1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Xuất khẩu nấm sang thị trường châu Âu

126 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 3,96 MB

Nội dung

Một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và kinh doanh xuất khẩu 34 Bảng 2.3 Biểu thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nấm các loại của Việt Nam vào

Trang 2

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU .

8

Trang 4

3.1.1 Triển vọng xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trường châu Âu

57 3.1.2 Những vấn đề cần giải quyết liên quan đến mặt tồn tại trong thực trạngxuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn 2005 –

2011 57 3.2 Các nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trường

châu Âu giai đoạn 2012 – 2020

60

3.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô

60

Trang 5

KẾT LUẬN .

81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

82 PHỤ LỤC .

91 Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Trang 6

Trang 7

Từ viết tắt Nội dung Nghĩa tiếng Việt

ASEAN - BAC ASEAN

Business Advisory Council

Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN

CIS Commonwealth of Independent

FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do GDP Gross Domestics Product Tổng sản phẩm quốc nội

GlobalGAP Global Good Agricultural

Practices

Thực hành Nông nghiệp tốt toàn cầu

MFN Most Favoured Nation Ưu đãi tối huệ quốc

PCA Partnership and Cooperation

Agreement

Hiệp định đối tác và hợp tác

REACH

Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Quy định đăng ký, đánh giá và

VCCI Vietnam Chamber of Commerce

and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Cơ cấu mặt hàng nấm Việt Nam xuất khẩu sang thị

trường EU phân theo mã HS giai đoạn 2005 – 2009 28

Bảng 2.2 Một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến

hoạt động sản xuất nông nghiệp và kinh doanh xuất khẩu 34

Bảng 2.3 Biểu thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nấm các loại của

Việt Nam vào thị trường EU phân theo mã HS

Biểu đồ 2.1 Khối lượng nấm xuất khẩu sang thị trường EU so với

tổng lượng nấm xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn

2005 – 2011

23

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất khẩu nấm sang thị trường EU so với

tổng kim ngạch xuất khẩu nấm của Việt Nam trong giaiđoạn 2005 – 2011

25

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu mặt hàng nấm xuất khẩu sang thị trường EU theo

kim ngạch 5 tháng đầu năm 2010

29

Biểu đồ 2.4 Mức độ quan tâm của doanh nghiệp kinh doanh xuất

khẩu nấm sang thị trường châu Âu đối với việc nâng caochất lượng nguồn nhân lực

42

Biểu đồ 2.5 Mức độ quan tâm của doanh nghiệp kinh doanh xuất

khẩu nấm sang thị trường châu Âu đối với một số hoạtđộng xúc tiến xuất khẩu

43

Trang 9

Biểu đồ 2.7 Kênh phân phối xuất khẩu nấm của Việt Nam sang châu

Âu

45

Biểu đồ 2.8 Đánh giá của doanh nghiệp xuất khẩu nấm vào thị

trường châu Âu về vấn đề hợp tác, chia sẻ kinh nghiệmxuất khẩu với các doanh nghiệp cùng ngành

46

Biểu đồ 2.9 Đánh giá của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm

về sự liên kết, hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu giữa cácdoanh nghiệp trong ngành

47

Biểu đồ 2.10 Khối lượng nấm cung cấp trên thị trường EU từ sản xuất

trong khối và nhập khẩu trong giai đoạn

2005 – 2009

50

Sơ đồ 2.1 Các hoạt động trong giai đoạn sau thu hoạch nấm ở Việt

Nam

41

Sơ đồ 3.1 Vòng luẩn quẩn do năng lực cạnh tranh yếu kém của sản

Sơ đồ 3.2 Mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất nấm 63

Sơ đồ 3.3 Phân bố khu vực tập trung sản xuất nấm theo tiêu chuẩn

GlobalGAP trên cả nước

70

Sơ đồ 3.4 Các bước xây dựng thương hiểu của Doanh nghiệp 74

Sơ đồ 3.5 Các kênh phân phối sản phẩm rau quả tươi tại thị trường

EU

78

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển ngành nấm phục vụ xuấtkhẩu, với thời tiết quanh năm thuận lợi trồng nhiều loại nấm cho giá trị xuất khẩucao trên cả nước cùng nguồn nguyên liệu dồi dào từ các phụ phế phẩm trong trồngtrọt như rơm rạ, mùn cưa, bã mía,… Nấm đã được Chính phủ nước ta phê duyệt làsản phẩm quốc gia (Trường Giang, 2011), cần phải áp dụng chính sách đầu tư vềmọi mặt để tạo điều kiện phát triển theo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 Tuy vậy, cho đến nay, ngành nấm Việt Nam vẫn chưa có được hướng

đi vững chắc cũng như vẫn chưa được khai thác đúng với tiềm năng vốn có, và vìthế, xuất khẩu nấm của Việt Nam cũng chưa đạt được sự phát triển đúng mức Thực

tế cho thấy, trong 6 năm trở lại đây (2005 – 2011), xuất khẩu nấm của nước ta sangthị trường các nước trên thế giới vẫn có xu hướng tăng tuy nhiên chỉ thu về mức kimngạch bình quân khá khiêm tốn khoảng 20 triệu đô la Mỹ (USD) trong một năm.Nguyên nhân chủ yếu là do sự chậm phát triển của ngành nấm trong nước trong thờigian qua với việc sản xuất manh mún, chất lượng không ổn định và chưa có kếhoạch phát triển vững chắc (Trường Giang, 2011) Ngoài ra, về lâu về dài, hoạt độngxuất khẩu yếu kém cũng đồng thời hạn chế sự phát triển của ngành nấm Do vậy, đẩymạnh xuất khẩu chính là tạo động lực phát triển lâu dài cho ngành nấm trong nước,trong đó, việc lựa chọn thị trường xuất khẩu để xác định mục tiêu phấn đấu đóng vaitrò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các phương thức sản xuất và kinh doanhnhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu, nâng cao chất lượng hoạt động của ngành

Châu Âu là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nấm nhất trên thế giới, đặcbiệt là EU với vị trí thứ hai sau Trung Quốc về tiêu thụ nấm toàn cầu năm 2011 (thống kê của tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc) Bên cạnh đó, xu hướng tiêudùng các sản phẩm hữu cơ, có lợi cho sức khỏe đang ngày một lớn mạnh trong cộngđồng người tiêu dùng châu Âu khiến cho việc tiêu dùng các sản phẩm “sạch” và giàudinh dưỡng như nấm cũng không ngừng tăng lên Chính vì thế, đây được xem là thịtrường tiềm năng của sản phẩm nấm xuất khẩu Việt Nam

Trang 12

Vì những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu” sẽ mang nhiều ý nghĩa trong việc thúc đẩy, vực dậy sự

phát triển của ngành nấm đồng thời mở ra nhiều cơ hội để sản phẩm nấm Việt Namtạo dựng thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới, xây dựng nên hướng đi lâu dài,bền vững cho ngành nấm để có thể cạnh tranh với các nước khác

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sangthị trường châu Âu, quan trọng nhất là EU, giai đoạn 2012 – 2020

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích tiềm năng và vai trò của thị trường châu Âu đối với hoạt độngxuất khẩu nấm Việt Nam đồng thời nghiên cứu các yếu tố từ vi mô đến vĩ mô trongnước và trên thị trường châu Âu có ảnh hưởng đến xuất khẩu nấm của Việt Nam

sang thị trường châu Âu, đặc biệt là thị trường EU;

- Phân tích thực trạng xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu,

cụ thể là thị trường EU giai đoạn 2005 – 2011;

- Khái quát hóa các giải pháp được đề xuất nhằm áp dụng chung để đẩy mạnh

xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn 2012 – 2020

4 Đối tượng, phạm vị nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thịtrường châu Âu, cụ thể là thị trường EU Theo số liệu của Cơ quan thống kê Liênhiệp quốc, trong giai đoạn 2005 – 2009, nhập khẩu nấm của Việt Nam từ các nướcngoài khối EU thuộc châu Âu chỉ chiếm khoảng 7% so với nhập khẩu từ các nướctrong khối Hơn nữa, trong số các nước nhập khẩu ngoài khối, nổi bật có Nga,

Ukraine,… tuy nhiên số liệu thống kê được không đáng kể Chính vì vậy, đối tượngnghiên cứu của đề tài phần lớn tập trung vào đại diện tiêu biểu là thị trường EU, từ

đó khái quát thành các giải pháp áp dụng cho khu vực châu Âu

Trang 13

- Thời gian: thực trạng trong giai đoạn 2005 – 2011 và giải pháp cho giaiđoạn 2012 – 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tại bàn sử dụng số liệu thứ cấp từ sách báo, tạp chí chuyênngành trực tuyến, các trang thống kê của Liên hiệp quốc và Hội đồng châu Âu;

- Tổng hợp, tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong các lĩnh vực

có liên quan;

- Khảo sát thực tế bằng email về thực trạng hoạt động của 52 doanh nghiệpkinh doanh xuất khẩu nấm Doanh nghiệp được khảo sát nằm trong sự quản lý củaHiệp hội Rau quả Việt Nam

6 Bố cục khóa luận

Khóa luận gồm có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở khoa học và sự cần thiết nghiên cứu hoạt động xuất khẩunấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu;

- Chương 2: Thực trạng xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu

Âu giai đoạn 2005 – 2011;

- Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thịtrường châu Âu giai đoạn 2012 – 2020

Trong quá trình học tập, nghiên cứu để thực hiện khóa luận với đề tài này, tácgiả đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ vô cùng quý báu Tác giả xin chânthành cảm ơn Quý Thầy, Cô trường Đại học Ngoại thương đã tận tình giảng dạytrong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt, tác giả xin gửi lời tri ân đến Thạc sĩTrần Quốc Trung, người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả xác định hướngnghiên cứu thích hợp cho đề tài cũng như trong suốt cả quá trình thực hiện khóaluận

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như năng lực chuyên môn nên khóaluận không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót Tác giả rất mong nhận được những ý

Trang 14

kiến đóng góp, chỉ bảo của Quý Thầy, Cô và người đọc để khóa luận được hoànchỉnh hơn

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG

CHÂU ÂU 1.1 Tiềm năng và vai trò của thị trường châu Âu đối với sản phẩm nấm của Việt Nam

1.1.1 Tiềm năng của thị trường châu Âu

Châu Âu, với diện tích gần 10,6 triệu km2 gồm 57 quốc gia chiếm 12,26% dân sốthế giới (857 triệu người - số liệu năm 2011), là châu lục có nền kinh tế phát triểncao với GDP danh nghĩa năm 2010 đạt mức 19,92 nghìn tỉ USD, đóng góp 32,4%vào GDP toàn cầu Căn cứ vào sự khác biệt về mức thu nhập và đặc điểm kinh tế củacác nước trong khu vực, thị trường châu Âu có thể được phân chia thành hai khối thịtrường chính là Liên minh châu Âu (EU) và Khối thịnh vượng chung các quốc giađộc lập (CIS)… Được đánh giá là thị trường chung lớn nhất thế giới, thị trường EU

Trang 15

14%

là một liên hiệp về Hải quan và tiền tệ, cho phép hàng hóa, dịch vụ, con người vàvốn được di chuyển một cách tự do dưới sự điều hành của các định chế chung, các

hệ thống quy định, chính sách, luật lệ mang tính hoà hợp chung Thị trường EU có

27 quốc gia thành viên (tính đến thời điểm nghiên cứu), đóng góp vào GDP Thế giới16,24 nghìn tỉ USD, chiếm 81,52% GDP toàn khu vực châu Âu trong năm 2010(theo thống kê của Quỹ tiền tệ Quốc tế)

Đối với hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam nói riêng, thị trường châu Âu, màquan trọng là EU, được xem là thị trường tiềm năng và đóng vai trò quan trọng trongchiến lược phát triển lâu dài của ngành nấm Việt Nam Tiềm năng đó được biểu hiện

cụ thể qua các điểm sau:

Thứ nhất, liên minh châu Âu đang là thị trường nhập khẩu rau hoa quả hàng đầu

thế giới với nhu cầu không ngừng tăng lên Sự sụt giảm trong sản lượng sản xuất rauquả do thời tiết xấu trong những năm gần đây của Tây Ban Nha, Đức,… cùng với xuhướng tiêu dùng rau quả nhiệt đới ngày một tăng lên đã khiến cho một số nước trongkhu vực chuyển sang nhập khẩu rau củ quả từ các nước sản xuất rau quả nhiệt đới.Hơn nữa, người tiêu dùng châu Âu ngày càng ưa chuộng các sản phẩm hữu cơ có lợicho sức khỏe, trong đó có sản phẩm nấm với giá trị dinh dưỡng cao và giá cả hợp lý

Thứ hai, EU là khu vực tiêu thụ nấm cao thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung

Quốc, theo số liệu thống kê năm 2010 của Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc

Biểu đồ 1.1 Tỉ lệ tiêu thụ nấm giữa các nước năm 2010

Trang 16

(Nguồn: Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc – FAO)

Trong năm 2010, tiêu thụ nấm trên thế giới ước tính khoảng 3,4 triệu tấn, trong đóTrung Quốc, EU và Hoa Kỳ là ba thị trường dẫn đầu với tỉ lệ tương ứng là 38%,31% và 14% Các quốc gia còn lại trong những nước tiêu thụ nấm nhiều nhất làCanada, Nhật Bản, Liên Bang Nga,… cũng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 2 – 3%

1.1.2 Vai trò của thị trường châu Âu trong cơ cấu thị trường xuất khẩu nấm Việt Nam

EU là thị trường quan trọng của sản phẩm nấm Việt Nam, chiếm tỉ trọng cao trong

cơ cấu thị trường xuất khẩu Trong số 25 quốc gia nhập khẩu mặt hàng nấm của ViệtNam vào tháng 01/2010, Italia là thị trường đạt mức cao nhất về khối lượng và kimngạch, chạm mức 436,6 tấn, kim ngạch 889,9 nghìn đô la, tăng 489% về lượng và510,6% về kim ngạch so với cùng kỳ 2009 (Rau, Hoa, Quả Việt Nam,

2010) Ngoài ra, chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2011, mức kim ngạch xuấtkhẩu rau củ quả của Việt Nam vào thị trường EU là 57 triệu USD, tăng 10,3% so vớicùng kỳ 2010 Trong đó, riêng mặt hàng nấm đạt mức kim ngạch 4,3 triệu đô la,chiếm 7,54% tổng kim ngạch xuất khẩu rau củ quả (Rau, Hoa, Quả Việt Nam,

2010) Bên cạnh đó, trong cả năm 2011, EU là thị trường nhập khẩu nấm lớn thứ 3của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch nấmxuất khẩu

Biểu đồ 1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu nấm của Việt Nam năm 2011

Trang 17

% 12

Các nước khác

9%

( phân theo kim ngạ ch xuấ t khẩ u)

(Nguồn : Tổng hợp từ Cơ quan thống kê Liên hợp quốc và các báo cáo thường niên của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, và trang tin Rau Hoa Quả Việt Nam) Trong

thời gian tới, tình hình xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu

Âu, đặc biệt là EU, được dự báo vẫn duy trì tốc độ tăng do ảnh hưởng phần lớn từ xuhướng tiêu thụ ngày càng nhiều các loại rau quả hữu cơ có lợi cho sức khỏe củangười dân châu Âu Một lý do khác là do các sản phẩm nấm của Việt Nam có lợi thếgiá rẻ hơn so với các nước khác, trong khi người tiêu dùng châu Âu rất quan tâm đếnvấn đề giá cả khi tiêu dùng kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, và gầnđây là khủng hoảng nợ công năm 2011 (Thông tin thương mại giao nhận vận tải,2010) Điều này chứng tỏ, trong tương lai, thị trường châu Âu vẫn giữ vai trò quantrọng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu nấm của Việt Nam

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu 1.2.1 Các yếu tố vĩ mô 1.2.1.1 Về phía Việt Nam

a Lợi thế trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu nấm

Trong ngoại thương, sở hữu lợi thế nhất định trong sản xuất một mặt hàng nào đó

có ý nghĩa rất quan trọng đối với một quốc gia trong việc củng cố và thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu mặt hàng đó sang các quốc gia khác Đối với các nước đang pháttriển như Việt Nam, thì việc khai thác hiệu quả những lợi thế có được trong các

Trang 18

ngành hàng nhằm phục vụ cho sản xuất xuất khẩu đóng vai trò quyết định để đảmbảo giao thương với các nước trên thế giới

Trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu nấm của Việt Nam, những điều kiện thuậnlợi cho sự phát triển có thể kể đến là:

- Lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu;

- Lợi thế về nguồn lao động nông nghiệp dồi dào;

- Lợi thế về chính sách hỗ trợ của Chính phủ;

- Giá trị kinh tế do hoạt động sản xuất nấm mang lại cao;

- Sự mở rộng của thị trường nấm trong nước và trên thế giới;…

b Chính sách của Chính phủ

Môi trường pháp lý có tác động trực tiếp đến sự phát triển của tất cả các ngànhtrong nền kinh tế của một quốc gia Môi trường pháp lý có thuận lợi thì nền kinh tếmới có thể có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển Các chính sách của Chínhphủ, một nhân tố nằm trong môi trường đó, có tác động thúc đẩy sự phát triển củacác ngành thông qua các biện pháp hỗ trợ tích cực, nhưng đồng thời cũng gây khó khăn cho hoạt động của ngành bằng các qui định ràng buộc khắt khe

Đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh nấm xuất khẩu nói riêng, cũng như cácmặt hàng nông sản nói chung, Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ tích cựccho người nông dân và doanh nghiệp Các chính sách được ban hành hướng đến cácvấn đề về hỗ trợ nguồn vốn, thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, thúcđẩy xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ,…

1.2.1.2 Phía thị trường châu Âu

a Thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng nấm

Thuế nhập khẩu là loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hànghóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu Tại thị trường EU, thuếsuất thuế nhập khẩu phụ thuộc vào loại hàng và xuất xứ của hàng nhập khẩu

Trang 19

Biểu thuế quan của EU có các mức thuế khác nhau được tính cho 3 nhóm nước:

- Nhóm thứ 1: áp dụng đối với nhập khẩu từ các nước có thực hiện quy chếtối huệ quốc (MNF);

- Nhóm thứ 2: thuế quan ưu đãi, áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nướcđang phát triển được hưởng đơn thuần ưu đãi từ Hệ thống ưu đãi thuế phổ cập (GSP)của EU;

- Nhóm thứ 3: là thuế quan đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ một

số nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu đãi theo hiệpđịnh song phương

Việt Nam nằm trong nhóm nước được hưởng thuế quan ưu đãi từ EU, và nhómhàng nông sản, trong đó có mặt hàng nấm, cũng thuộc nhóm hàng được hưởng ưuđãi GSP Nhờ đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam có thể được miễn thuế nhập khẩuhoặc được giảm thuế

b Các rào cản phi thuế quan đối với mặt hàng nấm

Thị trường EU có những những quy định rất nghiêm ngặt được đưa ra nhằm đảmbảo sức khoẻ thực vật và con người trong khối EU Cụ thể, EU đang đưa ra nhiềuquy định chặt chẽ đối với các sản phẩm nhập khẩu, như Quy định REACH về đăng

ký, đánh giá và cấp phép sử dụng hóa chất, Luật truy xuất nguồn gốc từ khai thácthủy sản (IUU), Quy định về giết mổ động vật (Animal Welfare), Luật về quản lýrừng và buôn bán lâm sản (FLEGT),…

Đối với nhóm hàng nông sản của Việt Nam nói chung và sản phẩm nấm nói riêng,khi xuất khẩu vào thị trường EU bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng(hệ thống ISO 9000), an toàn vệ sinh thực phẩm (tiêu chuẩn HACCP), bảo vệ môitrường,…nhằm bảo vệ người tiêu dùng của EU Những rào cản kỹ thuật này đượcxem là một trong những trở ngại lớn nhất cho sản phẩm nấm Việt Nam khi thâmnhập vào thị trường EU và gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanhxuất khẩu nấm Việt Nam trong công tác chuẩn bị nguồn hàng đủ tiêu chuẩn để đápứng

Trang 20

1.2.2 Các yếu tố vi mô

1.2.2.1 Về phía người nông dân sản xuất nấm xuất khẩu

Là một yếu tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị của sản phẩm nấm, người nôngdân sản xuất nấm đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến sản lượng cũng nhưchất lượng nấm cung ứng ra thị trường, đặc biệt là những thị trường nhập khẩu khótính như EU với nhiều tiêu chuẩn và quy định ràng buộc đòi hỏi trình độ và năng lựcsản xuất phải cao mới có thể đáp ứng tốt Tác động của người nông dân sản xuấtnấm đến hoạt động xuất khẩu nấm sang thị trường EU được tác giả phân tích thôngqua 3 khía cạnh: quy mô sản xuất, kỹ thuật lai tạo giống và nuôi trồng nấm, và cách

thức thu hoạch, bảo quản a Quy mô sản xuất

Sản lượng nấm hàng năm cung ứng cho hoạt động xuất khẩu phụ thuộc rất nhiềuvào quy mô sản xuất của người nông dân trồng nấm trên cả nước Việc người nôngdân sản xuất nhỏ lẻ, xem trồng nấm là một công việc thay thế các vụ mùa khác lúcnhàn rỗi, hay là tập trung đầu tư để sản xuất với quy mô lớn, đảm bảo nguồn cung ổnđịnh cho thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thu mua của các doanhnghiệp xuất khẩu cũng như công tác hỗ trợ của Chính phủ trong việc tìm kiếm đầu

ra ổn định cho người sản xuất nấm

Lựa chọn quy mô sản xuất phù hợp cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lýcủa người sản xuất, đồng thời một phần bị tác động từ các yếu tố bên ngoài như hoạtđộng của các cơ sở thu mua, các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất nấm của Chính phủ,…

b Kỹ thuật lai tạo giống, nuôi trồng nấm

Nếu như quy mô sản xuất tác động chủ yếu đến sản lượng nấm được sản xuấtcung ứng cho thị trường, thì yếu tố về kỹ thuật trong lai tạo và nuôi trồng nấm lạiđóng vai trò là nhân tố quyết định chất lượng của các sản phẩm nấm, đáp ứng nhucầu, thị hiếu của nhiều đối tượng khách hàng và thậm chí, yếu tố này cũng ảnhhưởng đến việc lựa chọn quy mô sản xuất của người nông dân

Trang 21

Quy trình nuôi trồng nấm cơ bản mà người nông dân phải áp dụng được cụ thểhóa bằng mô hình sau:

Sơ đồ 1.1 Quy trình nuôi trồng nấm cơ bản

(Nguồn: Lê Thị Nghiêm, 2007)

Trong đó, mỗi công đoạn đều có những quy trình kỹ thuật riêng đòi hỏi người nôngdân phải thực hiện đúng và đầy đủ nhằm đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm nấm chấtlượng tốt và ổn định Cụ thể, công tác chuẩn bị giống nấm bao gồm một quy trình phứctạp với nhiều công đoạn cần sự tỉ mỉ, chi tiết của người sản xuất Riêng công đoạn chuẩn

bị nguyên liệu và nuôi cấy thì tùy thuộc vào từng loại nấm được trồng, mỗi loại có mộtcách thức chuẩn bị nguồn cơ chất và biện pháp chăm bón, theo dõi trong quá trình nuôi, ủkhác nhau Nếu không nắm bắt tường tận, người nông dân sẽ dễ dàng gặp thất bại, sảnlượng và chất lượng nấm thu được không như ý

Tuy nhiên, nếu chỉ tuân theo quy trình truyền thống đã có từ lâu ở nước ta để nuôitrồng, người nông dân chỉ tạo ra những sản phẩm nấm có chất lượng không đồngđều, khó có thể đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu Nhằm đảm bảo chất lượng nấm xuấtkhẩu thỏa mãn các quy định khắt khe của thị trường EU thì trình độ, kỹ thuật nuôitrồng của người nông dân phải cao, phải vững để có thể điều chỉnh cách thức nuôitrồng phù hợp và không ngừng phát triển giống mới để đáp ứng nhu cầu của thịtrường này

c Cách thức thu hoạch, bảo quản

Trong quá trình sản xuất, chất lượng nấm chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố kỹ thuậtnuôi trồng (giống, nguyên liệu tạo cơ chất, cách chăm sóc,…), ngoài ra còn có yếu tố

Nuôi cấy

Chăm sóc

Chuẩn bịnguồn giống

Chuẩn bịnguyên liệu Thu hái

Trang 22

kỹ thuật thu hoạch và vận chuyển Bên cạnh đó, trong quá trình sơ chế, bảo quảnnấm luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố làm biến đổi chất lượng và số lượng gâynên sự thất thoát, ảnh hưởng không ít đến thu nhập của người nông dân và đồng thờilàm giảm chất lượng nấm xuất khẩu Thêm vào đó, những thói quen sau thu hoạchcủa người nông dân trong các khâu thu hái, vận chuyển, bảo quản và sơ chế cũng cóthể gây tổn thất lớn cho sản phẩm nấm Mức độ hao hụt trong bảo quản phụ thuộcnhiều yếu tố như chất lượng ban đầu của nông sản, cơ sở vật chất phục vụ cho việcbảo quản, kỹ thuật và thời gian bảo quản (Nguyễn Thu Huyền, 2009)

Vì vậy, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch có tác động trực tiếp đến chất lượngnấm trước khi được bán cho các cơ sở thu mua chế biến, qua đó gián tiếp gây ảnhhưởng đến hoạt động sản xuất nấm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Tùytừng loại nấm và tùy mục đích sự dụng mà sau khi thu hoạch, người nông dân ápdụng các biện pháp bảo quản, sơ chế nhằm giảm thiểu thất thoát cũng như đảm bảochất lượng nấm được duy trì ổn định cho đến khi được bán cho các cơ sở thu mua,chế biến Ngoài ra, việc đảm bảo chất lượng nấm trong khâu nuôi trồng đã khó, côngtác duy trì chất lượng đó trong quá trình bảo quản để đáp ứng các tiêu chuẩn, quiđịnh khắt khe trong xuất khẩu, đặc biệt là các tiêu chuẩn của thị trường EU, còn khóhơn nhiều lần

1.2.2.2 Về phía các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm Việt Nam

Tương tự như người nông dân sản xuất nấm, các doanh nghiệp kinh doanh xuấtkhẩu cũng là một nhân tố quan trọng trong chuỗi giá trị của sản phẩm nấm ViệtNam, nhưng có sự khác biệt cơ bản về vai trò trong việc thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩu nấm sang các thị trường nhập khẩu trên thế giới Trong phạm vi nghiên cứu,yếu tố về doanh nghiệp được tìm hiểu thông qua chất lượng nguồn nhân lực, hoạtđộng xúc tiến xuất khẩu, kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm nấm, và sự liên kết của

các doanh nghiệp trong ngành a Chất lượng nguồn nhân lực

Trong kinh doanh, năng lực cạnh tranh đóng vai trò rất quan trọng giúp doanhnghiệp có thể tồn tại lâu dài trên thị trường với nhiều đối thủ khác Trong nhữngcách tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thì lợi thế thông qua con người

Trang 23

được xem là yếu tố căn bản và nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khóthay đổi nhất trong mọi tổ chức (Đoàn Gia Dũng, 2008)

Nguồn nhân lực đóng góp cho sự thành công của doanh nghiệp trên các khía cạnhchất lượng cao, dịch vụ tốt, khả năng đổi mới, kỹ năng trong công việc cụ thể vànăng suất của đội ngũ nhân viên Tuy vậy, không phải tổ chức nào cũng có thể thànhcông ở hầu hết tất cả các khía cạnh trên về nguồn nhân lực và thường các doanhnghiệp lựa chọn các trọng tâm phù hợp với tầm nhìn và chiến lược kinh doanh Ví dụ

có doanh nghiệp đề cao các yếu tố về năng suất, kỹ năng có tính chuyên nghiệp, vàcũng có doanh nghiệp lại đề cao dịch vụ tốt, chất lượng cao, khả năng đổi mới củađội ngũ nhân viên,… (Đoàn Gia Dũng, 2008)

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm thì kỹ năng và năng suất củanguồn nhân lực trong các khâu quản lý, nghiên cứu, chế biến và sản xuất sản phẩmxuất khẩu có tác động rất lớn đến năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, một nhân

tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành kinh doanh xuất khẩu nấmtrong nước

b Hoạt động xúc tiến xuất khẩu sản phẩm nấm

Xúc tiến xuất khẩu là một hình thức của xúc tiến thương mại quốc tế bên cạnh xúctiến nhập khẩu và xúc tiến đầu tư Khái niệm xúc tiến xuất khẩu được phát biểu ởnhiều góc độ khác nhau, nhưng theo cách hiểu tổng quát nhất thì xúc tiến xuất khẩu

là một bộ phận của xúc tiến thương mại gồm các hoạt động được thiết kế để tăngxuất khẩu của một quốc gia hay một doanh nghiệp, thường đợc thể hiện và kết hợpchặt chẽ ở quy mô quốc gia cũng như quy mô hoạt động ở các doanh nghiệp

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu không chỉ giữ vai trò là động lực thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân doanh

nghiệp Thứ nhất, xúc tiến xuất khẩu định hướng và đi đầu trong tìm hiểu thị trường

và phát triển mặt hàng tiềm năng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Thứ hai, xúc tiến xuất

khẩu là công cụ hữu hiệu thúc đẩy hoạt động bán hàng qua biên giới, tạo lợi thế cạnh

trạnh cho doanh nghiệp trên thị trường quốc tế Thứ ba, xúc tiến xuất khẩu góp phần

Trang 24

liên kết các tổ chức, các hoạt động đơn lẻ với nhau cùng tham gia phát triển xuấtkhẩu

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh xuấtkhẩu nấm thể hiện qua một số hình thức:

- Xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp;

- Tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành trong nước và các nước châu Âu;

- Sử dụng các công cụ quảng bá trực tuyến;…

c Kênh phân phối xuất khẩu

Kênh phân phối xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc mang sản phẩm củadoanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng tại nước nhập khẩu Việc nắm bắt,quản lý chặt chẽ các kênh phân phối không chỉ giúp doanh nghiệp bán được nhiềusản phẩm hơn mà còn là cơ sở để doanh nghiệp tăng khả năng kiểm soát tòn bộchuỗi giá trị của sản phẩm mình sản xuất ra Căn cứ vào hình thức, các kênh phânphối được chia thành 2 loại là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối thông quatrung gian

- Kênh phân phối trực tiếp: bán hàng đến thẳng người tiêu dùng sau cùng.Các hình thức phân phối trực tiếp có thể áp dụng như: bán đến từng nhà, bán trựctiếp tại các cửa hàng trưng bày sản phẩm, bán hàng thông qua đặt hàng qua điệnthoại,…

- Kênh phân phối thông qua trung gian: hàng hóa được đưa đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian như đại lý, nhà bán lẻ, nhà bán buôn,… Thị trường nhập khẩu EU với các mặt hàng rau quả Việt Nam có hệ thống phânphối khá phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm vào thịtrường này phải tìm hiểu kỹ lưỡng để có cách thức tiếp cận tốt nhất Việc lựa chọnkênh phân phối phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hình ảnh,

thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường khó tín như EU d Sự liên kết của các doanh nghiệp trong ngành nấm

Trang 25

Liên kết doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ hội nhập để tạo nênsức mạnh chung của mỗi ngành hàng, mỗi lĩnh vực cũng như xây dựng nên nhữngthương hiệu uy tín cho sản phẩm, ngành hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ởthị trường trong nước và quốc tế Đồng thời, liên kết doanh nghiệp là nhân tố khôngthể thiếu cho sự phát triển bền vững không chỉ của riêng các doanh nghiệp mà còncủa cả quốc gia

Lợi ích mà doanh nghiệp có được khi chủ động liên kết với các doanh nghiệpkhác trong ngành được cụ thể như sau:

- Giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận;

- Đẩy mạnh và đảm bảo tăng trưởng bền vững;

- Tăng vị thế trong cạnh tranh;

- Ngăn khả năng bị loại trừ;

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp;… (Phan Huy Tâm, Trần Lê Minh

Phương, 2010)

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không nhận thức được tầm quan trọng của vấn đềliên kết, duy trì tình trạng sản xuất kinh doanh riêng lẻ, chỉ quan tâm đến hình ảnhthương hiệu riêng của mình và cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệpcùng ngành, thì khả năng doanh nghiệp thất bại trước sự canh tranh gay gắt của cácdoanh nghiệp khác trên thế giới cũng như hạn chế trong mở rộng quy mô hoạt động

do không đáp ứng nổi các đơn hàng lớn từ đối tác nước ngoài là rất cao Trên đà pháttriển chung của ngành hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nấm cần nắm bắt rõ vấn

đề này vì đây không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mỗi doanh nghiệp mà còn hạn chế

sự phát triển chung của ngành

1.2.2.3 Tại thị trường châu Âu

a Xu hướng tiêu dùng

Nghiên cứu, tìm hiểu thông tin thị trường có ý nghĩa rất lớn đối với việc xâm nhậpthị trường của doanh nghiệp Đây là công tác quan trọng giúp doanh nghiệp xác định

Trang 26

được phân đoạn thị trường mà mình hướng tới khi quyết định kinh doanh Đối vớihoạt động kinh doanh xuất khẩu thì nghiên cứu thị trường đóng vai trò còn quantrọng hơn nhiều lần vì nếu như không nắm bắt thông tin về thị trường nhập khẩu,doanh nghiệp sẽ xác định hướng kinh doanh không phù hợp, sản phẩm sản xuất rakhông đáp ứng thị hiếu, nhu cầu, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, và vì vậy, ảnhhưởng rất nhiều đến sự phát triển chung của ngành

Đối với kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trong đó có mặt hàng nấm,thì cần phải tìm hiểu rõ tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng tại thị trường nhậpkhẩu để có thể đáp ứng tốt nhu cầu, tạo uy tín lâu dài cho doanh nghiệp Đặc biệt,đối với thị trường khó tính như EU, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm nông sản cótác động lớn đến hoạt động sản xuất xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp trongnước, thúc đẩy các doanh nghiệp này tạo ra những mặt hàng đáp ứng được nhu cầucủa thị trường

b Nguồn cung cấp sản phẩm nấm trên thị trường châu Âu

Trong kinh doanh xuất khẩu, các doanh nghiệp chịu sức ép trực tiếp từ các đối thủcạnh tranh cả trong nước nhập khẩu lẫn các nước trên thế giới Trong đó, gay gắtnhất vẫn là sự cạnh tranh đến từ các đối thủ cùng nhắm vào thị trường nhập khẩu màdoanh nghiệp đang hướng đến Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp muốn trụ vững phảinâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm gia tăng ưu thế của doanh nghiệp sovới đối thủ trên thị trường nhập khẩu

Trên thế giới hiện nay có nhiều nhà phân phối cùng cung cấp nấm vào thị trường

EU, đáng kể đến là các thị trường hàng đầu như Trung Quốc, Thái Lan,… Do đó, khixuất khẩu vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam chịu sức ép tổng hợp từphía các đối thủ trên Trước áp lực cạnh tranh từ nhiều phía, các doanh nghiệp ViệtNam phải đứng vững, duy trì và phát huy năng lực xuất khẩu thì khả năng thànhcông trên thị trường mới cao và qua đó, hoạt động của ngành mới có thể tiếp tục pháttriển

1.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trường châu Âu

Trang 27

1.3.1 Thúc đẩy sự phát triển nghề trồng nấm trong nước

Hoạt động xuất khẩu một mặt hàng nói chung có tác dụng thúc đẩy sự phát triểnsản xuất hàng hóa đó trong nước thông qua tác động khuyến khích đầu tư cơ sở vậtchất, kỹ thuật và các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển Sự tiến bộ trong hoạtđộng sản xuất hàng hóa trong nước đáp ứng nhu cầu xuất khẩu có ảnh hưởng rất lớnđến vấn đề thu hút lao động, giúp giải quyết công ăn, việc làm, đảm bảo an ninh kinh

tế - chính trị của quốc gia Đồng thời, khi người lao động đã ổn định được việc làm,nâng cao trình độ tay nghề sẽ tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của ngành lênmột tầm cao mới

Nghề trồng nấm nước ta đã tồn tại từ lâu, nhưng đến nay chỉ có thể được đánh giá

là đang phát triển và chưa có hướng đi vững chắc do tác động của nhiều yếu tốkhách quan lẫn chủ quan Điều này gián tiếp gây tổn thất tương đối lớn cho nền kinh

tế Việt Nam khi không khai thác được hết tiềm năng vốn có của ngành Bên cạnh đó,người nông dân cũng chịu ảnh hưởng không ít từ thực trạng trên Hiệu quả kinh tế từviệc sản xuất nấm mang lại cho người nông dân khá cao và ổn định do chi phí đầuvào không cao, thấp hơn nhiều so với lợi nhuận thu về Tuy nhiên, nếu nghề trồngnấm không phát triển thì yếu tố thuận lợi từ hiệu quả kinh tế sẽ không được khai tháctriệt để nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân Khi không giảiquyết được vấn đề về lợi ích của người sản xuất thì khi đó sự phát triển của nghềtrồng nấm trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn hơn

Mặt khác, phát triển ngành nấm còn góp phần bảo vệ môi trường Việt Nam nằmtrong khu vực nhiệt đới ẩm, ít bị biến động lớn về thời tiết và khí hậu, nên có nhiềuđiều kiện cho nông nghiệp phát triển Sự phát triển của nông nghiệp đặt ra nhiều vấn

đề, đặc biệt là các phế phẩm, phế liệu Nguồn phế liệu này có thành phần chủ yếu làchất xơ, là thức ăn chính cho nấm Do đó, việc đốt bỏ hoặc thải bỏ dưới dạng rác đềugây ra sự lãng phí Nghiêm trọng hơn là khí thải, nước thải,… có thể gây ô nhiễmmôi trường xung quanh Vì vậy, việc tận dụng các phế liệu này làm cơ chất trồngnấm, nuôi trùn và phân bón, là vừa nhằm sử dụng hợp lý, xử lý hiệu quả nguồn phếphẩm trong trồng trọt, vừa tạo ra nhiều sản phẩm trung gian giá trị cao

Trang 28

Trong sản xuất nông nghiệp, việc tận thu một cách tối đa các phụ phế phẩm củatrồng trọt, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, giải quyết vấn đề môi trường đang làvấn đề thời sự và cũng là xu hướng chung của thế giới

Chính vì vậy, nghiên cứu và tìm ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nấmnói chung, cũng như thúc đẩy xuất khẩu nấm sang thị trường châu Âu nói riêng, làmột biện pháp hiệu quả và bức thiết để góp phần giải quyết tình trạng trên Khi đó,không chỉ nghề trồng nấm có điều kiện phát triển tốt hơn, mà đời sống của ngườinông dân sản xuất nấm cũng được cải thiện nhiều hơn

1.3.2 Phát huy lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu nấm

Tiềm năng của nghề trồng nấm nước ta được đánh giá là rất dồi dào, thuận lợi cho

sự phát triển các hoạt động sản xuất và xuất khẩu (Phương Liên, 2010) Tiềm năng

đó được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Một là lợi thế về nguồn nguyên liệu và điều kiện tự nhiên Nước ta là một nước

nông nghiệp, nguồn phụ phế phẩm từ các sản phẩm nông nghiệp tạo ra hàng nămgần như vô tận để phục vụ cho việc nuôi trồng các loại nấm Bên cạnh đó, do nằmtrong khu vực nhiệt đới gió mùa nên gần như cả nước ta, khu vực nào cũng có điềukiện phù hợp để nuôi trồng nhiều loại nấm có giá trị kinh tế như nấm rơm, nấm linhchi, nấm mỡ,…

Hai là lợi thế về nguồn nhân lực Hoạt động sản xuất nấm tạo nhiều cơ hội giải

quyết công ăn việc làm cho người nông dân Hơn thế, nhờ lợi ích kinh tế do trồngnấm mang lại mà nghề này có tiềm năng thu hút rất nhiều lao động, không chỉ trongnuôi trồng mà còn sản xuất tại các cơ sở chế biến Trong khi đó, Việt Nam là nước

có nguồn nhân lực dồi dào Số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy, đến hết ngày01/4/2010, dân số nước ta vào khoảng 86,92 triệu người Đây không hẳn là lợi thếcủa riêng hoạt động sản xuất và xuất khẩu nấm, mà còn là ưu thế chung của nền kinh

tế cả nước

Ba là lợi thế từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ Chính phủ đã ban hành các

chính sách hỗ trợ cho từng đối tượng nhằm khuyến khích tăng năng suất của người

Trang 29

nông dân sản xuất nấm và các doanh nghiệp xuất khẩu nấm, đồng thời tạo điều kiệncho sự phát triển lâu dài của ngành trong tương lai

Bốn là lợi thế riêng có trong mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam – EU Như

đã phân tích, quan hệ Việt Nam – EU ngày một phát triển và bền chặt Đây cũng là

cơ sở tạo tiềm năng phát triển bền vững cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu nấmcủa Việt Nam

Vấn đề quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu nấm là phải tạo điều kiện pháttriển ngành này, nhằm khai thác tối đa nguồn tiềm năng này, mang lại lợi ích lâu dàicho nền kinh tế Chính vì vậy, cần thiết phải có những biện pháp, chiến lược hữuhiệu để phát triển xuất khẩu nấm sang các nước trên thế giới nói chung và sang thịtrường châu Âu nói riêng, đặc biệt là thị trường các nước thành viên EU

1.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển ngành nấm

1.4.1 Lý do chọn Trung Quốc

Thứ nhất, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự

nhiên, điều kiện kinh tế lẫn chính trị Trung Quốc có vùng lãnh thổ rộng lớn, trải dàiqua nhiều khu vực khí hậu khác nhau, tạo nên sự khác biệt lớn giữa các vùng miền,đặc biệt là điều kiện tự nhiên Vì vậy, trong trồng trọt nói chung cũng như trong nuôitrồng nấm nói riêng, mỗi vùng áp dụng một phương thức sản xuất riêng, phù hợpnguồn lợi riêng có của vùng về nguyên liệu tự nhiên, khí hậu, công nghệ, nguồn quỹhoạt động và thị trường tiêu thụ Có 3 trung tâm sản xuất nấm lớn nhất tại TrungQuốc, mỗi trung tâm đều hình thành nên một phương thức sản xuất riêng biệt củamình Đó là các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông và thủ đô Bắc Kinh Trong đó, tỉnhPhúc Kiến có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên với nước ta nhất Cả haicùng có khí hậu cận nhiệt đới, thời tiết ấm áp, khí hậu quanh năm thuận tiện cho pháttriển nghề trồng nấm Hiện nay, Phúc Kiến vừa là khu vực sản xuất nấm chủ yếu củaTrung Quốc với hơn 45 chủng loại nấm được nuôi cấy gieo trồng, đồng thời cũng lànơi tập trung nhiều trung tâm nghiên cứu với nhiều cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại,tiên tiến phục vụ cho phát triển ngành nấm (Dinghuan Hu, 2009)

Trang 30

( Nguồ n: Tổ chứ c lương nông Liên h ợ p quố c – FAO)

Thứ hai, Trung Quốc là một trong những quốc gia có nghề trồng nấm phát triển

lâu đời nhất Sự phát triển của ngành nấm ở Trung Quốc gắn liền với những am hiểucủa con người về tự nhiên và sự tiến bộ trong công nghệ sản xuất Bên cạnh đó,người Trung Hoa đã bắt đầu nghiên cứu kỹ lưỡng về nấm từ cách đây rất lâu, trongkhoảng hơn 700 năm từ năm 200 TCN đến năm 500 sau CN (Dinghuan Hu, 2009)

Thứ ba, Trung Quốc là nước sản xuất nấm hàng đầu thế giới hiện nay

Trong 10 năm gần đây, sản lượng nấm của Trung Quốc chiếm tỉ trọng ngày càngcao trong tổng sản lượng nấm trên thế giới, từ gần 57,21% năm 2000 (khoảng 2,4triệu tấn) đến hầu như chiếm lĩnh thị trường sản xuất nấm trên thế giới năm 2010 vớimức sản lượng 4,2 triệu tấn, chiếm gần 70% cơ cấu sản phẩm này trên toàn thế giớivào năm 2010

Biểu đồ 1.3 Sản xuất nấm của Trung Quốc và Thế giới

trong giai đoạn 2005 – 2010

Căn cứ vào những lý do đã đề cập, việc phân tích sự phát triển của ngành nấm Trung Quốc để đạt được vị thế hàng đầu như hiện nay để có được những bài họcthiết thực cho nghề nuôi trồng nấm trong nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàngnày là một việc làm có nhiều ý nghĩa đối với ngành nấm nước ta hiện nay

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển ngành nấm của Trung Quốc

Trang 31

Từ thực tiễn hoạt động, tổ chức ngành nấm của Trung Quốc, tác giả nhận thấy, cónhững kinh nghiệm đáng học hỏi và phù hợp để Việt Nam vận dụng một cách linhhoạt như sau:

Thứ nhất, Trung Quốc đã phát huy tốt nhất vai trò của chính quyền địa phương trong việc đẩy mạnh phát triển nuôi trồng nấm quy mô nhỏ, giúp giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lao động nông thôn nghèo

Có thể nói, sự tăng trưởng nhanh chóng như hiện nay của hoạt động sản xuất nấmquy mô nhỏ ở Trung Quốc không thể có được nếu thiếu vai trò khuyến khích và hỗtrợ tích cực của chính quyền các địa phương Đối với các vùng nghèo, đây còn làmột động lực hiệu quả thúc đẩy sự phát triển nghề trồng nấm nhằm nâng cao mứcsống cho người dân vùng nông thôn, đồng thời gia tăng nguồn lợi tài chính cho địaphương Do đó, chính quyền nhiều nơi đã tăng cường hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuậtcông nghệ và các chính sách khuyến khích người nông dân tích cực tham gia vàohoạt động sản xuất nấm Và cũng vì thế, điều đó đã thúc đẩy sự phát triển của ngànhcông nghiệp nấm của địa phương (Dinghuan Hu, 2009)

Xã Định Đào thuộc tỉnh Quảng Đông là một khu vực quốc gia chuyên sản xuấtgiống nấm mỡ Trong năm 2003, cả khu vực này đã phát triển hơn 300 hecta đấtdùng cho sản xuất, nuôi trồng nấm mỡ, với sản lượng hơn 4500 tấn và có hơn 3000

hộ nông dân tham gia nuôi trồng quy mô nhỏ Sự phát triển của ngành công nghiệpnấm đã thu hút hơn 30 nghìn lao động của toàn xã chủ động tăng gia sản xuất nấm,đồng thời thúc đẩy sự đi lên của các ngành công nghiệp có liên quan như ngành côngnghiệp chế tạo máy, nghề trồng nấm, cũng như hoạt động của các nhà cung cấp phânbón và nguyên liệu trồng nấm, các doanh nghiệp thu mua chế biến và các tổ chứchợp tác xã kinh tế nông thôn,… Để có được thành công như vậy, chính quyền địaphương xã Định Đào đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc đầu tư xây dựng, pháttriển cơ sở hạ tầng cần thiết Xã đã áp dụng nhiều cách thức để tạo lập nên hệ thốngcác doanh nghiệp dẫn đầu, có ảnh hưởng lớn và tạo điều kiện để tăng tốc ngành sảnxuất nấm cũng như quy trình chuẩn hóa các sản phẩm nấm xuất khẩu

Trang 32

Trong vài năm trở lại đây, xã Định Đào đã cho xây dựng nhiều xưởng đông lạnh,kho trữ đông và nhiều doanh nghiệp chế biến khác với quy mô xã, đồng thời thànhlập Hiệp hội nấm cấp thị xã cũng như gần 70 tổ chức hợp tác xã kinh tế trồng nấm.Ngoài ra, xã còn thu hút nguồn vốn gần 48 triệu NDT (khoảng 7,6 triệu USD) từ Tập đoàn Lider (Tây Ban Nha) đầu tư vào dây chuyền sản xuất nấm với sản lượnggần 8000 tấn/năm Đến mùa kinh doanh nấm, các công ty dẫn đầu sẽ thành lậpnhững mạng lưới thu mua tại những làng nghề chủ yếu để mua nấm trực tiếp và nhưvậy, người nông dân có thể bán sản phẩm của họ mà không cần phải vận chuyển xa.Chính vì thế, đây không chỉ giúp người nông dân giải quyết vấn đề tìm đầu ra chosản phẩm nấm mà còn huy động được mọi nguồn lực để phát triển sản xuất nấm,đồng thời đặt nền móng vững chắc cho sự mở rộng về chiều sâu cho hoạt động sảnxuất nấm theo hệ thống chuẩn hóa ở xã Định Đào (Dinghuan Hu, 2009)

Thứ hai, các nông trại sản xuất nấm với quy mô lớn ở Trung Quốc đã thành công trong việc liên kết chặt chẽ với người nông dân, tạo đầu ra vững chắc cho sản phẩm nấm, từ đó động viên, khuyến khích người nông dân gắn bó hơn với nghề, tạo điều

kiện cho sự lớn mạnh như hiện nay của ngành nấm

Tại Trung Quốc, các nông trại trồng nấm với quy mô lớn là những nông trại cóquy mô sản xuất từ một hecta trở lên Bên cạnh việc tự sản xuất, các nông trại nàycòn đóng vai trò tạo động lực thúc đẩy sự sản xuất của các nông dân trong khu vực.Cũng quan trọng như sản lượng mùa vụ nói chung, yếu tố công nghệ trong thu hoạch

và bảo quản nấm có vai trò rất lớn trong kỹ thuật trồng nấm Trong khi đó, thời gianbảo quản nấm tươi rất ngắn để đảm bảo chất lượng nguyên vẹn của nấm sau thuhoạch Chính vì vậy, thông qua việc cung cấp những chỉ dẫn kỹ thuật, phương thứctrồng trọt, cũng như hợp tác với hộ nông dân trong và ngoài khu vực để tìm nguồntiêu thụ nấm, các nông trại có thể tận dụng hiệu quả nguồn lao động từ các hộ nôngdân, đất canh tác và nguồn vốn hỗ trợ để mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuấtnấm của họ và gia tăng thị phần so với đối thủ cạnh trạnh, đồng thời thu được lợinhuận từ việc trồng nấm (Dinghuan Hu, 2009)

Trang 33

Đa số các nông trại sản xuất nấm sở hữu trang thiết bị và công nghệ sản xuất tiêntiến, đặc biệt, một số nơi có khả năng tái sản xuất việc trồng nấm và tạo nguồn cơchất cho nấm Do đó, nhiều cơ sở đã thiết lập quan hệ hợp tác với người nông dân ởkhu vực xung quanh nhằm nâng cao năng suất và gia tăng thị phần, đồng thời giảmthiểu thiệt hại do thất thoát sau thu hoạch Họ bán giống nấm và cơ chất cho ngườinông dân, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho những người này để họ yêntâm nuôi trồng Sau đó, các nông tại sẽ bán ra thị trường những sản phẩm nấm chấtlượng cao thu được từ người nông dân Phương thức sản xuất này một mặt có thể hỗtrợ những người nông dân sản xuất nấm quy mô nhỏ, mặt khác giúp các cơ sở nôngtrại giảm thiểu chi phí quản lý và đầu tư trang thiết bị (Dinghuan Hu, 2009)

Thứ ba, Trung Quốc đã có sự đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu, lai tạo

và phát triển các giống nấm đồng thời phát huy tốt vai trò quản lý của nhà nước và các bên hữu quan

Đánh giá cao vai trò của công tác nghiên cứu lai tạo giống, bên cạnh hỗ trợ các

cơ sở kinh doanh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chính phủ Trung Quốc còn thành lập mộtloạt các trung tâm, viện nghiên cứu hiên đại, tiên tiến Điển hình là:

- Viện Đất trồng và Phân bón thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp TrungQuốc Nhiệm vụ của viện là triển khai các nghiên cứu ứng dụng liên quan đến kiếnthức đất đai, đất trồng trọt, phân bón, dinh dưỡng cho cây trồng, vi sinh vật trongđất, Bên cạnh đó, viện còn đảm nhận các nghiên cứu trên phạm vi cả nước nhằmgiải quyết các vấn đề thực tiễn trong nông nghiệp liên quan đến quản lý đất và phân

bón

- Viện Nghiên cứu nấm thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Thượng Hải.Thành lập năm 1960, đây là một trong những viện nghiên cứu về nấm đầu tiên vớithế mạnh về lực lượng kỹ thuật toàn diện Hiện tại, Viện đã và đang thực hiện cáccông tác nghiên cứu chuyên sâu về lai tạo giống và cấy giống, công nghệ thông tin,

công nghệ sinh học, phương tiện nuôi trồng, kiểm soát dịch bệnh và sâu hại,…

Ngoài ra, còn các Viện và trung tâm nghiên cứu như Viện nghiên cứu Vi sinhvật thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, Trung tâm Thí nghiệm Nuôi trồng Nấm,

Trang 34

Viện nghiên cứu nấm Tam Minh (Phúc Kiến),… cũng đóng vai trò quan trọng khôngkém trong công tác nghiên cứu, thử nghiệm và lai tạo giống nấm

Bộ Nông nghiệp là cơ quan Nhà nước quan trọng quản lý về nông nghiệp, nôngthôn và sản xuất nông sản ở Trung Quốc Nhằm đảm bảo sản xuất nấm an toàn, chấtlượng, đồng thời nâng cao trình độ sản xuất của ngành công nghiệp nấm trong nước,

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã đầu tư thành lập một hệ thống các cơ quan chuyênngành trực thuộc Bộ như Trung tâm Kiểm tra Đánh giá Giám sát Chất lượng hàngNông nghiệp, Trung tâm Kiểm tra Đánh giá Giám sát Chất lượng Rau quả, Trungtâm Kiểm duyệt Chất lượng Sản phẩm Nấm Quốc gia, Hiệp hội Nấm ăn TrungQuốc,… (Dinghuan Hu, 2009)

Có thể thấy, với sự quan tâm đầu tư vào cơ sở vật chất cũng như hoàn thiện bộmáy hoạt động, Trung Quốc đã vực dậy ngành nấm trong nước, đưa cây nấm lên mộttầm cao mới, trở thành một trong những mặt hàng chủ lực trong một thời gian dài.Học tập từ Trung Quốc và rút ra bài học cho Việt Nam trong việc phát triển ngànhnấm trong nước có ý nghĩa rất nhiều đối với việc thúc đẩy xuất khẩu nấm của nước

ta sang thị trường châu Âu 1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Ngành sản xuất nấm trong nước có phát triển vững mạnh thì mới có thể là bệphóng vững chắc cho hoạt động xuất khẩu nấm sang các nước trên thế giới Từnhững nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển ngành nấm của Trung Quốc ở chươngmột, tác giả nêu lên 3 bài học nên áp dụng ở Việt Nam nhằm phát triển hoạt động nuôi trồng, sản xuất nấm trong nước, tạo nội lực vững chắc đẩy mạnh xuất khẩu

Thứ nhất, nâng cao vai trò của chính quyền địa phương các tỉnh thành trong việc

đẩy mạnh phát triển nuôi trồng nấm quy mô nhỏ của người nông dân, giúp giải quyếtviệc làm cho phần lớn lao động nông thôn nghèo Đồng thời, phát huy tối đa vai tròcủa chính quyền địa phương trong công tác hỗ trợ, phổ biến và chỉ dẫn người dânthực hành nuôi trồng nấm theo phương pháp hiện đại, cho hiệu quả kinh tế cao

Thứ hai, đầu tư, tạo sự thuận lợi để người nông dân có điều kiện có thể xây dựng

các trang trại sản xuất nấm quy mô lớn, giúp giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩmnấm từ những nông dân sản xuất theo quy mô nhỏ

Trang 35

Thứ ba, mạnh dạn đầu tư xây dựng các trung tâm, các viện nghiên cứu với cơ sở

vật chất, khoa học kỹ thuật hiên đại tiên tiến phục vụ cho công tác lai tạo và pháttriển giống nấm Bên cạnh đó, tăng cường sự quản lý của Nhà nước bằng các biệnpháp, chính sách thiết thực, hiệu quả

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương một, tác giả đã khái quát được tiềm năng và vai trò của thị trườngchâu Âu đối với việc phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu nấm, đồng thời phântích tác động tổng quát các yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc nuôitrồng nấm của người nông dân cũng như hoạt động kinh doanh xuất khẩu của cácdoanh nghiệp trong ngành nấm Từ đó, tác giả đã nêu bật tầm quan trọng của việcđẩy mạnh xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu đối với sự phát triểncủa ngành sản xuất nấm trong nước Từ những yếu tố trên, cùng với việc phân tích,đánh giá kinh nghiệm tổ chức, xây dựng và điều phối hoạt động của ngành nấmTrung Quốc, tác giả đã tạo dựng cơ sở lý luận vững chắc làm tiền đề để nghiên cứuthực trạng xuất khẩu nấm sang châu Âu ở chương hai và thông qua đó đề xuất nhữnggiải pháp có liên quan trong chương ba

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ

TRƯỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2005 – 2011 2.1 Tình hình xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn

2005 – 2011

2.1.1 Khối lượng xuất khẩu

Trang 36

(Nguồn: Tổng hợp từ Cơ quan thống kê Liên hợp quốc và các báo cáo thường niên

của Hiệp hội Rau quả Việt Nam)

Từ năm 2005 đến năm 2011, trong khi tổng lượng nấm xuất khẩu của Việt Nam

có sự biến động mạnh thì lượng nấm cung cấp sang thị trường EU khá ổn định, daođộng nhẹ theo chiều hướng tăng Năm 2005, khối lượng nấm các loại Việt Nam xuấtkhẩu sang thị trường EU ở mức 4,1 nghìn tấn (chiếm 16,7%) và tiếp tục tăng đều đếnmức 5,3 nghìn tấn trong năm 2007, chiếm tỷ trọng 26,3% Sau đó, mức này giảmgần 30% xuống vị trí thấp nhất trong giai đoạn 2005 – 2011 ở mức 3,9 nghìn tấn vàonăm 2008 Những năm tiếp theo, tình hình xuất khấu nấm sang thị trường EU tăngdần, với mức 4,2 nghìn tấn năm 2009, bằng 130% so với năm 2008, và tiếp tục tăngchạm đỉnh 5,6 nghìn tấn của cả thời kỳ (chiếm 22,7%) Năm 2011, lượng xuất khẩunày có sự sụt giảm nhẹ xuống mức 5,1 nghìn tấn, giảm gần 9% so với năm 2010.Nguyên nhân của sự giảm sút trong khối lượng nấm xuất khẩu từ 2006 – 2008 vàtrong hai năm 2010 – 2011 có thể được lý giải dựa vào tình hình kinh tế thế giới

Trang 37

trong cùng thời kỳ Năm 2008, khủng hoảng tài chính bùng nổ trên toàn cầu, khiếnnhiều trung tâm tài chính tiền tệ lớn của thế giới ngưng hoạt động, gây ảnh hưởngđến mức sống và thu nhập khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người dân châu Âugiảm đáng kể, trong đó có nhóm hàng nấm của Việt Nam Đến năm 2010, nền kinh

tế dần phục hồi, và thế giới tương đối ổn định sau khủng hoảng Điều này lý giải cho

sự tăng cao của mức sản lượng nấm xuất khẩu vào thị tường châu Âu cùng năm đó.Tuy nhiên, vào đầu năm 2011, khủng hoảng nợ công lại bùng nổ ở châu Âu, với sựsụp đổ của Hy Lạp và Ireland – hai nền kinh tế được đánh giá là hình mẫu phát triểncủa châu lục này (Thu Hà, 2010) Trước khả năng bất ổn nợ công sẽ lan rộng, ngườitiêu dùng châu Âu đã chọn biện pháp cắt giảm chi tiêu để có thể vượt qua tình hìnhkhó khăn Điều này cũng chính là nguyên nhân của mức sụt giảm nhẹ trong lượngnấm xuất sang thị trường này của Việt Nam

Trong khi đó, sau khi ở mức 27,3 nghìn tấn trong năm 2006, cao hơn 111% so vớinăm 2005, sản lượng nấm xuất khẩu ra thị trường thế giới của Việt Nam giảm xuốngđáng kể qua các năm tiếp theo và chạm đáy thấp nhất của giai đoạn tại mức 13,9nghìn tấn vào năm 2008 Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình khủng hoảng tài chínhtrên toàn cầu đã gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng giảmnhằm hạn chế rủi ro thanh toán của hầu hết các quốc gia trên thế giới Sau giai đoạnsụt giảm này, xuất khẩu nấm của nước ta tăng dần, với lượng tăng trung bình 4,97nghìn tấn/năm qua các năm 2009 (18,8 nghìn tấn), 2010 (24,6 nghìn tấn) và chạmmức cao nhất của toàn giai đoạn vào năm 2011 với sản lượng đạt 28,8 nghìn

tấn, tăng 17,2% so với năm 2010 và cao gấp 2,1 lần so với năm 2008

Nhìn chung, mức sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nấm Việt Nam sang thịtrường EU tuy có sự tăng trưởng ổn định nhưng số lượng ghi nhận được còn khá nhỏ

so với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng này vào EU Theo thống kê của Tổ chứcLương nông Liên hiệp quốc, trong năm 2010, EU nhập khẩu gần 300 nghìn tấn nấmcho tiêu dùng trong khối, lượng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm khoảng

2% Theo nhiều chuyên gia, thực trạng như trên là do ảnh hưởng của các nguyênnhân sau:

Trang 38

Thứ nhất, mặt hàng nấm xuất khẩu của Việt Nam chưa có thương hiệu trên thế giới, gây

trở ngại cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường các nước (Trần Nga, 2008).Hơn nữa, EU là một thị trường ưa chuộng những sản phẩm có tên tuổi nổi tiếng, nên việctiêu dùng một sản phẩm ít được biết đến như nấm của Việt Nam ở thị trường này thấp hơnnhiều lần so với các sản phẩm khác cùng loại của các quốc gia xuất khẩu nấm hàng đầu

Thứ hai, sự thiếu liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp cũng như việc thiếu các

vùng nguyên liệu nấm trên cả nước đã khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp hạn chếtrong việc thu mua, chế biến và xuất khẩu (Trần Nga, 2008)

Thứ ba, việc thiếu thông tin về thị trường EU đã hạn chế năng lực cũng như định

hướng của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm nhằm vào thị trường này.Bên cạnh đó, do sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành nên có nhiềudoanh nghiệp dù có đơn đặt hàng lớn đến từ nhiều nước trong khối EU nhưng phải

từ chối do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không đủ điều kiện để đáp ứng

2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất khẩu nấm sang thị trường EU so với tổng kim ngạch xuất khẩu nấm của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2011

ĐVT: triệu USD

Trang 39

KNXK nấm sang EU KNXK nấm sang các nước khác

(Nguồn: Tổng hợp từ Cơ quan thống kê Liên hợp quốc và các báo cáo thường niên của Hiệp hội Rau quả Việt Nam) Trong giai đoạn 2005 – 2011, chịu ảnh hưởng từ

sản lượng xuất khẩu sang thị trường châu Âu cũng như tình hình giá cả mặt hàngnấm trên thế giới nên kim ngạch xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường nàycũng biến động và có xu hướng tăng

Tình hình biến động của kim ngạch xuất khẩu nấm giai đoạn 2005 – 2011 cũngtương tự như diễn biến của khối lượng xuất khẩu nấm qua các năm Tốc độ tăng bìnhquân của kim ngạch xuất khấu nấm vào thị trường châu Âu trong những năm

2005, 2006, 2007 ổn định ở mức 1,3 triệu USD/năm Đến năm 2008, khủng hoảngtài chính bùng nổ, mức kim ngạch đó giảm xuống mức 4,2 triệu USD nhưng vẫn caohơn so với mức thấp nhất trong giai đoạn tại thời điểm năm 2005 (4,1 nghìn USD).Tình hình kinh tế bất ổn khiến cho giá trung bình một số mặt hàng nông sản trên thếgiới, trong đó có nấm, tăng đồng loạt Tại Việt Nam, mức giá trung bình của mặthàng nấm xuất khẩu vào khoảng 1,1 USD/kg, tăng gần 10% so với năm 2007 Chínhlợi thế tăng giá đó đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thịtrường EU trong năm 2008 chỉ giảm khoảng 20% so với mức kim ngạch của năm

2007 Những năm tiếp theo, giá trị xuất khẩu nấm của Việt Nam vào thị trường EUtăng trở lại và đạt mức cao nhất trong giai đoạn vào năm 2010 với giá trị mang vềhơn 6,3 triệu USD, tăng 36,8% so với năm 2009 và gấp 1,5 lần kim ngạch năm 2008.Trong năm 2011, tình hình xuất khẩu nấm sang EU tăng đều nhưng có chiều hướnggiảm so với năm 2010 Kết quả là năm 2011, kim ngạch nấm xuất khẩu vào EU đạtmức 5,9 triệu USD, bằng 93% năm 2010

Trong cả giai đoạn, xuất khẩu nấm sang thị trường EU đóng góp ổn định vào kimngạch chung của ngành kinh doanh xuất khẩu nấm với mức bình quân 18%/năm(tính trên tổng kim ngạch) Năm 2008 tuy giá trị xuất khẩu chung của mặt hàng nấmchỉ đạt 15,1 triệu USD nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang châu Âuchiếm đến gần 22% Nếu chỉ xét riêng trọng nội ngành thì sự đóng góp này rất đáng

Trang 40

kể Nhưng nếu đặt trong vị trí so sánh với các ngành hàng khác thì con số này quánhỏ và không phản ánh được tiềm năng phát triển của ngành

Thực trạng như vậy phần lớn do tác động từ sự mất giá của mặt hàng nấm ViệtNam so với các nước khác trên thế giới (Minh Huệ, 2010) Theo báo cáo của Hiệphội Rau quả trong các năm 2008, 2009, giá nấm của Việt Nam chỉ bằng khoảng 50 –60% giá nấm xuất khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan,… Một tấn nấm hương của ViệtNam xuất khẩu vào thị trường EU chỉ được trả với giá 1.530 USD/tấn, trong khi đó,mặt hàng cùng loại do Trung Quốc xuất khẩu được các nhà nhập khẩu ở thị trườngnày tìm mua với mức giá 2.440 USD/tấn Điều này có ảnh hưởng lớn đến kim ngạchxuất khẩu nấm của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2011 Vì vậy, trong những nămtiếp theo, nước ta cần có những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo vịthế cho sản phẩm nấm Việt Nam trên thị trường thế giới nhằm nâng cao giá trị chomặt hàng nấm, mang lại nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu ngày càng tăng

2.1.3 Cơ cấu mặt hàng nấm xuất khẩu

Từ năm 2005 đến năm 2011, cơ cấu mặt hàng nấm Việt Nam xuất khẩu sang thịtrường EU khá đa dạng Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thông tin, số liệu cập nhậtkhông đầy đủ đến năm 2011 nên tác giả phân tích cơ cấu mặt hàng nấm xuất khẩucủa Việt Nam sang thị trường EU từ số liệu của cơ quan thống kê Liên hiệp quốc (2005 – 2009) và các báo cáo chuyên ngành trong nước (2010)

Theo ghi nhận của cơ quan thống kê Liên hiệp quốc, trong giai đoạn 2005 - 2009,Việt Nam đã xuất khẩu sang EU bốn nhóm mặt hàng nấm các loại theo hệ thống mã

HS, bao gồm: các loại nấm tươi hoặc ướp lạnh, đông lạnh, nấm đã bảo quản tạm thờinhưng chưa dùng ngay được và các loại nấm khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụnhoặc ở dạng bột, chưa chế biến thêm (bao gồm cả mộc nhĩ khô) Theo báo cáo này,nhóm hàng được xuất khẩu nhiều nhất qua các năm là các loại nấm đã được bảoquản tạm thời nhưng chưa dùng ngay (071151, 071159) trong đó phân nhóm mang

mã HS 071159 (các loại nấm khác, không tính nấm thuộc chi Agaricus như nấm mỡ)chiếm tỷ trọng cao nhất, mang về hơn 40% tổng kim ngạch cho xuất khẩu nấm mỗinăm Trong phân nhóm này, nổi bật nhất là mặt hàng nấm rơm muối (đóng lon, đóng

Ngày đăng: 02/06/2015, 09:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009, Giáo trình môn học Khái quát về nghề nhân giống và sản xuất nấm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình môn học Khái quátvề nghề nhân giống và sản xuất nấm
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
2. Centre for the Promotion of Imports from developing countries, 2009, The EU market for frozen fruit and vegetables [pdf] Available at: <http://www.cbi.eu/?pag=85&doc=5626&typ=mid_document> [Accessed 20 February 2012] Sách, tạp chí
Tiêu đề: The EUmarket for frozen fruit and vegetables
3. Centre for the Promotion of Imports from developing countries, 2011, Compliance with EY buyer requirements for fresh vegetables [pdf] Available at:< http://www.cbi.nl/?pag=85&doc=6073&typ=mid_document&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Compliance with EY buyer requirements for fresh vegetables
4. Centre for the Promotion of Imports from developing countries, 2011, Promising EU export markets for fresh vegetables [pdf] Availableat: <http://www.cbi.nl/?pag=85&doc=6081&typ=mid_document&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: PromisingEU export markets for fresh vegetables
5. Centre for the Promotion of Imports from developing countries, 09/2011, Trade structure and channels for fresh vegetables [pdf] Available at:<http://www.cbi.nl/?pag=85&doc=6082&typ=mid_document> [Accessed 20 February 2012] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tradestructure and channels for fresh vegetables
6. Centre for the Promotion of Imports from developing countries, 09/2011, Trends and segments for fresh vegetables [pdf] Available at:<http://www.cbi.nl/?pag=85&doc=6086&typ=mid_document > [Accessed 20 February 2012] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trendsand segments for fresh vegetables
12. The Commission of the European Communities, 26/10/2004, Commission Regulation (EC) No 1863/2004 of 26 October 2004 laying down the marketing standard applicable to cultivated mushrooms [pdf] Available at: <http://eurlex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=OJ:L:2004:325:0023:0029:EN:PDF> [Accessed 06 February 2012] Sách, tạp chí
Tiêu đề: CommissionRegulation (EC) No 1863/2004 of 26 October 2004 laying down the marketingstandard applicable to cultivated mushrooms
13. Cục Xúc tiến thương mại phối hợp cùng nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển, 2011, Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2009 - 2010, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2009 -2010
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
14. Đoàn Gia Dũng, 2008, Bàn về sự tích hợp chiến lược nguồn nhân lực với chiến lược công ty, Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về sự tích hợp chiến lược nguồn nhân lực với chiếnlược công ty
15. Leifa Fan and others, 2006, Advances in Mushroom Research in the Last Decade, [pdf] Available at: < http://intraspec.ca/mycomedicine/Advances-inMushroom-Research-in-the-Last-Decade.pdf > [Accessed 20 February 2012] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Advances in Mushroom Research in the Last "Decade
16. Wei Geng, 2010, Growing Edible Mushroom in China: Bio-innovation, Technological Dissemination and Trade, [pdf] Available at Sách, tạp chí
Tiêu đề: Growing Edible Mushroom in China: Bio-innovation,Technological Dissemination and Trade
18. Trịnh Đình Hòa, 2011, Kỹ thuật bảo quản nông sản sau thu hoạch, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật bảo quản nông sản sau thu hoạch
19. Nguyễn Thu Huyền và cộng sự, 2009, Chuyên đề: Hãy quan tâm tới bảo quản nông sản để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục không chính quy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề: Hãy quan tâm tới bảo quảnnông sản để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế
20. Nguyễn Bá Minh, 2010, Thị trường xuất khẩu EU - Ngành hàng rau quả, Chuyên trang Thị trường Nông sản & Hội nhập dành cho doanh nghiệp, số 01 tháng 11/2010, tr.4-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường xuất khẩu EU - Ngành hàng rau quả
30. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2008, Nấm ăn - Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấm ăn - Cơ sở khoa học và côngnghệ nuôi trồng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
31. Ủy ban Tư vấn Chính sách Thương mại Quốc tế, 2011, Kiến nghị chính sách của Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về triển vọng FTA Việt Nam - EU, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.II. Các trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến nghị chính sách củaCộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về triển vọng FTA Việt Nam - EU
33. Hà Châu, 2007, Biến tiềm năng thành hiện thực cần quy hoạch sản xuất liên hoàn, Thời báo Sài Gòn giải phóng,[online] 23 tháng 1 <http://www.sggp.org.vn/saigonthubay/2007/1/83007/> [truy cập ngày [truy cập ngày 10/01/2012] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời báo Sài Gòn giải phóng
34. Minh Châu, 2011, Công nghệ sau thu hoạch: Cần một cú hích đủ mạnh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển truyền thông khoa học và công nghệ (CESTC), [online] 01 tháng 7 <http://truyenthongkhoahoc.vn/vn/Cong-nghe-sau-thu-hoachCan-mot-cu-hich-du-manh-c1067/Cong-nghe-sau-thu-hoach-Can-mot-cu-hich-dumanh-n1853> [truy cập ngày 18/02/2012] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trungtâm nghiên cứu và phát triển truyền thông khoa học và công nghệ (CESTC)
35. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2012, Văn bản quy phạm pháp luật, [online] <http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban>[truy cập ngày 15/02/2012] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản quy phạm pháp luật
36. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, 2010, Một số thông tin về địa lý Việt Nam, [online] 18 tháng 1<http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/dialy>, 06/02/2012] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số thông tin về địa lý Việt Nam

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w