1. Tính cấp thiết của đề tàiLương thực nói chung và mặt hàng gạo nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người. Mặt khác, sản xuất lúa gạo lại liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân, một khu vực nhạy cảm và có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa, lúa gạo là một trong những lợi thế so sánh quan trọng của Việt Nam. Trong điều kiện tự do hóa thương mại, việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ góp phần khai thác lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế, ổn định chính trị – xã hội.Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, sản xuất và xuất khẩu gạo đã đạt được nhiều thành tích quan trọng. Gạo xuất khẩu đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đóng góp vào thành tích chung đó phải kể đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có An Giang. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp ở tỉnh An Giang trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Tình trạng sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu với quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ xay xát, chế biến lạc hậu đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng gạo xuất khẩu, làm giảm khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang trên thị trường thế giới, hạn chế hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo ở tỉnh An Giang. Tình trạng cạnh tranh mua gạo xuất khẩu của người sản xuất và cạnh tranh bán gạo cho khách hàng nước ngoài, giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu vẫn chưa được khắc phục, gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia và cho doanh nghiệp...
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lương thực nói chung và mặt hàng gạo nói riêng có tầm quan trọngđặc biệt đối với đời sống của con người Mặt khác, sản xuất lúa gạo lạiliên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân, một khu vực nhạy cảm
và có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của nhiều nước trên thếgiới Hơn nữa, lúa gạo là một trong những lợi thế so sánh quan trọng củaViệt Nam Trong điều kiện tự do hóa thương mại, việc đẩy mạnh sản xuất
và xuất khẩu gạo sẽ góp phần khai thác lợi thế so sánh cho phát triển kinh
tế, ổn định chính trị – xã hội
Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, sản xuất và xuất khẩu gạo đã đạtđược nhiều thành tích quan trọng Gạo xuất khẩu đã trở thành một trongnhững mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Đóng góp vào thành tíchchung đó phải kể đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của các tỉnh đồngbằng sông Cửu Long, trong đó có An Giang Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩugạo của các doanh nghiệp ở tỉnh An Giang trong thời gian qua còn nhiều hạnchế Tình trạng sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu với quy mô nhỏ, phân tán,công nghệ xay xát, chế biến lạc hậu đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượnggạo xuất khẩu, làm giảm khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của tỉnh AnGiang trên thị trường thế giới, hạn chế hiệu quả xuất khẩu của các doanhnghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo ở tỉnh An Giang Tình trạng cạnh tranh muagạo xuất khẩu của người sản xuất và cạnh tranh bán gạo cho khách hàng nướcngoài, giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu vẫn chưa được khắc phục,gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia và cho doanh nghiệp
Thực tế trên đòi hỏi cần phải có những giải pháp phù hợp, thúc đẩy xuấtkhẩu gạo hơn nữa, để khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng, lợi thế sosánh của tỉnh An Giang cho phát triển kinh tế của địa phương và phát triểnkinh tế đất nước Thực tế đó cũng đòi hỏi cần có sự nghiên cứu một cách hệthống và sâu sắc hoạt động xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang, để đề ra một số
Trang 2giải pháp khắc phục những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu gạo, đảm bảocho hoạt động này phát triển cả về chất và lượng Đây chính là lý do tác giả
chọn đề tài: "Xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang – thực trạng và giải pháp" làm
khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản lý kinh tế của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất khẩu gạo là hoạt động được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứumang tính chất tổng thể trong nền kinh tế và từng địa phương, từng khu vực.Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết xung quanhvấn đề này Nghiên cứu các công trình trên, tác giả nhận thấy có ba hướngnghiên cứu:
Những công trình nghiên cứu về chính sách xuất khẩu nông sảncủa Việt Nam:
- PTS Nguyễn Văn Bích, KS Chu Tiến Quang: Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996
- GS.TS Bùi Xuân Lưu: Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2004.
- TS Trịnh Thị Ái Hoa: Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007
Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách xuất khẩu nông sản củacác tác giả trên đề cập đến các chính sách tác động trực tiếp, gián tiếp đếnngười sản xuất nông sản; các chính sách bảo hộ nông sản trong khuôn khổquy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Một số tác giả lại bàn vềgiải pháp kết hợp các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm làm tăng lợi íchcạnh tranh của các doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu hàng nông sản
Những công trình, bài viết về thị trường xuất khẩu nông sản củaViệt Nam:
- PTS Nguyễn Trung Vãn: Lương thực Việt Nam - Thời đổi mới hướng xuất khẩu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
Trang 3- PTS Nguyễn Đình Long, PTS Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Võ Định:
Phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1999
- Tác giả Kim Quốc Chính: Dự báo khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 284, 1/2004.
- TS Lưu Văn Nghiêm: Marketing mở rộng thị trường, tăng hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 88, 10/2004.
Nhóm các công trình, bài viết về thị trường xuất khẩu nông sản tập trungphân tích các động thái của thị trường nông sản, giải pháp để mở rộng thịtrường xuất khẩu Bên cạnh đó, một số tác giả đưa ra các giải pháp để pháthuy khả năng cạnh tranh hàng nông sản trên phạm vi một quốc gia
Những công trình, bài viết về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàngnông sản của Việt Nam
- TS Nguyễn Khắc Thanh: Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam trongthời gian trước mắt, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 310, 3/2004
- TS Lê Thị Anh Vân: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số hàng nông sản Việt Nam giai đoạn 2002-2010, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 92,
ra, một số tác giả còn đưa ra những luận cứ để định hướng tập trung vào
Trang 4các mặt hàng nông sản xuất khẩu có lợi thế so sánh của Việt Nam, trong đó
có mặt hàng gạo xuất khẩu
Tóm lại, các công trình, bài viết trên tiếp cận dưới những góc độ khácnhau cả về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động xuất khẩu nôngsản nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng Tuy nhiên, chưa có công trình nàonghiên cứu một cách chi tiết và hệ thống các giải pháp thúc đẩy xuất khẩumột mặt hàng cụ thể tại một địa phương cụ thể thông qua việc khảo sát cácdoanh nghiệp xuất khẩu
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận
Mục đích của khóa luận là góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
về xuất khẩu gạo và thực tiễn xuất khẩu gạo ở tỉnh An Giang trong điều kiệnhội nhập kinh tế quốc tế Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuấtkhẩu gạo của tỉnh An Giang trong thời gian tới
Với mục đích đó, khóa luận có nhiệm vụ:
yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là xuất khẩu gạo Xuất khẩu gạonghiên cứu ở đây được xét theo nghĩa rộng Điều đó có nghĩa là, nghiên cứuxuất khẩu gạo không chỉ nghiên cứu động thái xuất khẩu gạo (nghiên cứu vềgiá trị xuất khẩu, khối lượng xuất khẩu, chất lượng, giá cả xuất khẩu ) màcòn nghiên cứu một chuỗi các hoạt động, từ thu mua – xay xát, chế biến –nghiên cứu thị trường – bán hàng cho khách hàng nước ngoài Tuy nhiên khóa
Trang 5luận chủ yếu nghiên cứu về giá trị xuất khẩu, khối lượng xuất khẩu, chấtlượng và giá cả xuất khẩu.
Về phạm vi nghiên cứu, khóa luận chỉ nghiên cứu hoạt động xuất khẩugạo của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang vàcác doanh nghiệp của tỉnh An Giang là chủ yếu Hoạt động của các doanhnghiệp các tỉnh bạn chỉ được xem xét tới như là nhân tố ảnh hưởng đến hoạtđộng của các doanh nghiệp ở tỉnh An Giang Về thời gian, khóa luận nghiêncứu hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo của tỉnh AnGiang trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2011, các số liệu được cập nhật đếnnăm 2011
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài, khóa luận đã sử dụng phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụngcác phương pháp khác để nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu thực tế,trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để giải quyết các vấn
đề Đồng thời, đề tài cũng kế thừa và sử dụng có chọn lọc những thông tintrong một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác đã công bố
6 Những đóng góp của khóa luận
Hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễnhoạt động xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạotrên địa bàn tỉnh An Giang trong thời gian tới như: giải pháp đẩy mạnh vànâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết 4 nhà, giải phápliên kết thị trường gạo An Giang với thị trường gạo các tỉnh đồng bằng sôngCửu Long
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng cho việc hoạch định
và thực thi chính sách xuất khẩu gạo ở tỉnh An Giang
Trang 67 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luậngồm 3 chương, 9 tiết
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU GẠO
1.1 Vai trò và đặc điểm xuất khẩu gạo ở Việt Nam và tỉnh An Giang
1.1.1 Vai trò xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam và tỉnh
Vậy khi tham gia vào thị trường thế giới, Việt Nam có những lợi thế sosánh nào? Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam có rất nhiều lợi thếcủa một nước nông nghiệp nhiệt đới Gạo là một trong những lợi thế quantrọng mà Việt Nam có được do điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, khí hậu, đấtđai, tài nguyên thiên nhiên cùng với kỹ thuật trồng lúa nước đã được đúc kết
từ lâu đời mang lại Ngoài ra, Việt Nam còn có lực lượng lao động dồi dào,với năng suất lao động tương đối cao Do đó, chi phí sản xuất lúa gạo ở ViệtNam tương đối thấp so với nhiều nước trên thế giới Việc Việt Nam tập trungcho sản xuất và xuất khẩu gạo thu ngoại tệ sẽ góp phần khai thác tiềm năng,lợi thế về sản xuất gạo cho phát triển kinh tế
Trang 7Tuy nhiên, những lợi thế về sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Namhiện nay là lợi thế so sánh tĩnh Lợi thế này có thể sẽ mất đi hoặc giảm giá trịtrong tương lai, khi những lợi thế mới, lợi thế so sánh động xuất hiện Do đó,Việt Nam cần tranh thủ khai thác các lợi thế này trước khi lợi thế sản xuất vàxuất khẩu gạo có thể bị san bằng Đồng thời, chúng ta cũng cần chủ động tạo
ra những điều kiện cho lợi thế so sánh động mới xuất hiện, tiếp tục khai tháclợi thế so sánh đó cho phát triển kinh tế
1.1.1.2 Xuất khẩu gạo góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Theo lý thuyết cạnh tranh hoàn hảo, trong điều kiện tự do cạnh tranh,nguồn lực sẽ được phân bổ một cách có hiệu quả nhất Theo đó, một cơ cấukinh tế hợp lý sẽ được hình thành dưới sự tác động của thị trường Việt Namđẩy mạnh xuất khẩu gạo trong điều kiện tự do hóa thương mại Điều đó, cũngđồng nghĩa với việc nguồn lực trong nước được phân bổ, chuyển dịch để hìnhthành cơ cấu kinh tế có hiệu quả Hơn nữa, cơ cấu kinh tế đó còn đượcchuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bởi lẽ, để thúc đẩyxuất khẩu gạo có hiệu quả, đòi hỏi tư duy người nông dân và doanh nghiệpxuất khẩu gạo phải thay đổi sao cho phù hợp với những tín hiệu của thịtrường gạo quốc tế Điều đó, cũng có nghĩa là nông dân và doanh nghiệp xuấtkhẩu gạo trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải biết rằng mọi hoạtđộng sản xuất và chế biến đều phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường Họchỉ sản xuất và chế biến những sản phẩm gạo theo nhu cầu mà thị trường cần.Theo đó, sẽ hình thành những vùng sản xuất lúa gạo tập trung, qui mô lớn đểphục vụ hoạt động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường Bằng cách đó, xuấtkhẩu gạo sẽ giúp hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lýtheo tín hiệu của thị trường Khi đó, nền kinh tế thị trường sẽ chỉ thừa nhậnnhững cơ cấu kinh tế hiệu quả, nghĩa là cơ cấu có khả năng đáp ứng tốt nhấtnhu cầu thị trường và đem lại thu nhập, lợi nhuận cao nhất cho người sảnxuất
Trang 8Xuất khẩu gạo không chỉ thúc đẩy sự hình thành cơ cấu vùng sản xuấtlúa gạo tập trung mà còn kéo theo sự hình thành và phát triển công nghiệp chếbiến, xay xát gạo Chúng ta biết rằng, ngành công nghiệp chế biến, xay xátgạo giữ vai trò rất quan trọng trong việc làm tăng giá trị mặt hàng xuất khẩugạo gấp nhiều lần Điều đó cũng sẽ làm tăng tính cạnh tranh của gạo ViệtNam trên thị trường thế giới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng vàphong phú của người tiêu dùng gạo trên thế giới.
Khi ngành công nghiệp chế biến, xay xát gạo phát triển sẽ kéo theo sựphát triển các ngành nghề và dịch vụ phục vụ hoạt động xuất khẩu Điều này
sẽ thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực,góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP
Cùng với quá trình hình thành và phát triển các ngành công nghiệp chếbiến xay xát gạo và dịch vụ trên địa bàn nông thôn, khi đó cơ cấu lao độngtrong nông nghiệp và nông thôn cũng có sự chuyển biến theo hướng giảiphóng lao động nông nghiệp và chuyển sang các hoạt động công nghiệp vàdịch vụ tại chỗ, tất yếu dẫn đến việc phân công lao động nông thôn theohướng đa ngành nghề, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp vànông thôn theo hướng tích cực
Hoạt động xuất khẩu gạo cùng với các mặt hàng nông sản khác đã vàđang góp phần tạo nguồn vốn ngoại tệ tương đối lớn, qua đó để nhập khẩu vật
tư, máy móc thiết bị, công nghệ, giống, phân bón… nhằm phục vụ cho sảnxuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng ngày càng phát triểntheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Khi hoạt động sản xuất và chế biếnlúa gạo được công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao Đến lượt nó, tác động trở lại
và làm gia tăng năng suất và chất lượng gạo xuất khẩu nói riêng và mặt hàngnông sản nói chung
Bên cạnh đó, nếu hoạt động xuất khẩu gạo đạt hiệu quả sẽ có tác độngtích cực trong bình ổn giá gạo trong nước trong thời điểm chính vụ Xuất
Trang 9khẩu gạo ra thị trường thế giới, điều đó có nghĩa là làm giảm dư cung gạo trênthị trường nội địa, đẩy giá gạo trong nước tăng, và làm tăng thu nhập chongười nông dân, giúp họ an tâm trong việc sản xuất, góp phần bảo đảm anninh lương thực trong nước.
1.1.1.3 Xuất khẩu gạo góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu
Trước đây, nói đến Việt Nam, thế giới biết đến như là một nước nhỏ bé,chịu hậu quả chiến tranh nặng nề, thiếu đói triền miên Việt Nam thườngxuyên phải nhận viện trợ lương thực hoặc nhập khẩu lương thực từ bên ngoài.Song, với quyết tâm đổi mới và bằng những chính sách đúng đắn Năm 1989,Việt Nam đã xuất khẩu được gạo và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ
ba thế giới sau Thái Lan và Mỹ Từ đó cho đến nay, xuất khẩu gạo của ViệtNam tăng trưởng liên tục Việt Nam đã vượt qua Mỹ và giữ vị trí xuất khẩugạo thứ hai trên thế giới Rõ ràng, vị trí này đã góp phần nâng cao vị thế ViệtNam trên trường quốc tế Cuộc khủng hoảng lương thực thế giới vừa qua,Việt Nam đã được nhiều nước quan tâm, đề nghị Việt Nam tham gia hợp tácvới Thái Lan, Mianma và nhiều nước sản xuất và xuất khẩu gạo khác trênthế giới hỗ trợ, tình trạng thiếu lương thực ở nhiều nước trên thế giới
1.1.1.4 Xuất khẩu gạo với phát triển kinh tế ở tỉnh An Giang
Những năm gần đây, hoạt động thương mại nói chung và xuất khẩu gạotrên địa bàn tỉnh An Giang đã có chuyển biến quan trọng và thu được nhữngthành tích đáng khích lệ Thị trường từng bước được mở rộng với nhiều thànhphần kinh tế tham gia Hàng hoá đa dạng, phong phú, lưu thông thông suốt,góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, cải thiện đời sống dân cư và đóng gópđáng kể vào tăng trưởng GDP của tỉnh An Giang
Trong giai đoạn 2008 - 2011, với cơ chế chính sách khuyến khích sảnxuất hàng xuất khẩu của Nhà nước, hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh AnGiang khá sôi động Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng khá cao, gópphần tích cực vào phát triển kinh tế của tỉnh An Giang trong quá trình hội
Trang 10nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Năm 2006, giá trị xuất khẩu đạt gần445,694 triệu USD, đến năm 2011, tăng lên 750,006 triệu USD; gấp 1,68 lầnnăm 2006 Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu trên địa bàntỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2011 đạt 20,29%/năm Riêng năm 2011, kimngạch xuất khẩu của tỉnh An Giang tăng 16,58% so với năm 2006 Trong đóxuất khẩu gạo mang về cho tỉnh An Giang 274,011 triệu USD, chiếm 36,53%
tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh An Giang [9, tr.197]
1.1.2 Đặc điểm xuất khẩu gạo
Hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo luôn gắn liền với thị trường gạoxuất khẩu Do vậy, hoạt động xuất khẩu gạo cũng mang một số đặc điểm nhưthị trường gạo xuất khẩu Chúng ta có thể thấy rằng, hoạt động xuất khẩu gạo
có một số đặc điểm cơ bản sau:
1.1.2.1 Xuất khẩu gạo mang tính thời vụ và tính khu vực (vùng miền)
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng phụ thuộcnhiều vào các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, vị trí địa lý…Quy mô, sản lượng của các ngành sản xuất nông nghiệp bị giới hạn bởi diệntích đất đai, giới hạn năng suất Mặt khác, sản xuất nông sản còn chịu ảnhhưởng lớn của thời tiết, khí hậu, sâu hại, dịch bệnh…Sản phẩm nông nghiệp
có quy luật sinh trưởng và phát triển tự nhiên, không giống như các sản phẩmcông nghiệp Ngay trong cùng một loại cây con, nhưng giống khác nhau thì
sẽ có qui luật sinh trưởng khác nhau Do đó, quá trình sản xuất nông sảnluôn gắn liền và phụ thuộc vào quá trình sinh trưởng theo qui luật tự nhiêncủa cây trồng Phần lớn các nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng đượcthu hoạch theo vụ mùa, tập trung vào những thời gian nhất định trong năm
Do đặc tính nông sản là các sản phẩm tươi sống nên đa số các loại nông sảnđòi hỏi phải được tiêu dùng trong một thời gian nhất định sau khi thuhoạch Nếu nông sản không được bảo quản và chế biến tốt sẽ dẫn đến ẩmmốc và hư hỏng
Trang 11Do thu hoạch theo thời vụ nhất định nên việc tiêu thụ nông sản nóichung và lúa gạo nói riêng thường gặp khó khăn vào lúc chính vụ vì cung trênthị trường tăng mạnh Nếu vào vụ mùa không có cách bảo quản và chế biếnlúa gạo tốt, có thể gây ứ đọng hàng hóa và dẫn đến giảm hẳn giá trị sử dụng
và gây thiệt hại lớn cho người nông dân
Bên cạnh đó, mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều có những đặcđiểm riêng về đất đai, vị trí địa lý, khí hậu…Do vậy, mỗi nơi đó sẽ có nhữnglợi thế riêng để phát triển ngành sản xuất nông nghiệp nào đó Riêng ở nước
ta, đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa của cảnước Chính điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng sẽ tạo nên sản phẩm lúa gạo vớiđặc tính riêng, nổi trội của mỗi loại gạo như gạo Tám thơm Hải Dương, NamĐịnh; gạo Tám xoan Bắc Ninh, Thái Bình ở đồng bằng Sông Hồng hay gạoNàng hương, Chợ Đào ở đồng bằng sông Cửu Long
Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu gạo mang tính thời vụ và đặc trưngsản phẩm gạo của từng vùng miền
1.1.2.2 Xuất khẩu gạo có tính liên ngành cao
Hoạt động xuất khẩu gạo liên quan tới rất nhiều ngành, từ sản xuất tớixuất khẩu gạo Tại khâu sản xuất lúa gạo, có rất nhiều ngành tham gia Nhưnghiên cứu sản xuất giống, ngành sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,thủy lợi, điện, ngành chế tạo máy nông nghiệp ở khâu thu hoạch, bảo quản
và chế biến gạo xuất khẩu, các ngành công nghiệp chế biến, xay xát, ngànhcông nghiệp bảo quản sau thu hoạch, giao thông vận tải có vai trò rất quantrọng trong việc bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu Tại khâu cuối cùng củahoạt động xuất khẩu là bán gạo cho khách hàng nước ngoài, các ngành ngânhàng, bảo hiểm, vận tải biển, tòa án, hải quan, thương mại là những ngành
có vai trò trực tiếp đối với xuất khẩu gạo
Như vậy, có thể thấy rằng, xuất khẩu gạo là hoạt động có tính liên ngànhrất cao Hoạt động xuất khẩu gạo sẽ đạt hiệu quả cao khi các ngành có sự liênkết, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng Bởi lẽ, chính sự liên kết chặt chẽ giữa các
Trang 12ngành trong từng khâu và liên kết giữa các khâu một cách hợp lý sẽ là điềukiện nâng cao năng suất và giảm chi phí sản xuất và xuất khẩu gạo, theo đó,nâng cao khả năng cạnh tranh về giá và lượng của gạo xuất khẩu.
1.1.2.3 Xuất khẩu gạo có tính nhạy cảm cao
Gạo là mặt hàng có tính nhạy cảm cao do nó là mặt hàng thiết yếu, đápứng nhu cầu cần thiết cơ bản của con người, của cả xã hội Do đó, xuất khẩugạo cũng mang tính nhạy cảm cao Tính nhạy cảm đó được thể hiện ở chỗ sựbiến động của hoạt động xuất khẩu gạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cunggạo của thị trường trong nước, dẫn đến giá gạo ở thị trường trong nước cũngbiến động theo Mặt khác, nông dân là lực lượng chiếm tỷ lệ cao trong dân số
cả nước, thu nhập của họ chủ yếu từ việc bán nông sản, trong đó lúa gạochiếm tỷ trọng rất cao Vì vậy, thu nhập của họ sẽ bấp bênh khi hoạt độngxuất khẩu gạo có những biến động lớn
Nếu xuất khẩu gạo trong năm theo chiều hướng có lợi sẽ làm giảm áp lựcnguồn cung gạo trong năm, khi đó giá lúa ở thị trường trong nước sẽ tăng, thunhập người nông dân được cải thiện, giảm thiểu tình trạng đói nghèo, tệ nạn xãhội ở nông thôn và ngược lại Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến ổn định chínhtrị, xã hội của quốc gia
Cuối cùng, xuất khẩu gạo là hoạt động không chỉ có tính nhạy cảm ởViệt Nam, mà còn nhạy cảm ở hầu hết các nước có nhu cầu tiêu dùng gạo trênthế giới Cụ thể, đầu năm 2008, vì lý do an ninh lương thực, Việt Nam tạmngưng xuất khẩu gạo trong hai tháng Giá gạo trên thị trường thế giới đã tăngrất cao Điều này, cũng thể hiện tính nhạy cảm của xuất khẩu gạo đối với vấn
đề an ninh lương thực, là vấn đề quan tâm của rất nhiều nước trên thế giới
1.1.2.4 Xuất khẩu gạo có tính cạnh tranh cao
Thị trường nông sản nói chung và thị trường lúa gạo trong nước nóiriêng là thị trường có tính cạnh tranh cao ở đó, có rất nhiều người tham giamua – bán gạo Mỗi người sản xuất, mỗi doanh nghiệp xuất khẩu chỉ cungứng ra thị trường số lượng lúa gạo rất nhỏ so với tổng lượng cung Vì thế, họ
Trang 13không thể độc quyền được giá cả Họ tham gia thị trường hay rút khỏi thịtrường cũng không ảnh hưởng đến mức giá đã hình thành trên thị trường.Người nông dân, cũng như doanh nghiệp xuất khẩu không thể độc quyềnquyết định giá cả, mà phải chấp nhận mức giá đã hình thành khách quan trênthị trường Chính sự vận động đó đã tác động đến hoạt động sản xuất, xuấtkhẩu của người sản xuất, chế biến và người tiêu dùng gạo Trong điều kiệncầu tăng chậm, cung của người sản xuất tăng thì người tiêu dùng có lợi, ngườisản xuất sẽ bị thiệt Nếu người sản xuất thu hẹp cung để được hưởng giá caothì người tiêu dùng bị thiệt ở thị trường trong nước, tính cạnh tranh chủ yếuthể hiện thông qua cạnh tranh bán giữa những người nông dân và cạnh tranhmua giữa các doanh nghiệp xuất khẩu.
Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, tính cạnh tranh của hoạt động xuấtkhẩu gạo thấp hơn Số nước tham gia xuất nhập khẩu gạo trên thị trường thếgiới không nhiều Do đó, cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới không gaygắt bằng cạnh tranh trên thị trường gạo trong nước Cạnh tranh giữa các quốcgia chủ yếu là cạnh tranh về chất lượng gạo xuất khẩu, hoặc các dịch vụ cóliên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo Những thay đổi về giá cả ở thị trườngnội địa thường là kết quả của sự biến động giá ở thị trường quốc tế Song, sovới các thị trường khác, cạnh tranh trên thị trường gạo thường diễn ra căngthẳng hơn
1.2 Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo
1.2.1 Nội dung của hoạt động xuất khẩu gạo
Hoạt động xuất khẩu gạo bao gồm nhiều khâu Khi nghiên cứu hoạtđộng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp chúng ta có thể xét tới ba nội dungchủ yếu Một là, hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp; hai
là, hoạt động thu mua và chế biến xay xát gạo xuất khẩu; ba là, hoạt động bángạo cho khách hàng nước ngoài
Trang 141.2.1.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường
Vấn đề đầu tiên mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đó lànghiên cứu thị trường một cách cụ thể và chi tiết Nghiên cứu thị trường càng
cụ thể và chi tiết sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động, linh hoạt trong hoạtđộng xuất khẩu
Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Đối với bất kỳ mộtdoanh nghiệp kinh doanh nào, công tác nghiên cứu thị trường luôn là côngviệc đầu tiên giúp các doanh nghiệp nắm vững các yếu tố thị trường, hiểu biếtcác quy luật vận động của thị trường từ đó đưa ra các ứng xử kịp thời, phùhợp Đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu, việc nghiên cứu thịtrường lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết
Nghiên cứu thị trường là cả một quá trình tìm hiểu khách quan, có hệthống cùng với việc phân tích tổng hợp các thông tin cần thiết để giải quyếtcác vấn đề về hoạt động marketing Đối với hoạt động xuất khẩu, quá trìnhnghiên cứu thị trường đòi hỏi phải công phu, tỉ mỉ hơn vì khối lượng và giá trịcủa những mặt hàng xuất khẩu thường rất lớn so với buôn bán trong nước.Hơn nữa, dưới góc độ nào đó kinh doanh ngoại thương chứa đựng nhiều rủi
ro hơn so với kinh doanh nội địa nếu chỉ cần một sự bất cẩn sẽ dẫn đến nhữnghậu quả khôn lường
Tham gia hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp phải nghiên cứu thịtrường gạo trong nước (thị trường thu mua lúa gạo xuất khẩu) và thị trườnggạo thế giới (thị trường xuất khẩu gạo):
- Nghiên cứu thị trường gạo trong nước, các doanh nghiệp cần nghiêncứu tình hình sản xuất lúa gạo và nhu cầu gạo trong nước; nghiên cứu các đốithủ cạnh tranh mua gạo xuất khẩu; nghiên cứu các loại gạo được sản xuất vàbán trên thị trường; điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, các cơ sở chếbiến gạo xuất khẩu trong nước, chính sách của Nhà nước đối với lương thực
và đối với xuất khẩu gạo
Trang 15- Nghiên cứu thị trường gạo thế giới, các doanh nghiệp phải tìm hiểu tìnhhình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thị trường thế giới, xu hướng tiêu dùng gạocủa người tiêu dùng thế giới; nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng thế giớiđối với mặt hàng gạo Ngoài ra, các doanh nghiệp phải nghiên cứu tình hình,khả năng của các nước xuất nhập khẩu gạo chủ yếu; nghiên cứu luật pháp,phong tục, tập quán, văn hóa, điều kiện giao thông vận tải, kho chứa, bến bãi,thông tin liên lạc của các nước nhập khẩu
Tóm lại, nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trênthị trường mua và bán gạo được tập trung vào nghiên cứu tình hình sản xuất
và tiêu thụ gạo; nghiên cứu mặt hàng; nghiên cứu đối thủ cạnh tranh; nghiêncứu chính sách của Chính phủ nước mình và chính sách của Chính phủ cácnước xuất nhập khẩu gạo; nghiên cứu các điều kiện cụ thể của thị trường
1.2.1.2 Hoạt động thu mua và chế biến xay xát gạo xuất khẩu
Hoạt động thu mua và chế biến xay xát gạo xuất khẩu là một khâu quantrọng trong hoạt động xuất khẩu Nó bảo đảm nguồn cung ứng gạo xuất khẩu
đủ tiêu chuẩn để phục vụ xuất khẩu
- Khâu thu mua lúa gạo
Khâu thu mua là khâu rất quan trọng bảo đảm tính đồng nhất của lúa gạophục vụ cho hoạt động xuất khẩu Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩugạo thu mua lúa gạo bằng nhiều phương thức Họ có thể mua trực tiếp củangười nông dân, thông qua các chi nhánh đặt tại các vùng chuyên canh lúacủa các doanh nghiệp hoặc mua gián tiếp thông qua thương lái, cơ sở xay xátnhỏ
Về phương thức thanh toán khi thu mua lúa gạo, các doanh nghiệp xuất khẩu
có thể thanh toán theo các hình thức như: thanh toán trực tiếp (tiền – hàng), thanhtoán qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm, thanh toán ứng trước, v.v
- Khâu chế biến xay xát
Đây là khâu đảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu theo yêu cầu của kháchhàng nhập khẩu Để khâu chế biến và xay xát đạt hiệu quả, các doanh nghiệp
Trang 16phải bảo đảm lựa chọn công nghệ xay xát chế biến hiện đại, đồng thời xâydựng các nhà máy xay xát, kho chứa đạt tiêu chuẩn Các doanh nghiệp cũng
có thể thuê các cơ sở chế biến tư nhân xay xát gạo Hiện nay, ở Việt Nam, gạosau khi xay xát chế biến sẽ được phân ra thành các loại: gạo trắng hạt dài 5%tấm, 10% tấm, 15% tấm, 25% tấm, 35% tấm, 100% tấm, nếp, gạo thơm
1.2.1.3 Hoạt động bán gạo cho khách hàng nước ngoài
Việc thực hiện hoạt động bán gạo cho khách hàng nước ngoài bao gồmnhững nội dung sau:
- Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu: Đàm phán, thương lượng là
sự bàn bạc trao đổi với nhau về các điều khoản mua bán giữa các nhà kinhdoanh để đi đến thống nhất ký hợp đồng Sau khi đàm phán và đi đến thốngnhất, hai bên giao dịch phải thực hiện ký kết hợp đồng mua bán đặc biệt, đó là
sự thoả thuận bằng văn bản giữa những chủ thể có quốc tịch khác nhau, trong
đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao cho bên mua quyền sở hữu một tài sảnnhất định gọi là hàng hoá, còn bên mua có nghĩa vụ trả một khoản tiền nganggiá trị hàng hoá cho bên xuất khẩu bằng các phương thức thanh toán quốc tế
và nhận hàng
- Thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Sau khi các bên ký kết với nhau hợp
đồng mua bán quốc tế (hợp đồng ngoại thương) thì cũng có nghĩa là các bên
đã gắn quyền lợi và trách nhiệm của mình vào các điều khoản của hợp đồng.Công việc kế tiếp là đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu phải tiến hành thực hiệntheo đúng hợp đồng nhằm tránh những tranh chấp, sai sót đáng tiếc xảy ra
- Khiếu nại, giải quyết tranh chấp: Mục đích của công việc này của nhà
xuất khẩu là bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp các nhà nhập khẩu haycác nhà vận chuyển không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, gây thiệt hại cho ngườixuất khẩu Căn cứ để đơn vị xuất khẩu bảo vệ lợi ích của mình là: nội dung hợpđồng và kết quả thực hiện hợp đồng Việc giải tranh chấp có thể giải quyết theophương hướng tự đàm phán hay thông qua trọng tài hoặc tòa án kinh tế
Trang 17Các doanh nghiệp có thể chủ động đàm phán riêng lẻ với khách hàngnước ngoài về giá cả, chất lượng, khối lượng, phương thức giao hàng, phươngthức thanh toán, vận chuyển, bảo hiểm, v.v Các doanh nghiệp cũng có thểđàm phán trên cơ sở điều hành, chỉ đạo các Hiệp hội ngành hàng lương thựchoặc bàn bạc thống nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu bạn về các nội dungđàm phán với khách hàng nước ngoài Hoạt động bán gạo cho các khách hàngnước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú ý khâu ký kết hợp đồng, để hạnchế tối đa rủi ro do tranh chấp có thể xảy ra Mặt khác, các doanh nghiệp cònchú ý tới các doanh nghiệp xuất khẩu khác để có thể liên kết, hợp tác, thốngnhất, phối hợp khi đàm phán với khách hàng, tránh cạnh tranh có lợi chokhách hàng.
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam và của tỉnh An Giang
1.2.2.1 Xu hướng tiêu dùng của thị trường gạo thế giới
Trên thị trường gạo thế giới trong nhiều năm qua, nhu cầu gạo gắn liềnvới thị hiếu tiêu dùng rất khác nhau ở từng nước và khu vực cụ thể Điều đótùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, về sở thích hay tập quán ăn uốnghàng ngày, mức thu nhập ở những nước có truyền thống sử dụng gạo trongbữa ăn chính, xu hướng tiêu dùng gạo sẽ thay đổi khi đời sống kinh tế thayđổi Khi kinh tế tăng trưởng, đời sống được nâng cao, cuộc sống hối hả hơn,thời gian eo hẹp hơn, người ta thường chuyển từ bữa ăn truyền thống với cơmsang những bữa ăn nhanh (fast food) với các sản phẩm lương thực thay thếcho cơm Do vậy, nhu cầu tiêu dùng gạo sẽ giảm đi Khi thu nhập tăng, ngườitiêu dùng sẽ có nhu cầu tăng lên đối với gạo có chất lượng cao
Sở thích người tiêu dùng đối với gạo rất đa dạng, phong phú Ở một sốnước, gạo phải xát thật trắng và đánh bóng kỹ thì được ưa chuộng hơn Trongkhi đó, có nơi lại thích gạo xát không kỹ, còn nhiều vỏ cám (gạo lức) như ởMadagasca Có nơi, người dân lại thích ăn gạo đỏ Nhìn chung, người tiêudùng thế giới thích ăn gạo mới, có hương vị tự nhiên, không lẫn các mùi
Trang 18ngoại lai Tuy nhiên, một số nơi ở Ấn Độ, Pakistan, người dân thích ăn gạođược bảo quản ít nhất 06 tháng sau khi gặt.
Sở thích người tiêu dùng đối với gạo hạt tròn, gạo hạt dài, gạo có tỷ lệtấm cao, thấp rất khác nhau Nói chung, nếu phân chia theo chất lượng gạohạt tròn, hạt dài, xu hướng tiêu dùng gạo thế giới có những loại sau:
- Xu hướng tiêu dùng gạo hạt dài, chất lượng cao:
Các nước phát triển ở khu vực Tây Âu và Nhật Bản, sau đó là các nướcNIC khu vực Châu Á, Trung Đông và Đông Nam Á, các nước NIC khu vựcchâu Mỹ La tinh là những khách hàng có xu hướng tiêu dùng gạo hạt dài, chấtlượng cao Thực chất đây là xu hướng tiêu dùng gạo cao cấp, sản phẩm trựctiếp của chủng loại lúa gạo Indica có giá trị cao Loại gạo này chiếm khoảng25% tổng lượng gạo nhập khẩu của thế giới, đảm bảo hiệu quả cao cho nhàxuất khẩu Đây là những khách hàng tiêu dùng “khó tính”, đặc biệt chú trọngquy cách phẩm chất và tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp Các nhà xuất khẩuchính là Mỹ và Thái Lan Thực tế những năm qua, gạo xuất khẩu đạt tiêuchuẩn quốc tế cao được xếp cấp loại A là gạo của Mỹ số 2, tỷ lệ tấm khôngquá 4% hạt dài, trắng trong, cỡ hạt đều, không tạp chất, không có mùi vị lạ,cũng không lẫn hạt đỏ, vàng sọc, bạc bóng, giao dịch với mức giá cao Ngaygạo Mỹ số 5, loại hạt trung bình, 20% tấm vẫn tốt hơn và đạt mức giá cao hơngạo Thái 100 B (loại gạo trắng hạt dài 100% không có tấm) Nói chung gạoThái Lan chỉ được xếp cấp loại B, giá thấp hơn gạo Mỹ rất nhiều Gạo ViệtNam hiện nay vẫn chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng này nên giá xuất khẩu cònthấp hơn nữa
- Xu hướng tiêu dùng gạo hạt dài, chất lượng trung bình tốt
Loại gạo này chiếm khoảng 45-50% tổng lượng gạo nhập khẩu thế giới,phần lớn do Thái Lan cung cấp, tỷ lệ tấm 5%-25% Sau Thái Lan, nhữngnước xuất khẩu khác là Việt Nam, Ấn độ, gần đây có Pakistan xu hướngtiêu thụ chính loại gạo này là những nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh [30, tr.111]
Trang 19- Xu hướng tiêu dùng gạo hạt tròn
Loại gạo này hầu hết thuộc chủng loại Japonica, hợp với vùng khí hậulạnh hơn như Trung Quốc, Nhật Bản, lãnh thổ Đài Loan, Úc, Mỹ, Italia.Những nước nhập khẩu chính thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhưNhật Bản, Hàn Quốc Xu hướng tiêu dùng gạo hạt tròn chiếm khoảng 10%tổng lượng gạo nhập khẩu toàn cầu
- Xu hướng tiêu dùng gạo đồ hấp
Loại gạo này được chế biến theo quy trình luộc lúa trước khi xay xát
để hạt gạo cứng, ít bị vỡ, giữ được hương vị thơm của cơm sau khi nấu Đại
bộ phận dân Bangladesh, sau đó là một phần dân Ấn Độ, Srilanca, Pakistan,Nam Phi, Tây Phi, Ả rập, Nigeria thích dùng loại gạo này, chiếm 15%-20%tổng lượng nhập khẩu gạo toàn cầu
- Xu hướng tiêu dùng gạo thơm đặc sản
Tuy chỉ chiếm từ 5% đến 8% tiêu thụ gạo thế giới nhưng việc đáp ứng
xu hướng tiêu dùng gạo thơm đặc sản lại có ý nghĩa kinh tế quan trọng vì gạothơm đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ nên giá xuất khẩu thườnggấp từ 2 đến 3 lần giá gạo đại trà thông thường Gạo thơm Basmati khá nổitiếng được canh tác ở vùng Punjab Ấn Độ và ở Pakistan Tuy nhiên loại gạothơm thường được khách hàng ưa chuộng hơn vẫn là loại Kao Dawk Mali(hay Jasmine) do Thái Lan xuất khẩu Nói chung xu hướng tiêu dùng gạothơm đặc sản tập trung ở những nước phát triển có thu nhập cao, kế đếnnhững nước Châu Á, Châu Mỹ La tinh[31, tr.57]
1.2.2.2 Thương hiệu sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp
Từ khi Việt Nam bước chân vào sân chơi lớn, hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế, đó cũng là lúc các doanh nghiệp phải quan tâm đến thương hiệucủa sản phẩm, trong đó thương hiệu sản phẩm đối với hàng nông sản lại cóyêu cầu quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết Doanh nghiệp khi xây dựngđược thương hiệu sản phẩm cho mình sẽ làm tăng giá trị sản phẩm khi xuấtkhẩu Các khách hàng bao giờ cũng muốn sử dụng những mặt hàng có thương
Trang 20hiệu, có uy tín trên thị trường Thí dụ, khi nói đến gạo Basmati là ta nghĩ ngayđến gạo do Ấn Độ và Pakistan sản xuất Nói đến gạo Kao Dawk Mali, gạo
"Hương Nhài - Jasmine" là ta nghĩ đến Thái Lan Vậy Việt Nam ta, thươnghiệu gạo vẫn đang là vấn đề nan giải Mặc dù từ xưa gạo Việt Nam đã cónhững loại gạo rất nổi tiếng như: Tám Thơm, Tám Xoan, Dự Hương, Nếp Cáihoa vàng, Nàng Hương, v.v…
1.2.2.3 Chất lượng gạo xuất khẩu
Chất lượng gạo xuất khẩu được thể hiện ở nhiều tiêu chí như độ bạcbụng của gạo, độ ẩm Gạo có độ bạc bụng lớn, độ ẩm cao khi xay xát sẽ dễ bị
vỡ nên làm giảm tỷ lệ hạt gạo nguyên Tỷ lệ gạo nguyên thay đổi tùy theo bảnchất giống và phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩmkhi lúa chín và điều kiện bảo quản phơi sấy sau thu hoạch Sự rạn nứt hạtthường do nắng, sự thay đổi nhanh và độ ẩm không khí, những bất thuận vềmôi trường trong quá trình chín của hạt và thu hoạch trễ trong vụ nắng làmhạt có độ ẩm thấp Bên cạnh đó, tỷ lệ độ ẩm cũng ảnh hưởng đáng kể đến chấtlượng gạo Những hạt đã khô nếu đột ngột hút ẩm cũng có thể tạo ra các vết rạndọc trong hạt và gây ra những mảnh vỡ nhỏ khi xay xát Hạt càng khô bị hút ẩmtrở lại sẽ bị vỡ nhiều Điều này làm cho gạo xuất khẩu sẽ không được giá
Tỷ lệ tinh bột và hàm lượng protein trong gạo là những thông số quantrọng của giá trị dinh dưỡng hạt gạo So với các loại hạt ngũ cốc khác, hạt gạo
có tỷ lệ tinh bột và hàm lượng protein cao Hiện nay, các nhà chọn giống đã
cố gắng cải tiến nhằm nâng cao chất lượng hàm lượng protein trong các giốnglúa mới nhưng ít thành công vì di truyền tính trạng protein trong hạt rất phứctạp và tính trạng này chịu ảnh hưởng bởi môi trường khá mạnh mẽ
Tóm lại, chất lượng gạo xuất khẩu bị chi phối bởi rất nhiều khâu, từ chọngiống cho đến canh tác, thủy lợi, thu mua, xay xát chế biến và bảo quản Sựliên kết nhịp nhàng sẽ các khâu sẽ đảm bảo chất lượng đồng nhất về chủngloại, màu sắc, chất lượng dinh dưỡng và điều này sẽ làm cho giá trị gạo xuấtkhẩu tăng lên, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả xuất khẩu gạo
Trang 211.2.2.4 Nhân tố về chính sách
Chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam
Ở nước ta, chính sách quan trọng nhất và bao trùm là thực hiện nhấtquán chính sách kinh tế nhiều thành phần trong kinh doanh lúa gạo, tạo nên
sự cạnh tranh ở cả khâu sản xuất và lưu thông Về sản xuất, có thể coi thànhcông lớn nhất là việc đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp là đã thừanhận kinh tế hộ gia đình; hộ nông dân được giao quyền trực tiếp sử dụngruộng đất, người nông dân được làm chủ trên thửa ruộng của mình, tự chủ bốtrí việc cơ cấu sản xuất sao cho có lợi nhất theo tín hiệu thị trường Họ cùngtham gia cung ứng lúa gạo cho thị trường, cạnh tranh với nhau ngay từ trongsản xuất để làm cho sản phẩm của mình có chi phí thấp, chất lượng ngày càngtốt hơn Đối với lưu thông, cho phép các thành phần kinh tế tự do kinh doanh,trên cơ sở tôn trọng pháp luật; các thành phần kinh tế cạnh tranh với nhau cảtrong mua và bán
Chính sách thương mại tự do thay thế cho tình trạng độc quyền kinhdoanh Hoạt động kinh doanh lúa gạo trên thị trường trước năm 1989, với đặctrưng cơ bản Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng cơ chế hành chính bao cấpvới hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh từ sản xuất đến lưu thông, phânphối Nhà nước vừa là chủ thể sản xuất vừa là chủ thể kinh doanh, đồng thờiNhà nước bảo hộ về thị trường tiêu thụ lúa gạo bằng cách thu mua gần như tất
cả lúa gạo thông qua việc Nhà nước giao nghĩa vụ, bắt người sản xuất phảibán thóc cho Nhà nước theo giá cả do Nhà nước ấn định Trên thị trường, cáccông ty thu mua lương thực quốc doanh của Nhà nước được tổ chức thànhmột hệ thống thu mua lương thực quốc doanh từ Trung ương đến địa phươngvới nhiều tầng nấc, cấp nọ phải bán cho cấp kia theo chỉ tiêu kế hoạch mangtính pháp lệnh bắt buộc Cùng với sự đổi mới chung của cơ chế kinh tế từ
1989 đến nay, chính sách thương mại đã được thay đổi căn bản từ độc quyềnkinh doanh chuyển sang tự do hóa lưu thông với nhiều thành phần kinh tếcùng tham gia mua bán, tự do lưu thông đã tạo điều kiện để các thành phần
Trang 22kinh tế cạnh tranh với nhau trong kinh doanh, người sản xuất tự do tìm kiếmnơi nào mua gạo có lợi nhất để bán Người nông dân phấn khởi và tăng giasản xuất, người tiêu dùng thì tự giác sử dụng lương thực có hiệu quả từ đó dẫnđến sự điều hòa lương thực từ nơi thừa sang nơi thiếu Để hỗ trợ cho nông dântiêu thụ lúa hàng hóa dễ dàng và hiệu quả, các doanh nghiệp áp dụng nhiềuphương thức mua bán linh hoạt hoặc ký hợp đồng bao tiêu lượng lúa sau khisản xuất nhằm giúp cho nông dân có nhiều cơ hội bán lúa đạt giá cao, tạo mốiliên kết hữu cơ về lợi ích giữa doanh nghiệp với nông dân.
Đối với hoạt động xuất khẩu, gạo Việt Nam trở lại thương trường quốc
tế năm 1989 nhưng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo lại chưa được định hình
rõ nét Đến những năm 1990-1991, sản xuất lúa ở các tỉnh Nam bộ phát triểnmạnh, Nhà nước đã khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạonếu tìm được thị trường và bạn hàng Năm 1992, để đảm bảo an ninh lươngthực và điều hành thị trường gạo xuất khẩu được "trật tự", Chính phủ thựchiện việc quản lý xuất khẩu gạo thông qua hạn ngạch xuất khẩu Trong năm
1992, cả nước có 43 doanh nghiệp quốc doanh được cấp phép làm đầu mốixuất khẩu gạo, tuy nhiên do nhiều đầu mối và khách hàng ít nên đã bị kháchhàng nước ngoài ép giá, gây thiệt hại cho nền kinh tế Để khắc phục, năm
1993, Chính phủ đã tổ chức lại và giao cho 17 doanh nghiệp làm đầu mối xuấtkhẩu Đến năm 1996 giảm xuống còn 15 đầu mối; năm 1997 Chính phủ thôngqua quyết định số 141-TTg nhằm quy định giá sàn mua lúa để định hướng,điều hành thị trường nhằm bảo vệ lợi ích cho nông dân Vào thời gian này,Chính phủ chọn và chỉ định các doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm không chỉdoanh nghiệp quốc doanh mà cả doanh nghiệp tư nhân có năng lực làm đầumối xuất khẩu nên số lượng đầu mối xuất khẩu tăng từ 22 năm 1997 lên 47đầu mối xuất khẩu năm 1999
Từ năm 1994 đến 1999, Nhà nước đã sử dụng Quỹ bình ổn giá chi hỗ trợmột phần lãi suất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp mua lúa dự trữ chuẩn
bị chân hàng xuất khẩu với số tiền 297 tỷ đồng Đáng chú ý là năm 1998,
Trang 23Chính phủ ra Quyết định số 55/1998/QĐ-TTg và Quyết định 57-CP cho phépcác doanh nghiệp được xuất khẩu hàng hóa (trong đó có gạo) Như vậy đã kếtthúc thời kỳ các doanh nghiệp nhà nước độc quyền về xuất khẩu gạo.
Từ năm 2001 đến nay, việc tổ chức xuất khẩu gạo trực tiếp được tháo gỡnhững vướng mắc, khó khăn nên việc xuất khẩu ngày càng thuận lợi Nhànước chỉ đóng vai trò định hướng xuất khẩu, Nhà nước giao việc xuất khẩucho các doanh nghiệp Xuất khẩu gạo chính thức không cần giấy phép, quata,không quy định đầu mối; mọi thành phần kinh tế đều được tham gia xuấtkhẩu… trên cơ sở đó để Hiệp hội và các doanh nghiệp bàn bạc tổ chức triểnkhai chủ động đấu thầu xuất khẩu gạo ở thị trường nước ngoài và để ký hợpđồng xuất khẩu[23, tr.52]
1.3 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo trong nước và ngoài nước
1.3.1.Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long có diệntích đất nông nghiệp và sản lượng gạo xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao trong khuvực Để duy trì diện tích đất nông nghiệp và sản lượng gạo xuất khẩu caotrong thời gian chính quyền nhà nước, nhân dân của tỉnh cũng có nhiều chủtrương chính sách và biện pháp như:
Thứ hai, là tỉnh Đồng Tháp có sự liên kết với các trung tâm nghiên cứu
khoa học, các viện nghiên cứu và các công ty bảo vệ thực vật trong khu vựcđồng bằng sông Cửu Long trong sản xuất nông nghiệp làm cho năng suất,chất lượng lúa gạo của tỉnh cao tạo điền kiện cho việc ký kết hợp đồng xuấtkhẩu của tỉnh được dễ dàng
Trang 24Thứ ba, nông dân ở tỉnh Đồng Tháp biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
trong sản xuất lúa và trồng các loại lúa chất lượng cao, hạt dài…để thu đượclợi nhuận cao cũng như dễ dàng tiêu thụ lúa sau khi thu hoạch
Thứ tư, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở tỉnh Đồng Tháp rất năng
động, sáng tạo và tích cực trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu gạo chomình Đồng thời các doanh nghiệp cũng có sự liên kết, hỗ trợ nông dân trongquá trình sản xuất lúa như bao tiêu sản phẩm lúa có chất lượng cao, hướngdẫn cho nông dân khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa Ngoài ra các doanhnghiệp cũng năng cao uy tín chất lượng gạo của mình bằng cách xây dựngthượng hiệu, đầu tư các dây chuyền chế biến hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế…
1.3.2 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang cũng là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Longtuy có diện tích đất trồng lúa thấp hơn nhiều so với các tỉnh khác ở đồng bằngsông Cửu Long nói chung và so với tỉnh An Giang nói riêng Tuy nhiên tỉnhTiền Giang lại có sản lượng gạo xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng sảnlượng gạo xuất khẩu của khu vực và được xem là vựa gạo của khu vực đồngbằng sông Cửu Long là do:
Thứ nhất, được sự hỗ trợ của Chính phủ và tỉnh các cấp chính quyền địa
phương của tỉnh Kiên Giang đã xây dựng hệ thống kênh, rạch để cải tạo cácvùng có diện tích đất nông nghiệp nhiễm phèn, ít phù sa, ít màu mỡ để tănglượng phù sa, lượng màu mỡ cho đất để có thể trồng lúa cho năng suất và chấtlượng cao
Thứ hai, các cấp chính quyền của tỉnh Tiền Giang thực hiện tốt các chính
sách hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất như thực hiện các chương trìnhphối hợp 4 nhà (nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông),chương trình khuyến nông, các trương trình ứng dụng khoa học kỹ thuật vàotrong sản xuất lúa (3 giảm, 3 tăng, 4 đúng, 1 phải 5 giảm)…
Thứ ba,, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở tỉnh Tiền Giang rất năng
động, sáng tạo và tích cực trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu gạo cho
Trang 25mình Đồng thời các doanh nghiệp cũng có sự liên kết, hỗ trợ nông dân trongquá trình sản xuất lúa như bao tiêu sản phẩm lúa có chất lượng cao, hướngdẫn cho nông dân khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa Ngoài ra các doanhnghiệp cũng năng cao uy tín chất lượng gạo của mình bằng cách xây dựngthượng hiệu, đầu tư các dây chuyền chế biến hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế…
Thứ tư, là tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được các trung tâm đầu mối cho
việc thu mua và dự trữ lúa gạo nổi tiếng trên khắp cả nước như huyện Chợ Gạo
đã thu mua một khối lượng lúa gạo khá lớn của các tỉnh thuộc khu vực đồngbằng Sông Cửu Long phục vụ cho việc xuất khẩu gạo ra nhiều nước khác trongkhu vực và trên thế giới
Nhìn chung các tỉnh thành thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long đêu
có vị trí địa lý, điền kiện tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp lớn và màu mỡrất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa cho năng suất
và chất lượng cao.Bên cạnh đó được sự hỗ trợ của Trung Ương cùng vời cácchính sách đúng đắn, phù hợp của từng địa phương đã làm cho hoạt động sảnxuất lúa và sản lượng gạo xuất khẩu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Longluôn luôn đi đầu cả nước để lại cho các tỉnh thành của cả nước nói chung vàcác tỉnh thành trong khu vực nói riêng nhiều bài học kinh nghiệm trong hoạtđộng xuất khẩu gạo
1.3.3 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan
Thái Lan là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có diện tích đất tựnhiên khoảng 513.000km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng38,62% (năm 2009), diện tích đất trồng lúa chiếm trên 55% tổng diện tích đấtnông nghiệp của Thái Lan Thái Lan là quốc gia đi đầu trên thế giới về sảnlượng gạo xuất khẩu trong nhiều thập kỷ và luôn luôn là đối thủ cạnh tranh sốmột của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu gạo Để trở thành quốc gia có sảnlượng gạo xuất khẩu cao nhất thế giới thì ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi,
vị trí đại lý thuận lợi, diện tích đất nông nghiệp lớn, đất đai màu mỡ, bên cạnh
Trang 26đó Chính phủ, chính quyền địa phương cùng với nông dân Thái Lan đã có cácđường lối, chủ trương, chính sách và biện pháp phù hợp trong hoạt động sảnxuất nông nghiệp nói chung và hoạt động xuất khẩu gạo nói chung như:
Thứ nhất, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương Thái Lan luôn
có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước hoạtđộng một cách linh hoạt chủ động trong việc tìm kiếm cũng như ký kết cáchợp đồng xuất khẩu gạo với nhiều nước trên thế giới
Thứ hai, chính quyền địa phương các cấp của Thái Lan cũng thực hiện
tốt các chính sách khuyến nông nhằm giúp đỡ và hỗ trợ nông dân về các vấn
đề tài chính, vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong sản xuất lúa,hoạt động chế biến lúa gạo xuất khẩu cho năng suất, chất lượng cao đáp ứngcho nhu cầu xuất khẩu gạo có chất lượng cao
Thứ ba, các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu của Thái Lan luôn có sự liên
kết hỗ trợ nông dân trong việc sản xuất lúa đặc biệt là ký kết các hợp đồngbao tiêu các sản phẩm lúa chất lượng cao của nông dân, cung cấp giống lúa cóchất lượng cao cho nông dân sản xuất, hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học kỹthuật hiện đại trong sản xuất lúa
Thứ tư, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Thái Lan luôn chủ động,
tích cực trong việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới nhất làcác thị trường tiêu thụ gạo có chất lượng cao để có giá xuất khẩu có (có giaiđoạn giá gạo xuất khẩu gạo của Thái Lan trên 1300 USD/tấn), các doanhnghiệp xuất khẩu gạo của Thái Lan cũng luôn thay đổi và ứng dụng các dâychuyền sản xuất, chế biến gạo ngày càng hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, đápứng được các yêu cầu của các thị trường khó tính như: Châu Âu, Nhật Bản,Châu Mỹ, Hàn Quốc… Các doanh nghiệp của Thái Lan còn năng cao uy tín,chất lượng gạo xuất khẩu của mình bằng cách xây dựng và quảng bá thươnghiệu gạo cho Thái Lan nói chung và cho riêng mình
Trang 271.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh An Giang
Từ thực tế xuất khẩu gạo ở một số tỉnh trong nước và của Thái Lan rút ramột số bài học kinh nghiệm trong xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang có thểthao khảo, vận dụng như sau:
Một là, Nhà nước và các cấp chính quyền cần có chính sách phát triển nông
nghiệp – đặc biệt là chính sách xuất khẩu gạo cho phù hợp với từng thời kỳ
Hai là, Thực hiện sự liên kết giữa địa phương với các trung tâm nghiên
cứu khoa học, các viên nghiên cứu, các trường Đại Học để nghiên cứu tạo racác giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt
Ba là, Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần có sự năng động, sáng tạo và
tích cực trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu gạo phù hợp
Bốn là, Khuyến khích người nông dân tích cực áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất và canh tác các loại giống lúa có năng suất và chất lượngcao đáp ứng được yêu cầu của thị trường
Trang 28Chương 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỈNH AN GIANG
An Giang là một trong các tỉnh lớn nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long,phía Tây và Tây Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Tây Nam giáp Kiên Giang, phíaĐông Nam giáp Cần Thơ, phía Đông giáp Đồng Tháp Tỉnh An Giang có diệntích tự nhiên là 3.536,6685 km2; với hệ thống kênh rạch chủ yếu là sông Tiền,sông Hậu, kênh Vĩnh Tế và kênh Thoại Hà [8, tr.29]
An Giang là tỉnh nông nghiệp nhưng lại có rừng núi, khoáng sản, có đườngbiên giới (100 km) với Campuchia, có đường bộ, đường sông, cửa khẩu quốc tế,
có ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển rất nhanh.Diện tích tự nhiêncủa 3.536,6685 km2, chiếm 8,73% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long.Nằm ở phía Tây Nam đồng bằng sông Cửu Long, cách Thành phố Hồ Chí Minhkhoảng 245 km về hướng Tây Nam và giáp với Thành phố Cần Thơ nên tỉnh AnGiang có vị trí rất thuận lợi về giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnhtrong vùng, có khả năng vươn xa đến Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phốCần Thơ là hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Tỉnh An Giang còn là nơi giao điểm của nhiều tuyến giao thông thủy
-bộ quan trọng, có cảng là điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo.Đồng thời, đây cũng là điều kiện quan trọng phục vụ cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trang 292.1.2 Điều kiện tự nhiên
đó đất trồng lúa chiếm hơn 84,12% Đất An Giang hình thành qua quá trìnhtranh chấp giữa biển và sông ngòi,nên rất đa dạng Nhìn chung địa hình tươngđối bằng phẳng và nhiều kênh rạch, thuận lợi cho sản xuất nông ngư nghiệp,đặc biệt là sản xuất gạo[9, tr.13]
- Về khí hậu, thời tiết
Tỉnh An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam vàgió mùa Đông Bắc Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa Gió mùaĐông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc,nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, khôngtạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng
Nhiệt độ trung bình ở tỉnh An Giang không những cao mà còn rất ổnđịnh Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhaukhoảng 1,5° đến 3°; còn trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới1° Nhiệt độ cao nhất năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trongkhoảng 36°- 38°; nhiệt độ thấp nhất năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới18° (năm 1976 và 1998)
Ở tỉnh An Giang, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vàotháng 11 Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm Lượngmưa mùa mưa lớn lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ
Trang 30lưu nên đã gây ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạtđộng sản xuất và đời sống của người dân.
- Về chế độ thủy văn, nguồn nước
Tổng chiều dài dòng chảy trên địa bàn tỉnh An Giang trên 4500 km, vớimật độ trung bình 1,5km/km2, dòng chảy chính là công Tiền, sông Hậu, kênhVĩnh Tế và kênh Thoại Hà Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở tỉnh An Giangrất phát triển, thuận lợi cho giao thông thủy và hình thành các khu sinh thái,tài nguyên nước ngầm đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh
Tuy nhiên, do địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của dòng lũ từ sông Tiền vàsông Hậu (mức độ ảnh hưởng tùy vào biến động hàng năm của lũ) và triềucường nên vẫn gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư
- Về tài nguyên
Trên địa bàn tỉnh An Giang có 3 nhóm đất chính, bao gồm nhóm đất phù
sa chiếm 79,2% diện tích tự nhiên, nhóm đất phèn chiếm 12,2% và nhóm đấtđồi núi 8,6% Nhìn chung, đất có mùn và đạm từ khá đến giàu Hàm lượnglân, kali trong đất đạt trung bình Điều kiện thổ nhưỡng này là ưu thế của tỉnh
An Giang trong trồng lúa và phát triển kinh tế vườn, các loại cây trồng cạn.Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunphat (SO42-) và có độ pH rất thấp,chỉ khoảng 2-3.Đất phèn ở An Giang phân bố nhiều ở vùng tiếp giáp với tỉnhKiên Giang, thuộc địa phận huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần của ChâuPhú, với tổng diện tích khoảng 43.147,36 ha, trong đó Tri Tôn chiếm 67%.Đất phù sa ở tỉnh An Giang đặc tính chung là chứa nhiều hữu cơ, pHthấp, ít bị bào mòn, xâm thực mà chủ yếu luôn được bồi đắp hàng năm bởisông Tiền và sông Hậu được xác định bởi đặc trưng là chiều dày lớn nhờ lúnđáy liên tục và lượng phù sa bồi đắp nhiều.Ở An Giang, nhóm đất phù sachiếm 79,2% tổng diện tích đất toàn tỉnh với khoảng 280.104,14 ha, chủ yếuphân bố ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân, An Phú, Tân Châu,
Trang 31Thoại Sơn, Chợ Mới và một phần của Thành phố Long Xuyên, Thị xãChâu Đốc
Nhóm đất đồi núi Là nhóm đất được hình thành từ quá trình phong hóa,xâm thực của các đồi núi đá Sau đó bị các dòng lũ mang xuống tích tụ thànhnhững vành đai thổ nhưỡng xung quanh núi dưới dạng : yếm phù sa, viênchùy, rảnh xói và đất phong hóa.Đất đồi núi chủ yếu phân bố tại 2 huyện TriTôn và Tịnh Biên, một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn (vùng Ba Thê) Tổngdiện tích đất đồi núi ở tỉnh An Giang khoảng 30.415,35 ha, chiếm 8,6% tổngdiện tích đất của tỉnh
Tài nguyên khoáng sản ở tỉnh An Giang bao gồm một số vùng đất sétlàm gạch ngói (16,8 triệu m3), cát xây dựng gồm có cát núi và cát sông( khoảng 100 triệu m3) và than bùn (30.000 đến 150.000 tấn) Đá xây dựng:
có nhiều chủng loại, bao gồm các loại đá trầm tích và magma, phân bố tại cáckhu vực núi Tà Pạ, Nam Qui, Phú Cường, Cô Tô, Trà Sư… Phạm vi sử dụng
cũng đa dạng như : đá trải đường, đá xây, đổ bêtông Đá ốp lát ở An Giang
chủ yếu là các nhóm đá granite, granodiorite, rhyolite có nhiều màu sắc rất
được ưa chuộng trong trang trí cao cấp Đá aplite ở An Giang đã được khai
thác cung cấp cho các nhà máy sản xuất gạch ceramic Đồng Tâm, An Giang
và Thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh aplite, những mạch pecmatic chứa trànkali và natri rất quí cho công nghiệp gốm sứ, sành sứ được tìm thấy ở núi Sập
và khu vực Bảy Núi Đá quí và ngọc: Ở núi Nam Qui và núi Tà Pạ, thỉnhthoảng người dân địa phương nhặt được những viên đá quí lộ ra ở những đoạnđường trải đá núi, đó là các loại mã não, các cây hóa thạch.Một số vùng rìatiếp xúc giữa đá granit với đá xung quanh phát sinh một số loại đá quí khác
như hồng ngọc Quặng kim loại được người Nhật khai thác từ hơn 40 năm
trước mà miệng hầm mỏ vẫn còn ở núi Sam Mạch quặng molipdenit có màuxám đen đi kèm với đá pecmatic Ngoài ra, molipden còn được phát hiệntrong 1 số mạch đá ở núi Trà Sư, núi Két nhưng không nhiều.Quặng mangan:
Là lớp bột màu tím đỏ hoặc tím đen (MnO2), phân bố ở Tà Lọt Loại khoáng
Trang 32này đã được khai thác từ năm 1936 Quặng mangan thường đi kèm với sắt ởtrong đá trầm tích bị biến chất Diatomite ở An Giang, diatomite được pháthiện ở Lê Trì (Tri Tôn) nằm cách mặt đất từ 1,8-2,2m Bề dày bình quânkhoảng 1,7-2m, trữ lượng dự báo khoảng từ 800.000 đến 1.000.000 tấn Cácloại diatomite có ở đây đều lẫn sắt hoặc chất hữu cơ rất cao, nên thường cómàu xám đen hoặc vàng Do vậy, màu trắng và tính ròng của diatomite AnGiang là vô cùng đặc sắc ; có thể sử dụng rộng rãi trong công nghiệp lọc hoạttính, đặc biệt là lọc bia, rượu, dầu ăn Nước khoáng thiên nhiên và nước ngầm
ở tỉnh An Giang có trữ lượng khá dồi dào, chất lượng tốt
2.1.3 Điều kiện xã hội
- Về tổ chức hành chính
An Giang hiện có 11 đơn vị hành chính cấp huyện thị, thành phố (gồm:Thành phố Long Xuyên; Thị xã Châu Đốc, Thị xã Tân Châu; các huyện AnPhú, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Thành, ThoạiSơn) với 156 thị trấn, xã, phường (trong đó: 16 thị trấn, 120 xã và 20phường) [8, tr.26]
Trung tâm của tỉnh An Giang đặt tại Thành phố Long Xuyên, là nơi tậptrung các cơ quan Đảng, đoàn thể, trụ sở hành chính quản lý nhà nước, các cơ
sở quan trọng về thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, viễn thông, vậntải, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, an ninh, quốc phòng và các khu dân cư
đô thị của tỉnh
- Về dân số và nguồn nhân lực
Năm 2010, dân số của tỉnh An Giang là 2.149.457 người Tốc độ tăngdân số trung bình trong giai đoạn 2008 - 2010 là 1.1% Trong đó dân tộc:người Kinh chiếm 94,24%; Người Khơ-me chiếm 4,23%; Người Chăm chiếm0.63%; Người Hoa 0.90% [8, tr.29]
Dân số thành thị từ 606.029 người vào năm 2008 tăng lên 640.431 ngườinăm 2010 Trong khi đó, dân số nông thôn giảm dần từ 1.536.523 người trong
Trang 33năm 2008 xuống còn 1.509.206 người năm 2010 Năm 2010, dân số đô thị chiếm29,8% và dân số nông thôn chiếm 70,2% tổng dân số của toàn tỉnh [8, tr.30].Mật độ dân số của tỉnh An Giang năm 2010 là 608 người/km2 Trong đó,dân số tập trung đông nhất tại Thành phố Long Xuyên với mật độ là 2.426người/km2,tiếp đến là Thị xã Châu Đốc (1.063 người/km2), Thị xã Tân Châu(974 người/ km2), Huyện Chợ Mới (935 người/ km2) Huyện Tri Tôn có mật
độ dân số thưa nhất (221 người/km2) [8, tr.31]
Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của tỉnh An Giang chiếm 64,38%tổng dân số năm 2008 và 66,20% tổng dân số năm 2010 Trong đó, lao độngđang làm việc trong các ngành kinh tế tăng từ 480.666 người năm 2008 lên500.511 người năm 2010 Lao động nông, lâm nghiệp chiếm 45,66%; Laođộng công nghiệp chiếm 14,07%; Lao động thương mại – dịch vụ và cácthành phần khác chiếm 40,27% [8, tr.40]
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trường Đại Học An Giang, trườngCao Đẳng Nghề An Giang, trường Trung cấp Y Tế An Giang Đây là những
cơ sở cung cấp nguồn nhân lực có trình độ được đào tạo nhằm phục vụ chohoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo, cho nhu cầu phát triển của thành phốcũng như của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong tiến trình công nghiệphoá, hiện đại hoá
- Về thu nhập dân cư:
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh An Giang, GDP bình quân đầungười (tính theo giá 2010) của tỉnh An Giang năm 2006 đạt 10,4 triệu đồng(650USD) và năm 2010 tăng lên 21,184 triệu đồng (1.141USD), tăng bìnhquân 15,1%/năm trong giai đoạn 2006– 2010 GDP bình quân đầu người khuvực nông nghiệp từ 6,1 triệu đồng năm 2006 tăng lên 10,1 triệu đồng năm
2010 GDP bình quân đầu người khu vực phi nông nghiệp từ 12,02 triệuđồng/người năm 2006, lên 22,9 triệu đồng/người năm 2010 [8, tr.31]
Trang 34Mặc dù mức thu nhập của dân cư các khu vực còn chênh lệch, nhưngnhìn chung đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện kéo theo sức muahàng hóa cũng gia tăng
2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo ở tỉnh An Giang
2.2.1 Thực trạng xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang
2.2.1.1 Khối lượng, kim ngạch và giá gạo xuất khẩu bình quân
- Về khối lượng gạo xuất khẩu:
Từ năm 2005 cho đến nay, nếu xét về khối lượng gạo xuất khẩu của ViệtNam, ta thấy có xu hướng tăng ở mức tương đối ổn định và gạo đã trở thànhmột trong mười mặt hàng xuất khẩu mang lại lượng ngoại tệ lớn nhất cho đấtnước Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2005 đến nay có thểchia làm giai đoạn:
Giai đoạn từ 2005-2008, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam luônđạt trên 4 triệu tấn gạo
Giai đoạn từ 2009-2011, bình quân mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên 6triệu tấn gạo Riêng năm 2011, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng vọt vàđạt trên 7,1 triệu tấn gạo Điều đó tiếp tục khẳng định vị thế của Việt Nam làmột trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
Đối với tỉnh An Giang, khối lượng gạo xuất khẩu cũng tăng ổn định từnăm 2008 đến năm 2011 Năm 2009, lượng gạo xuất khẩu của tỉnh An Gianggiảm do phải hạn chế xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.Năm 2008, khối lượng xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang là 478.905 tấn, sau
đó giảm xuống 453.993 tấn vào năm 2009; tăng lên 533.184 tấn vào năm
2010 Năm 2011, lượng gạo xuất khẩu của tỉnh An Giang đạt 567.769 tấn, vềlượng vượt so kế hoạch năm; chiếm tỷ trọng 39,14% tổng giá trị kim ngạchxuất khẩu hàng hóa của tỉnh An Giang[9, tr.197]
Trang 35Bảng 2.1: Khối lượng gạo xuất khẩu của tỉnh An Giang trong khối
lượng gạo xuất khẩu của cả nước (2008-2011)
Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh An Giang và báo cáo thường niên
ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2011 và triển vọng 2012
- Về kim ngạch và giá gạo xuất khẩu
Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới chiếm tới18%-20% thị phần, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ chiếm khoảng10% Điều này cho thấy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam là một trong nhữngnhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu thu được Kim ngạch xuấtkhẩu gạo của Việt Nam tăng chủ yếu do tăng lượng nhiều hơn do tác độngcủa giá cả
Trong giai đoạn 2005 – 2008, mặc dù trên thị trường gạo thế giới diễn
ra quá trình cạnh tranh quyết liệt giữa các nước xuất khẩu gạo, nhưng khốilượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng liên tục Đây là điểmrất đáng chú ý trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạnnày Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2009– 2011 đãđạt mức xuất khẩu với khối lượng tăng nhanh hơn và giá xuất khẩu cũngtăng rất mạnh
Giá gạo xuất khẩu bình quân đã tăng liên tục sau khi tuột dốc vào năm
2003 Năm 2005, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam là 269 USD/tấn,tăng 100 USD/tấn so với năm 2001 Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2008đạt 455 USD/tấn, tăng 186 USD/tấn so với năm 2005 Trong năm 2009, giágạo Việt Nam xuất khẩu đạt bình quân 435 USD/tấn Trong năm 2010, giá
Trang 36gạo Việt Nam xuất khẩu đạt bình quân 457 USD/tấn Trong năm 2011, giágạo Việt Nam xuất khẩu đạt bình quân 488 USD/tấn Đầu năm 2012, giá gạoViệt Nam xuất khẩu đạt bình quân 436 USD/tấn
Cùng với những biến động giá gạo của thị trường xuất khẩu, hoạt độngxuất khẩu gạo của tỉnh An Giang đã mang lại khối lượng kim ngạch đáng kể và
có mức tăng ổn định qua từng năm Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu gạo củatỉnh An Giang đạt hơn 260,5 triệu USD, năm 2009 đạt trên 184,9 triệu USD,năm 2010 đạt hơn 224,6 triệu USD và năm 2011 là 274 triệu USD.[9, tr.197]
Có thể thấy rằng, giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nóichung và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở tỉnh An Giang nói riêng, trongnăm 2011, tăng rất cao, kim ngạch xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp củatỉnh An Giang năm 2011 cao hơn năm 2010 là 49.366.000 USD, cao hơn sovới mức tăng kim ngạch xuất khẩu gạo của năm 2010 so với năm 2009 (tăng40.167.000 USD) và ngược lại năm 2009 so với năm 2008 (giảm 75.613.000USD) Sở dĩ có tình hình trên là do, năm 2009 cả nước gặp nhiều thiên tai, lũlụt, dịch bệnh, cùng với thời tiết lạnh kéo dài ở Miền Bắc, v.v đã tác độngtới sản xuất lương thực, thực phẩm của Việt Nam, đe dọa an ninh lương thựcquốc gia Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương, trong đó có tỉnh An Giang,hạn chế xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia Do đó, khốilượng gạo xuất khẩu ở An Giang đã giảm đáng kể trong năm 2009, làm chokim ngạch xuất khẩu gạo giảm nhiều
Tuy nhiên, nếu đi sâu phân tích ở đây sẽ thấy nổi lên một số vấn đề đángchú ý Năm 2011, cầu gạo thế giới tăng cao, cung gạo thế giới giảm tương đối
đã đẩy giá gạo trên thị trường thế giới tăng mạnh và luôn đứng ở mức cao sovới giá năm 2010 Giá gạo thế giới năm 2011 tăng bình quân 31 USD/tấn sovới năm 2010 Đây lẽ ra sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuấtkhẩu gạo thu nhiều ngoại tệ nhờ giá cao và lượng xuất khẩu tăng Tuy nhiênthực tế giá đầu vào cho sản xuất lúa (phân bón, thuốc trừ sâu, giống, v.v )tăng cao trong năm 2010 cùng với dịch bệnh trên lúa giảm chất lượng lúa, mà
Trang 37còn làm tăng chi phí đầu vào Tất cả những tác động đó làm cho giá gạo thumua để cung cấp cho hoạt động xuất khẩu tăng cao Giá gạo thu mua cho xuấtkhẩu năm 2011 tăng bình quân 1.000 đồng/kg Giá gạo thu mua cho xuấtkhẩu tăng, trong khi giá xuất khẩu cũng tăng nhưng nguồn cung gạo trongnước cho xuất khẩu bị hạn chế và khối lượng gạo xuất khẩu cho thị trườngnước ngoài cũng bị khống chế Điều đó khiến cho hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu gạo của các doanh nghiệp ở tỉnh An Giang gặp khó khăn và lợi ích màcác doanh nghiệp thu được từ xuất khẩu gạo với giá cao là không nhiều.
Mặt khác, đối với người nông dân, chi phí đầu vào tăng, giá gạo mà cácdoanh nghiệp thu mua cho hoạt động xuất khẩu tăng nhưng các doanh nghiệplại không có nhu cầu lớn trong việc thu mua lúa gạo Do đó, người nông dâncũng không được hưởng lợi mấy từ việc sản xuất gạo cho xuất khẩu
Mặc dù vậy, xét trong cả giai đoạn 2008 – 2011, xuất khẩu gạo ở tỉnh AnGiang vẫn là ngành hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại lượng kim ngạch lớncho An Giang và cho cả nước
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang (2008-2011)
Nguồn: Niên giám thống kê 2006-2010 và báo cáo tổng kết năm 2011 của
ngành thương mại tỉnh An Giang.
2.2.1.2 Chất lượng và thương hiệu gạo xuất khẩu
- Về chất lượng gạo xuất khẩu:
Trang 38Chất lượng gạo trên thị trường gạo thế giới thương được phân loại theo 5nhóm (về hình thức bên ngoài hạt gạo, chất lượng xay xát, chất lượng thươngphẩm, chất lượng nấu nước và ăn uống, chất lượng dinh dưỡng) dựa theo 6chỉ tiêu như độ ẩm, độ bóng, tỷ lệ Amilaza, tỷ lệ Protein, nhiệt hoá, mùi thơm.Trong khi đó, chất lượng gạo của chúng ta chủ yếu mới chỉ được quan tâmđến 3 chỉ tiêu đầu.
Chất lượng gạo Việt Nam trong những năm qua đã được cải thiện nhiều.Năm 1990, gạo xuất khẩu của Việt Nam đa phần là loại gạo chất lượng thấp(35% đến 45% tấm) Hiện nay, tỷ lệ gạo xuất khẩu từ 5% đến 10% tấm đã ởmức trên 50% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên tỷ lệ gạochất lượng cao, gạo thơm cho thị trường xuất khẩu cao cấp vẫn còn ít
Chất lượng gạo xuất khẩu của tỉnh An Giang hiện nay cũng chưa có sựchuyển biến mạnh Chất lượng gạo của tỉnh An Giang chưa theo kịp theo yêucầu thị trường Cho dù đã có những tiến bộ trong phẩm cấp gạo xuất khẩu,nhưng trong sản lượng gạo xuất khẩu từ hai năm trở lại đây, vẫn có hơn 60%
là gạo xuất khẩu có phẩm cấp thấp (gạo từ 25% tấm trở lên), gạo 5% tấm và10% tấm chiếm 10% đến 15%; còn lại gạo thơm và gạo nếp chỉ chiếm khoảng5% đến 10% trong cơ cấu gạo xuất khẩu của tỉnh An Giang [23, tr.95]
- Về thương hiệu gạo xuất khẩu:
Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn, nhưng có rất ít thương hiệugạo nổi tiếng hoặc đặc trưng cho gạo Việt Nam Trong khi đó, trên thế giới cónhiều loại gạo có tên tuổi gắn với tên quốc gia xuất khẩu gạo Chẳng hạn, gạo
“Hương nhài - Jasmine”, gạo Basmati được gắn liền với các quốc gia sản xuất
là Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan
Trên thực tế, không phải Việt Nam không có gạo ngon, gạo có chấtlượng mà chủ yếu chúng ta chưa thực sự quan tâm xây dựng thương hiệu gạoxuất khẩu cho chính mình Hiện nay, một số doanh nghiệp cũng đã tìm cáchquảng bá thương hiệu gạo cho doanh nghiệp mình Chẳng hạn, cùng với cácloại gạo Kim Kê, gạo Nam Đô, gạo Hương Đồng Quê, gạo Nàng thơm Chợ
Trang 39Đào, gạo Sóc, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở tỉnh An Giang đã tích cựcquảng bá thương hiệu gạo của mình như: Nhãn hàng An Gia – Nàng Nhen,Nhãn hàng Mục Đồng – Jasmine, Gạo dẻo Trân Châu, Gạo Hương lài(thương hiệu gạo xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu An Giang -ANGIMEX), Vietnamese Long Grain White Rice Broken, Vietnamese Rice100% Broken, Jasmine Rice (thương hiệu gạo của công ty xuât nhập khẩu –nông san thực phẩm An Giang – AFIEX), KDM Rice, ST5 Rice, JaponicaRoud Rice, Short Glutinous Rice, Long Glutinous Rice, Jasmine Rice 100%Broken, Long Grain White Rice 100% Broken (thương hiệu gạo của Công ty
Cổ phần Tam Phong)
Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý ở đây là, để có được một thương hiệu gạoxuất khẩu trên thị trường gạo thế giới thì các biện pháp thực hiện phải đồng
bộ và trong thời gian dài Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của tỉnh
An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung mới chỉ tập trung vào khâu quảng
bá sản phẩm, còn lại chưa thực sự chú trọng đúng mức vào việc bảo đảm chấtlượng gạo xuất khẩu ổn định Điều này có thể dẫn đến tình trạng các doanhnghiệp ngày càng quảng bá sản phẩm của mình thì lại càng gây bất lợi cho họ.Theo đó, uy tín của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng và sản phẩm gạo xuấtkhẩu cả Việt Nam và tỉnh An Giang sẽ khó có được thương hiệu tốt
2.2.1.3 Thị trường xuất khẩu gạo
Có thể nói Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của ViệtNam, trong đó gạo được xuất khẩu chủ yếu sang các nước ASEAN(Philippine, Indonesia, Malaysia ) Đáng chú ý là trong những năm gần đây,gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trênthế giới, trong đó có nhiều thị trường yêu cầu chất lượng rất cao nhưng đồngthời nhập khẩu với giá cũng cao như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu Tuy nhiên,đây là những thị trường mà khối lượng gạo xuất khẩu của ta vẫn còn ít và tăngtrưởng không cao trong những năm gần đây
Trang 40Tại Festival Lúa Gạo Việt Nam lần II năm 2011, các nhà hoạch địnhchính sách và quản lý kinh tế đều cho rằng từ một nước thiếu lương thực, đếnnay hạt gạo Việt Nam được xuất đi 120 quốc gia và vùng lãnh thổ Mang vềcho đất nước từ hai đến 3,5 tỷ USD/năm là một thành công lớn của Việt Nam.Tuy nhiên, để hạt gạo Việt Nam đem về cho đất nước ngoại tệ gấp nhiều lầnhơn cần phải sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn hoặc thành lập công
ty cổ phần nông nghiệp đưa các giống lúa phẩm chất gạo tốt, có thương hiệuvào sản xuất với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trongnước Năm 2011, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cả nước đã ký được nhiềuhợp đồng gạo, do các nước Châu Á có nhu cầu nhập khẩu gạo cao và tiếp tụctăng trong năm Việt Nam liên tiếp trúng nhiều gói thầu cung cấp gạo choNhật Bản, Philippine, I-rắc nên thị trường xuất khẩu gạo cả năm ổn định.Đối với tỉnh An Giang, thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2011 của cácdoanh nghiệp được mở rộng và phát triển Mặt hàng gạo của các doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đã được xuất khẩu đến trên 80 quốc gia vàvùng lãnh thổ Sở Công thương tỉnh An Giang, thị trường xuất khẩu gạochính của tỉnh An Giang gồm thị trường Châu Á chiếm tỷ trọng 68,9%(Philippine, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản…), thị trường Châu Âu chiếm10,63% (Pháp, Đức, Nga, Anh, ), thị trường Châu Phi chiếm 16,55% (Ghana,
Ai Cập, Angola …), thị trường khác chiếm 3,92%.[9, tr.197]