1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN gửi TIẾT KIỆM cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐĂK NÔNG

105 766 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 442,76 KB

Nội dung

Đắk Nông là tỉnh mới được thành lập trên cơ sở chia tách từ tỉnh Đăk Lăk từ đầu năm 2004 thuộc khu vực miền Trung Tây Nguyên, là nơi có tài nguyên thiên nhiên lớn đáng kể là rừng tự nhiên, khoáng sản có quặng Bô xít với trữ lượng lớn hơn 4,5 tỷ tấn, mỏ đá quý Trường Xuân, ..., có nhiều cảnh quan kỳ thú phục vụ du lịch sinh thái như Thác Ba Tầng, Dray Sap, Trinh nữ… Bên cạnh đó, Đắk Nông còn có lợi thế về giao thông, chạy dọc theo tỉnh là đường Hồ Chí Minh và tương lai sẽ có tuyến đường sắt đi từ Đắk Nông xuống Chơn Thành ra cảng Thị Vải, đây là điều kiện để Đắk Nông giao lưu với các vùng kinh tế trọng điểm và động lực của cả nước. Đắk Nông là nơi hội tụ nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Vì thế, nhu cầu tài chính, vốn, sử dụng dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp và cá nhân tăng đột biến làm cho Đắk Nông trở thành thị trường cung cấp sản phẩm tín dụng và huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng, trong đó có Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Từ trước đến nay, vốn được xem là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với các NHTM với tư cách là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. Ngoài nguồn vốn tự có, các nguồn vốn vay,…thì nguồn vốn huy động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến công tác huy động vốn, nó quyết định sự tồn tại của mỗi ngân hàng. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đăk Nông huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau như huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá, huy động từ các TCTD và chủ yếu là huy động vốn từ nhận tiền gửi của khách hàng,… Có thể thấy, để đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn vốn lớn của nền kinh tế trên địa bàn, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đăk Nông cần phải khai thác triệt để các nguồn tiền gửi, đặc biệt là nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Hơn nữa đối với tỉnh mới thành lập, đầy tiềm năng như Đăk Nông, đây cũng là nguồn vốn rất lớn và quan trọng mà Ngân hàng có thể huy động được và cần được khai thác một cách triệt để. Nhận thấy rõ được điều này em đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CÁ NHÂN CỦA NHTM 4

1.1 Khái quát về hoạt động huy động vốn của NHTM 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Phân loại nguồn vốn và tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn của NHTM 4

1.1.3 Các hình thức huy động vốn 10

1.2 Nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân của NHTM 14

1.2.1 Khái niệm tiền gửi tiết kiệm cá nhân 14

1.2.2 Đặc trưng của tiền gửi tiết kiệm cá nhân 15

1.2.3 Phân loại 16

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân của NHTM 17

1.3.1 Các nhân tố khách quan 17

1.3.2 Các nhân tố chủ quan 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG 22

2.1 Khái quát Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Nông 22

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 22

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 24

2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động 25

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014 .28

2.2 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Nông 41

Trang 2

nhánh Vietinbank Đăk Nông 41

2.2.2 Tình hình về huy động tiền gửi cá nhân tại Chi nhánh Vietinbank Đăk Nông 44

2.2.3 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại Chi nhánh Vietinbank Đăk Nông 50

2.3 Đánh giá chung về huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đăk Nông 58

2.3.1 Những kết quả đạt được 58

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 61

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG 67

3.1 Những định hướng vụ huy động vốn Chi nhánh năm 2015 67

3.2 Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Đăk Nông 68

3.2.1 Tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị các sản phẩm TGTK

68 3.2.2 Nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng cá nhân 75

3.2.3 Các giải pháp bổ trợ 81

3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Đắk Nông 89

3.3.1 Đối với Chính phủ 89

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 91

3.3.3 Đối với ngân hàng Vietinbank Hội sở 92

3.3.4 Đối với cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 94

KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

Bảng 2.1 Thực trạng nguồn vốn tại Ngân hàng VietinBank – CN Đăk Nông

giai đoạn 2012 – 2014 29

Bảng 2.2 Dư nợ cho vay của Vietinbank Đăk Nông giai đoạn 2012 – 2014 33 Bảng 2.3 Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Đăk Nông giai đoạn 2012 – 2014 36

Bảng 2.4 Nguồn huy động theo thành phần kinh tế của Chi nhánh qua các năm 2012-2014 46

Bảng 2.5 Nguồn vốn huy động tiền gửi cá nhân của Chi nhánh giai đoạn 2012-2014 47

Bảng 2.6 Tiền gửi tiết kiệm cá nhân theo kỳ hạn 50

Bảng 2.7 Tiền gửi tiết kiệm theo theo loại đồng tiền 53

Bảng 2.8 Bảng phân tích tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn theo hình thức gửi 56

Bảng 3.1 Chi phí thực hiện quảng cáo qua các Catalog của Chi nhánh 69

Bảng 3.2 Dự tính chi phí thực hiện một số hình thức quảng cáo truyền thống 70

Bảng 3.3 Dự tính chi phí của buổi hội thảo khách hàng 74

Trang 4

Biểu đồ 2.1 Vốn huy động của Ngân hàng VietinBank Chi nhánh Đăk Nônggiai đoạn 2012 - 2014 30Biểu đồ 2.2 Tình hình huy động vốn của Vietinbank Đăk Nông theo từng địabàn 31Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay thời gian về tín dụng của Vietinbank CN Đắk Nông 33Biểu đồ 2.4 Nợ xấu,nợ quá hạn của Vietinbank Đăk Nông năm 2012 – 2014 35Biểu đồ 2.5 Thị phần nguồn vốn của Ngân hàng VietinBank – Chi nhánhĐăk Nông năm 2012 – 2014 39Biểu đồ 2.6 Nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm trên địa bàn 45Biểu đồ 2.7 Cơ cấu tiền gửi CN của Vietinbank Đăk Nông năm 2012 – 2014 48Biểu đồ 2.8 Biểu đồ thể hiện Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn 51Biểu đồ 2.9 Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm cá nhân theo loại tiền gửi 54

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức tại Vietinbank Đăk Nông 25

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đắk Nông là tỉnh mới được thành lập trên cơ sở chia tách từ tỉnh ĐăkLăk từ đầu năm 2004 thuộc khu vực miền Trung Tây Nguyên, là nơi có tàinguyên thiên nhiên lớn đáng kể là rừng tự nhiên, khoáng sản có quặng Bô xítvới trữ lượng lớn hơn 4,5 tỷ tấn, mỏ đá quý Trường Xuân, , có nhiều cảnhquan kỳ thú phục vụ du lịch sinh thái như Thác Ba Tầng, Dray Sap, Trinhnữ… Bên cạnh đó, Đắk Nông còn có lợi thế về giao thông, chạy dọc theo tỉnh

là đường Hồ Chí Minh và tương lai sẽ có tuyến đường sắt đi từ Đắk Nôngxuống Chơn Thành ra cảng Thị Vải, đây là điều kiện để Đắk Nông giao lưuvới các vùng kinh tế trọng điểm và động lực của cả nước Đắk Nông là nơi hội

tụ nhiều tiềm năng phát triển kinh tế Vì thế, nhu cầu tài chính, vốn, sử dụng dịch

vụ ngân hàng của các doanh nghiệp và cá nhân tăng đột biến làm cho Đắk Nôngtrở thành thị trường cung cấp sản phẩm tín dụng và huy động đầy tiềm năng chocác ngân hàng, trong đó có Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Từ trước đến nay, vốn được xem là một trong những yếu tố đầu vào cơbản của quá trình hoạt động kinh doanh Đối với các NHTM với tư cách làmột tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì vốn lại có một vaitrò hết sức quan trọng Ngoài nguồn vốn tự có, các nguồn vốn vay,…thìnguồn vốn huy động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của cácngân hàng Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến công tác huy động vốn, nóquyết định sự tồn tại của mỗi ngân hàng Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam – Chi nhánh Đăk Nông huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau nhưhuy động thông qua phát hành giấy tờ có giá, huy động từ các TCTD và chủ yếu

là huy động vốn từ nhận tiền gửi của khách hàng,… Có thể thấy, để đáp ứng kịpthời nhu cầu nguồn vốn lớn của nền kinh tế trên địa bàn, Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam – Chi nhánh Đăk Nông cần phải khai thác triệt để cácnguồn tiền gửi, đặc biệt là nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư Hơn nữa đối vớitỉnh mới thành lập, đầy tiềm năng như Đăk Nông, đây cũng là nguồn vốn rất

Trang 8

lớn và quan trọng mà Ngân hàng có thể huy động được và cần được khai thác

một cách triệt để Nhận thấy rõ được điều này em đã chọn đề tài: “Giải pháp

tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông” để làm khóa luận tốt

nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu của bài khóa luận

Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về huy động vốn, huy động tiền gửitiết kiệm cá nhân và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy độngtiền gửi tiết kiệm cá nhân của NHTM Sử dụng các phương pháp tổng hợp,phân tích so sánh để phân tích kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tạiChi nhánh Và đưa ra những nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được,những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động huy động tiền gửitiết kiệm cá nhân tại Chi nhánh Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghịnhằm tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại Chi nhánh trong thờigian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân của NHTM.

- Phạm vi nghiên cứu: Huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đăk Nông giai đoạn 2012 - 2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài khóa luận áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, sosánh, đối chiếu và phương pháp mô tả bằng đồ thị…

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận, bài khóa luận tốt nghiệp được trình bàythành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân

của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đăk Nông

Trang 9

Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh - Đăk Nông

Cuối cùng, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị nhân viêntại Chi nhánh, em cũng xin chân thành cảm ơn đến ThS Đặng Thị Thơi người

đã quan tâm theo dõi, hướng dẫn và giúp em có thể hoàn thành bài khóa luậntốt nghiệp này

Do kiến thức và khả năng hiểu biết thực tế còn nhiều hạn chế nên bàikhóa luận này của em khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị để bài khóaluận này hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM

CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về hoạt động huy động vốn của NHTM

1.1.1 Khái niệm

Huy động vốn là một trong các nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn của ngânhàng thương mại, thông qua việc ngân hàng nhận ủy thác và quản lý cáckhoản tiền từ khách hàng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi đáp ứngnhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng [1, tr 22]

Hoạt động huy động vốn của các NHTM là hoạt động mà trong đó cácngân hàng này tìm kiếm nguồn vốn khả dụng từ các chủ thể khác nhằm mụcđích kinh doanh và đảm bảo sự vận hành bình thường, hiệu quả của bản thânngân hàng theo đúng các quy định pháp luật

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quantrọng nhất của ngân hàng thương mại Hoạt động này mang lại nguồn vốn đểngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấpcác dịch vụ ngân hàng cho khách hàng Nhìn vào bảng cân đối tài sản củangân hàng thương mại, chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn được phảnánh bên tài sản Nợ Do đó, huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài sản

Nợ [2, tr 218]

1.1.2 Phân loại nguồn vốn và tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

1.1.2.1 Phân loại nguồn vốn

Về cơ bản nguồn vốn của Ngân hàng có thể được phân loại thành các dạng

cơ bản sau:

Vốn tự có (vốn chử sở hữu) [4, tr 240]

Vốn tự có (vốn chủ sở hữu): Là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sungtrong quá trình hoạt động Nguồn vốn ban đầu là nguồn tuy không chiếm tỷ

Trang 11

trọng lớn, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng Vốn chủ sở hữu của Ngân hàngbao gồm:

- Vốn điều lệ: Đây là vốn được tạo thành ban đầu khi mới thành lập

NHTM và ghi vào điều lệ ngân hàng Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theoquy định của pháp luật (ở các nước và ở Việt Nam đều có quy định mức vốnpháp định cho mỗi loại ngân hàng) Vốn điều lệ được ngân sách Nhà nướccấp nếu đó là ngân hàng công, do các cổ đông đóng góp theo cổ phần nếu làngân hàng cổ phần Vốn điều lệ có thể được thay đổi theo xu hướng tăng lênnhờ được cấp bổ sung, hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung, hoặc được kếtchuyển từ quỹ dự trữ bổ sung điều lệ theo quy định của mỗi nước Vốn điều lệđược sử dụng trước hết để xây dựng, mua sắm tài sản cố định, các phươngtiện làm việc và quản lý, tức tạo ra cơ sở vật chất cho hoạt động của Ngânhàng Ngoài ra các NHTM còn được sử dụng vốn điều lệ để hùn vốn liêndoanh, cấp vốn cho các công ty trực thuộc và các hoạt động kinh doanh khác

- Các quỹ ngân hàng: NHTM cũng là một tổ chức kinh tế, vì vậy các

NHTM đều được quyền trích lập các quỹ như các đơn vị kinh tế khác, để sửdụng cho các mục đích nhất định Ngoài ra, NHTM hoạt động trong lĩnh vựckinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, được xem là một lĩnh vực “đặc biệt”,nên hầu hết hệ thống luật ngân hàng các nước đều cho phép các NHTM đượctrích lập Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Thông thường quỹ này được tríchtheo tỷ lệ quy định (khoảng 5%) từ lợi nhuận ròng hàng năm, cho đến khi nào

số dư quỹ này ngang bằng vốn điều lệ Như vậy các quỹ của ngân hàngthương mại bao gồm: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, gọi tắt là quỹ dữ trữ;Quỹ đầu tư phát triển kĩ thuật, nghiệp vụ; Quỹ dự phòng (gồm dự phòng tàichính, dự phòng trợ cấp…)…

Vốn tự có tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM song

nó lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại và phát triển của mộtngân hàng Mặc khác, với chức năng bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngânhàng, vốn tự có được coi như tài sản đảm bảo để giữ vững lòng tin nơi khách

Trang 12

hàng và duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ.

Vốn tự có được dùng để mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất kỹ

thuật, tạo điều kiện tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoài

ra vốn tự có góp phần điều chỉnh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng (quy

mô, giá trị tài sản cố định, cơ cấu tài sản,…).

Vốn huy động (Mobilized Capital) [4, tr 241]

Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu (bao gồm của phápnhân và thể nhân) mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng Đây lànguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kì một NHTM nào Tính chấtquan trọng của vốn huy động được thể hiện ở chỗ nó không những chiếm tỉtrọng lớn trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng, mà còn là tiền nhàn rỗicủa xã hội được huy động và tập trung để sử dụng có hiệu quả cho các yêucầu của nền kinh tế - xã hội Vốn huy động theo tính chất được phân loạithành hai nhóm:

Nhóm 1: Vốn huy động hoạt kỳ, bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của các

tổ chức kinh tế, cá nhân, tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác.Đây là loại tiền gửi mà theo tính chất của nó, khách hàng được linh hoạt sửdụng, người ta gọi đó là tiền gửi có thể phát séc để chỉ tính linh hoạt của nó.Chủ tài khoản được quyền lập thư chuyển tiền, phát hành séc rút tiền từ tàikhoản một cách tự do, không phải báo trước Các đơn vị, cá nhân gửi tiền vàotài khoản này không nhằm tới mục đích hưởng lãi, mà nhằm phục vụ nhu cầugiao dịch thanh toán cho chính mình Vì vậy đối với loại vốn này, lãi suấtkhông phải là công cụ chính để thu hút nguồn vốn này, mà công cụ chính làdịch vụ ngân hàng cung cấp theo có đơn giản, thuận lợi, an toàn và nhanhchóng, kịp thời hay không Thông thường khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng

để mở tài khoản là những ngân hàng có quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp, có

hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại

Nhóm 2: Vốn huy động định kỳ, gồm tiền gửi định kỳ, tiền gửi tiết kiệm

của cá nhân, tổ chức, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… Đặc điểm của loại

Trang 13

vốn này là khách hàng chỉ được rút tiền khi đáo hạn (tuy nhiên trong điềukiện bình thường, các ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút tiền trước hạn).Vốn huy động định kỳ là nguồn vốn ổn định, vì vậy nó không những được sửdụng để cấp tín dụng ngắn hạn mà còn được sử dụng để cấp tín dụng trung,dài hạn, trong khi về lý thuyết, nguồn vốn hoạt kỳ chỉ được sử dụng để chovay ngắn hạn Đối với vốn huy động định kỳ, người gửi tiền có mục đích làxác định hưởng lãi Vì vậy họ sẽ chọn ngân hàng nào có lãi suất cao hơn chứkhông đòi hỏi hệ thống dịch vụ hiện đại như đối với nguồn vốn hoạt kỳ Với

lý do đó, các ngân hàng thường sử dụng công cụ lãi suất để tập trung nguồnvốn này Cạnh tranh lãi suất để thu hút nguồn vốn này là cuộc cạnh tranh hợp

lý và gay gắt

Do nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn, nêntrong nghiệp vụ nguồn vốn các NHTM đều tập trung để thu hút nguồn vốnhuy động Tuy nhiên, do đây là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu nên việchuy động và sử dụng nguồn vốn này phải tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản là:hoàn trả, bảo mật, trả lãi

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại đápứng hầu hết các nhu cầu về hoạt động tín dụng và các dịch vụ khác của cácngân hàng này Nếu huy động được nguồn vốn giá rẻ, chi phí thấp, ngân hàng

sẽ có thể thu được lợi nhuận cao, ngân hàng phải có chiến lược thu hút nguồnvốn hợp lý từ đó mới có chiến lược cho vay có hiệu quả

Vốn đi vay (Borrowed Capital) [4, tr 242]

Đối với những ngân hàng vừa và nhỏ, tình trạng thiếu vốn kinh doanhdiễn ra thường xuyên cần phải bổ sung nguồn vốn bằng cách đi vay các ngânhàng khác

Đối với những ngân hàng có điều kiện mở rộng cho vay, do thủ tục chovay đơn giản, điều kiện cho vay thoáng hơn, lãi suất hấp dẫn hơn sẽ dẫn đếnkết quả thiếu vốn Trong trường hợp này, NHTM đó cần đi vay để đáp ứngnhu cầu mở rộng tín dụng NHTM nào đã sử dụng hết nguồn vốn khả dụng

Trang 14

mà vẫn còn phát sinh nhu cầu vay vốn của khách hàng thì ngân hàng đó đang

ở trong trạng thái hưng thịnh, vốn vay ngân hàng khách vừa giúp họ mở rộngtín dụng, vừa giúp mở rộng và giữ chân khách hàng

Nguồn vốn đi vay gồm hai loại:

- Vay ngân hàng trung ương: NHTW sẽ tiếp vốn (Cho vay) đối với các

NHTM thông qua nghiệp vụ chiếc khấu (discount) và tái chiết khấu(rediscount) hoặc cho vay lại theo hồ sơ tín dụng mà NHTM xuất trình Điềukiện tiếp vốn của NHTW đối với NHTM dễ dãi hay khắc khe phụ thuộc vàomục tiêu phụ thuộc vào chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, uy tín và chấtlượng hoạt động tín dụng của mỗi NHTM

- Vay các ngân hàng thương mại khác: Các NHTM có thể vay và cho

vay lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng (Interbank Market) hoặc cácngân hàng có thể vay trực tiếp lẫn nhau không thông qua thị trường liên ngânhàng

Vốn đi vay chiếm vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của NHTM,nhưng đồng thời là nguồn vốn mang ý nghĩa thiết lập sự cân bằng trong cânđối và sử dụng vốn của mỗi NHTM

Vốn tiếp nhận (Trust Capital) [4, tr 244]

Vốn tiếp nhận là nguồn vốn tiếp nhận từ các nhà tài trợ của Chính phủ,

tổ chức tài chính hoặc tư nhân để tài trợ theo các chương trình dự án về pháttriển kinh tế - xã hội… Ngân hàng nào được chỉ định tiếp nhận và chuyển

giao vốn này, được coi là thực hiện dịch vụ trung gian tài chính theo yêu cầu

của nhà tài trợ, và được hưởng thu nhập dưới dạng hoa hồng dịch vụ tài chínhtrung gian Thường những ngân hàng lớn, có mạng lưới rộng khắp và có uytín mới có đủ điều kiện để được chỉ định làm dịch vụ trung gian tài chính này

Vốn khác (Other Capital) [4, tr 244]

Vốn phát sinh trong quá trình hoạt động không thuộc các nguồn nói trênnhư vốn phát sinh trong khi làm đại lý chuyển tiền, thanh toán, công nợ chưađến hạn phải trải…

Trang 15

1.1.2.2 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp chongân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng Không có nghiệp vụ huyđộng vốn xem như không có hoạt động của ngân hàng thương mại Ngânhàng thương mại khi được cấp giấy phép hoạt động phải đảm bảo mức vốnđiều lệ theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hànhdanh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng do Chính phủ quyđịnh Tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ để tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở,văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngânhàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch

vụ ngân hàng khác Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này ngân hàng phảihuy động vốn từ nền kinh tế cụ thể đó là các khách hàng cá nhân, tổ chứckinh tế, TCTD khác,… Do vậy, nghiệp vụ huy động vốn có ý nghĩa rất quantrọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng

 Đối với ngân hàng:

Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàngthực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác Không có nghiệp vụ huy động vốn,ngân hàng thương mại sẽ không đủ nguồn tài trợ cho hoạt động của mình.Mặt khác thông qua nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng thương mại có thể đolường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng

Từ đó, ngân hàng thương mại có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạtđộng huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng Có thểnói, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng.[2, tr 217]

 Đối với khách hàng:

Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngânhàng mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng Nghiệp vụ huy độngvốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiềncủa khách hàng sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong

Trang 16

tương lai Mặc khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàngmột nơi an toàn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi Cuối cùng,nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch

vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch

vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền chotiêu dùng [2, tr 218]

Ngày nay, giữa các ngân hàng thương mại và khách hàng doanh nghiệpcũng như các tổ chức khác có mối quan hệ gắn bó, theo đó, ngân hàng vừacung cấp các dịch vụ ngân hàng vừa thực hiện nghiệp vụ huy động vốn Cụthể ngân hàng thương mại nhận chi trả tiền lương trực tiếp cho nhân viên làmviệc ở các doanh nghiệp và các tổ chức thông qua nghiệp vụ ghi Có trực tiếp.Bằng việc ghi Có trực tiếp tiền lương vào tài khoản của khách hàng mở ởngân hàng, ngân hàng thương mại đồng thời thực hiện luôn nghiệp vụ huyđộng vốn

1.1.3 Các hình thức huy động vốn

1.1.3.1 Huy động vốn thông qua hoạt động nhận tiền gửi

Theo quy định tại khoản 13 điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16tháng 06 năm 2010, đã đưa ra một định nghĩa cụ thể về hoạt động nhận tiền

gửi, cụ thể: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ chạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”

Việc huy động vốn qua tài nhận tiền gửi là một hình thức huy động vốn

cổ điển và mang đặc trưng riêng có của các ngân hàng thương mại Do vậy,đây cũng là điểm khác biệt giữa ngân hàng thương mại và các tổ chức tíndụng phi ngân hàng Do nhu cầu và động thái tiền gửi của khách hàng rất đadạng và khác nhau nên để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền, ngân hàng

Trang 17

thương mại phải thiết kế và phát triển thành nhiều loại sản phẩm tiền gửi khácnhau.[2, tr 219]

1.1.3.2 Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá

Ngoài việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoảntiết kiệm, các tổ chức tín dụng nói chung và các NHTM nói riêng còn có thểhuy động vốn bằng cách phát hành các loại giấy tờ có giá Các giấy tờ có giá

do tổ chức tín dụng phát hành là một công cụ vay nợ trên thị trường tiền tệ,thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ hoặc chứng chỉ tiền gửi, trong đó

tổ chức tín dụng cam kết trả gốc, lãi cho người mua sau một thời gian nhấtđịnh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 34/2013/TT-NHNN ngày

31 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phát hành kỳphiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: “Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiềngửi, trái phiếu (sau đây gọi là giấy tờ có giá) là bằng chứng xác nhận nghĩa vụtrả nợ giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành vớingười mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và cácđiều kiện khác”

Một giấy tờ có giá thường kèm theo các thuộc tính sau đây:

 Mệnh giá – là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá pháthành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữuđối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ

 Thời hạn giấy tờ có giá – là khoản thời gian từ ngày tổ chức tín dụngnhận nợ đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ

 Lãi suất được hưởng – là lãi suất được áp dụng để tính lãi cho ngườimua giấy tờ có giá được hưởng

Giấy tờ có giá có thể phân thành nhiều loại khác nhau Căn cứ vào quyền

sở hữu có thể chia giấy tờ có giá thành giấy tờ có giá ghi danh và giấy tờ có

Trang 18

giá vô danh Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hìnhthức chứng chỉ hoặc ghi sổ, có ghi tên người sở hữu Giấy tờ có giá vô danh làgiấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ, không ghi tên người sởhữu Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ nó.

Căn cứ vào loại công cụ trên thị trường vốn giấy tờ có thể chia thànhgiấy tờ có giá thuộc công cụ nợ như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu;

và giấy tờ có giá thuộc công cụ vốn như cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phổ thônghay cổ phiếu thường Căn cứ vào thời hạn, giấy tờ có giá có thể chia thành hailoại,tương ứng với thời hạn huy động vốn: giấy tờ có giá ngắn hạn và giấy tờ

có giá dài hạn.[ 2, tr 257]

1.1.3.3 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng

Vấn đề này được quy định tại điều 100 Luật Các tổ chức tín dụng ngày

16 tháng 06 năm 2010 như sau: “Ngân hàng thương mại được vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháo luật.”

Nguồn vốn đóng vai trò sống còn đối với sự tồn tại của các ngân hàngthương mại nói riêng và với cả các định chế tài chính bởi vì nó chính là kênhlưu chuyển nguồn vốn của toàn nền kinh tế, một nguyên nhân khác cũngkhông kém phần quan trọng là vì tính nhạy cảm của thị trường loại hàng hóanày Mỗi ngân hàng là một kênh lưu chuyển vốn, các dòng vốn này thôngnhau qua sự tương quan của nó với ngân hàng trung ương và thị trường tàichính Khác với tính độc lập mang tính cá thể của các loại hình doanh nghiệpkhác, sự tồn tại của các ngân hàng nằm trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau,hoạt động của mỗi ngân hàng sẽ dễ dàng chịu sự tác động của các ngân hàngkhác, nếu một ngân hàng nào trong hệ thống gặp sự cố, sẽ có khả năng tácđộng xấu tới tất cả các ngân hàng còn lại, nếu không được giải quyết mộtcách cẩn trọng, nguy cơ sụp đổ hệ thống là hoàn toàn có khả năng xảy ra, vấn

đề này đã diễn ra rất nhiều lần trong lịch sử thị trường tài chính của nhiềuquốc gia trên thế giới Chính vì mối tương quan trên, các ngân hàng cần tồn

Trang 19

tại trong một môi trường lành mạnh và giữ gìn mối tương quan tốt với cácđịnh chế tài chính khác để đảm bảo cho chính sự tồn tại của mình Nghiệp vụvay vốn giữa các tổ chức tín dụng xuất phát từ mục tiêu và mối tương quantrên.

Mặc dù có nhiều biện pháp kiểm soát rủi ro, thận trọng trong việc chovay, ngân hàng thương mại cũng khó tránh khỏi có lúc thiếu khả năng chi trảhoặc quá kẹt tiền mặt Lúc đó, các ngân hàng thương mại thường cần có mộtnguồn vốn khá lớn và đặc biệt là tức thời, trong tình cảnh đó, vay của các tổchức tín dụng khác là một trong những lựa chọn

Trên thực tế từ trước đến nay, các hợp đồng vay vốn giữa ngân hàng vàcác tổ chức tín dụng theo dạng này thường được thiết lập trên mối quan hệhợp tác lâu dài, thân tình giữa các tổ chức này với nhau, đó là mối quan hệ

“có đi có lại” Khi thị trường tài chính phát triển hoàn thiện hơn, cạnh tranhgay gắt hơn, rủi ro gia tăng, các ngân hàng đã chủ động hơn trong việc tiếpcận nguồn vốn mang tính “bảo hiểm” này Các ngân hàng không chờ đến khilâm vào tình trạng thiếu hụt nguồn vốn mới tìm kiếm các hợp đồng vay vốnnày mà chủ động thiết lập các cam kết với các đối tác khác (thường là mangtính hai chiều), cam kết này có thể ở dạng một hợp đồng tương lai có điềukiện Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, các nghiệp vụvay vốn giữa các tổ chức tín dụng ngày càng đa dạng và phong phú hơn, cácngân hàng đang tận dụng tối đa những ích lợi của thị trường tiền tệ để tìmkiếm nguồn vốn khả dụng

1.1.3.4 Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước là nơi phát hành tiền, là nơi hoạch định và thựcthi chính sách tín dụng quốc gia và là ngân hàng của các ngân hàng Điều 99Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 06 năm 2010 quy định: “Ngân hàngthương mại được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấpvốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” Khi các ngânhàng thương mại lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, NHNN trở thành

Trang 20

cứu cánh cuối cùng Các ngân hàng thương mại có thể vay tại NHNN dướicác hình thức:

 Vốn vay ngắn hạn bổ sung: Là hình thức NHTM xin vay vốn bổ sungnguồn vốn ngắn hạn của mình Trong trường hợp này các NHTM chỉ đượcvay khi có hạn mức tín dụng theo quy định của NHNN

 Vốn vay để đảm bảo khả năng chi trả: Các NHTM vay vốn của NHNN

để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán hoặc thiếu hụt trong dự trữ(thường vay với thời hạn ngắn)

 Tái cấp vốn: Là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứngnguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho NHTM NHNN quy định

về thực hiện tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng nói chung và NHTM nóiriêng theo các hình thức: cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá,chiết khấu giấy tờ có giá và các hình thức tái cấp vốn khác

Trên đây là những vấn đề khái quát nhất về các hình thức huy động vốncủa các ngân hàng thương mại Cùng là hoạt động huy động vốn, cùng phục

vụ cho hoạt động bình thường của các ngân hàng thương mại, tuy nhiên, cáchình thức huy động vốn hướng đến hai nhóm mục tiêu khác nhau, mục tiêukinh tế và mục tiêu an toàn

1.2 Nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân của NHTM

1.2.1 Khái niệm tiền gửi tiết kiệm cá nhân

Tiền gửi chính là toàn bộ khoản tiền mà khách hàng gửi vào trong Ngânhàng để hưởng lãi hay sử dụng các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng

Trong khoản 1, điều 6, Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theoquyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2014 của Thống đốc ngân hàngNhà nước thì: “Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tàikhoản tiền gửi tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiềngửi và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi” Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng,

họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và hưởng

Trang 21

lãi đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn Do vậy khoảntiết kiệm không được dùng để phát hành séc hay thực hiện các thanh khoảnkhác ngoại trừ người gửi tiền đề nghị trích tài khoản tiền gửi tiết kiệm để trả

nợ vay hay chuyển sang một tài khoản khác của chính chủ tài khoản Nhằmthu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng cố gắng khuyến khíchdân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộngmạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnhtranh hấp dẫn (như tiền gửi với các kỳ hạn, tiết kiệm bằng ngoại tệ, vàng…)

1.2.2 Đặc trưng của tiền gửi tiết kiệm cá nhân

Tất cả loại tiền gửi đều góp phần làm tăng tổng lượng tiền của hệ thốngngân hàng trong đó tiền gửi của cá nhân là nổi trội hơn cả Đây là thị trườngđầy tiềm năng, mở ra nhiều cơ hội lớn cho ngân hàng

Nguồn tiền gửi tiết kiệm cá nhân (dân cư) là một nguồn vốn vô cùng dồidào, là nguồn tiền vốn có tính vững chắc, ngày một tăng thêm Nguồn tiền gửitiết kiệm cá nhân là sở hữu của từng cá nhân, họ có quyền quyết định gửi vào,lĩnh ra, không ai được xâm phạm quyền đó trừ trường hợp đặc biệt khi cóquyết định của pháp luật Người gửi luôn muốn bí mật số dư nên không đốichiếu hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhưng nguồn tiền gửi đó lại tồn tại mãimãi Ngân hàng sẽ có những biện pháp hợp lý để thông báo cho khách hàng

về số dư tài khoản qua các phương tiện thông tin như điện thoại (qua tinnhắn), mail… đảm bảo tính an toàn bảo mật thông tin cho khách hàng

Như đã nói ở trên, tiền gửi tiết kiệm cá nhân có khách hàng là cá nhânnên ngân hàng không có điều kiện nghiên cứu từng cá nhân Do đó, ngânhàng phải đa dạng nguồn tiền gửi tiết kiệm để mỗi khách hàng cá nhân có thểlựa chọn một hình thức gửi tiền cho phù hợp Lượng tiền gửi của các cá nhân

là không nhiều (trong mỗi lần gửi) nhưng đây là nguồn tiền thường xuyên vàliên tục, hầu như tạo ra luồng vốn chảy vào ngân hàng một cách đều đặn, vìvậy các ngân hàng đang tập trung khai thác nguồn tiền gửi tiết kiệm các nhânnày Mỗi ngân hàng phải làm sao để tạo ra tiện ích và tín nhiệm tuyệt đối vớingười gửi thì số dư tiền gửi tiết kiệm sẽ dễ dàng tăng lên khi nền kinh tế hàng

Trang 22

hoá đang ngày càng đổi mới và phát triển Tiền gửi cá nhân là một thị trườngtiềm năng nguồn vốn - nguồn huy động không thể thiếu của mọi ngân hàngthương mại.

1.2.3 Phân loại

1.2.3.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

“Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền

có thể rút theo yêu cầu mà không báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của

tổ chức nhận tiền gửi”.[7, Khoản 8 Điều 6]

Sản phẩm tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế cho đối tượng kháchhàng cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vìmục tiêu an toàn và sinh lời nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụngtiền gửi trong tương lai Đối với ngân hàng, vì loại tiền gửi này khách hàngmuốn rút bất kỳ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ đểchi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng Do vậy, ngânhàng thường trả lãi thấp cho loại tiền gửi này

Với số tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể gửi tiền và rúttiền bất kỳ lúc nào trong giờ giao dịch Tuy nhiên, khác với hình thức tàikhoản tiền gửi cá nhân mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiềngửi và chỉ có thể thực hiện các giao dịch ngân quỹ như gửi tiền và rút tiền chứkhông thực hiện được các giao dịch thanh toán như trong trường hợp tiền gửithanh toán [2,tr 223]

1.2.3.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

“Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm, trong đó người gửi

tiền thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm về kỳ hạn gửi nhất định”.[8, Khoản 1 Điều 1]

Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm định kỳ đượcthiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mụctiêu an toàn và sinh lời, thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai

Đa số khách hàng thích lựa chọn hình thức gửi tiền này là công nhân, viên

Trang 23

chức hưu trí có thu nhập ổn định và thường xuyên Mục tiêu quan trọng của

họ khi lựa chọn hình thức tiền gửi này là lợi tức có được theo định kỳ Dovậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút đối tượng khách hàng này Dĩnhiên, lãi suất trả cho tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn lãi suất gửi không

kỳ hạn Ngoài ra lãi suất còn thay đổi tùy theo loại kỳ hạn gửi, tùy vào loạiđồng tiền (VNĐ, USD hay vàng) tùy theo uy tín và rủi ro của ngân hàng nhậntiền gửi

Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn có thể phân thành nhiều loại Căn cứ vào kỳhạn có thể chia thành tiền gửi kỳ hạn 1, 2, 3, 6, 9, 12 tháng, hoặc lâu hơn đến

36 tháng cho khách hàng lựa chọn Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chiathành:

- Tiền gửi kỳ hạn lĩnh đầu kỳ

- Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ

- Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ

Việc phân chia tiền gửi kỳ hạn thành các loại khác nhau làm cho sảnphẩm tiền gửi của ngân hàng trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứngđược nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng [2,tr 224]

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân của NHTM

1.3.1 Các nhân tố khách quan

Những nhân tố khách quan là những nhân tố thuộc về môi trường bênngoài NHTM Những nhân tố này gây ra tác động tiêu cực lẫn tích cực Vìvậy bất kỳ một ngân hàng nào cũng không được xem nhẹ các nhân tố này, đólà:

1.3.1.1 Nhân tố môi trường kinh tế - chính trị - xã hội

Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khảnăng thu nhập, chi tiêu, thanh toán và nhu cầu về vốn, tiết kiệm của dân cư từ

đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động của ngân hàng

Trang 24

Sự thay đổi của các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thunhập bình quân đầu người thay đổi, chính sách đầu tư, tiết kiệm của Chínhphủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và từ đóảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM Khi nền kinh tế tăng trưởng,sản xuất phát triển, từ đó điều kiện tích lũy nhiều hơn, do đó tạo môi trườngthuận lợi cho việc thu hút vốn, đặc biệt là nguồn tiền gửi từ cá nhân.

Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môi trường chính trịkhông ổn định Sự ổn định và chính trị hay chính sách ngoại giao cũng có tácđộng mạnh mẽ đến quan hệ của ngân hàng với ngân hàng khác hay kháchhàng ở các nước trong khu vực cũng như thế giới Bên cạnh đó yếu tố cạnhtranh với các ngân hàng khác hay quỹ tín dụng cũng ảnh hưởng đến quy mô

và chất lượng huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân

1.3.1.2 Chính sách của Nhà nước

Chính sách về thu nhập: Chính phủ cần có một chính sách thu nhập hợp

lý như về chính sách tiền lương, chính sách trợ cấp, sẽ tạo thu nhập ổn địnhcho người lao động thì người dân sẽ có phần tiết kiệm gửi vào ngân hàng

Chính sách về lãi suất: nếu NHNN đưa ra một mức lãi suất cùng với

biên độ biến động phù hợp với tình hình kinh tế thì các NHTM trên cơ sở đó

sẽ đưa ra mức lãi suất linh hoạt hấp dẫn thu hút nhiều khách hàng hơn

Chính sách tiết kiệm: Khuyến khích các đơn vị kinh tế và dân cư thực

hiện tiết kiệm tránh lãng phí để dùng vốn nhàn rỗi đầu tư phát triển kinh tếhay gửi vào các NHTM cũng là cách giúp cho nền kinh tế phát triển

Chính sách thuế: ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và tiết kiệm của dân

cư, tổ chức kinh tế vì vậy ảnh hưởng đến việc gửi tiền vào NH của các đốitượng này

Chính sách đầu tư: Chính phủ cần có chính sách khuyến khích đầu tư,

mở rộng sản xuất kinh doanh tạo điều kiện để kinh tế phát triển, tạo điều kiệncho hoạt động thu hút vốn của các ngân hàng cho đầu tư phát triển kinh tế

1.3.1.3 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng

Trang 25

Tâm lý của khách hàng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc gửi tiềncủa khách hàng vào ngân hàng Nếu khách hàng tin tưởng vào ngân hàng thìkhách hàng sẽ có xu hướng mang tiền gửi vào ngân hàng Ngược lại, khikhách hàng không tin vào ngân hàng, thì điều này chắc chắn khách hàng sẽkhông gửi tiền vào ngân hàng mà sẽ cất trữ nơi mà họ cảm thấy an toàn hơn Thu nhập của dân cư cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu gửi tiền vì khithu nhập của người dân đã đủ chi tiêu hằng ngày, phần còn lại để tiết kiệm.

Do vậy nếu thu nhập của dân cư cao thì nhu cầu gửi tiết kiệm sẽ cao hơn nếuNgân hàng có những chính sách huy động hấp dẫn

Thói quen của người dân như thích sử dụng tiền mặt hoặc để tiền ở nhà,mua vàng, ngoại tệ mạnh cất trữ khi cần là sử dụng hoặc họ ngại đi đến Ngânhàng để gửi những món tiền nhỏ lẻ vào Ngân hàng, điều này sẽ tồn tại mộtlượng tiền mặt ở ngoài hệ thống ngân hàng Thói quen tiết kiệm, tiêu dùngcũng ảnh hưởng lớn đến việc gửi tiền vào Ngân hàng

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

Đây là nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên trong các NHTM Đứng ởgóc độ bản thân ngân hàng thì những nhân tố chủ quan luôn là những nhân tốđóng vai trò quyết định Có thể kể ra các nhân tố như sau như sau:

1.3.2.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp.Trong chiến lược kinh doanh ngân hàng phải quyết định sẽ mở rộng hoặc thuhẹp quy mô huy động vốn, thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồnvốn, lãi suất huy động phải được điều chỉnh phù hợp với thị trường Nếuchiến lược kinh doanh đúng đắn ngân hàng sẽ khai thác được nguồn vốn trongdân đáp ứng nhu cầu hoạt động của ngân hàng và đạt hiệu quả cao trong kinhdoanh

1.3.2.2 Chính sách lãi suất cạnh tranh

Chính sách lãi suất cạnh tranh bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động vàlãi suất cạnh tranh cho vay là một chính sách quan trọng của ngân hàng Các

Trang 26

NHTM không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau mà còn cạnh tranh với các tổchức tiết kiệm và cả thị trường tiền tệ Đặc biệt trong thời kỳ khan hiếm tiền

tệ, dù cho sự khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng có thể đẩy dòng vốnnhàn rỗi trong xã hội đầu tư theo những chiều hướng khác nhau Đó cũng là

lý do, động lực để các nhà đầu tư hoặc người gửi tiền chuyển vốn từ ngânhàng này sang ngân hàng khác hay đầu tư trong những lĩnh khác lợi nhuậncao hơn

1.3.2.3 Chính sách khách hàng

Trong công tác khách hàng, ngân hàng thường chia khách hàng ra làmnhiều nhóm để có cách phục vụ phù hợp Với những khách hàng lâu năm,giao dịch thường xuyên, có số dư tiền gửi lớn, thì ngân hàng sẽ có chính sáchphù hợp về lãi suất, khuyến mãi, hậu mãi khách hàng… Ngân hàng cần nắmbắt được sở thích và mong muốn của khách hàng Ngân hàng nào nhanh nhạy,thấu đáo điều này thì sẽ giành được nhiều thị phần hơn Đặc biệt đối vớikhách hàng cá nhân chính sách khách hàng có tác động rất lớn trong quyếtđịnh có tiếp tục gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng

1.3.2.4 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng

Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng Hình thức huy động vốn của ngân hàng càng đadạng, phong phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tếcàng lớn bấy nhiêu Điều này xuất phát từ sự khác nhau về nhu cầu và tâm lýcủa các tầng lớp dân cư Mức độ đa dạng của các hình thức huy động càngcao thì càng dễ dàng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của dân cư và họ đềutìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn

1.3.2.5 Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng

Một ngân hàng có dịch vụ tốt hiển nhiên sẽ có nhiều lợi thế hơn các ngânhàng khác Trong điều kiện kinh tế thị trường các ngân hàng phải phấn đấunâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các dịch vụ để đáp ứng nhu cầucủa khách hàng và tăng thu nhập của ngân hàng Khác với cạnh tranh về lãi

Trang 27

suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không có giới hạn do vậy đây chính làđiểm mạnh để các ngân hàng vươn lên trong cạnh tranh Một số NHTM có sự

đa dạng trong trong nghiệp vụ huy động vốn trong nền kinh tế, thỏa mãn đượcnhu cầu của người gửi tiền, sản phẩm phù hợp sẽ làm khách hàng quan tâm vàthúc giục họ gửi tiền vào ngân hàng hơn là tiềm kiếm các đầu tư khác

1.3.2.6 Chính sách phục vụ, quảng cáo

Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay khó có thể duy trì sựkhác biệt về sản phẩm và giá cả nên chiến lược phục vụ và quảng cáo trởthành yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng đặc biệt là đối tượngkhách hàng cá nhân Thái độ phục vụ thân thiện là điều kiện để thu hút kháchhàng, chiến lược quảng cáo phù hợp sẽ giúp ngân hàng giữ chân được kháchhàng cũ và góp phần tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới

Để tạo được hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng thì NHTM cần phảiđồng bộ nhiều yếu tố Trong đó không chỉ chú trọng đến công tác quảng cáonhư: quảng cáo trên báo chí, internet, áp phích… mà còn cần có sự kết hợpvới các chính sách như: chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm… Việctăng cường quảng cáo để mọi tầng lớp dân cư hiểu biết các thông tin về ngânhàng là rất cần thiết Trên cơ sở hiểu biết về công tác huy động của ngân hàngthì dân chúng mới có thể nhiệt tình hưởng ứng

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Nông

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Tên và địa chỉ của Chi nhánh

Tên pháp lý: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh

Đăk Nông

Tên đăng ký bằng tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank

for Industry and Trade Đăk Nông Branch

Tên thương hiệu: VietinBank Đăk Nông Branch

Địa chỉ: 78 Trương Định, phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập

từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Là Ngân hàngthương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt

Trang 29

Nam Qua 26 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắclực cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên củacông nghệ và tri thức, với hành trang là bề dày truyền thống, Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam tự tin hướng tới những mục tiêu và ước vọng

to lớn hơn và trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có uy tín trongnước, trong khu vực và vươn ra thế giới Tính đến cuối năm 2014, Vietinbank

là ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, nguồn vốn chủ sở hữuđạt trên 55.000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt trên 37.000 tỷ đồng, có mạng lưới trảirộng toàn quốc với 2 sở giao dịch, 150 chi nhánh trong toàn quốc, 1 Chinhánh tại Lào và trên 1000 điểm mạng, hàng nghìn ATM/POS tại 63tỉnh/thành phố trên toàn quốc, có 8 Công ty hạch toán độc lập, quan hệ vớihơn 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.Hiệu quả kinh tế tăng trưởng cao và bền vững, lợi nhuận trước thuế hàng nămtăng trưởng bình quân cao nhất ngành ngân hàng Ngoài ra, Vietinbank cònthực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội, được Đảng và Nhànước và cộng đồng ghi nhận và đánh giá là một điểm sáng

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam đang nổ lực không ngừng trong công tác mở rộng thịphần trên cả nước Ngày 01/11/2010, căn cứ quyết định số 1708/QD-HDQT-NHCT1, được sự chấp thuận của chính quyền địa phương và Ngân hàng Nhànước Việt Nam,Vietinbank đã thành lập Chi nhánh Đăk Nông tại phườngNghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông và là chi nhánh thứ 149 của hệthống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đăk Nôngchính thức hòa mạng cùng toàn hệ thống ngày 22/4/2011 gồm các phòng bancùng với gần 50 cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên sâu từng nghiệp vụ Sau gần 4 năm hoạt động Vietinbank Đăk Nông đã tạo lập được thươnghiệu, vị thế của mình trên địa bàn tỉnh Đăk Nông Ngày 21/10/2014

Trang 30

Vietinbank Chi nhánh Đăk Nông khai trương Phòng giao dịch Nhân Cơ, Chinhánh khai trương Phòng giao dịch Số 2 vào ngày 10/12/2014 tại Đăk Mil vàChi nhánh sẽ tiếp tục mở thêm phòng giao dịch tại thị trấn Kiến Đức vào quý

I năm 2015 nhằm thúc đẩy hoạt động theo mô hình bán lẻ hiện đại, đáp ứngnhu cầu khách hàng về huy động vốn, chuyển tiền, chi trả kiều hối, phát hành,thanh toán thẻ…

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

2.1.2.1 Chức năng

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Đăk Nông đượcthực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cungứng dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác theo các quy địnhcủa Luật các tổ chức tín dụng và phân quyền của Hội sở chính

- Cân đối, điều hòa vốn đối với các phòng giao dịch trực thuộc

- Quản lý, sử dụng hiệu quả vốn, nhân lực của toàn Chi nhánh và làmdịch vụ cho Hội sở

- Đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức công tác thi đua khen thưởng, khôngngừng nâng cao trình độ mọi mặt và thường xuyên chăm lo đời sống vật chất,văn hóa và điều kiện làm việc cho toàn thể công nhân viên của Chi nhánh

- Hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp thuế đúng hạn

và đủ, hoạt động trong phạm vi Nhà nước cho phép

- Tích lũy vốn trong quá trình hoạt động, đảm bảo an toàn tài sản củakhách hàng, của nhà nước, giữ vững tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo khả năngthanh toán với khách hàng trong phạm vi tài sản của mình

Trang 31

- Thực hiện tốt các chiến lược Marketing để nâng cao uy tín, thương hiệucho Chi nhánh và cả Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Trang 32

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Vietinbank Đăk Nông

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Ghi chú: : Quan hệ điều hành trực tiếp

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)

2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức

Trang 33

2.1.3.2 Chức năng các phòng ban

- Giám đốc:

Giám đốc: người điều hành hoạt động hằng ngày của Chi nhánh vàtrực tiếp chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội sở chính về thực hiện quyền vànhiệm vụ được giao Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và thay mặt hộiđồng quản trị trong mọi hoạt động giao dịch với cơ quan nhà nước và các đơn

vị khác

Trách nhiệm của Giám đốc:

Xây dựng chiến lược, mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của Chi nhánhtheo từng thời kỳ, từng năm, xây dựng nội quy lao động, các quy định, quytrình nghiệp vụ, quan hệ phân phối giữa các phòng, tổ trong Chi nhánh trên cơ

sở nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giao,phù hợp với chiến lược phát triển, phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh củaNgân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Giao kế hoạch công tác quý,tháng, năm đến từng phòng, tổ tại Chi nhánh

- Phó giám đốc: gồm 2 người

Được sử dụng quyền hạn của Giám đốc và nhân danh Giám đốc chỉđạo, giải quyết những công việc thuộc lĩnh vực được phân công, trong quátrình thực hiện nhiệm vụ có công việc liên quan đến lĩnh vực do Phó giám đốckhác phụ trách thì phải chủ động phối hợp với Phó giám đốc đó để giải quyết;trường hợp có ý kiến khác nhau hoặc đối với những công việc quan trọng,vượt thẩm quyền giải quyết phải báo cáo Giám đốc quyết định

- Phòng tổng hợp

Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của chinhánh, thực hiện báo cáo tổng hợp, điều hành, cân đối vốn kinh doanh chungcủa Chi nhánh, lưu trữ số liệu hoạt động chung toàn Chi nhánh theo quy địnhcủa NHNN

Trang 34

Tham mưu cho Ban giám đốc về lãi suất huy động vốn, lãi suất chovay, chiến lược phát triển kinh doanh của Chi nhánh, triển khai các chươngtrình quảng cáo cho Chi nhánh và phòng giao dịch.

- Phòng hành chính – nhân sự

Tham mưu cho Ban giám đốc về công ty quản lý nội bộ, hành chínhquản trị của Chi nhánh Thực hiện công tác thi đua, chức năng về đảm bảo antoàn tài sản, quy định bảo quản trang thiết bị, quản lý con dấu của Chi nhánh,bảo dưỡng phương tiện đi lại

Thực hiện các quy định liên quan đến người lao động: tuyển dụng, đàotạo, quản lý, các quy định liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảohiểm, nhận xét, đánh giá khen thưởng cán bộ thuộc thẩm quyền của Chinhánh

- Tổ tiền tệ - kho quỹ

Quản lý toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng,

hồ sơ tài sản bảo đảm… Tổ chức thu, chi, giao, nhận, điều chuyển tiền mặtđáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng

- Phòng kế toán

Trực tiếp giới thiệu, tư vấn, hỗ trợ và thực hiện giao dịch, dịch vụ trựctiếp với khách hàng Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng liên quan đếnnghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ khác, xử lý hoạch toán giao dịch

Tổ chức công tác hoạch toán kế toán, thực hiện các giao dịch tài chính

và phi tài chính của toàn Chi nhánh đúng theo quy định hiện hành của NHCT

- Phòng bán lẻ

Triển khai các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến khách hàng cá nhân tạiChi nhánh Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc các khách hàng là cánhân, hộ gia đình Phối hợp cùng các bộ phận liên quan cung cấp trọn gói cácsản phẩm, dịch vụ của NHCT cho các khách hàng cá nhân phù hợp với chế

độ, quy định hiện hành của NHCT

Trang 35

Theo dõi, giám sát khoản vay, đôn đốc thu hồi nợ vay Nghiên cứu đềxuất cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển sản phẩm, dịch vụ mớicho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình.

- Phòng khách hàng doanh nghiệp

Triển khai các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến khách hàng doanhnghiệp tại Chi nhánh Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc các kháchhàng là doanh nghiệp

Theo dõi, giám sát khoản vay, đôn đốc thu hồi nợ vay Tiếp nhận và xử

lý các giao dịch tài trợ thương mại trong phạm vi được ủy quyền theo đúngcác quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ về tài trợ thương mại hiện hànhcủa NHCT

Theo như sơ đồ trên ta thấy rằng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý củaVietinBank – Chi nhánh Đăk Nông theo kiểu cơ cấu trực tuyến - chức năng.Tức là tổ chức được phân chia thành các phòng ban khác nhau, mỗi phòngban đảm nhiệm một chức năng nhất định, trong mỗi phòng lại được phân chiathành nhiều công việc khác nhau, mối quan hệ giữa lãnh đạo và cấp dưới đitheo đường thẳng Ưu điểm của kiểu cơ cấu tổ chức này là giảm bớt gánhnặng quản lý cho người lãnh đạo, thu hút chuyên gia giải quyết vấn đề chuyênmôn, có tính hiệu quả về quy mô và bao phủ thị trường nhanh chóng Tuynhiên cũng tồn tại những mặt bất cập như: người lãnh đạo gặp khó khăn trongviệc giải quyết mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến và bộ phận chức năng,thông tin di chuyển có thể không ăn khớp với nhau, thông tin đưa lên ngườilãnh đạo mất nhiều thời gian

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đăk Nông giai đoạn 2012 –2014

2.1.4.1 Tình hình chung về huy động vốn

Vốn là một nhân tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngânhàng Nó không những là nguồn vốn trung gian chủ yếu cho nền kinh tế màcòn phản ánh được kết quả quy mô hoạt động của ngân hàng Ngân hàng cũng

Trang 36

như các doanh nghiệp khác, các yếu tố đầu vào và đầu ra có tác động chi phốiđến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh Huy động vốn chính là đầu vàocủa một ngân hàng và ngân hàng có đáp ứng được nhu cầu xã hội hay không,

có đưa ra một “mức giá” cạnh tranh được hay không, có thu hút được nhiềukhách hàng không cũng một phần chủ yếu là do công tác huy động quyếtđịnh Thị trường huy động vốn nội tệ ngày càng đối mặt với áp lực cạnh tranhgay gắt từ nhiều kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn: bất động sản, chứng khoán, đầu

tư kinh doanh khác Nhận thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động,Ngân hàng Vietinbank Đăk Nông không ngừng đẩy mạnh công tác huy độngvốn Vietinbank Đăk Nông đã xác định được mức lãi suất hợp lý cho từngloại tiền gửi, tăng tính cạnh tranh và không làm tăng chi phí của Ngân hàng

Vì vậy, từ khi mới thành lập đến nay, Chi nhánh Vietinbank tại địa bàn đã thuhút được một lượng vốn thể hiện sự phát triển nhanh chóng, vững chắc tronghoạt động quản lý và kinh doanh của Ngân hàng

Tốc độ huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2012 - 2014 tăng trưởngđồng đều và ở mức khá cao

Bảng 2.1 Thực trạng nguồn vốn tại Ngân hàng VietinBank – CN

Đăk Nông giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Ngân hàng VietinBank – CN Đăk Nông)

Qua bảng 2.1 trên có thể thấy nguồn vốn của Chi nhánh có được khôngchỉ từ nguồn huy động của cá nhân và tổ chức kinh tế mà còn từ nhiều nguồnkhác như là các khoản vay, các khoản điều chuyển từ ngân hàng mẹ, các tàisản nợ khác Trong năm qua, bên cạnh sự gia tăng, mở rộng đầu tư tín dụngthì Ngân hàng đã tăng cường công tác huy động để đáp ứng nguồn vốn cho

Trang 37

vay và thực hiện các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Kết quả nguồn vốnhuy động tại Chi nhánh Vietinbank Đăk Nông qua các năm:

Biểu đồ 2.1 Vốn huy động của Ngân hàng VietinBank Chi nhánh

Đăk Nông giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị: Triệu VNĐ

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Ngân hàng VietinBank – CN Đăk Nông)

Cơ cấu nguồn vốn ngày càng hợp lý, vốn huy động tăng lên trong tổngnguồn vốn và càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn: Năm 2012 nguồn

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 0

Trang 38

vốn huy động chiếm 36.3% tổng nguồn vốn, năm 2013 tỷ trọng vốn huyđộng/tổng nguồn vốn tăng lên 43.7% và năm 2014 chiếm 42.5% tổng nguồnvốn Đây là cơ sở để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần, chủđộng trong thanh toán và các hoạt động khác Tuy nhiên nguồn vốn nàythường không ổn định, biến động theo chu kỳ nên rủi ro đối với ngân hàng làrất lớn.

Nguồn vốn huy động cao và tăng qua các năm Năm 2012 Chi nhánhhuy động được 304,588 triệu đồng ; đến năm 2013 nguồn vốn huy động đượctiếp tục tăng lên 364,523 triệu đồng tăng 19.8% so với năm 2012 Ngân hàngVietinBank - Chi nhánh Đăk Nông đưa ra được các hình thức huy động vốn

đa dạng và linh hoạt như huy động các loại tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn, pháthành kỳ phiếu, đưa ra sản phẩm gửi tiết kiệm mới cùng với sự nổ lực của độingũ nhân viên, các biện pháp điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi đã gópphần làm cho nguồn huy động vốn tiếp tục tăng trong năm 2014 đạt 458,275triệu đồng Trong năm này, lạm phát cũng được kiềm chế ở mức thấp nên tâm

lý người dân cũng bớt lo sợ khi đồng tiền mất giá

Nguồn huy động vốn được Chi nhánh huy động được từ nguồn tiền gửitrên khắp địa bàn tỉnh Cụ thể trong năm 2014, tình hình huy động vốn củaChi nhánh trên địa bàn như sau:

Biểu đồ 2.2 Tình hình huy động vốn của Vietinbank Đăk Nông

theo từng địa bàn năm 2014

ĐVT: Triệu VNĐ

Trang 39

ông Nô

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Ngân hàng Vietinbank Đăk Nông )

Qua biểu đồ ta thấy nguồn huy động chủ yếu của Chi nhánh tập trung ởthị xã Gia Nghĩa và huyện Đăk Rlấp Thị xã Gia Nghĩa là nơi tập trung đôngdân và phát triển nhất tỉnh Đắk Nông đồng thời Vietinbank Đăk Nông có trụ

sở Chi nhánh đặt tại đây, lại nằm ở vị trí thuân lợi này nên nguồn huy độngvốn đạt được tại TX Gia Nghĩa cao nhất là điều dễ hiểu Cụ thể: năm 2014nguồn huy động vốn đạt được theo địa bàn tại TX Gia Nghĩa là 294,610 triệuđồng chiếm hơn 70% trong tổng nguồn huy động của toàn địa bàn Nơi códoanh số huy động vốn lớn sau TX Gia Nghĩa là huyện Đăk Rlấp, là huyệnnằm gần TX Gia Nghĩa, kinh tế cũng có nhiều điều kiện phát triển với nhàmáy Alumin hoạt động thu hút vốn đầu tư, đời sống của người dân được cảithiện, đây là một trong những yếu tố giúp cho Chi nhánh huy động được mộtnguồn vốn tương đối lớn tại địa bàn này Trong tổng nguồn vốn huy động trêntoàn địa bàn tỉnh, nguồn huy động tại huyện Đăk Rlấp đạt 106,043 triệu đồngchiếm khoảng 24% Hiện nay tại huyện Đăk Rlấp đã có một phòng giao dịchđang hoạt động, trong quý I năm 2015, Vietinbank – Chi nhánh Đăk Nông sẽ

mở thêm một phòng giao dịch tại huyện, đây là một điều kiện thuận lợi đểngười dân trên địa bàn dễ dàng hơn trong việc giao dịch với ngân hàng, tiếtkiệm được thời gian, chi phí… Việc mở thêm phòng giao dịch trên các địabàn giúp cho mạng lưới của Ngân hàng được mở rộng, giúp cho Vietinbank

Trang 40

ngày càng đến gần với khách hàng, nguồn huy động vốn ngày càng tăng lên,kết quả kinh doanh sẽ được cải thiện

Tuy nhiên nguồn vốn huy động thường biến động theo chu kỳ, tăng độtbiến vào thời điểm cuối năm, giảm mạnh trong quý I và hồi phục lại sau 6tháng cuối năm đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động của hệ thống, ảnhhưởng mạnh đến tính an toàn và hiệu quả của hệ thống Chính vì vậy, Ngânhàng không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn

2.1.4.2 Tình hình chung về cho vay

Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thịtrường: Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh củaVietinBank Đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tàichính, giữ vai trò định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

và quản lý thanh khoản của ngân hàng VietinBank là ngân hàng đi đầu trongviệc triển khai nhiều chương trình tín dụng cho vay ưu đãi lãi suất đối với cáckhu vực kinh tế được Chính phủ khuyến khích, bao gồm: Cho vay hỗ trợ xuấtkhẩu, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay phát triển kinh tế nôngnghiệp nông thôn và cho vay công nghiệp hỗ trợ (với cơ cấu khoảng hơn30%), cho vay phi sản xuất được hạn chế ở mức khoản 8.5% tổng dư nợ

Bảng 2.2 Dư nợ cho vay của Vietinbank Đăk Nông giai đoạn 2012 – 2014

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank Đắk Nông)

Để chủ động cân đối vốn kinh doanh, VietinBank - Đăk Nông chútrọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn (chiếm hơn 80% tổng dư nợ), còn lại là dư

nợ trung và dài hạn Chất lượng cho vay được kiểm soát Định hướng tín dụngtrong thời gian tới tập trung nâng cao năng lực quản trị điều hành, siết chặt kỷ

Ngày đăng: 02/06/2015, 11:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương, PGS.TS Trần Huy Hoàng cùng cộng sự (2012), Giáo trình “ Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. NXB. Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương, PGS.TS Trần Huy Hoàng cùng cộng sự
Nhà XB: NXB. Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2012
10. Trang Pháp luật/ tài chính 11. Các website tham khảo - http://www.vietinbank.vn - http://doc.edu.vn/tai-lieu - http://thuychung.vn - http://Cafef.vn Link
2. TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê Khác
3. PTS Lê Văn Tề (Chủ biên), PTS Ngô Hướng, PTS Đỗ Linh Hiệp, Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, Nghiệp vụ NHTM, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Khác
4. PGS TS Nguyễn Văn Dờn, Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh Khác
5. Bảng cân đối kế toán năm 2012, 2013, 2014 của Chi nhánh Ngân hàng Vietinbank Đăk Nông Khác
7. Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/20014 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Khác
8. Quyết định về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Khác
9. Báo cáo thường niên năm 2014 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w