Các kỹ năng của người môi giới chứng khoán

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) (Trang 30)

- Kinh doanh có kỹ năng, tận tụy và có tinh thần trách nhiệ m: một

1.2.5.Các kỹ năng của người môi giới chứng khoán

Xuất phát từ yêu cầu và đặc điểm của công việc đòi hỏi nghề môi giới phải có những phẩm chất, tư cách đạo đức, kỹ năng trong công việc và công tâm, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Chính vì thế mà nghề môi giới đòi hỏi phải nắm vững và sử dụng được thành thục bốn kỹ năng cơ bản. Những kỹ năng này không tách rời nhau mà gắn bó, hỗ trợ cho nhau trong toàn bộ quá trình hành nghề chứng khoán.

1.2.5.1. Kỹ năng truyền đạt thông tin

Để thành công trong việc cung ứng các dịch vụ mua bán chứng khoán, người môi giới phải luôn đặt khách hàng lên trên hết và doanh thu của mình là yếu tố thứ yếu. Đây là điểm then chốt trong hoạt động dịch vụ tài chính và phải được thể hiện ngay từ khi tiếp xúc với khách hàng.

1.2.5.2. Kỹ năng tìm kiếm khách hàng

Mỗi người môi giới với các phong cách và tư duy làm việc khác nhau dẫn đến có nhiều cách để tìm kiếm khách hàng. Có thể khái quát thành 6 phương pháp cơ bản sau: những đầu mối gây dựng từ công ty hoặc các tài khoản chuyển nhượng lại, những lời giới thiệu khách hàng, mạng lưới kinh doanh, các chiến dịch viết thư, các cuộc hội thảo, gọi điện làm quen.

1.2.5.3. Kỹ năng khai thác thông tin ở khách hàng

Để nắm bắt được nhu cầu của các nhà đầu tư thì một trong những nguyên tắc trong hành nghề môi giới là phải tìm hiểu khách hàng để nắm bắt được khả năng tài chính, mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng.

1.2.5.4. Kỹ năng bán hàng

Người môi giới không chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các kiến thức về thị trường mà họ còn phải hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp của mình như: khả năng thuyết trình nắm bắt được tâm lý của người mua và bán chứng khoán, khả năng truyền đạt thông tin… để khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm mà công ty mình cung cấp. Ngoài ra các dịch vụ sau bán hàng cũng vô cùng quan trọng vì qua đó, người môi giới củng cố được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

1.2.6. Quy trình nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng Bước 1:Mở tài khoản

Trước khi thực hiện mua bán chứng khoán qua môi giới thì khách hàng phải mở tài khoản giao dịch tại công ty. Khách hàng được các nhân viên môi giới hướng dẫn các thủ tục mở tài khoản. Có thể khái quát quy trình mở tài khoản của khách hàng bao gồm các bước sau:

- Nhân viên môi giới gặp gỡ khách hàng mở tài khoản

- Nhân viên môi giới giúp khách hàng điền vào giấy yêu cầu mở tài khoản và ký hợp đồng giao dịch, sao chụp giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ

Sở giao dịch CkOTCThị trường thứ cấp Công ty chứng khoán Khách hàng

chiếu, giấy đăng ký kinh doanh đối với khách hàng là tổ chức, kiểm tra sự khớp đúng và tính hợp lý.

- Nhân viên môi giới cấp số hợp đồng, số tài khoản (theo dúng quy định mà không trùng với số đã cấp) và viết, ký thẻ giao dịch

- Tập hợp hồ sơ khách hàng (hợp đồng, giấy yêu cầu mở tài khoản, bản sao Giấy CMND, thẻ giao dịch)

- Phó trưởng phòng môi giới kiểm soát và ký

- Trưởng phòng môi giới kiểm tra, ký duyệt giấy yêu cầu mở tài khoản và hợp đồng

- Nhân viên môi giới chuyển thẻ tài khoản, hợp đồng cho khách hàng

- Nhân viên môi giới lưu hồ sơ của khách hàng và khai báo trên hệ thống máy nội bộ

Sau khi giúp khách hàng mở hợp đồng giao dịch chứng khoán, nhân viên môi giới hướng dẫn nhà đầu tư nộp tiền ký quỹ và giải đáp các thắc mắc cũng như những yêu cầu của khách hàng.

Bước 2: Nhận lệnh của khách hàng

Khi nhận lệnh của khách hàng, nhân viên môi giới có trách nhiệm kiểm tra phiếu lệnh có hợp lệ không, sau đó nhân viên môi giới có trách nhiệm nhập lệnh của khách hàng vào hệ thông giao dịch của thị trường. Trong trường hợp lệnh của khách hàng không nhập kịp trong đợt giao dịch thì phải thông báo cho khách hàng và trả lại phiếu lệnh cho khách hàng.

Ngoài việc nhận lệnh trực tiếp từ khách hàng, nhân viên môi giới còn phải nhận lệnh của khách hàng qua điện thoại, fax, hay hệ thống máy điện tử….

Lệnh mua hay lệnh bán: thông thường từ “mua” hay “bán” không được viết ra mà người ta dùng chữ cái “B” hay “S” để thể hiện. Hầu hết các thị trường chứng khoán sử dụng các lệnh mua bán được in sẵn. Hai mẫu lệnh này được in bằng hai mầu mực khác nhau hay trên hai mầu giấy khác nhau để dễ phân biệt.

Số lượng các chứng khoán: số lượng này được thể hiện bằng các con số. Một lệnh có thể thực hiện kết hợp giữa giao dịch một lô chẵn và một lô lẻ

Mô tả chứng khoán được giao dịch ( tên hay ký hiệu ): Tên của chứng khoán có thể được viết ra hoặc viết tắt hay thể hiện bằng ký hiệu, biểu hiện được mã hoá và đăng ký trước.

Số tài khoản của khách hàng, tên tài khoản, ngày giao dịch và đưa ra lệnh. Giá các loại lệnh giao dịch mà khách hàng yêu cầu ( lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng, lệnh dừng giới hạn…). Nếu là lệnh bán công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng đưa ra số chứng khoán muốn bán để kiểm tra trước khi thực hiện lệnh hoặc đề nghị khách hàng ký quỹ một phần số chứng khoán cần bán theo một tỷ lệ nhất định do Uỷ ban chứng khoán quy định.

Trong trường hợp chứng khoán của khách hàng đã được lưu ký, công ty sẽ kiểm tra trên số tài khoản của khách hàng đã lưu lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu là lệnh mua, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một số tiền nhất định trên tài khoản của khách hàng ở công ty. Khoản tiền này được tinh trên một tỷ lệ % giá trị mua theo lệnh.

Bước 3: Thực hiện lệnh của khách hàng

Khi phiếu lệnh được kiểm tra hợp lệ và nhập thành công vào hệ thống máy nội bộ của công ty thì nhân viên môi giới có trách nhiệm thực hiện lệnh của khách hàng vào hệ thống của thị trường.

Trên thị trường giao dịch tập trung, lệnh giao dịch của khách hàng được chuyển đến Sở giao dịch tập trung. Các lệnh được khớp với nhau để hình thành giá cả cạnh tranh tốt nhất trên thị trường tuỳ theo phương thức khớp giá của thị trường. Trên thị trường OTC cũng thực hiện tương tự.

Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh

Sau khi thực hiện nhập lệnh xong trên cơ sở số lệnh được khớp do Sở giao dịch chứng khoán chuyển tới, CTCK có trách nhiệm lập thông báo kết quả giao dịch và gửi tới khách hàng.

Bước 5: Thực hiện thanh toán bù trừ giao dịch

Việc thanh toán bù trừ các giao dịch dựa trên số tài khoản của các CTCK tại ngân hàng chỉ định thanh toán. Đối với việc thanh toán bù trừ về chứng khoán do Trung tâm lưu ký quốc gia thực hiện thông qua hệ thống tài khoản lưu ký tại Trung tâm.

Bước 6: Thanh toán và giao nhận chứng khoán

Bước này được thực hiện bởi hệ thống máy nội bộ của công ty, nó tự đối chiếu và thực hiện ghi nợ hay ghi có đối với tài khoản chứng khoán và thực hiện ghi có hay ghi nợ đối với tài khoản tiền mặt.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) (Trang 30)