Tình hình hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) (Trang 62)

- Kinh doanh có kỹ năng, tận tụy và có tinh thần trách nhiệ m: một

2.2.1.Tình hình hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam

3 Bùi Thế Tân Giám đốc Bộ phận kinh doanh Chứng khoán 4Trần KiênGiám đốc Bộ phận Tư vấn Tài chính DN

2.2.1.Tình hình hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam

Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là mục tiêu đã được Đảng và chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX) nhằm xác lập 1 kênh huy động vốn mới cho nhà đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với chính phủ.

Ra đời từ năm 2000 với sự ra đời của Trung tâm GDCK thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh), thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng và vượt bậc về cả quy mô lẫn chất lượng thị trường. Trải qua rất nhiều thăng trầm nhưng đến nay có thể nói thị trường đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ và là một kênh thu hút vốn đầu tư lớn từ cả nguồn trong nước và nước ngoài. Nếu như ngày đầu khai trương TTGDCK TP HCM mới chỉ có 2 công ty niêm yết thì tính đến hết năm 2013 đã có hơn 690 công ty niêm yết với tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt trên 964.000 tỷ đồng, bằng 31% GDP. Điều này dẫn đến số lượng giao dịch và nhu cầu tìm kiếm thông tin của các nhà đầu tư gia tăng.Để đáp ứng yêu cầu đó, hàng loạt công ty chứng khoán ra đời và đang cạnh tranh một cách mạnh mẽ. Để thu hút được nhiều nhà đầu tư về phía mình, các công ty chứng khoán đã đưa ra rất nhiều chính sách và sản phẩm phong phú nhằm đem lại tiện ích lớn nhất cho khách hàng.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam được thể hiện qua các bảng biểu sau:

2.2.1.1. Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam qua các năm và Tỷ lệ Vốn hóa đạt trên GDP.

Năm 2010 2011 2012 2013

Vốn hóa thị trường 726 536 765 964

Bảng 2.2: Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam qua các năm

(Nguồn: Stoxplus thống kê hết ngày 29/12/2013)

Biểu đồ 2.2:Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam qua các năm

(Nguồn: Stoxplus thống kê hết ngày 29/12/2013)

Đơn vị tính: %

Năm 2010 2011 2012 2013

Tỷ lệ vốn hóa đạt

trên GDP 39 32 29 31

Bảng 2.3: Tỷ lệ vốn hóa đạt trên GDP qua các năm

(Nguồn: Stoxplus thống kê hết ngày 29/12/2013)

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ vốn hóa đạt trên GDP qua các năm

Nhận xét: Nhìn chung giai đoạn từ năm 2010 – 2013 Vốn hóa TTCK

Việt Nam là tăng, tuy nhiên sự thay đổi giữa các năm liền kề lại không cùng xu hướng, cụ thể:

+) Năm 2010, Năm 2010 đánh dấu chặng đường 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam, Vốn hóa TTCK Việt Nam năm nay đạt 726 tỷ đồng, tăng gần 8, 7% so với năm 2009. Năm 2010 là năm TTCK phải trải qua nhiều thăng trầm, trắc trở và nỗi niềm. Nhiều chính sách được cơ quan có chức năng đưa ra như thông tư 13, sẽ cho giao dịch T+2 …nhưng cuối cùng thì đây cũng chỉ là những chính sách “ hẫng” vẫn chưa thực hiện được. Năm 2010 là năm TTCK làm tốt chức năng huy động Vốn cho nền kinh tế. Con số phát hành nêu trong bản cáo bạch của các DN được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) chấp thuận tính từ ngày 1/1/2010 đến 21/12/2010 lên tới trên 62.000 tỷ đồng, bằng khoảng 10% giá trị vốn hóa toàn TTCK Việt Nam. Năm nay cũng là năm nở rộ các thương vụ thâu tóm sát nhập , điển hình là các cuộc thâu tóm như: Công ty Cổ phần Thủy sản Hùng Vương (mã: HVG- HOSE) thâu tóm Công ty Cổ phần Thủy sản An Giang (mã: AGF), CPCP vàng Phú Nhuận (mã:PNJ) thâu tóm Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn (mã: SFC), Công ty Cổ phần Sản xuất, thương mại Thành Thành Công chào mua công khai 2,24 triệu cổ phiếu NHS để thâu tóm Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa, Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (mã: DVD) thâu tóm Công ty Cổ phần Dược Hà Tây (mã: DHT). Mới đây nhất là vụ thâu tóm tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Descon (mã: DCC) của nhóm cổ đông BTA sở hữu quá bán cổ phần và “soán ngôi” kiểm soát hội động quản trị (có 3/5 thành viên) Công ty Descon, cho thấy hoạt động thâu tóm đang có xu hướng chuyển sang một hình thái mới.

+) Năm 2011, Quy mô thị trường bị thu hẹp khi mức vốn hóa thị trường tại thời điểm 31/12/2011 giảm đáng kể, chỉ đạt 536.000 tỷ đồng, giảm

187.000 tỷ đồng (26%) so với mức 726.000 tỷ đồng cuối năm 2010.Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường sụt giảm mạnh nhất trên thế giới trong năm 2011. Thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó khăn, bất ổn vĩ mô như lạm phát cao, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, phần lớn doanh nghiệp không đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra. Xu hướng suy giảm chiếm ưu thế rõ rệt với HNX-Index giảm 48,6%, VN Index giảm 27,5%. 62% số cổ phiếu trên cả 2 sàn có thị giá dưới mệnh giá.

+) Năm 2012, Vốn hóa toàn thị trường đạt 765 tỷ đồng. năm 2012 cũng chứng kiến 2 giai đoạn phát triển trái ngược nhau của toàn thị trường trong nữa đầu năm và nửa cuối năm Thị trường bứt phá trong những ngày đầu năm 2012 như một lò xo nén sau một quãng thời gian dài giảm điểm của năm 2011.

Các thông tin đẩy thị trường tăng vọt trong giai đoạn nửa đầu năm 2012 bao gồm:

Thông tin Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 3 văn bản thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý TTCK Việt Nam

Sự ra đời của chỉ số VN30-Index

Động thái cắt giảm lãi suất nhanh và mạnh từ 14%/năm xuống 9%/năm Kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều

Các thông tin này khiến VN-Index đã tăng gần 40%, HNX-Index tăng 44% trong vòng 5 tháng so với cuối năm 2011 và trở thành một trong những TTCK tăng ấn tượng nhất trên thế giới. Tuy nhiên thành quả này đã bị đánh mất hoàn toàn sau ngày 9/5/2012.

Nửa cuối thất bại của năm 2012:

Nợ xấu tăng cao, thị trường gần như bị “shock” sau thông báo chính thức của NHNN về tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống lên tới 10% thay vì 4% như các

hiện. Niềm tin thị trường lung lay sau “quả bom” Habubank công bố tình hình tài chính bi bét đã được che đậy với tỷ lệ nợ xấu lên tới 13% và cần được giải cứu.Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được đẩy mạnh, SHB tham gia vào tái cơ cấu Habubank. Thị trường trở nên thiếu tiền trầm trọng, mặc dù lãi suất giảm mạnh song các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay do các ngân hàng phải xử lý nợ xấu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình trở nên bi bét hơn sau ngày 21/8 – ngày được coi là “ngày thứ ba đen tối” của TTCK Việt Nam khi ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập của ngân hàng ACB bị bắt. Tiếp theo đó, lãnh đạo ngân hàng ACB bị khởi tố, Chủ tịch STB bị điều tra đã khiến lòng tin vào thị trường ngày càng lung lay. Cổ phiếu ngân hàng bị bán sàn liên tiếp, bị cắt margin khiến thị trường gần như lao dốc không phanh.

+) Năm 2013 Vốn hóa toàn thị trường tăng mạnh đạt 964 tỷ đồng tăng 26% so với năm 2012. Sự ổn định của kinh tế vĩ mô và hàng loạt những chính sách quản lý, tái cấu trúc thị trường chứng khoán (TTCK) đã đem lại sự khởi sắc cho TTCK Việt Nam trong năm 2013. Với nền tảng này, bước vào năm 2014, kỳ vọng thị trường có những bước chuyển động tích cực hơn, tiếp tục khẳng định vai trò của một kênh dẫn vốn quan trọng cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

2.2.1.2. Số lượng Công ty chứng khoán qua các năm.

Đơn vị tính: công ty

Năm 2010 2011 2012 2013

Số lượng công ty chứng

khoán 105 102 108 104

Bảng 2.4: Số lượng công ty chứng khoán qua các năm

Biểu đồ 2.4: Số lượng công ty chứng khoán qua các năm

(Nguồn: Ủy ban chứng khoán)

Nhận xét:Cùng với sự phát triển của TTCK thì các tổ chức tài chính

trung gian cũng ra đời, trong đó sự phát triển đáng kể là các Công ty chứng khoán với hơn 100 Công ty hoạt động trong giai đoạn 2010 – 2013, tuy số lượng các Công ty chứng khoán tăng mạnh nhưng về chất lượng thì vẫn không đảm bảo được yêu cầu của thị trường như trình độ nhân viên, khoa học công nghệ, tiềm lực tài chính, tính minh bạch trong công bố thông tin…Đồng thời qua các năm thì số Công ty chứng khoán hoạt động hiệu quả chiếm 1 phần không lớn trong tổng số Công ty chứng khoán đang hoạt động. Các năm gần đây nhận thấy rõ sự bất cập và về khả năng của các Công ty chứng khoán UBCK Nhà nước đang có phương pháp phát triển về chất và thu hẹp về số lượng các Công ty chứng khoán bằng các thương vụ Mua bán – Sát nhập: TLS đổi tên thành MBS, Chứng khoán Đông Dương sát nhập với KEVS….

2.2.1.3. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán

Đơn vị tính: nghìn tài khoản

Năm 2010 2011 2012 2013

Số lượng tài khoản giao dịch

chứng khoán 1.100 1.150 1.262 1.270 Bảng 2.5: Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán qua các năm

(Nguồn: Ủy ban chứng khoán)

Biểu đồ 2.5: Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán qua các năm

Nhận xét:Ta có thể thấy, số lượng tài khoản gia tăng thêm mỗi năm đáng

kể từ năm 2009-2013. Theo Ủy ban Chứng khoán, tính đến cuối năm 2010, mạng lưới, quy mô hoạt động của công ty chứng khoán ngày càng được mở rộng với 133 chi nhánh và 80 phòng giao dịch (so với cuối năm 2009 là 80 chi nhánh, 42 phòng giao dịch) đang hoạt động tập trung ở nhiều tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Cần Thơ, Hải Phòng. Cùng với sự phát triển mạng lưới hoạt động, số lượng tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán cũng tăng mạnh với tổng số trên 1.000.000 tài khoản, tăng 25% so với năm 2009. Tính đến tháng 12/2011, con số này đã tăng lên 1.15 triệu tài khoản. Tuy nhiên, giá trị giao dịch bình quân trong năm 2011 chỉ đạt 1.406 tỷ đồng/phiên, chỉ bằng ½ của năm 2010.

Năm 2012, số lượng này đạt 1,262 triệu tài khoản giao dich, con số này tăng chủ yếu do VSD đã cấp 432 mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài, bằng 58,9% so với cùng kỳ, đưa tổng số mã giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài lên 16.001 mã giao dịch, số tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư được cấp mới là 7.869 tài khoản (trong đó: tổ chức trong nước 111; cá nhân trong nước 7.701; tổ chức nước ngoài 14; cá nhân nước ngoài 35) đưa tổng số tài khoản giao dịch hiện có của các nhà đầu tư lên gần 1.262 nghìn tài khoản.

Đến năm 2013 TTCK cũng không có sự phát triển mạnh mẽ so với năm 2012 về giá trị giao dịch, số lượng cổ phiếu…nên số tài khoản tăng lên trong năm này là không đáng kể so với 2012, cụ thể là tăng 0,64% từ 1,262 tăng lên 1,270 triệu tài khoản.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) (Trang 62)