.2.5 Nhóm giải pháp về kĩ thuật môi giới chứng khoán 100

3.2.6 Nhóm giải pháp đối với Nhân viên môi giới chứng khoán 101

3.2.7 Phối hợp của các hoạt động khác 103

KẾT LUẬN CHUNG 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 6

GDP Tổng sản phẩm thu nhập quốc nội

HAG Mã giao dịch Chứng khoán của Công ty Cổ phần Hoàng

Anh Gia LaiHĐQT Hội đồng quản trị

HNX Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh

IPO Initial Public Offering ( Phát hành cổ phiếu lần dầu ra công

NHTMCP Ngân hàng thương mại Cổ phần

OTC Over-The-Counter Market ( Thị trường chứng khoán phi

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh SSIgiai đoạn 2010-2013 53

Bảng 2.2: Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam qua các năm 58

Bảng 2.3: Tỷ lệ vốn hóa đạt trên GDP qua các năm 59

Bảng 2.4: Số lượng công ty chứng khoán qua các năm 63

Bảng 2.5: Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán qua các năm 64

Bảng 2.6: Số lượng tài khoản mở tại SSI qua các năm 67

Bảng 2.7: Thị phần môi giới cổ phiếu của SSI trong năm 2012 và 2013 70

Bảng 2.8: Doanh thu hoạt động môi giới tại SSI trong những năm gần đây 72

Bảng 2.9: Tỷ trọng Lợi nhuận từ hoạt động môi giới chứng khoán so với Tổng lợi nhuận toàn Công ty 76

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1:Kết quả hoạt động kinh doanh SSIgiai đoạn 2010-2013 54

Biểu đồ 2.2:Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam qua các năm 59

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ vốn hóa đạt trên GDP qua các năm 60

Biểu đồ 2.4: Số lượng công ty chứng khoán qua các năm 63

Biểu đồ 2.5: Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán qua các năm 64

Biểu đồ 2.6: Số lượng tài khoản mở tại SSI qua các năm 68

Biểu đồ 2.7: Thị phần môi giới cổ phiếu của SSI trong năm 2012 và 2013 70

Biểu đồ 2.8: Doanh thu hoạt động môi giới tại SSI trong những năm gần đây 72

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Môi giới chứng khoán là một nghiệp vụ cơ bản và quan trọng bậc nhấtcủa các công ty chứng khoán Khởi thuỷ của các công ty chứng khoán là cácnhà tài chính trung gian giúp khách hàng mua bán các giấy tờ có giá và cácnhà tài chính này hoạt động độc lập không thuộc một tổ chức nào Khi mà thịtrường các giấy tờ có giá phát triển đến một trình độ cao hơn đó là thị trườngchứng khoán thì nó đòi hỏi các nhà trung gian tài chính này phải tập hợp lạihoạt động theo tổ chức và công ty chứng khoán ra đời

Thị trường chứng khoánViệt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 13 năm,cho đến nay hầu hết các công ty chứng khoán đã thực hiện nghiệp vụ môigiới Bởi môi giới có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành và phát triểncủa thị trường chứng khoán nói chung và của công ty chứng khoán nói riêng.Môi giới chứng khoán đã đem lại những kết quả nhất định như mang lại lợiích cho khách hàng, cho nhà đầu tư, cho bản thân các công ty chứng khoánnói riêng và đem lại lợi ích cho cả sự phát triển của thị trường chứng khoánnói chung Tuy nhiên môi giới chứng khoán còn rất nhiều bất cập cần phảikhắc phục Những bất cập này không chỉ xuất phát từ phía các công ty chứngkhoán mà còn bắt nguồn từ phía thị trường chứng khoán nói chung cũng nhưnhững hạn chế trong các văn bản pháp quy Những vấn đề này làm cho hoạtđộng môi giới chứng khoán tại các công ty chứng khoán tại Việt Nam vàCông ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) nói riêng đạt hiệu quả chưa nhưmong muốn

Sau quá trình tiếp thu kiến thức tại Học Viện Tài Chính, và một thời gianthực tập tại phòng Môi giới số 3 tại phòng giao dịch Trần Bình Trọng của

Trang 10

Công ty cổ phần chứng khoánSài Gòn (SSI), em đã có cơ hội tìm hiểu thựctiễn công việc, cụ thể về hoạt động của phòng Môi giới của Công ty Sau hơn

13 năm đi vào hoạt động, hoạt động môi giới của Công ty Cổ Phần Chứngkhoán Sài Gòn (SSI) đã khẳng định được vai trò đối với hoạt động của toàncông ty và đã đạt được một số thành công nhất định Cùng với sự phát triểnngày càng cao của TTCK và nhận thức của nhà đầu tư cũng dần được nângcao thì việc nâng cao chất lượng của CTCKnói chung và hoạt động môi giớinói riêng là vô cùng quan trọng Do đó em chọn nghiên cứu đề tài:

“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI)”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận chung về hoạt động môi giới của CTCK.Trên cơ sở nghiên cứu đó, đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động môi giới tạiCTCK Sài Gòn (SSI) hiện nay nhằm tìm ra những thành công Tồn tại vànguyên nhân, qua đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động môi giới tại SSI

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môigiới của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn( SSI) cũng như việc nghiêncứu sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam để tìm ranhững yếu tố tác động tới hoạt động của các công ty chứng khoán, từ đó đưa

ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động môi giới tại Công ty cổ phầnchứng khoán Sài Gòn

Trang 11

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở kết hợp sử dụng các phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp so sánh và phươngpháp phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp Chuyên đề đã hệthống lý thuyết, kết hợp với việc đánh giá phân tích thực tiễn để rút ra nhữngkết luận và những đề xuất chủ yếu

Trang 12

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1 Tổng quan về công ty chứng khoán

1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán

Trong nền kinh tế thị trường, xã hội của sản xuất được phân chia thànhhai cực: một cực có vốn tìm nơi đầu tư và một cực cần vốn để đầu tư vào sảnxuất kinh doanh TTCK ra đời là một kênh dẫn vốn trực tiếp từ cực có vốnnày sang cực có vốn kia theo nguyên tắc đầu tư khi xã hội của sản xuất và lưuthông phát triển ở giai đoạn cao, và có đủ điều kiện về môi trường pháp lý,môi trường tài chính…

Để hình thành và phát triển TTCK hiệu quả, một yếu tố không thể thiếuđược là các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường Mục tiêu của việchình thành thị trường chứng khoán là tạo nên kênh huy động vốn dài hạn chonền kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán TTCKkhông giống như các thị trường hàng hoá thông thường khác vì hàng hoá củathị trường là các chứng khoán-một loại hàng hoá đặc biệt Với loại hàng hoánày người mua người bán không trực tiếp có thể mua bán do chứng khoán làloại hàng hoá chỉ có giá trị chứ không có giá trị sử dụng nên không thể đấugiá cũng như nhận xét được loại hàng hoá này có thực sự là tốt hay xấu Dovậy công ty chứng khoán ra đời làm trung gian giữa người mua và người bánchứng khoán bởi vì chỉ có các công ty chứng khoán với đội ngũ nhân viên có

đủ năng lực trình độ, có khả năng phân tích sẽ đứng ra kết nối giữa người mua

và người bán Để thúc đẩy TTCK hoạt động một cách có hiệu quả, trật tự và

Trang 13

công bằng thì phải nói đến công ty chứng khoán - một thành viên không thểthiếu của thị trường chứng khoán.

Nguồn gốc ban đầu của công ty chứng khoán bắt nguồn từ các nhà môigiới cá nhân hoạt động độc lập Thời điểm này, khi mà thị trường chưa pháttriển, số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường còn ít, các nhà môi giới độclập có thể đảm nhận việc trung gian giữa người mua và người bán Khi màTTCK phát triển, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường ngày càng nhiều,chức năng và hoạt động giao dịch của nhà môi giới tăng lên đòi hỏi sự ra đờicủa công ty chứng khoán là sự tập hợp của các nhà môi giới riêng lẻ

Do đó, Theo điều 59 Luật Chứng khoán năm 2006 của Việt Nam thì Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo giấy phép kinh doanh chứng khoán do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) cấp.

* Điều kiện có giấy phép kinh doanh chứng khoán

- Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triểnkinh tế, xã hội và phát triển chứng khoán

- Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán

- Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK, CTCK cóvốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam là:

+ Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng VND

+ Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng VND

+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng VND

+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng VND

Trang 14

- Giám đốc, phó giám đốc (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc), cácnhân viên kinh doanh của CTCK phải đáp ứng đủ điều kiện để được cấpchứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do UBCKNN cấp.

- Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho công ty có Giấyphép tự doanh

1.1.2 Phân loại công ty chứng khoán

1.1.2.1 Theo hình thức tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán

Chia theo hình thức tổ chức hoạt động thì hiện nay CTCK có 3 loại hình

đó là công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, các thành viên góp vốn gọi làcác cổ đông Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp củamình Dựa trên số lượng cổ phần nắm giữ mà Đại hội cổ đông bầu ra hội đồngquản trị, chủ tịch hội đồng quản trị và ban giám đốc Giám đốc (Tổng giámđốc có thể là thành viên HĐQT nhưng cũng có thể là người được thuê ngoài).Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về tình hình hoạt độngkinh doanh của công ty

- Một số công ty tiêu biểu theo hình thức này:

+ Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn

+ Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt…

 Công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH)

Đây là loại hình công ty mà các thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệmgiới hạn trong số vốn mà họ đã góp Công ty TNHH có hai loại hình chính làcông ty TNHH một thành viên và công ty TNHH nhiều thành viên Tùy vào

Trang 15

- Một số công ty tiêu biểu theo hình thức này:

+ Công ty TNHH chứng khoán NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam.+ Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Á Châu ACB

 Công ty hợp danh

Là loại hình công ty có từ hai thành viên góp vốn tạo nên Tuỳ vào số vốngóp của các bên tham gia mà xác định thành viên ban giám đốc Thành viêntham gia vào việc điều hành công ty được gọi là thành viên hợp danh Các thànhviên phải chịu trách nhiệm vô hạn về những nghĩa vụ tài chính của công ty bằngtoàn bộ tài sản của mình, các thành viên không tham gia điều hành công ty đượcgọi là thành viên góp vốn, họ chỉ chịu trách nhiệm về những khoản nợ của công

ty trong giới hạn phần vốn góp của mình vào công ty

- Loại hình công ty này thì hiện nay ở Việt Nam chưa có công tychứng khoán nào

1.1.2.2 Theo hình thức kinh doanh

Nếu phân chia theo tiêu thức này thì có 6 loại công ty chứng khoán :

Công ty môi giới: loại công ty này còn được gọi là công ty thành

viên vì nó là thành viên của SGDCK Công việc kinh doanh chủ yếu của công

ty môi giới là mua và bán chứng khoán cho khách hàng của họ trên SGDCK

mà công ty đó là thành viên

Công ty đầu tư ngân hàng: loại công ty này phân phối mới được

phát hành cho công chúng qua việc mua bán chứng khoán do công ty cổ phầnphát hành và bán lại cho công chúng theo giá tính gộp cả lợi nhuận của công

ty Vì vậy, công ty này còn được gọi là nhà bảo lãnh phát hành

Công ty giao dịch phi tập trung: Công ty này mua bán chứng

khoán tại thị trường OTC

Trang 16

Công ty dịch vụ đa năng: những công ty này không bị giới hạn

hoạt động ở một lĩnh vực nào của ngành công nghiệp chứng khoán Ngoài 3dịch vụ trên, họ còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn đầu tư chứngkhoán, niêm yết chứng khoán trên SGDCK, uỷ nhiệm các giao dịch buôn báncho khách hàng trên thị trường OTC Sự kết hợp giữa các sản phẩm và kinhnghiệm của công ty sẽ quyết định các dịch vụ mà họ có thể cung cấp chokhách hàng

Công ty buôn bán chứng khoán: là công ty đứng ra mua bán

chứng khoán với chi phí do công ty tự chịu, công ty này phải cố gắng bánchứng khoán với giá cao hơn giá mua vào Vì vậy, loại công ty này hoạt độngvới tư cách là người uỷ thác chứ không phải là đại lý nhận uỷ thác

Công ty buôn bán chứng khoán không nhận hoa hồng: đây là loại

hình công ty mà theo đó công ty này nhận chênh lệch giá qua việc mua bánchứng khoán, do đó họ còn được gọi là nhà tạo lập thị trường, nhất là trên thịtrường giao dịch OTC

Các công ty chứng khoán là đối tượng quản lý của các nguyên tắc, quychế do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước ban hành Các quy chế này chi phốikinh doanh của các công ty chứng khoán, kiểm soát họ trong mối quan hệ củacác công ty chứng khoán

1.1.3 Vai trò của công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán có vai trò đặc biệt quan trọng của thị trường chứngkhoán Với các chủ thể khác nhau tham gia thị trường thì CTCK đều cónhững vai trò khác nhau

1.1.3.1 Đối với tổ chức phát hành

Mục tiêu khi tham gia vào thị trường chứng khoán của các tổ chức phát

Trang 17

thông qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành, các CTCK có vaitrò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ các nhà phát hành.

Một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoánlànguyên tắc trung gian Nguyên tắc này yêu cầu những nhà đầu tư và nhữngnhà phát hành không được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông quacác trung gian mua bán Các CTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cảngười đầu tư và nhà phát hành Và khi thực hiện công việc này, CTCK đã tạo

ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán

1.1.3.2 Đối với các nhà đầu tư

Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, CTCK có vai tròlàm giảm chi phí và thời gian giao dịch, dó đó nâng cao hiệu quả các khoảnđầu tư Đối với các hàng hóa thông thường, mua bán trung gian sẽ làm tăngchi phí cho người mua và người bán Tuy nhiên, đối với thị trường chứngkhoán, sự biến đổi thường xuyên của giá cả chứng khoán cũng như mức độrủi ro cao sẽ làm cho những nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời giantìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư Nhưng thông qua các CTCK,với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tưthực hiện các khoản đầu tư một cách có hiệu quả

Trang 18

1.1.3.3 Đối với thị trường chứng khoán

Đối với thị trường chứng khoán, CTCK thể hiện hai vai trò chính:

* Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường

Giá cả chứng khoán do thị trường quyết định Tuy nhiên, để đưa ra mứcgiá cuối cùng, người mua và người bán thông qua các CTCK vì họ khôngđược tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán Các CTCK là những thànhviên của thị trường, do vậy, họ cũng góp phần tạo lập giá trị thị trường thôngqua đấu giá Trên thị trường sơ cấp, các CTCK cùng với các nhà phát hànhđưa ra mức giá đầu tiên Chính vì vây, giá cả của mỗi loại chứng khoán giaodịch đều có sự tham gia định giá của các CTCK

Các CTCK còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiết thị trường

Để đảm bảo những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích của chínhmình, nhiều CTCK đã dành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vaitrò bình ổn thị trường

* Góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính

Thị trường chứng khoán có vai trò là môi trường làm tăng tính thanhkhoản của tài sản tài chính Nhưng các CTCK mới là người thực hiện tốt cácvai trò đó vì CTCK tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường Trên thị trườngcấp 1, do thực hiện các hoạt động như bảo lãnh phát hành, chứng khoán hóa,các CTCK không những huy động một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinhdoanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tàichính được đầu tư vì các chứng khoán qua đợt phát hành sẽ được mua bángiao dịch trên thị trường cấp 2 Điều này làm giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâmcho nhà đầu tư Trên thị trường cấp 2, do thực hiện các giao dịch mua và báncác CTCK giúp người đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt vàngược lại những hoạt động đó có thể làm tăng tính thanh khoản của những tài

Trang 19

1.1.3.4 Ðối với các cõ quan quản lý thị trýờng

Các CTCK có vai trò cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán chocác cơ quan quản lý thị trường Các CTCK thực hiện được vai trò này bởi vì

họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới, vừa là trunggian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị trường Mộttrong những yêu cầu của thị trường chứng khoán là thông tin cần phải đượccông khai dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý thị trường Việc cung cấpthông tin vừa là quy định của hệ thống luật pháp, vừa là nguyên tắc nghềnghiệp của các CTCK vì CTCK cần phải minh bạch và công khai trong hoạtđộng Các thông tin CTCK có thể cung cấp bao gồm thông tin về giao dịchmua, bán trên thị trường, thông tin về các cổ phiếu, trái phiếu và tổ chức pháthành, thông tin về các nhà đầu tư…Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản

lý thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn,bóp méo thị trường

Tóm lại, CTCK là một tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường chứng

khoán, có vai trò cần thiết và quan trọng đối với nhà đầu tư, các nhà pháthành, đối với các cơ quan quản lý thị trường và đối với thị trường chứngkhoán nói chung Những vai trò này được thể hiện thông qua các nghiệp vụhoạt động của CTCK

1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán

Hoạt động kinh doanh chứng khoán dựa trên các nhóm điều kiện chủ yếu:

- Nhóm nguyên tắc tài chính

+ Có năng lực tài chính (có đủ vốn theo quy định của pháp luật, cơ cấuvốn hợp lý), đảm bảo nguồn tài chính trong cam kết với khách hàng và đủnăng lực tài chính để giải quyết những rủi ro có thể phát sinh trong quá trìnhkinh doanh

Trang 20

+ Cơ cấu tài chính hợp lý, có khả năng thanh khoản và có chất lượng tốt

để thực hiện kinh doanh với hiệu quả cao

+ Thực hiện chế độ tài chính theo quy định của nhà nước (thực hiệnnghĩa vụ tài chính với nhà nước, tuân thủ các quy định về tài chính theo phápluật và thực hiện báo cáo tài chính đầy đủ trung thực)

+ Phải tách bạch tài sản của mình và tài sản của khách hàng Khôngđược dùng vốn, tài sản của khách hàng để làm nguồn tài chính phục vụ kinhdoanh của công ty

- Nhóm điều kiện về đạo đức

+ chủ thể kinh doanh chứng khoán phải hoạt động theo đúng pháp luật,chấp hành nghiêm các quy chế, tiêu chuẩn hành nghề liên quan đến hoạt độngkinh doanh chứng khoán

+ Có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc.+ Giao dịch trung thực, công bằng, vì lợi ích của khách hàng, đặt lợi íchcủa khách hàng lên trên lợi ích của công ty Trong trường hợp có sự xung độtgiữa lợi ích của công ty và lợi ích của khách hàng phải ưu tiên lợi ích củakhách hàng

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết cho khách hàng,bảo vệ tài sản của khách hàng, bí mật các thông tin về tài khoản của kháchhàng trừ trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc theo yêu cầu của

cơ quan quản lý nhà nước

+ Không đựơc sử dụng các lợi thế của mình làm tổn hại đến khách hàng

và ảnh hưởng xấu đến hoạt động chung của thị trường, không được thực hiệncác hoạt động có thể làm khách hàng và công chúng hiểu nhầm về giá cả, giá

Trang 21

+ Không được làm các công việc có cam kết nhận hay trả những khoảnthù lao ngoài khoản thu nhập thông thường.

1.1.5.Các hoạt ðộng cõ bản của công ty chứng khoán

1.1.5.1 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán

*Khái niệm

Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, hoặcđại diện bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng phí Theo đó, CTCK đạidiện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tạiSGDCK hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đốivới kết quả giao dịch của mình

* Chức năng của hoạt động môi giới chứng khoán

- Cung cấp dịch vụ với 2 tư cách:

+ Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư: cung cấp chokhách hàng các báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư

+ Nối liền những người bán và những người mua: đem đến cho kháchhàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính

- Đáp ứng những nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết: trở thànhngười bạn, người chia sẻ những lo âu căng thẳng và đưa ra những lời độngviên kịp thời

- Khắc phục trạng thái cảm xúc quá mức (điển hình là sợ hãi và thamlam), để giúp khách hàng đưa ra những quyết định tỉnh táo

Trang 22

1.1.5.2 Hoạt ðộng bảo lãnh phát hành chứng khoán

* Khái niệm

Bảo lãnh chứng khoán là việc CTCK có chức năng bảo lãnh giúp tổ chứcphát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việcphân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu

sau khi phát hành.

* Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của CTCK

- Tổ chức phát hành chứng khoán phải gửi yêu cầu bảo lãnh phát hànhđến CTCK CTCK có thể sẽ ký hợp đồng tư vấn để tư vấn cho tổ chức pháthành về loại chứng khoán cần phát hành, số lượng chứng khoán cần pháthành, định giá chứng khoán và phương thức phân phối chứng khoán đến cácnhà đầu tư thích hợp Để được phép bảo lãnh phát hành, CTCK phải đệ trìnhmột phương án bán và cam kết bảo lãnh lên UBCKNN Khi các nội dung cơbản có thể trực tiếp ký hợp đồng bảo lãnh hoặc thành lập tổ hợp bảo lãnh để

ký hợp đồng với tổ chức phát hành

- Khi UBCKNN cho phép phát hành chứng khoán và đến thời hạn giấyphép phát hành có hiệu lực, CTCK thực hiện phân phối chứng khóan Cáchình thức phân phối chứng khoán chủ yếu là:

+ Bán riêng cho các tổ chức đầu tư tập thể, các quỹ đầu tư, quỹ bảohiểm, quỹ hưu trí

+ Bán trực tiếp cho các cổ đông hiện thời hay những NĐT có quan hệvới tổ chức phát hành

+ Bán rộng rãi ra công chúng

Đến đúng ngày theo hợp đồng, công ty bảo lãnh phát hành phải giao tiềnbán chứng khoán cho các tổ chức phát hành Số tiền phải thanh toán là giá trị

Trang 23

1.1.5.3 Hoạt ðộng tự doanh chứng khoán

* Yêu cầu đối với công ty chứng khoán

- Tách biệt quản lý: các CTCK cần có sự tách bạch giữa nghiệp vụ tự

doanh và nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạtđộng Sự tách biệt này bao gồm tách biệt về:

+ Yếu tố con người

+ Quy trình nghiệp vụ

+ Vốn và tài sản của khách hàng và công ty

- Ưu tiên khách hàng: do tính đặc thù về khả năng tiếp cận thông tin và

chủ động thông tin trên thị trường nên các CTCK có thể sẽ dự đoán trướcđược diễn biến của thị trường mà UBCKNN đưa ra quy định lệnh giao dịchcủa khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty

Trang 24

1.1.5.4 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán

* Khái niệm

Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc CTCK thông qua hoạt động phân tích

để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một sốcông việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chínhcho khách hàng

* Nguyên tắc của hoạt động tư vấn

- Không đảm bảo chắc chắn về giá trị của chứng khoán: Giá trị của

chứng khoán là tổng hợp quan niệm của các nhà đầu tư về loại chứng khoán

đó, do vậy nó có thể thay đổi liên tục cùng với những thay đổi trong nhậnđịnh của các nhà đầu tư

- Luôn nhắc nhở khách hàng: những lời tư vấn của mình có thể là

không hoàn toàn chính xác và khách hàng cần biết rằng nhà tư vấn sẽ khôngchịu trách nhiệm về những thiệt hại kinh tế do lời khuyên đưa ra

- Không được dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hay bán một loại

chứng khoán nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ những cơ sởkhách quan là phân tích sự tổng hợp một cách logic, khoa học

Thông thường hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán gắn liền với cácnghiệp vụ khác như môi giới, bảo lãnh phát hành Và nhà tư vấn cũng khôngphải chịu trách nhiệm về hậu quả từ các quyết định của nhà đầu tư Tùy vàoloại hình tư vấn và thông tin nhà tư vấn cung cấp cho khách hàng mà kháchhàng có thể phải trả các khoản phí

Trang 25

1.1.5.5 Các nghiệp vụ khác

* Nghiệp vụ tín dụng

Đây là một hoạt động thông dụng tại các thị trường chứng khoán pháttriển Nghiệp vụ này bao gồm cho vay ký quỹ, cầm cố chứng khoán, cho vayứng trước tiền bán chứng khoán, ứng trước tiền cổ tức Nghiệp vụ này thường

đi kèm với nghiệp vụ môi giới trong một công ty chứng khoán

Ngoài các nghiệp cụ kể trên, công ty chứng khoán còn có thể thực hiệnmột số hoạt động khác như cho vay chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, kinhdoanh bảo hiểm

→ Hoạt động của các CTCK trên thị trường chứng khoán vô cùng đadạng, phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường Nghiệp vụ của CTCK thựchiện theo đó cũng phong phú, vừa có sự tách biệt đồng thời phải gắn kết, thúcđẩy lẫn nhau cùng phát triển và hoàn thiện Trong đó hoạt động môi giới đóngvai trò vô cùng quan trọng trong sự tồn tại của CTCK

Trang 26

1.2 Hoạt động môi giới chứng khoán

1.2.1 Khái niệm môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, làm dịch vụ nhận các lệnh mua, lệnh bán chứng khoán của khách hàng, chuyển các lệnh mua bán đó vào Sở giao dịch chứng khoán và hưởng hoa hồng môi giới.Nghiệp vụ môi giới, do đó, còn được hiểu là làm đại diện-được ủy quyền thay mặt khách hàng mua bán một hoặc một số loại chứng khoán.

Theo Luật chứng khoán Việt Nam ( T6/2006), MGCK là việc CTCK làmtrung gian thực hiện lệnh mua, bán chứng khoán cho khách hàng

Thông qua hoạt động môi giới, CTCK sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ

tư vấn cho khách hàng, kết nối giữa các nhà đầu tư

Người môi giới chứng khoán là những chuyên gia tài chính, họ có khảnăng phân tích tình hình kinh tế – tài chính, phân tích đánh giá tình hình thịtrường hiện tại, và nhận dịch xu hướng tương lai, họ am hiểu và nắm vững

Trang 27

mua bán chứng khoán cho khách hàng, họ còn là người tư vấn, giải thíchđúng đắn mọi đặc điểm, tình hình và khuynh hướng biến động giá của mỗi

loại chứng khoán, họ có những lời khuyên “giá trị bằng vàng” cho người đầu

tư Người môi giới là người có uy tín trên thương trường, họ luôn tự giác tuânthủ luật pháp và luôn luôn tôn trọng đạo đức nghề nghiệp

1.2.2 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán

1.2.2.1 Đối với nhà đầu tư

* Góp phần giảm thiểu chi phí giao dịch

Trên các thị trường hàng hoá thông thường đòi hỏi người mua và ngườibán mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để có thể tìm được các đốitác và loại hàng hoá phù hợp với mục đích của mình Trên thị trường chứngkhoán, cả người mua và người bán đều mua bán một loại hàng hoá đặc biệt đó làcác chứng khoán Loại hàng hoá đặc biệt này chỉ có giá trị chứ không có giá trị

sử dụng như các loại hàng hoá thông thường khác nên các nhà đầu tư không thểthẩm định được loại hàng hoá này thông qua việc quan sát hay cầm nắm mà họphải bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ để thu thập xử lý các thông tin, chi phí đểtham gia các lớp học đào tạo kỹ năng phân tích và quy trình giao dịch trên thịtrường Thị trường chứng khoán, nơi diễn ra các hoạt động mua bán của hàngtriệu người thậm chí hàng chục triệu người, các giao dịch diễn ra theo từng phút,từng giây, đòi hỏi các nhà đầu tư khi tham gia thị trường cần đặc biệt nhanhnhạy nắm lấy cơ hội Điều này khiến các nhà đầu tư phải tiến hành thu thập và

xử lý các thông tin về chứng khoán từ nhiều phía

Đặc trưng của thị trường chứng chứng khoán là lợi nhuận cao luôn đikèm với rủi ro cao, điều này đòi các nhà đầu tư phải thận trọng khi tham giathị trường Sự hiện diện của các nhà Môi giới - các trung gian tài chính trênthị trường là cầu nối giữa người mua và người bán giúp nhà đầu tư giảm thiểu

Trang 28

chi phí giao dịch Như vậy vai trò của nhà môi giới chứng khoán là tiết kiệmchi phí giao dịch xét theo từng khâu và trên tổng thể thị trường, giúp nâng caotính thanh khoản cho thị trường chứng khoán.

* Cung cấp các thông tin và tư vấn cho khách hàng

Trên thị trường chứng khoán thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng,

nó ảnh hưởng tới giá cả của chứng khoán Các nhân viên môi giới tiếp cận cácthông tin từ nhiều nguồn khác nhau và tiến hành sàng lọc thông tin rồi thaymặt công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng các thông tin liên quanđến tình hình thị trường, các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết vàcác thông tin liên quan khác nhau có liên quan đến chứng khoán Dựa trên cácthông tin này, các nhà đầu tư tiến hành phân tích và giúp quá trình đưa raquyết đinh về việc mua bán chứng khoán cũng như giá cả sao cho hợp lý Khi thị trường chứng khoán đã và đang phát triển, hàng hoá phong phú

và đa dạng thì vai trò của nhà môi giới lại càng trở nên quan trọng Ngoài việc

tư vấn cho khách hàng loại chứng khoán đơn thuần theo nhu cầu của kháchhàng mà họ còn đề xuất kết hợp các chứng khoán đơn lẻ trong một danh mụcđầu tư để giảm thiểu rủi ro, tối đa hoá lợi nhuận cho khách hàng

* Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tài chính giúp khách hàng thực hiện cácgiao dịch theo yêu cầu vì mục đích của họ

Nhà môi giới nhận lệnh và thực hiện giao dịch cho NĐT Quy trình đóbao gồm các công việc:

Thứ nhất: Nhận lệnh của khách hàng

Thứ hai: Thực hiện giao dịch,

Thứ ba: Xác định kết quả giao dịch và chuyển kết quả giao dịch đó tới

Trang 29

khoán được phép giao dịch và thông báo thường xuyên tới khách hàng để từ

đó đưa ra các khuyến cáo và cung cấp thông tin

Hơn thế, nhà môi giới cần nắm bắt được sự thay đổi trong nhu cầu tàichính của khách hàng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro để từ đó đưa ra cáckhuyến nghị và các chiến lược phù hợp

1.2.2.2 Đối với công ty chứng khoán

Thông qua hoạt động môi giới, CTCK sẽ thu được phí Hoạt động củanhân viên môi giới đưa lại nguồn thu nhập lớn cho các CTCK Chính đội ngũnhân viên này góp phần tăng tính cạnh tranh cho công ty, thu hút khách hàng

và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của công ty

Trong lĩnh vực môi giới, bất kể nó liên quan đến một công cụ tài chínhnào, thường là mối quan hệ giữa nhân viên môi giới và một khách hàng.Bởivậy, vai trò của nhà môi giới đối với bản thân công ty chứng khoán là rất quantrọng.Nhà môi giới làm việc trong công ty tạo nên uy tín, hình ảnh tốt củacông ty nếu họ được nhiều khách hàng tín nhiệm và uỷ thác tài sản của mình

Từ đó góp phần đem lại thành công cho công ty

1.2.2.3 Đối với thị trường

* Góp phần phát triển các dịch vụ và hàng hoá trên thị trường

Hoạt động môi giới có thể được coi như là một khâu thăm dò nhu cầucủa thị trường về loại hàng hoá đang có mặt trên thị trường, để từ đó đúc kết

ra các nhu cầu khác nhau rồi cung cấp các ý tưởng thiết kế sản phẩm, dịch vụtheo thị yếu của khách hàng và nhờ đó đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường

* Góp phần hình thành nền văn hoá đầu tư

Trong những nền kinh tế mà môi trường đầu tư còn thô sơ, người dânchưa có thói quen sử dụng đồng tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư vào các tài

Trang 30

sản tài chính nhằm kiếm lời mà chỉ biết đến gửi tiền tại các quỹ tiết kiệm củacác ngân hàng, hay chỉ biết cất trữ trong các két an toàn trong khi nhu cầu vốntrong nền kinh tế là rất lớn Để thu hút công chúng đầu tư, nhà môi giới tiếpcận với những khách hàng tiềm năng và đáp ứng các nhu cầu của họ Đề làmđược điều này, nhà môi giới cung cấp cho họ các kiến thức cơ bản về thịtrường cũng như các thông tin cập nhật chứng khoán giúp các NĐT tiềm năng

có được cái nhìn tổng quát về thị trường trước khi họ ra một quyết định đầu

tư Hoạt động của môi giới chứng khoán đã thâm nhập sâu rộng vào cộng

đồng các doanh nghiệp và góp phần hình thành nên “nền văn hoá đầu tư.”

Ngoài ra, hoạt động của các nhà môi giới chứng khoán còn góp phầnnâng cao chất lượng hoạt động của các CTCK nhờ sự cạnh tranh Để thànhcông trong nghề môi giới chứng khoán, nhà môi giới cần thu hút được nhiềukhách hàng mới, giữ chân được khách hàng cũ và không ngừng gia tăng được

số tài sản mà các nhà đầu tư uỷ thác cho mình

1.2.3 Nguyên tắc hoạt động của nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư và đảm bảo công bằng rằng nhânviên tiến hành giao dịch chứng khoán của mình theo cách thức hợp lý gópphấn duy trì một thị trường công bằng và có trật tự, CTCK phải tuân theonhững nguyên tắc hoạt động nhất định

Nguyên tắc hoạt động của nghiệp vụ môi giới chứng khoán bao gồm

- Giao dịch trung thực và công bằng : trong quá trình thực hiện mua

bán chứng khoán cho khách hàng, nhân viên môi giới cần phải đảm bảo tínhtrung thực, công khai, và không thiên vị Đối với phí môi giới nhân viên môigiới cũng không được phép tính quá mức phí được nhà nước cho phép

Trang 31

- Kinh doanh có kỹ năng, tận tụy và có tinh thần trách nhiệm : một

nhân viên môi giới không chỉ là người hội tụ đầy đủ phẩm chất đạo đức nghềnghiệp mà còn phải nắm vững thành thục các kỹ năng hành nghề cơ bản như

kỹ năng tìm kiếm khách hàng, kỹ năng truyền đạt, khai thác thông tin, kỹnăng bán hàng; còn phải có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với khách hành,coi lợi ích của khách hàng cũng chính là lợi ích của mình

- Có đội ngũ nhân viên môi giới có năng lực, đã qua đào tạo và tuyển chọn : điều tất yếu là nhân viên môi giới phải nắm vững và luôn tuân thủ các

luật lệ, quy chế, quy định hiện hành liên quan đến giao dịch kinh doanh chứngkhoán Trong quá trình giao dịch với khách hàng họ phải thể hiện là nhân viên có

đủ năng lực cần thiết bao gồm cả việc đào tạo hoặc có kinh nghiệm chuyên mônphù hợp để có thể làm việc tốt ở vị trí được giao phó

- Xung đột về lợi ích : Trong trường hợp nhân viên có một lợi ích

trong một giao dịch với khách hàng hoặc có mối quan hệ làm nảy sinh xungđột về lợi ích, họ phải tự giác không được làm tư vấn cho khách hàng hoặcthực hiện các giao dịch đó trừ khi họ đã công khai hoá cho khách hàng biết lợiích đó và được khách hàng chấp nhận trước khi tiến hành giao dịch và nhânviên cũng phải đảm bảo rằng họ đã làm mọi việc để khách hàng được đối xửcông bằng

- Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lênh của công ty :Nhân viên phải xử lý các lệnh của khách hàng một cách công

bằng và theo thứ tự thời gian nhận được chúng, và phải đảm bảo rằng trongmọi trường hợp các lệnh của khách hàng phải được ưu tiên so với các lệnh củachính công ty

- Công khai về thông tin cho khách hàng : nhân viên phải cung cấp

cho khách hàng đầy đủ những thông tin phải công khai của chính công ty

Trang 32

mình, của các công ty niêm yết, sàn giao dịch, sở giao dịch, UBCKNN…Cung cấp cho khách hàng những thông tin về giao dịch của họ….

- Tuân thủ các quy định về pháp luật :Nhân viên phải thực hiện và duy

trì các biện pháp thích hợp để đảm bảo việc chấp hành pháp luật, các nguyêntắc của UBCKNN, TTGDCK và yêu cầu của các cơ quan quản lý đối vớimình Họ phải đảm bảo những khiếu nại của khách hàng về những vấn đề liênquan tới lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty đều được điều tra, giảiquyết, xử lý nhanh chóng và phù hợp Nếu nhân viên nao vi phạm các quyđịnh pháp luật thì hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước những hành vi củamình và bị xử lý, kỷ luật theo từng mức độ nặng, nhẹ mà mình gây ra

1.2.4 Đặc điểm của hoạt động môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là nghiệp vụ cơ bản của CTCK Nghiệp vụ môigiới có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách hàng và tạo dựng hìnhảnh cho CTCK Nghiệp vụ này có những đặc điểm cơ bản sau:

Để thực hiện lệnh của khách hàng nhanh, đầy đủ và chính xác nhất, đòihỏi công ty phải có một đội ngũ hỗ trợ cả về người và máy móc lớn Ngườimôi giới phải là người có chứng chỉ hành nghề, có tầm hiểu biết sâu rộng vàgiàu kinh nghiệm CTCK là nơi đảm bảo các điều kiện vật chất bao gồm địađiểm, hệ thống máy móc nối mạng với Sở giao dịch…

Độ rủi ro sẽ thấp vì khách hàng phải chịu trách nhiệm về kết quả giaodịch đem lại Rủi ro mà nhà môi giới thường gặp như khách hàng khôngthanh toán đúng thời hạn

Thu nhập và chi phí khá ổn định: CTCK hưởng một tỷ lệ hoa hồng tínhtrên tổng giá trị giao dịch Thông thường nguồn thu nhập này khá ổn định vàchiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập của công ty Ở các TTCK phát

Trang 33

triển tỷ lệ hoa hồng này do mỗi CTCK ấn định Do vậy nó làm tăng tính cạnhtranh của các CTCK trên thị trường.

1.2.5 Các kỹ năng của người môi giới chứng khoán

Xuất phát từ yêu cầu và đặc điểm của công việc đòi hỏi nghề môi giớiphải có những phẩm chất, tư cách đạo đức, kỹ năng trong công việc và côngtâm, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất Chính vì thế mà nghềmôi giới đòi hỏi phải nắm vững và sử dụng được thành thục bốn kỹ năng cơbản Những kỹ năng này không tách rời nhau mà gắn bó, hỗ trợ cho nhautrong toàn bộ quá trình hành nghề chứng khoán

1.2.5.1 Kỹ năng truyền đạt thông tin

Để thành công trong việc cung ứng các dịch vụ mua bán chứng khoán,người môi giới phải luôn đặt khách hàng lên trên hết và doanh thu của mình làyếu tố thứ yếu Đây là điểm then chốt trong hoạt động dịch vụ tài chính vàphải được thể hiện ngay từ khi tiếp xúc với khách hàng

1.2.5.2 Kỹ năng tìm kiếm khách hàng

Mỗi người môi giới với các phong cách và tư duy làm việc khác nhaudẫn đến có nhiều cách để tìm kiếm khách hàng Có thể khái quát thành 6phương pháp cơ bản sau: những đầu mối gây dựng từ công ty hoặc các tàikhoản chuyển nhượng lại, những lời giới thiệu khách hàng, mạng lưới kinhdoanh, các chiến dịch viết thư, các cuộc hội thảo, gọi điện làm quen

1.2.5.3 Kỹ năng khai thác thông tin ở khách hàng

Để nắm bắt được nhu cầu của các nhà đầu tư thì một trong nhữngnguyên tắc trong hành nghề môi giới là phải tìm hiểu khách hàng để nắm bắtđược khả năng tài chính, mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng

Trang 34

1.2.5.4 Kỹ năng bán hàng

Người môi giới không chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các kiến thức về thịtrường mà họ còn phải hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp của mình như: khảnăng thuyết trình nắm bắt được tâm lý của người mua và bán chứng khoán,khả năng truyền đạt thông tin… để khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm

mà công ty mình cung cấp Ngoài ra các dịch vụ sau bán hàng cũng vô cùngquan trọng vì qua đó, người môi giới củng cố được mối quan hệ lâu dài vớikhách hàng

1.2.6 Quy trình nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng

Bước 1:Mở tài khoản

Trước khi thực hiện mua bán chứng khoán qua môi giới thì khách hàngphải mở tài khoản giao dịch tại công ty Khách hàng được các nhân viên môigiới hướng dẫn các thủ tục mở tài khoản Có thể khái quát quy trình mở tàikhoản của khách hàng bao gồm các bước sau:

- Nhân viên môi giới gặp gỡ khách hàng mở tài khoản

- Nhân viên môi giới giúp khách hàng điền vào giấy yêu cầu mở tàikhoản và ký hợp đồng giao dịch, sao chụp giấy chứng minh thư nhân dân

 Sở giao dịch Ck

 OTC

 Thị trường thứ cấp Khách h ng àng

Công ty chứng khoán

Trang 35

hoặc hộ chiếu, giấy đăng ký kinh doanh đối với khách hàng là tổ chức, kiểmtra sự khớp đúng và tính hợp lý.

- Nhân viên môi giới cấp số hợp đồng, số tài khoản (theo dúng quy định

mà không trùng với số đã cấp) và viết, ký thẻ giao dịch

- Tập hợp hồ sơ khách hàng (hợp đồng, giấy yêu cầu mở tài khoản, bảnsao Giấy CMND, thẻ giao dịch)

- Phó trưởng phòng môi giới kiểm soát và ký

- Trưởng phòng môi giới kiểm tra, ký duyệt giấy yêu cầu mở tài khoản

và hợp đồng

- Nhân viên môi giới chuyển thẻ tài khoản, hợp đồng cho khách hàng

- Nhân viên môi giới lưu hồ sơ của khách hàng và khai báo trên hệ thốngmáy nội bộ

Sau khi giúp khách hàng mở hợp đồng giao dịch chứng khoán, nhân viênmôi giới hướng dẫn nhà đầu tư nộp tiền ký quỹ và giải đáp các thắc mắc cũngnhư những yêu cầu của khách hàng

Bước 2: Nhận lệnh của khách hàng

Khi nhận lệnh của khách hàng, nhân viên môi giới có trách nhiệm kiểmtra phiếu lệnh có hợp lệ không, sau đó nhân viên môi giới có trách nhiệmnhập lệnh của khách hàng vào hệ thông giao dịch của thị trường Trongtrường hợp lệnh của khách hàng không nhập kịp trong đợt giao dịch thì phảithông báo cho khách hàng và trả lại phiếu lệnh cho khách hàng

Ngoài việc nhận lệnh trực tiếp từ khách hàng, nhân viên môi giới còn phảinhận lệnh của khách hàng qua điện thoại, fax, hay hệ thống máy điện tử…

Mẫu lệnh phải bao gồm các thông tin sau:

Trang 36

Lệnh mua hay lệnh bán: thông thường từ “mua” hay “bán” không đượcviết ra mà người ta dùng chữ cái “B” hay “S” để thể hiện Hầu hết các thịtrường chứng khoán sử dụng các lệnh mua bán được in sẵn Hai mẫu lệnh nàyđược in bằng hai mầu mực khác nhau hay trên hai mầu giấy khác nhau để dễphân biệt.

Số lượng các chứng khoán: số lượng này được thể hiện bằng các con số.Một lệnh có thể thực hiện kết hợp giữa giao dịch một lô chẵn và một lô lẻ

Mô tả chứng khoán được giao dịch ( tên hay ký hiệu ): Tên của chứngkhoán có thể được viết ra hoặc viết tắt hay thể hiện bằng ký hiệu, biểu hiệnđược mã hoá và đăng ký trước

Số tài khoản của khách hàng, tên tài khoản, ngày giao dịch và đưa ra lệnh.Giá các loại lệnh giao dịch mà khách hàng yêu cầu ( lệnh thị trường, lệnhgiới hạn, lệnh dừng, lệnh dừng giới hạn…) Nếu là lệnh bán công ty chứng khoán

sẽ yêu cầu khách hàng đưa ra số chứng khoán muốn bán để kiểm tra trước khithực hiện lệnh hoặc đề nghị khách hàng ký quỹ một phần số chứng khoán cần bántheo một tỷ lệ nhất định do Uỷ ban chứng khoán quy định

Trong trường hợp chứng khoán của khách hàng đã được lưu ký, công ty

sẽ kiểm tra trên số tài khoản của khách hàng đã lưu lý

Nếu là lệnh mua, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng phải kýquỹ một số tiền nhất định trên tài khoản của khách hàng ở công ty Khoản tiềnnày được tinh trên một tỷ lệ % giá trị mua theo lệnh

Bước 3: Thực hiện lệnh của khách hàng

Khi phiếu lệnh được kiểm tra hợp lệ và nhập thành công vào hệ thốngmáy nội bộ của công ty thì nhân viên môi giới có trách nhiệm thực hiện lệnh

Trang 37

Trên thị trường giao dịch tập trung, lệnh giao dịch của khách hàng đượcchuyển đến Sở giao dịch tập trung Các lệnh được khớp với nhau để hìnhthành giá cả cạnh tranh tốt nhất trên thị trường tuỳ theo phương thức khớp giácủa thị trường Trên thị trường OTC cũng thực hiện tương tự.

Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh

Sau khi thực hiện nhập lệnh xong trên cơ sở số lệnh được khớp do Sởgiao dịch chứng khoán chuyển tới, CTCK có trách nhiệm lập thông báo kếtquả giao dịch và gửi tới khách hàng

Bước 5: Thực hiện thanh toán bù trừ giao dịch

Việc thanh toán bù trừ các giao dịch dựa trên số tài khoản của các CTCKtại ngân hàng chỉ định thanh toán Đối với việc thanh toán bù trừ về chứngkhoán do Trung tâm lưu ký quốc gia thực hiện thông qua hệ thống tài khoảnlưu ký tại Trung tâm

Bước 6: Thanh toán và giao nhận chứng khoán

Bước này được thực hiện bởi hệ thống máy nội bộ của công ty, nó tự đốichiếu và thực hiện ghi nợ hay ghi có đối với tài khoản chứng khoán và thựchiện ghi có hay ghi nợ đối với tài khoản tiền mặt

1.3 Hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới chứng khoán

1.3.1 Quan điểm về hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ MGCK

Khi thị trường chứng khoán ra đời và ngày càng phát triển thì hoạt độngmôi giới cũng không ngừng được nâng cao Hoạt động này ra đời xuất phát từđòi hỏi khách quan của thị trường và có vai trò vô cùng quan trọng đối với sựphát triển của TTCK Chất lượng của hoạt động môi giới được hiểu là nhữnglợi ích và giá trị mà nó đem lại ở mức độ nào cho các chủ thể tham gia trênTTCK

Trang 38

Có thể đứng trên nhiều góc độ để xem xét chất lượng hoạt động môi giớicủa một CTCK như với các nhà đầu tư, với thị trường chứng khoán, và với chínhCTCK đó Họ đứng trên những lợi ích và quan niệm khác nhau để đánh giá, xemxét Do đó, có thể hiểu hiệu quả hoạt động môi giới ở các khía cạnh sau:

 Với các nhà đầu tư: hoạt động môi giới được xem là có chất lượng khicác khoản phải trả thấp Các NĐT sẽ có nhiều cơ hội để đầu tư một cách có hiệuquả với một thủ tục gọn nhẹ Ngoài ra, họ có cơ hội được hưởng thêm nhiều dịch

vụ đi kèm như cầm cố chứng khoán, được hưởng mức phí ưu đãi…

 Với các CTCK: hoạt động môi giới hiệu quả phản ánh từ nguồn thu từhoạt động này ổn định và tăng trưởng theo sự phát triển của thị trường Dựavào tính chất của hoạt động môi giới mà vị thế của CTCK ngày càng đượcnâng cao và các mối quan hệ ngày càng được mở rộng

 Với thị trường chứng khoán: hoạt động môi giới được xem là chấtlượng khi nó không ngừng góp phần phát triển các dịch vụ trên TTCK Khinguồn vốn được điều hòa trên thị trường một cách ổn định dựa vào các nhàmôi giới, đồng thời thêm nhiều tài sản tài chính được tăng thêm tính thanhkhoản thì khi ấy hoạt động môi giới được coi là có hiệu quả và chất lượng

Như vậy, để chất lượng hoạt động môi giới của CTCK đạt tới tiêu chuẩn

tốt nhất thì hoạt động này phải kết hợp được các yếu tố mà NĐT, CTCK,TTCK, người môi giới đòi hỏi để đạt tới một chất lượng tốt nhất, chuyênnghiệp nhất và tạo được uy tín trên thị trường

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động MGCK

Hiệu quả hoạt động môi giới của một công ty chứng khoán phản ánhdưới nhiều khía cạnh khác nhau Để đánh giá được hiệu quả hoạt động môigiới cần các chỉ tiêu :

Trang 39

1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính

Mức độ hài lòng của khách hàng

Khi hoạt động môi giới đáp ứng cho khách hàng thỏa mãn từ các khâu

mở tài khoản cho khách hàng, đến các khâu tiếp theo như nhận lệnh củakhách hàng, thực hiện lệnh, xác nhận kết quả khớp lệnh, thanh toán… và cácdịch vụ hỗ trợ đầu tư khác thì khi đó chất lượng hoạt động môi giới củaCTCK đã được khẳng định

Mức độ tin tưởng, thân thiện của khách hàng

Khi hoạt động môi giới của CTCK hoạt động có hiệu quả và đem lại niềmtin cho khách hàng, đồng thời họ sẽ thân thiện đón nhận những sản phẩm vàdịch vụ mới của công ty thì đó cũng chính là chỉ tiêu đánh giá được chấtlượng của hoạt động môi giới Chỉ tiêu này mang tínhcảm tính, được phảnánh qua thăm dò, điều tra, khảo sát, phỏng vấn các NĐT Thông thường, cácCTCK có bộ phận điều tra khảo sát hoặc sổ góp ý, hoặc phần trao đổi trênwebsite để các NĐT phản ánh thông tin về chất lượng và thái độ phục vụ hoạtđộng môi giới của công ty

Khả năng hiểu và đồng cảm

Thiếu đi sự đồng cảm thì sự hợp tác giữa hai bên không thể đạt đến hiệuquả tốt nhất, khó có thể kéo dài và nhà môi giới không thể là người làm việchiệu quả.Thông thường khách hàng khó có thể diễn đạt chính xác những gìmuốn nói nên người môi giới cần có kỹ năng để khai thác những thông tin vềnhu cầu khách hàng rồi lựa chọn và xác định nhu cầu lớn nhất Đó là kỹ năngđặt câu hỏi để khách hàng dễ hiểu và có thể diễn đạt rõ ràng hơn nhu cầu,mục tiêu cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của họ để từ đó đưa ra lời khuyênphù hợp nhất Hiệu quả công việc sẽ thể hiện được khả năng hiểu và đồngcảm với khách hàng

Trang 40

Người môi giới phải biết giải quyết các vấn đề của khách hàng, giảp đápthắc mắc cách thỏa đáng.

Thường xuyên kiểm tra tài khoản của khách hàng, gửi cho khách hàngnhững bản báo cáo về tình hình đầu tư của khách hàng và những bản tin thíchhợp

Tóm lại, chất lượng dịch vụ thể hiện hiệu quả công việc ở việc nhà môigiới có thể trở thành nhà tư vấn tài chính, người bạn tin cậy của khách hàng

Kiến thức về đầu tư

Nhà môi giới phải hiểu lĩnh vực đầu tư Nếu NĐT muốn đầu tư vào một

cổ phiếu nào đó thì nhà môi giới cần phải có kiến thức về xu hướng của thịtrường đối với cổ phiếu đó, nếu NĐT quan tâm đến trái phiếu thì nhà môi giớiphải đưa ra ý kiến xác đáng về lãi suất của thị trường trái phiếu Đó là phầnviệc tư vấn tài chính trong hoạt động môi giới chuyên nghiệp và cũng là chỉtiêu đánh giá phát trình độ của một nhà môi giới hay cao hơn nữa là sự pháttriển của hoạt động môi giới

Trình độ công nghệ, cơ sở vật chất kĩ thuật của CTCK

Được thể hiện thông qua những phương tiện kĩ thuật khách hàng có thểnhìn thấy như: bảng giao dịch điện tử, máy tính nối mạng toàn hệ thống… hay

Ngày đăng: 03/05/2015, 08:21

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w