1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại việt nam – brasil thực trạng và giải pháp phát triển

72 851 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 591,5 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài: Phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là quan hệ thương mại đang đóngvai trò ngày càng quan trọng trong chính sách kinh tế của Việt Nam cũng như nhiềunư

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 4

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển: 6

1.3 Đặc điểm chính trị, văn hóa, xã hội: 6

1.3.1 Chính trị 7

1.3.2 Văn hóa, xã hội: 8

1.4 Khái quát chung về nền kinh tế thương mại Brasil: 9

1.4.1 Phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP: 9

1.4.2 Các ngành kinh tế trọng điểm 12

1.4.2.1 Ngành Công nghiệp chủ đạo: 12

1.4.2.2 Các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu chủ đạo: 17

1.4.2.3 Dịch vụ: 17

1.4.3 Thương mại hàng hoá: 18

1.4.4 Đầu tư: 21

1.4.4.1 Môi trường pháp lý: 21

1.4.4.2 Tình hình đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài: 22

1.4.5 Cơ sở hạ tầng kinh tế: 22

Kết luận chương I 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – BRASIL 26

2.1 Tiền đề mối quan hệ Việt Nam – Brasil và chính sách thương mại giữa hai nước 26

2.1.1 Tiến trình ngoại giao giữa hai nước 26

2.1.2 Chính sách thương mại 29

2.1.2.1 Chính sách thương mại Việt Nam 30

2.1.2.2 Chính sách thương mại của Brasil 31

2.2 Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Brasil 33

2.2.1 Quan hệ thương mại hàng hoá 33

2.2.1.1 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Brasil 34

Máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện 36

54.233.323 36

64.444.857 36

2.2.1.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Brasil 38 2.2.1.3 Đánh giá quan hệ thương mại hàng hoá giữa hai nước trong thời gian vừa

Trang 2

2.2.2 Quan hệ thương mại dịch vụ 43

2.3 Đầu tư: 44

2.3.1 Đầu tư của Việt Nam vào Brasil 44

2.3.2 Đầu tư nước ngoài của Brasil sang Việt Nam: 48

2.4 Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam tham gia vào thị trường Brasil 49

2.4.1 Thuận lợi 49

2.4.1.1 Việt nam và Brasil có mối quan hệ thân thiện về chính trị, có nhiều điểm tương đồng trong đường lối phát triển 49

2.4.1.2 Việt Nam và Brasil đều đang tích cực mở rộng thị trường 50

2.4.1.3 Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của hai nước có nhiều nét tương đồng: 51

2.4.2 Khó khăn: 51

2.4.2.1 Khoảng cách địa lý lớn 51

2.4.2.2 Hệ thống pháp luật của Brasil tương đối phức tạp 52

2.4.2.4 Khác biệt trong văn hoá kinh doanh 53

Kết luận chương II 54

Chương III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - 55

3.1 Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Brasil 55

3.1.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển thương mại của Việt Nam 55

3.1.2 Triển vọng phát triển kinh tế hai nước: 57

3.2.1 Giải pháp vĩ mô: 59

3.2.1.1 Thúc đẩy quan hệ ngoại giao nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước: 59

3.2.1.2 Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu 60

3.2.1.3 Hỗ trợ các doanh nghiệp đã và đang tham gia thị trường Brasil 61

3.2.1.3.1 Hỗ trợ về thuế: 61

3.2.1.3.2 Hỗ trợ các điều kiện kinh doanh: 61

3.2.1.3.3.Hỗ trợ về thông tin: 61

3.2.1.3.4 Hỗ trợ về đào tạo: 62

3.2.1.4 Nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường Brasil: 62 3.2.1.5 Điều chỉnh chính sách đầu tư 63

3.2.1.6 Xây dựng chương trình dự báo nhu cầu hàng hoá, dịch vụ 64

3.2.2 Giải pháp vi mô 64

3.2.2.1 Nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra phương thức thâm nhập hợp lý: 65

3.2.2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm 66

Trang 3

3.2.2.3 Xây dựng hệ thống phân phối hoàn chỉnh góp phần tăng cường hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu: 67 3.2.2.4 Phát triển nguồn nhân lực 67

KẾT LUẬN

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là quan hệ thương mại đang đóngvai trò ngày càng quan trọng trong chính sách kinh tế của Việt Nam cũng như nhiềunước trên thế giới Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ mang lợi ích chonước phát triển mà còn cả những nước đang phát triển Với các nước phát triển, nó

có tác dụng tăng cường sức mạnh một cách nhanh chóng bởi các nước này có thểtiếp cận thị trường mới, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời đầu tư vào các dự ánmang lại nhiều lợi nhuận Với các nước đang phát triển, nó giúp tận dụng các nguồnvốn đầu tư nước ngoài để công nghiệp hóa hiện đại hóa và cải tổ lại nền kinh tế, mởrộng thị trường ra ngoài biên giới lãnh thổ của mình thong qua các mối quan hệkinh tế quốc tế và luôn nhấn mạnh sự cần thiết đa dạng hóa những mối quan hệ nàynhằm phát triển nền kinh tế của mình

Việt Nam cũng không là ngoại lệ Từ khi công cuộc đổi mới đất nước đượcdiễn ra, Việt Nam luôn coi việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc giatrên thế giới là một nhiện vụ có tính chiến lược Việt Nam xác định đa dạng hóa cácmối quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ với những nước phát triển mà còn cả vớinhững nước đang phát triển Bên cạnh những đối tác kinh tế chiến lược như Hoa

Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và các nước láng giềng ASEAN, Việt Namcòn ngày càng quan tâm hơn nữa tới các đối tác tiềm năng như Mỹ La Tinh, ChâuPhi, Trung Đông Và để thực hiện chính sách này, gần đây Việt Nam đã thể hiệnnhững nỗ lực đáng kể trọng việc phát triển các mối quan hệ quốc tế, cụ thể là quan

hệ thương mại với Mỹ La Tinh Trong đó, Brasil là đối tác chiến lược của Việt Namtrong khu vực này

Brasil là nước có nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh Brasil là nước đứng đầuthế giới về sản xuất mía đường và cà phê Bên cạnh đó Brasil còn là đất nước giàutài nguyên thiên nhiên Brasil là một thị trường rộng lớn với hơn 200 triệu dân, nhucầu hàng hóa đa dạng phong phú, từ các mặt hàng nông sản đến những mặt hàng

Trang 5

công nghệ cao hay hàng thủ công mỹ nghệ , trong đó có một số mặt hàng là thếmạnh của Việt Nam

Thiết lập và thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với Brasil, Việt Nam rất

có lợi trong việc tăng cường sự hợp tác và mở rộng thị trường sang Mỹ Latinh –một khu vực kinh tế rộng lớn Có thể nói, tiềm năng phát triển kinh tế thương mạihai nước Việt Nam – Brasil là rất lớn Tuy nhiên, việc phát triển mối quan hệ nàyhiện tại vẫn chưa được chú trọng đúng mức, chưa xứng với tiềm năng kinh tế củahai nước Xuất phát từ nhu cầu của thị trường Brasil cũng như trình độ, năng lựckinh tế nước ta, việc thúc đẩy quan hệ thương mại với Brasil là vấn đề mang tínhtầm nhìn chiến lược

Về tình hình nghiên cứu, từ trước đến nay hầu hết mọi sự tập trung đềuhướng đến các thị trường lớn như Mỹ, EU, hay Nhật Bản… Do đó, dù Brasil là mộtthị trường tiềm năng như đã nêu trên nhưng hiện có rất ít đề tài nghiên cứu thịtrường này

Chính vì các lý do trên, tôi đã chọn “Quan hệ thương mại Việt Nam – Brasil: Thực trạng và giải pháp phát triển” làm khoá luận tốt nghiệp

2 Phạm vi, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

Về phạm vi nghiên cứu, trong bài khóa luận này tôi chủ yếu tập trung vàoquan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Brasil, đặc biệt là các hoạt độngxuất nhập khẩu kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 08/05/1989)cho đến nay

Về mục tiêu đề tài, em muốn đưa ra những thông tin mang tính hệ thống vềquan hệ thương mại giữa Việt Nam và Brasil trong thời gian qua Qua việc phântích thực trạng, khó khan nhằm đưa ra định hướng, triển vọng trong thời gian tớicũng như những giải pháp nhằm tăng cường, thúc đẩy mối quan hệ này

Về phương pháp nghiên cứu, dựa trên những kiến thức về thương mại quốc

tế đã được học, cùng với việc thu thập các tài liệu từ các nguồn khác nhau về Brasil

Trang 6

và mối quan hệ thương mại hai nước Việt Nam - Brasil, em sẽ dùng phương phápsuy diễn và phân tích để làm rõ mục tiêu nêu trên

3 Bố cục khóa luận

Khóa luận sẽ được chia làm 3 chương:

Chương I: Tổng quan thị trường Brasil

Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam Brasil:

Chương III: Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Brasil

Trang 7

CHƯƠNG I:TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BRASIL

1.1 Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Brasil là một quốc gia rộng lớn với tổng diện tích 8.511.965 km2 Trong đódiện tích đất liền 8.456.510 km2 bao gồm một số đảo lớn nhỏ như Fernando deNoronha, Atol das Rocas, Ilha da Trindade, Ilhas Martin Vaz, and Penedos de SaoPedro e Sao Paulo

Brasil nằm ở phía đông Nam Mỹ, phía đông giáp giới Đại Tây Dương với bờbiển dài 7.491 km Brasil có đường biên giới với tất cả các nước Nam Mỹ trừ Chi lê

và Ecuador, toàn bộ kéo dài 14.691 km (giáp với Argentina: 1.224 km, Bolivia:3.400 km, Colombia: 1.643 km, Guiana thuộc Pháp: 673 km, Guyana: 1.119 km,Paraguay: 1.290 km, Peru: 1.560 km, Suriname: 597 km, Uruguay: 985 km,Venezuela: 2.200 km)

Về địa hình, Brasil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhấttrên thế giới Nước này có tổng cộng 8 bồn địa lớn, nước của các con sông đi quacác bồn địa này để thoát ra Đại Tây Dương Sông Amazon là con sông lớn nhất thếgiới tính theo dung lượng nước và đồng thời là con sông dài thứ hai trên thế giới.Lưu vực sông Amazon rộng lớn và màu mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừngmưa nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với một hệ thống sinh vật phong phú Ngoài

ra còn phải kể đến hệ thống sông Parana và phụ lưu của nó, sông Iguacu, nơi cóthác nước Iguacu nổi tiếng Bên cạnh đó còn có các sông Negro, Sao Francisco,Xingu, Madeira và Tapajos Một số hòn đảo và đảo san hô trên Đại Tây Dươngcũng thuộc chủ quyền của Brasil

Địa hình của Brasil phân bố rất đa dạng và phức tạp Tuy nhiên nhìn chung

ta có thể chia địa hình của Brasil ra làm hai vùng chính Phần lớn lãnh thổ ở phíabắc của Brasil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon Trong khi

đó, phía nam của nước này có địa hình chủ yếu lại là đồi và những vùng núi thấp.Vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương có nhiều dãy núi cao, có độ cao so với mặt nướcbiển là 2900 m Đỉnh núi cao nhất Brasil là đỉnh Pico da Neblina, cao 3.014 m thuộc

Trang 8

Phần lớn diện tích Brasil nằm trong khoảng từ xích đạo cho đến đường chítuyến nam Mặc dù 90% lãnh thổ Brasil nằm trong vùng nhiệt đới nhưng giữa vùngnày với vùng khác trên đất nước vẫn có những sự khác biệt khá lớn về khí hậu Từbắc xuống nam, khí hậu Brasil chuyển dần từ khí hậu nhiệt đới (giữa chí tuyến nam

và xích đạo) cho đến khí hậu cận nhiệt tương đối ôn hòa (nằm dưới chí tuyến nam).Brasil có tổng cộng năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khô,núi cao và cận nhiệt đới

Nhiệt độ trung bình năm quanh đường xích đạo khá cao, trung bình đạtkhoảng 25 °C Tuy nhiên trong những ngày nóng bức nhất của mùa hạ, nhiệt độ tạimột số vùng của Brasil có thể lên tới 40 °C Miền nam Brasil có khí hậu tương đốicận nhiệt đới và có thể có sương giá về mùa đông Tuyết rơi có thể xảy ra ở nhữngvùng núi cao như Rio Grande do Sul hay Santa Catarina Lượng mưa tại Brasil nhìnchung tương đối cao, khoảng 1000 đến 1500 mm mỗi năm Mưa tập trung nhiềuhơn tại vùng lòng chảo Amazon nóng ẩm ở phía bắc, nơi lượng mưa có thể lên đến

2000 mm mỗi năm hoặc thậm chí cao hơn Tuy có một lượng mưa hàng năm lớnnhư vậy song khu vực này cũng có mùa khô, kéo dài từ 3 tháng đến 5 tháng tùy theo

vĩ độ

Do nằm tại Nam bán cầu nên thời gian các mùa trong năm tại Brasil ngượclại so với các nước Bắc bán cầu Mùa hạ ở đây kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, cònmùa đông lại nằm trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11 Trên thực tế, ở nhữngvùng nằm gần xích đạo, sự chênh lệch về mùa gần như không đáng kể với khí hậunóng ẩm quanh năm, trong khi những vùng có khí hậu nhiệt đới thường chỉ có mùamưa và mùa khô Tại vùng có khí hậu cận nhiệt ở phía nam, thời tiết chia ra đủ 4mùa xuân, hạ, thu, đông Brasil cũng thường phải hứng chịu những trận bão lớn từĐại Tây Dương đổ vào

Tài nguyên thiên nhiên của Brasil khá phong phú bao gồm: quặng, sắt,mangan, bauxit, kền, uranium, phosphat, thiếc, thuỷ điện, vàng, platinum, dầu mỏ,

gỗ

Các vấn đề về môi trường của Brasil hiện nay: nạn phá rừng ở vùng lòng

chảo Amazon; ô nhiễm nước và không khí ở Rio de Janeiro, Sao Paolo và vài thànhphố lớn khác; đất đai thoái hóa và ô nhiễm nước do các hoạt động khai thác mỏ

Trang 9

- Năm 1888, xóa bỏ chế độ nô lệ

- Năm 1889, chuyển từ chế độ quân chủ sang chế độ cộng hoà

- Từ 1964-1989, các chính quyền độc tài quân sự thay nhau cầmquyền

- Năm 1989, ông Féc-nan-đô Cô-lo đề Mê-lù, ứng cử viên của Đảng Phongtrào Dân chủ Brasil (MDB) trúng cử Tổng thống, chấm dứt 25 năm độc tài quân sự

- Tháng 10/1994, ứng cử viên Đảng Xã hội Dân chủ Brasil (PSDB)

Féc-nan-đô En-ri-kê Ca-Féc-nan-đô-xô, nguyên Bộ trưởng Kinh tế, thắng cử Tổng thống và tái đắc cử(10/1998)

- Tháng 10/2002, ứng cử viên cánh tả Lu-ít I-ná-ci-ô Lu-la đa Siu-va (thuộcĐảng Lao động PT) trúng cử Tổng thống (nhiệm kỳ 2003-2006), trở thành Tổngthống thiên tả đầu tiên trong lịch sử Brasil

- Tháng 10/2006, Tổng thống Lu-ít I-ná-ci-ô Lu-la đa Siu-va tái đắc cửnhiệm kỳ 2 (2006-2010)

- Tháng 10/2010, ứng cử viên của đảng Lao động (PT) Bà Đin-ma Rút-xép (DilmaRousseff) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu của Tổng thống (nhiệm kỳ 2011-2014), trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Brasil

Trang 10

1.3.1 Chính trị

Brasil tên đầy đủ là Cộng hoà Liên bang Brasil Thủ đô là Brasilia Ngày

quốc khánh là ngày 7/9 (kể từ ngày dành độc lập từ Bồ Đào Nha năm 1822) Khu

vực hành chính của Brasil gồm 26 bang trong đó có các thành phố chính là Sao

Paolo, Rio de Janeiro, Salvador, Belo Horizonte

Theo hiến pháp, Brasil là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, đượctạo lập dựa trên 4 thực thể chính trị là Liên bang, bang, các chính quyền thành phố

tự trị và quận liên bang Không có sự phân cấp cụ thể nào về quyền lực giữa cácthực thể chính trị này Chính quyền Brasil được chia thành các nhánh: lập pháp,hành pháp và tư pháp Hoạt động của các nhánh này diễn ra độc lập với nhau vàđồng thời được kiểm tra và điều chỉnh cân bằng sao cho thích hợp Nhánh hànhpháp và lập pháp được tổ chức ở cả 4 thực thể chính trị, trong khi nhánh tư pháp chỉđược tổ chức ở cấp Liên bang và bang Nhánh hành pháp được thực thi bởi chínhphủ, trong khi nhánh lập pháp được thực thi bởi cả chính phủ và hai viện của quốchội Brasil Nhánh tư pháp hoạt động riêng rẽ với hai nhánh trên Về nhánh hànhpháp, người đứng đầu nhà nước là tổng thống Brasil có nhiệm kỳ 4 năm và đượcphép nắm tối đa 2 nhiệm kỳ Tổng thống có quyền chỉ định thủ tướng liên bang, cóvai trò hỗ trợ cho tổng thống trong việc điều hành đất nước Về nhánh lập pháp,Quốc hội của Brasil được chia làm 2 viện: thượng viện và hạ viện Thượng việnLiên bang Brasil gồm có 81 ghế, phân bố đều mỗi 3 ghế cho 26 bang và quận liênbang (thủ đô) và có nhiệm kỳ 8 năm Hạ viện có tổng cộng 513 ghế, được bầu cửtheo nhiệm kỳ 4 năm và phân bố theo tỉ lệ bang

Một trong những nguyên tắc chính trị của nền cộng hòa là hệ thống đa đảng,như một sự đảm bảo về tự do chính trị Hiện nay có tổng cộng 15 đảng chính trị lớnnhỏ có ghế trong Quốc hội Brasil Bốn đảng lớn nhất hiện nay là Đảng Công nhânBrasil (PT), Đảng Dân chủ Xã hội Brasil (PSDB), Đảng Vận động Dân chủ Brasil(PMDB) và Đảng Dân chủ (tiền thân là Đảng Mặt trận Tự do - PFL)

Luật pháp của Brasil dựa trên luật La Mã - Germania truyền thống Hiếnpháp Liên bang, được thông qua vào ngày 5 tháng 10 năm 1988 là bộ luật cơ bản

Trang 11

nhất của Brasil Tất cả những quyết định của nhánh lập pháp và tòa án đều phải dựatrên Hiến pháp Brasil Các bang của Brasil đều có hiến pháp riêng của bang mình,nhưng không được trái với Hiến pháp Liên bang Các chính quyền thành phố vàquận liên bang không có hiến pháp riêng mà có bộ luật của riêng mình, gọi là luật

cơ bản (leis orgânicas).

Quyền lực pháp lý được thực thi bởi nhánh tư pháp, mặc dù trong một sốtrường hợp đặc biệt Hiến pháp Brasil cũng cho phép Thượng viện Liên bang thôngqua những quyết định về mặt luật pháp Cơ quan quyền lực cao nhất trong ngành tưpháp của Brasil là Tòa án Liên bang Tối cao Tuy nhiên hệ thống tư pháp củaBrasil bị chỉ trích làm việc kém hiệu quả trong vài thập kỉ qua trong việc thực hiệnnốt các bước cuối của việc xét xử Các vụ kiện cáo thường mất tới vài năm để giảiquyết và đi đến phán quyết cuối cùng

1.3.2 Văn hóa, xã hội:

Văn hóa của Brasil chủ yếu dựa trên nền văn hóa của Bồ Đào Nha Nước này

đã từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong vòng ba thế kỉ và những người dân di

cư Bồ Đào Nha đã mang đến cho Brasil những nền tảng quan trọng của nền vănhóa nước này là tiếng Bồ Đào Nha, đạo Công giáo và kiến trúc Bên cạnh đó còn

có những phong tục tập quán và lối sống đặc trưng của người dân Bồ Đào Nha

Là một đất nước đa chủng tộc với nhiều màu sắc văn hóa, Brasil còn chịuảnh hưởng của nhiều dân tộc khác nữa Những người thổ dân châu Mỹ có ảnhhưởng đến vốn từ vựng và ẩm thực của Brasil, trong khi người da đen gốc châu Phi,vốn được mang đến Brasil để làm nô lệ trước kia, lại có ảnh hưởng quan trọng trong

âm nhạc và các điệu nhảy của nước này Vào thế kỉ 19 và thế kỉ 20, những dòngngười nhập cư đến từ Ý, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Đông đã đến Brasil

và thiết lập nên những cộng đồng lớn sinh sống với nhau tại các thành phố, tạo nềnnhững dấu ấn độc đáo khác nhau và tập trung chủ yếu tại miền nam Brasil

Tôn giáo chủ yếu tại Brasil là Công giáo Nước này cũng là nước có cộng

Trang 12

theo đạọ Tin Lành cũng đang ngày càng tăng lên Mặc dù Hồi giáo đầu tiên đượcnhững nô lệ da đen thờ cúng nhưng hiện nay cộng đồng người Hồi giáo đông nhấttại Brasil lại là những người Brasil gốc Arab Brasil cũng là nước có cộng đồngPhật giáo lớn nhất Mỹ Latinh do nước này tập trung một lượng lớn cộng đồngngười Nhật Bản tại nước ngoài Bên cạnh đó ở Brasil còn có những tôn giáo truyềnthống của người da đen gốc châu Phi.

Cơ cấu tôn giáo của người dân Brasil như sau (theo cuộc điều tra của

IBGE) :

thần

Mormon (900.000 tín đồ), Nhân chứng Jevoha(500.000 tín đồ), Phậtgiáo(215.000 tín đồ), Do Thái giáo (150.000 tín đồ), và Hồi giáo (27.000 tínđồ)

 0,3% dân số theo các tôn giáo truyền thống Châu Phi như Candomblé,Macumba và Umbanda

giáo, Candomblé, và tổng hợp các tôn giáo truyền thống Châu Phi

1.4 Khái quát chung về nền kinh tế thương mại Brasil:

1.4.1 Phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP:

rộng lớn và phát triển Nền kinh tế Brasil cũng như các quốc gia Nam mỹ khác đang

mở rộng thị trường ra thế giới Từ năm 2001- 2003, nền kinh tế Brasil tăng trưởng

Trang 13

chậm, trung bình chỉ tăng 2,2%/năm khi nước này liên tục chịu nhiều biến độngtrong kinh tế ngoại thương và nội thương Brasil đã vượt qua những biến động này

mà không làm bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tài chính nhờ sự hồi phục nhanh củanền kinh tế Brasil và chương trình kinh tế của cựu Tổng thống CARDOSO và đượccủng cố thêm bởi Tổng thống LULA DA SILVA Từ năm 2004, nền kinh tế Brasiltiếp tục tăng trưởng, nhiều việc làm được tạo thêm và thu nhập của người dân cũngtăng thêm 3 cột trụ của chương trình kinh tế là tỷ giá hối đoái đang thả nổi, chế độđang hướng tới lạm phát, chính sách tiền tệ chặt, ban đầu được củng cố bởi cácchương trình của IMF Đồng tiền bị sụt giá mạnh trong năm 2001-02, hiện tại đãđược điều chỉnh; từ năm 2003 đến 2006, Brasil đã thặng dư mậu dịch, được ghinhận là giai đoạn thặng dư mậu dịch đầu tiên kể từ năm 1992

việc tăng kim ngạch xuất khẩu Nhờ quản lý kinh tế tốt, đã duy trì được những vấn

đề kinh tế quan trọng, đáng kể nhất là vấn đề liên quan đến nợ quốc gia Tổng thốngLULA DA SILVA đã cam kết với trách nhiệm tài chính bằng cách duy trì thặng dưthương mại trong giai đoạn bầu cử 2006 Trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2, Tổngthống LULA DA SILVA tuyên bố cải cách kinh tế để giảm thuế và tăng đầu tư khuvực công Một thách thức lớn là suy trì tốc độ tăng trưởng nhanh để tạo ra việc làm

và giảm gánh nặng nọ của chính phủ

Đến ngày 22/7/2009 mức dự trữ ngoại tệ đạt 209 tỷ USD, cao hơn mức trước khủnghoảng thế giới diễn ra Các ngành kinh tế chủ chốt như chế tạo máy bay vận tải tầmngắn và tầm trung, sản xuất ôtô, khai thác mỏ, luyện kim, dịch vụ, nông sản thựcphẩm đã có tín hiệu vượt qua điểm đáy khủng hoảng, mở mang đầu tư, sản xuất,gọi người lao động trở lại làm việc mà dịp đầu năm tạm nghỉ hoặc mất việc Thặng

dư thương mại tiếp tục ở mức cao Chỉ số nhu cầu tiêu dùng nội địa đã tăng caohơn, nhất là đối với các mặt hàng tiêu dùng lâu bền như xe hơi, điện máy gia đình,chỉ số cho vay tín dụng mua hàng trả góp đã tăng cao hơn tháng 5/2009 và cùng kỳnăm trước Dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI giải ngân đạt 11 tỷ USD

Trang 14

trong 5 tháng đầu năm 2009, mức cao thứ nhì trong 10 năm qua, ước đạt 25 tỷ USDtrong năm 2009

CEPAL, từ năm 2000 đến 2008, quy mô kinh tế GDP của Brasil đã tăng 4,4 điểmphần trăm từ 30,9 % lên 35,3%, đạt 1,435 ngàn tỷ USD trong tổng số GDP của tất

cả các nước Mỹ La tinh (kể cả Mexico)

Do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính toàn cầu, năm 2009, GDP Brasil tăngtrưởng âm Trong năm 2010, niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư phục hồi

và tăng trưởng GDP đạt tới 7,5%, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 25 năm qua.Mặc dù tăng trưởng chậm trong năm 2011, Brasil đã vượt qua Anh Quốc là nềnkinh tế lớn nhất của 7 thế giới về GDP Thất nghiệp thành thị ở mức thấp lịch sử là4,7% (Tháng 12 năm 2011), và mức độ Brasil bất bình đẳng thu nhập đã giảm trong

12 năm qua Brasil tăng lãi suất làm cho nó trở thành một điểm đến hấp dẫn cho cácnhà đầu tư nước ngoài Tỷ lệ lãi suất hàng năm của Brasil là 10.75% trong năm

2010 và đã tăng lên 11% trong năm 2011 Dòng vốn chảy vào lớn trong vài nămqua đã góp phần vào sự tăng giá của tiền tệ, làm giảm khả năng cạnh tranh của sảnxuất của Brasil Lãnh đạo chính phủ phải can thiệp vào thị trường ngoại hối và tăngthuế trên một số dòng vốn đầu tư nước ngoài Tổng thống Dilma Rousseff đã giữ lạichính sách của chính quyền trước đây vềmục tiêu lạm phát của ngân hàng trungương, tỷ giá hối đoái thả nổi, và kiềm chế tài chính

Cơ cấu kinh tế GDP dịch chuyển nhanh sang lĩnh vực công nghiệp và dịch

vụ Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của Brasil nhờ vào sự đóng góp củakhu vực tài chính và công nghệ viễn thông Hiện nay cơ cấu kinh tế của Brasil là:nông nghiệp: 5.8%, công nghiệp: 26.9%, dịch vụ: 67.3%

Trang 15

1.4.2 Các ngành kinh tế trọng điểm

1.4.2.1 Ngành Công nghiệp chủ đạo:

Brasil có nền công nghiệp phát triển nhất Mỹ La tinh Sản lượng công nghiệpchiếm hơn một phần tư tổng thu nhập quốc nội (GDP) Với nền kinh tế phát triển ổnđịnh nhờ Kế hoạch Real, các công ty Brasil và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnhvào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ cáccông ty Bắc Mỹ Năm 2008 Brasil được tổ chức quốc tế S & P công nhận là “Nướcđạt cấp độ đầu tư “ổn định, ít rủi ro

Brasil cũng có nền công nghiệp dịch vụ đa dạng,chất lượng cao Những nămđầu thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP Dịch vụ tài chínhnước này đã cung cấp tiền vốn cho nhiều công ty trong nước sản xuất ra các loạihàng hóa phong phú, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, kể cả các công ty tài chínhlớn của Mỹ Thị trường chứng khoán và Hàng hoá tương lai BM&F ở Sao Paulorất phát triển

Một số ngành công nghiệp chủ đạo gồm : Hàng dệt và các hàng tiêu dùngkhác, giày dép, hóa chất, xi măng, gỗ quặng, thiếc, máy bay, sắt, thép, xe hơi và linhkiện rời, máy móc, thiết bị

Công nghiệp điện đạt sản lượng 437,3 tỷ KWgiờ (năm 2010) Dầu hoả đạt sản

Trang 16

thùng/ ngày (năm 2010) Khí đốt tự nhiên đạt sản lượng 12,41 tỷ mét khối (ước

năm 2010), mức tiêu thụ nội địa đạt 25,13 tỷ mét khối (năm 2010)

Do giá thành hạ của năng lượng nguyên tử và sẵn có nguồn quặnguranium, Chính phủ có kế hoạch xây dựng mới, đưa công suất các nhà máy điệnnguyên tử trong 50 năm tới lên 60 ngàn megawatt để góp phần đảm bảo an ninhnăng lượng, bù đắp cho một số nhà máy thuỷ điện chưa hết công suất do lượngnước ở hồ chứa đang giảm dần

Lao động trong ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 14%, tăng trưởng côngnghiệp trong năm 2011 là 4%

Thị trường xuất khẩu chính của các sản phẩm khai mỏ của Brasil là TrungQuốc, Mỹ và EU Theo hiến pháp của Brasil toàn bộ nguồn tài nguyên khoáng sảnthuộc sở hữu của chính phủ liên bang Quy định mọi hoạt động khai thác và chếbiến các sản phẩm về khi gas, dầu mỏ và hạt nhân thuộc độc quyền của chính phủ

Sản xuất chế tạo:

Ngành chế tạo có sự đa dạng cao và đóng góp lớn vào tổng GDP của Brasil Tỷtrọng đóng góp lớn nhất trong GDP là công nghiệp chế biến thực phẩm, tiếp sau làluyện kim cơ bản, máy móc và các trang thiết bị, các sản phẩm hoá chất

Sau ngành chế biến thực phẩm, hầu hết lao động tập trung chính tại các ngành nhưthêu, các sản phẩm kim loại, máy móc trang thiết bị, đồ nội thất Gần đây danh mụccông nghiệp nhập khẩu Brasil thấp như luyện kim, dệ và may mặc, nội thất, cà phê,đường trong khi danh mục khác tăng lên dáng kẻ như trang thiết bị điện tử, viễnthông, phương tiện gắn máy, máy bay

Trang 17

Ngành công nghiệp ô tô:

Sản xuất ô tô chủ yếu của Brasil là ô tô chở khách Trong giai đoạn 1999 –

2003 tỷ lệ tăng bình quân hàng năm số phương tiện ô tô ở Brasil là 8.0% Trong giaiđoạn 1998 – 2003 lực lượng lao động trong ngành là 94,100 người

Ngành ô tô tiếp nhận vốn chủ yếu từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo thống

kê của Hiệp hội các nhà sản xuất o tô Anfavea, Brasil đã chính thức vượt Đức và trởthành thị trường ô tô lớn thứ tư của thế giới trong năm 2010

Tính đến cuối năm 2010, có khoảng 3.45 triệu ô tô được bán thị thị trưởng Brasil,tăng gần 10% so với năm 2009, và đưa quốc gia Nam Mỹ này vượt Đức trở thànhthị trường ô tô lớn thứ 4 thế giới – sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản

Xét về phương diện chế tạo, Brasil là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 6 thế giới vớitổng sản lượng 3.64 triệu ô tô với 17 phương tiện khác nhau Con số này còn tiếptục tăng trong thời gian tới, khi Huyndai (Hàn Quốc) và Chery (Trung Quốc có kếhoạch mở thêm các nhà máy sản xuất mới Theo Anfavea, 6% ô tô sản xuất tạiBrasil được xuất sang Argentina và 20% xuất sang các khu vực khác Tính chungtrong cả năm 2010, Brasil đã xuất khoảng 780,000 ô tô, tăng 64% so với năm 2009.Trên phương diện nhập khẩu, 50% số ô tô nhập khâu là từ Argentina, 22% từ HànQuốc và Trung Quốc, 10% từ Mexico và 6.5% từ châu Âu và Mỹ Tuy nhiên tìnhhình có thể thay đổi khui đồng Real tiếp tục tăng giá so với USD và EURO, khiến ô

tô nhập khẩu trở nên rẻ, trong khi sản xuất gặp nhiều khó khăn

Hoạt động của ngành công nghiệp ô tô được chú trọng do các nguồn luật saukhi điều chỉnh nghị định số 4,510 ngày 11 tháng 12 năm 2002, luật số 10,182 ngày

10 tháng 2 năm 2001, nghị định số 4,542 ngày 26/12/2002 Nghị định số 4510 kếthợp chặt chẽ thoả thuận song phương về ô tô giữa Brasil – Argentina, luật số 10,182giảm thuế nhập khẩu các phụ tùng của ô tô xuống 40%, nghị định số 4,542 và thuếIPI áp dụng cho phương tiện đi lại

Công nghiệp máy báy:

Lao động trong nành công nghiệp máy bay đạt khoảng 16,800 lao động năm

2002 Tổng doanh thu của ngành là 4.2 tỷ USD năm 2002 Tỷ lệ đóng góp vào GDP

Trang 18

của ngành (gồm cả các bộ phận máy bay) là 2,1 tỷ USD và tổng lượng nhập khẩu là590.9 triệu USD Có 322 công ty hoạt động trong ngành máy bay và không gian vũtrụ, hầu hết các công ty này đều tập trung ở Đông – Nam của Brasil Xấp xỉ 99%sản lượng của ngành (gồm cả công nghiệp không gian) được bán cho thị trườngnước ngoài Sự kiện 11/09/2001 cũng có tác động xấu cho ngành công nghiệp máybay của Brasil, đến năm 2003 ngành công nghiệp may bay chưa phục hồi đầy đủnhưng thu nhập ròng bắt đầu tăng.

EMBRASER là nhà sản xuất chính của ngành chiếm xấp xỉ 80% lượng xuấtkhẩu năm 2002, EMBRASER kiểm soát xấp xỉ 45% thị trường thế giới trongngành máy bay và cũng là nhà sản xuất lớn thứ 4 trên thế giới Trong năm 2002 và

2003 EMBRASER là công ty xuất khẩu lớn nhất Brasil và thị trường Mỹ; 131 máybay thương mại, tư nhân và máy bay chiến đấu năm 2002

Bộ luật số 10,332 ngày 19/12/2001 và nghị định số 4,179 ngày 02/04/2002 đã thiếtlập cơ sở hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển R&D của ngành hàng không Nhữngnguồn tài trợ cho ngành công nghiệp máy bay được sử dụng cho nghiên cứu pháttriển công nghệ khác nhau như, phát triển công nghiệp cơ bản, thực hiện phát triển

cơ sở hạ tàng, phát triển nguồn nhân lực, tài liệu truyền bá kiến thức công nghệ Sảnxuất máy bay nhận được hỗ trợ tài chính của chương trình PROEX

Công nghiệp đóng tàu:

Brasil thực hiện cải tiến ngành công nghiệp đóng tàu trong những năm gầnđây Năm 2003, lực lượng lao động trong ngành tăng 58.8% xấp xỉ 10,000 chỗ làm.Giá trị đóng góp của ngành công nghiệp đóng tàu là 612 triệu R$(năm 2003); trọnglượng tàu đạt khoảng 31,000DWT năm 2003 Brasil có khoảng 100 xưởng đóng tàusản xuất đa dạng các loại tàu thuyền, từ tàu thuỷ bằng gỗ tới những tàu sử dụngcông nghệ cao như tàu chở gas và tàu chiến đấu

Dệt may:

Ngành sản xuất dệt may đa dạng về sản phẩm và thu hút một số lượng lớndoanh nghiệp tham gia Theo các nhà chức trách, năng suất của ngành trong giaiđoạn 1999-2001 và bắt đầu phục hồi trong năm 2002

Brasil thông báo rằng từ ngày 01/01/2005 ngành dệt may Brasil sẽ tham gia hiệpđịnh GATT 1994

Trang 19

Có sự đánh thuế luý tiến trong ngành, với mức thuế áp dụng tối đa 20% Sựbảo hộ cho ngành dệt may được thực thực hiện tới ngày 31/12/2004 thông qua biệnpháp hạn chế lượng nhập khẩu một số mặt hàng dệt may từ Hàn Quốc, Đài Loan,Trung Quốc.

Năng lượng:

Dầu mỏ và gas: Brasil đã giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ vào nước ngoài.

Từ năm 2000 Brasil chỉ còn nhập khẩu những sản phẩm dầu mỏ nguyên chất Tronggiai đoạn 2000 – 2003, xuất khẩu dầu mỏ của Brasil thu được tăng 2.1 tỷ R$, phảnánh sự phát triển của ngành sau khi bãi bỏ quy định ràng buộc năm 1997 Giá trịnhập khẩu trong giai đoạn này cũng giảm 3.9 tỷ đô la

PETROBRÁS vẫn là tập đoàn thống trị sản xuất và phân phối dầu mỏ và khí gasthiên nhiên ở Brasil Tính đến cuối năm 2002, chính quyền liên bang vẫn là cổ đôngchính của PETROBRÁS sở hữu 55.7% cổ phiếu phổ thông PETROBRÁS sản xuấtbình quân hàng ngành 1.7 triệu thùng dầu mỏ và 43 triệu mét khối khí gas tự nhiên,xuất khẩu xấp xỉ 439,000 thùng xăng và dẫn xuất/ngày Tổng doanh thu củaPETROBRÁS là 95.7 tỷ R$ trong đó có 17.8 tỷ R$ lợi nhuận ròng

Nhà máy lọc dầu của PETROBRÁS sản xuất 96% tổng sản lượng của Brasilđạt 1.6 triệu thùng/ngày (năm 2003) Dự án đầu tư của PETROBRÁS vào nhà máylọc dầu đến 2007 là 5 tỷ đô la

Trong 05/2010, tập đoàn dầu khí PETROBRÁS của Brasil đã thông báo pháthiện một mỏ dầu ở khu vực nước sâu có trữ lượng khoảng 4.5 tỷ thùng Phát hiệnnày có thể giúp Brasil hoàn thành mục tiêu trở thành một trong những nhà sản xuất

và xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới

Brasil nhập khẩu lượng khí gas chính từ Bolivia thông qua đường ống dẫnxấp xỉ 3,150km Khả năng cung cấp tối đa là 30,1 triệu cubic metres trên ngày.Đường ống này chủ yếu được sử dụng bởi PETROBRÁS PETROBRÁS vừa là nhànhập khẩu chính vừa cung cấp cho các công ty phân phối địa phương, nhà máynhiệt điện, nhà máy lọc dầu

Điện:

Trang 20

Khả năng sản xuất điện của Brasil là 87.1 Giga Watts, tương ứng với tỷ lệtăng trưởng hàng năm là 7.4% tính theo năm 1999 Khả năng sản xuất chủ yếu làthuỷ điện (76.2%) và nhiệt điện (19.9%).

Công ty ELETROBRÁS là nhà cung cấp điện lớn nhất Brasil chiếm khoảng60% tổng lượng điện cung cấp và sở hữu khoảng 64% đường dây chuyển tải điệnnăng với công suất trên 230 kV

Chính quyền liên bang nắm giữ 52.5% cổ phần của ELETROBRÁS và công

ty được sử dụng như một công cụ, chính sách, giám sát sự mỏ rộng và hoạt độngchung, sự chuyển tải và phân phối điện năng

Phân phối điện năng do 64 công ty đảm nhiệm, trong đó có sự tham gia của 22 công

ty vốn đầu tư nước ngoài

Trong năm 2011, lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng 4% Lưu thông- thươngmại tăng 1,4%, doanh thu sản phảm công nghiệp tăng 1,7%, tổng sản lượng nôngnghiệp -chăn nuôi tăng 4,18% Tăng trưởng công nghiệp cả năm 2007 đạt 5,9 %

1.4.2.2 Các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu chủ đạo:

Nông sản:

Cà phê (sản lượng 45 triệu bao/năm, bằng ½ sản lượng thế giới, đứng đầuthế giới,; mía đường (đứng đầu thế giới), đậu nành, hạt điều, ca cao, gạo, ngô,bông, cao su, thuốc lá, nước hoa quả, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cừu, nguyên liệu

da, giày (là một trong bốn nước đứng đầu thế giới về chăn nuôi)

Lâm nghiệp

Ngành lâm nghiệp chiếm khoảng 4% GDP của Brasil và tạo việc làm cho khoảng 2triệu lao động Gỗ và sản phẩm nội thất chiếm 44%, cellulose và giấy chiếm 35,7%,than củi chiếm 20%

Theo Bộ môi trường (Ministry of the Environment (MMA), 69% diện tích rừngtrồng mang giá trị kinh tế tiềm năng Rừng trồng tập trung ở phía Nam và Đông –Nam khoảng 450.000 ha thông và bạch đàn Đây là hai nguồn gỗ chính của Brasilđược chế biến hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu về gỗ như một đầu vào Thị trườngchính tiêu thụ sản phẩm gỗ của Brasil là Mỹ

1.4.2.3 Dịch vụ:

Trang 21

Brasil đã cam kết cụ thể trong Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụchung (General Agreement on Trade in Sevices (GATS)) ít nhất là từng phần về:Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ viễn thông, xây dựng và các dịch vụ liên quan tới ứngdụng khoa học, dịch vụ tài chính, du lịch và lữ hành, dịch vụ vận chuyển.

Brasil đã tham gia vòng đàm phá WTO về dịch vụ tài chính và các dịch vụviễn thông cơ sở Tuy vậy, tháng 08/2004 Brasil vẫn chưa thông qua nghị định thưthứ 5 về dịch vụ tài chính và cũng không phê chuẩn nghị định thư thứ 4 về dịch vụviễn thông cơ bản

Là một thành viên của khối MERCOSUR, Brasil đang tham gia đàm phán vềdịch vụ trong nhóm vùng, đây là những kế hoạch tự do hoá thương mại dịch vụtrong 10 năm sau khi tham gia phê chuẩn nghị định thư Montevideo

Hiện tại Brasil đang tham gia đàm phán FTAA và đây cũng là một phần hiệpđịnh đàm phán tự do hoá thương mại của MERCOSUR với uỷ ban châu Âu (EU)

Hệ thống ngân hàng:

Hệ thống ngân hàng nói chung được phân loại theo 5 hình thức sở hữu: sở hữuthuộc chính quyền liên bang, sở hữu chính phủ, tư nhân trong nước, tư nhân nướcngoài giám sát hoặc có sự tham gia của tư nhân nước ngoài

Trong số 50 ngân hàng hàng đầu có 6 ngân hàng thuộc sở hữu của chính quyền liênbang, 4 ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ, 20 ngân hàng thuộc sở hữu của tưnhân trong nước, 18 ngân hàng được điều hành bởi tư nhân nước ngoài và 2 ngânhàng có sự tham gia của tư nhân nước ngoài

Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với thịtrường tài chính Brasil 50 trong số 140 ngân hàng đa năng được điều khiển bởinguồn vốn nước ngoài, phần lớn sở hữu nước ngoài chiếm trên 90% lượng vốn Có

233 tổ chức tài chính có sự tham gia của tư bản nước ngoài Những tổ chức nướcngoài chính trong hệ thống ngân hàng Brasil là Mỹ (chiếm 23%), Tây Ban Nha(11%), Đức (10%), Hà Lan (8%) Khoảng 47% lượng vốn của cá nhân hàng nướcngoài có nguồn gốc từ khu vực Châu Âu Brasil cũng có 50 ngân hàng có khả năngđầu tư ra thị trường nước ngoài

1.4.3 Thương mại hàng hoá:

Trang 22

Thương mại của Brasil với thế giới phát triển nhanh, liên tục xuất siêu hơn

10 năm qua Năm 2005 xuất khẩu đạt 118 tỷ USD, nhập khẩu đạt 73.5 tỷ USD.Tổng kim ngạch năm 2006 đạt 228.825 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 137.469 tỷUSD, nhập khẩu đạt 91.383 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 48.08 tỷ USD Tỷ lệxuất/nhập là 1.5

Năm 2007 tổng kim ngạch thương mại với thế giới đạt 281.2 tỷ USD, trong

đó xuất khẩu đạt 160.6 tỷ USD (tăng 16.8%), nhập khẩu đạt 120.6 tỷ USD (tăng32% so với năm 2006) Năm 2008 kim ngạch thương mại của Brasil đạt 371 tỷUSD (xuất khẩu đạt 197.9 tỷ USD, nhập khẩu đạt 173.1 tỷ USD)

Năm 2009, ngành ngoại thương Brasil đạt kết quả đáng khích lệ Tổng kimngạch trao đổi hai chiều với nước ngoài đạt 279.889 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt152.252 tỷ USD, nhập khẩu đạt 127.637 tỷ USD, cán cân thương mại phản ánh xuấtsiêu 24.615 tỷ USD Xuất khẩu năm 2009 đã bị giảm 22.2% so với cùng kỳ 2008 doảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới Các nhóm hàng xuất khẩu như sảnphẩm chế tạo giảm 27.3%, sản phẩm nửa chế tạo giảm 23.4%, sản phẩm cơ bản nhưnguyên nhiên vật liệu, thực phẩm giảm 14.1% Trong nhóm thành phẩm chế tạo coi

là hàng xuất khẩu chủ lực, xuất khẩu mặt hàng đường kính tăng 32.4%, sản phẩmnhựa tăng 10% Tuy nhiên xuất khẩu xe vận tải giảm 49.8%, etanol giảm 43.3%, ô

tô giảm 33.7%, máy bơm, máy nén khí giảm 31.7%, dầu nhiên liệu giảm 31.5%.Trong nhóm bán thành phẩm chế tạo, xuất khẩu mặt hàng sắt tấm đúc giảm 64.9%,sắt thép giảm 56.2%, da và lông gia súc giảm 37.6%,nhóm hàng sơ chế giảm27.7%, bột giấy giảm 14.2%, riêng mặt hàng mía đường sơ chế tăng 65.8% Trongnhóm sản phẩm cơ bản, xuất khẩu dầu thô giảm 31.7%, thịt bò giảm 23.6%, quặngsắt giảm 18.9%, thịt lợn giảm 17.4%, thịt gà giảm 16.3% Tuy nhiên thuốc lánguyên liệu tăng 12.9%, bột đậu tương làm thức ăn gia súc tăng 6.5%, hạt đậutương tăng 5.6%

Trong số các đối tác thương mại, Hoa kỳ tiếp tục là thị trường quan trọngnhất của Brasil với tổng kim ngạch hai chiều đạt 35.9 tỷ USD giảm 17.5 tỷ USD sovới năm 2008 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới

Hình 1.1 Biểu đồ tổng hợp kim ngạch xuất nhập khẩu Brasil 2000-2011

Trang 23

Nguồn: World bank (Đơn vị: tỷ USD)

Kim ngạch xuất khẩu khu vực châu Á tăng 5.9%, riêng xuất khẩu sang TrungQuốc tăng 23.1% với một số mặt hàng xuất khẩu tăng như quặng sắt , đậu tương,luyện kim, bột giấy, sản phẩm nhựa, đồng, máy bay Tuy nhiên nhìn chung xuấtkhẩu sang các khu vực khác đều bị giảm sút như sang Hoa kỳ giảm 42.4% Đông

Âu giảm 38.6%, Khu vực Nam Mỹ -MERCOSUR giảm 29.9% trong đó riêng xuấtkhẩu sang Argentina giảm 30.9% Brasil đã xuất khẩu sang một số thị trường quantrọng gồm Trung Quốc (19.9 tỷ USD), Hoa Kỳ (15.7 tỷ USD), Argentina (12 tỷUSD), Hà Lan (8.2 tỷ USD), Liên Bang Đức (6.2 tỷ USD)

Nhập khẩu năm 2009 bị giảm 25.3% so với cùng kỳ năm trước trong đó nhậpkhẩu nhiên liệu giảm 46.1%, nguyên liệu và bán thành phẩm giảm 27.3%, sản phẩmtiêu dùng giảm 3.4% Nhập khẩu từ một số thị trường bị giảm sút như Đông Âugiảm 60.1%, Trung Đông giảm 49%, Châu Phi giảm 45.7%, Mỹ La tinh và Caribe(trừ khối Mercosur) giảm 28.3%, Châu Á giảm 22.4%, Trung Quốc giảm 19.7%,Hoà Kỳ giảm 20.9%, EU giảm 18.3%, Khối Mercosur giảm 11.1% Các thị trườngnhập khẩu chính của Brasil gồm Hoa Kỳ (20.2 tỷ USD), Trung Quốc (15.9 tỷUSD), Argentina (11.3 tỷ USD), Đức (9.9 tỷ USD), Nhật Bản (5.4 tỷ USD)

Năm 2010 kim ngạch thương mại của Brasil tăng xấp xỉ 10% so với năm

2009 trong đó xuất khẩu đạt 349.2 tỷ USD, nhập khẩu đạt 131 tỷ USD

Trang 24

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Brasil: Trong năm 2009, một số mặt hàng chínhcủa Brasil bao gồm thiết bị vận tải, quặng sắt, đậu nành, giầy dép, cà phê, ô tô.

Thị trường xuất khẩu chính: Trung Quốc 12.49%, Mỹ 10.5%, Argentina8.4%, Hà Lan 5.39%, Đức 4.05% (2005)

Hàng hoá của Brasil xuất sang một số thị trường có kim ngạch tăng nhanhgồm có các nước ở Đông Âu, Châu Phi, và Việt Nam

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Brasil:

Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu khí, thiết bị điện, ô tô và phụ tùng,dược phẩm, máy điện thoại, máy bay và phụ tùng, phân bón, thiết bị tin học, than

Nhà đầu tư được tự do tái xuất ngoại tệ bằng tổng số vốn đầu tư ban đầu đãđưa vào Brasil Số ngoại tệ còn lại được coi là lợi nhuận thu được, cũng được phépđưa ra nước ngoài sau khi nộp thuế 15% Công dân nước ngoài hay doanh nghiệpnước ngoài được phép mua bất động sản ở ngoài phạm vi ven biển, biên giới, khu

an ninh quốc gia Các nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư và hồ sơ khả thi cònđược ưu tiên vay tín dụng đầu tư với lãi suất ưu đãi

Để được xét cấp phép đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào cần có hồ sơ dự án đầu

tư, nêu rõ lý lịch chủ đầu tư, của cơ quan đầu tư, vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, hìnhthức đầu tư, trình độ công nghệ sử dụng lao động, đầu vào sản xuất và quy mô, chấtlượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ, vị trí và địa điểm đầu tư, thời hạn đầu tư và chuchuyển vốn, tác động đến môi trường và kết quả đối với kinh tế xã hội Hoạt độngđầu tư nước ngoài vào lãnh thổ Brasil phải đặt dưới sự quản lý và giám sát của Nhànước thông qua một số cơ quan đầu mối như Ngân hàng Trung Ương và sự phối

Trang 25

hợp của các Cơ quan chuyên môn khác thuộc Bộ Kế Hoạch, Bộ Tài chính và BộMôi trường.

Mọi công dân khi xuất, nhập cảnh phải khai báo Hải quan số tiền đem theo

từ 10 ngàn Real trở lên tương đương với 6.6 ngàn USD Để chống rửa tiền, cácngân hàng không được phép kinh doanh thu đổi ngoại tệ nếu không được cấp phépchuyên biệt của Nhà nước về lĩnh vực giao dịch kinh doanh ngoại tệ và giấy phépkinh doanh thu đổi ngoại tệ

1.4.4.2 Tình hình đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài:

Năm 2007, tổng các nguồn vốn đầu tư chung vào các ngành kinh tế - xã hộichiếm 20.5 GDP Trong đó riêng vốn đầu tư của Chính phủ liên bang và các tiểuBang đạt 76.8% tỷ USD (chiếm 3.3 GDP)

Mức đầu tư chung của xã hội năm 2007 đạt tăng trưởng 13.4% so với cùng

kỳ, riêng quý I/2008 đạt tăng trưởng 18.5% cùng kỳ Vừa qua Brasil được tổ chức S

& P xếp loại “Nước đầu tư an toàn” Tỷ giá quy đổi thả nổi và chính sách làm tănggiá đồng bản địa Real đã ảnh hưởng đến xuất khẩu và giảm bớt sức cạnh tranh củahàng hoá xuất khẩu của Brasil

Năm 2010 Brasil đứng thứ 4 trong 12 nền kinh tế có sức hút vốn đầu tư nướcngoài lớn nhất do Bloomberg bình chọn Brasil được các nhà đầu tư đánh giá là mộttrong những quốc gia có nhiều triển vọng nhất (sau Trung Quốc và Ấn Độ) Sức bậtlớn của nền kinh tế được coi chủ yếu do đóng góp của tầng lớp trung lưu khiếnBrasil có sức hút đặc biệt với FDI Ngoài ra, vị trí thuận lợi, không quá xa so vớiBắc Mỹ, Châu Âu, Châu Phi có thể coi là lợi thế khác của Brasil

1.4.4.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI vào Brasil:

Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Brasil APEX- Brasil là cơ quanđiều phối chính sách về xúc tiến thương mại của chính phủ Brasil kết hợp lĩnh vựcxúc tiến xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài Cơ quan có 5 văn phòng đại diện ởnước ngoài tại Miami, Lisbon, Frankfurt, Varsovi, Dubai Ngoài ra ở một số Cơquan Bộ ngành khác cũng có những đơn vị chuyên thực hiện quản lý, theo dõi đầu

tư như Bộ kế hoạch, Bộ tài chính, Ngân hàng trung ương

1.4.5 Cơ sở hạ tầng kinh tế:

Trang 26

Cơ sở hạ tầng của Brasil trong những năm gần đây ngày càng được chú ý Từđường bộ đến đường thuỷ, đường hàng không đều được quan tâm phát triển Brasil

có hệ thống đường bộ cao tốc khá phát triển Tuyến đường bộ cao tốc đầu tiênWashington Luis nối thành phố Rio de Janeiro với thành phố Petropolis được khánhthành năm 1928 Ngành công nghiệp ô tô phát triển vào giữa thế kỷ 20 càng làmcho hệ thống đường bộ phát triển hơn, nối liền các Bang rộng lớn, trở thành mộtphương tiện giao thông chính ở Brasil (96,2%), với tỷ trọng vận tải hàng hoá chiếm61,8%

Về ngành hàng không, Brasil đã chú trọng phát triển từ sau những năm 1990,đáp ứng lượng vận tải hàng hoá gần 0,31% và 2,45% lượng khách tham gia giaothông Năm 2010, Brasil có tổng số 4.072 cảng sân bay, trong đó 726 sân bay đã látbăng Có nhiều cảng sân bay quốc tế lớn như Guarulhos, Congonhas (thuộc thànhphố Sao Paulo) Trong vòng 1 giờ, trung bình có 45 máy bay chở khách cất cách.Riêng thành phố Sao Paulo có hơn 1.500 toà nhà có sân bay trực thăng trên tầngthượng

Hiện tại, Brasil có hệ thống đường sắt với tổng chiều dài 28.857 km, đứng vịtrí thứ 10 trên thế giới Ngày 16/03/1957, ngành đường sắt Brasil Rede FerroviariaFederal RFFSA ra đời, sau đó có thêm sự tham gia của các công ty tư nhân góp vốn

để phát triển hệ thống đường sắt Hiện nay, hệ thống đường sắt ở Brasil đảm nhiệmchuyên chở 19,46% lượng hàng hoá và 1,37% lượng hành khách tham gia giaothông… Hệ thống đường sắt vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân nên chínhphủ đang nâng cấp và mở rộng

Hệ thống đường thuỷ bao gồm 40.000km và 7.500 km đường thuỷ ven bờ,đảm nhiệm vận chuyển 13,8% khối lượng hàng hoá với tổng số 22 triệu tấn hànghoá/năm, trong đó 81,4% được vận chuyển qua hệ thống sông Amazona Hệ thốngđường thuỷ vùng Nam và Đông Nam là cửa ngõ quốc tế quan trọng nhất Các cảngbiển quan trọng gồm: Gebig, Itaqui, Rio de Janeiro, Rio Grande, San Sebasttiao,Santos, Sepetiba, Terminal, Tubarao, Vitória; trong đó, cảng Santos ở bang SaoPaulo là cảng biển lớn nhất Nam Mỹ

Hệ thống đường ống của Brasil bao gồm 12.730km chiều dài, trong đó,7.830km là ống dẫn dầu và hỗn hợp nhiên liệu, 4.900km ống dẫn khí đốt(gas), chưa

Trang 27

tính hệ thống dẫn ga mang tên Bolivia – Brasil Cuối năm 2007, toàn bộ hệ thốngđường ống vận chuyển hơn 10 triệu mét khối nhiên liệu.

Cơ sở hạ tầng viễn thông ở Brasil cũng rất phát triển Năm 2010, Brasil có42,141triệu thuê bao điện thoại cố định, xếp thứ 5 trên thế giới Số thuê bao di động

là 202,944 triệu và xếp thứ 6 trên thế giới Số thuê bao di động đã tăng gấp 3 lầntrong vòng 5 năm qua Hệ thống viễn thông Brasil hoạt động tốt, hệ thống vệ tinhnội địa với 64 trạm thu sóng trên mặt đất

Kết luận chương I

Brasil là nước có nền kinh tế hàng đầu ở Mỹ Latinh, quy mô kinh tế vừavượt Anh, xếp thứ 6 trên thế giới Cơ cấu kinh tế của Brasil chuyển dịch nhanhtrong những năm gần đây, thể hiện rõ đặc điểm của một nước công nghiệp hoá.Brasil là một nước giàu tài nguyên, số dân đông đúc, cơ sở hạ tầng đang trên đàphát triển mạnh mẽ, là một thị trường đầy tiềm năng

Hiện nay, Brasil ngày càng có vị thế trong khu vực và trên toàn thế giới.Chính phủ định hướng chính sách quan hệ đa phương, hữu nghị, ưu tiên hợp tác với

Trang 28

tế với các nước Bắc Mỹ và Cộng đồng Châu Âu, quan tâm phát triển quan hệ vớicác nước Bắc Mỹ và Cộng đồng Châu Âu, quan tâm phát triển quan hệ với các nướcChâu Á – Thái Bình Dương Hiện tại, Brasil Hiện nay Brasil tham gia tích cực các

tổ chức Liên Hợp Quốc, WTO, Hiệp hội Liên kết Mỹ La-tinh (ALADI), Tổ chứccác nước châu Mỹ (OEA), Nghị viện Mỹ La-tinh (PARLATINO), Hệ thống Kinh tế

Mỹ La-tinh (SELA), Nhóm 77, G 20 Nhờ những thành tựu về kinh tế- xã hội vàchính sách hội nhập tích cực, Brasil ngày càng đóng vai trò nổi trội trong các tổchức của Liên Hiệp Quốc, là một trong những trụ cột hàng đầu của khối các nướcđang phát triển

Ngoài ra, Brasil đã ký các hiệp định về ưu đãi thuế quan với Bolivia, Chile

và Peru; ký các hiệp định ưu đãi song phương với các nước LAIA khác Brasil còntham gia hiệp định hợp tác thuế quan với Argentina, Colombia, Costa Rica, Cuba,

El Salvador, Haiti, Honduras, Mexico, Nacaragua, Panama, Paraguay, theDominican Republic, Spain và Uruguay Brasil còn ký hiệp định song phương vớiPháp

Nhờ những thành tựu về kinh tế và xã hội, chính sách hội nhập tích cực,Brasil ngày càng đóng vai trò nổi bật trong các tổ chức của Liên Hiệp Quốc và làmột trong những trụ cột hàng đầu của khối Mercosur

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây Việt Nam, Việt Nam đang rất tíchcực mở rộng thị trường ra nước ngoài Với chính sách đối ngoại cởi mở, vị thế củaViệt Nam đang ngày càng được nâng cao trên thế giới Mặt khác, Việt Nam là cửangõ của khu vực Đông Nam Á, do đó, Brasil muốn thâm nhập sâu vào khu vựcĐông Nam Á, Brasil sẽ không thể bỏ qua Việt nam Như vậy việc Việt Nam vàBrasil tăng cường mở rộng quan hệ thương mại là điều tất yếu

Trang 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM –

BRASIL

2.1. Tiền đề mối quan hệ Việt Nam – Brasil và chính sách thương mại

giữa hai nước

2.1.1 Tiến trình ngoại giao giữa hai nước

Việt Nam và cộng hoà Liên bang Brasil lập quan hệ ngoại giao ngày8/5/1989, thông qua việc trong đổi công hàm tại Havana Ta lập Đại Sứ Quán tạiBra-xí-lia năm 2000 trên cơ sở nâng cấp Tổng Lãnh sự quán lập tại TP Xao Pau-lô(1998) Brasil là nước Nam Mỹ đầu tiên lập ĐSQ ở Hà Nội (1994) Ngài ItaloZappa, Đại sứ đầu tiên nhậm chức Đại sứ vào tháng 1/1995

Các quan hệ chính trị và hợp tác song phương phát triển tốt đẹp Đối với cácvấn đề đa phương, Brasil và Việt Nam có quan điểm giống nhau trong giải quyếtcác vấn đề chính trị và các vấn đề khác

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1989, hai nước đã có nhiềuchuyến thăm hữu nghị ở cấp cao Chuyến thăm Brasil của Tổng Bí thư Nông ĐứcMạnh năm 2007 và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Luiz Inacio Lula daSilva năm 2008 và nhiều lãnh đạo cấp cao đã thúc đẩy phát triển quan hệ hợp táctoàn diện về kinh tế, đầu tư và thương mại

Trong quan hệ thương mại hai nước, phía Bạn nhấn mạnh kể từ khi nguyênChủ Tịch nước Trần Đức Lương thăm Brasil vào năm 2004 đến năm nay Trongcuộc hội đàm giữa Chủ tịch Trần Đức Lương và Tổng thống Lula da Silva, hai vịnguyên thủ khẳng định quyết tâm và thống nhất một số biện pháp cụ thể nhằm tăngcường và mở rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác trong tất cả các lĩnh vực,nhất là về kinh tế - thương mại, khoa học-công nghệ và đầu tư Điều này đã đượcchúng minh bằng con số tổng kim ngạch hai chiều đã tăng 799,8 % (58,9 triệu

Trang 30

Việt Nam trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốckhóa 2008-2009 Hai nhà lãnh đạo sau đó đã chứng kiến lễ trao đổi hai văn kiệnquan trọng: trao đổi thư giữa hai bộ ngoại giao về thỏa thuận miễn thị thực đối vớingười mang hộ chiếu ngoại giao và trao đổi công hàm giữa Brasil và Việt Nam vềviệc dành cho nhau qui chế tối huệ quốc trong thương mại Qui chế này chính thức

có hiệu lực 30 ngày kể từ khi hai bên tiến hành trao đổi thư và hết hiệu lực khi ViệtNam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Nhân dịp này, haibên cũng đạt thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gianhập WTO

Mới đây nhất, TS Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đồng Chủtịch Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam – Brasil về Hợp tác Kinh tế, Thương mại,Văn hóa và Khoa học Kỹ thuật đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam đi tham dự Phiên họpđầu tiên của Uỷ Ban Hỗn hợp Liên Chính phủ Việt Nam- Brasil

Trong thời gian hoạt động tại thủ đô Brasilia, Đoàn đã có các buổi làm việcvới các Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương, Thứtrưởng Bộ Ngoại giao, với đại diện các Bộ, ngành hữu quan nước Bạn Trước khikết thúc Phiên họp, hai bên đã ký kết Biên bản Kỳ họp đánh đấu mốc phát triển mớitrong quan hệ hơp tác toàn diện giữa hai nước

Trong thời gian làm việc, hai bên đã trao đổi thông tin về thành tựu phát triểnkinh tế xã hội của mỗi nước cũng như các giải pháp mà Chính phủ mỗi nước đề racho các bộ, ngành và mỗi địa phương cả nước nhằm quyết tâm đạt được mục tiêukinh tế xã hội đã đề ra Các đại biểu hai nước vui mừng nhận thấy các chính sáchđồng bộ đã tích cực phát huy tác dụng khắc phục hậu quả tác động của cuộc suythoái kinh tế toàn cầu Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ chính trị giữa hai nướcphát triển mạnh mẽ trong những năm qua thông qua các cuộc thăm chính thức củacác Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các Bộ ngành đã tạo điềukiện cho quan hệ song phương phát triển toàn diện Để kỷ niệm mốc 20 năm ngàythiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, vào tháng 10/2009, một số hoạt động đãđược tổ chức như “ Tuần lễ văn hoá Việt Nam ở Brasil” và ” Tuần lễ văn hoá Brasil

ở Việt Nam ” Ngoài ra, tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brasil ở thành phố

Trang 31

Sao Paolo, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam và Liên đoàn Công nghiệpBrasil đã ký thỏa thuận hợp tác để triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu

tư hỗ trợ hai cộng đồng doanh nghiệp

Đến nay, với sự nỗ lực của các bộ ngành, hai bên đã ký kết và đang tổ chứctriển khai được một số Thoả thuận hợp tác lĩnh vực Etanol, Hợp tác về khoa họccông nghệ, Hợp tác về lao động, xã hội và chống nghèo đói, Hợp tác về Văn hoá,Thể thao Du lịch, Hợp tác về Y tế Một số Thoả thuận đang tiến hành xây dựng vàđàm phán gồm Hiệp định khung về Hợp tác Kỹ thuật (lĩnh vực thương mại và thuếquan); Thoả thuận Hợp tác trong lĩnh vực Nông nghiệp, Thoả thuận hợp tác về giáodục

Phiên họp Uỷ ban Hỗn hợp cũng đề cập tới một số biện pháp nhằm tăngcường quan hệ đầu tư và thương mại như hàng không, xây dựng, sản xuất hàng giadụng, công nghiệp thực phẩm, điện gia dụng, thiết bị điện điện tử và tin học, côngnghiệp giấy, thuỷ sản, hoá chất, thiết bị và sản phẩm y tế, dược liệu, dệt may vàviễn thông, năng lượng Phía Brasil đã đảm bảo sớm hoàn thiện các thủ tục đểcông nhận quy chế nền kinh tế thị trường của Việt Nam và giới thiệu tầm quantrọng của Vòng Đàm phán Sao Paulo về Hệ thống Chung Tối huệ quốc trong số cácnước đang phát triển (GSD) Ngoài ra, hai bên nhất trí lựa chọn một số lĩnh vựckhác để thiết lập quan hệ hợp tác gồm quốc phòng, năng lượng, môi trường, laođộng, du lịch Phiên họp lần thứ hai được thống nhất tổ chức vào năm 2011 tại ViệtNam

Các hoạt động của Đoàn trong khuôn khổ tham dự Phiên họp lần thứ nhất Ủyban liên Chính phủ Việt Nam – Brasil về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa vàkhoa học kỹ thuật đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị hợp tác và hiểu biết lẫnnhau Bạn giành cho ta tình cảm chân thành và sự ngưỡng mộ về những thành tựu

to lớn của nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh vì độc lập tự do và sự nghiệp pháttriển kinh tế bền vững ngày nay, đưa đất nước ta ngày càng có vị thế cao hơn trêntrường quốc tế, tham gia ngày càng hiệu quả vào tiến trình hội nhập và hợp tác quốc

tế

Trang 32

Bên cạnh đó, quan hệ văn hóa cũng có bước phát triển mới: Bộ trưởng Vănhóa – Thể thao – Du lịch Hoàng Tuấn Anh thăm Brasil (10/2009) thống nhất triểnkhai chương trình hợp tác văn hóa giai đoạn 2010-2012 và dự Tuần văn hóa ViệtNam tại Brasil; Hội nghị sỹ Brasil-Việt Nam (thành lập từ 20/4/1999) đã hoạtđộng trở lại do Hạ nghị sĩ Colbenr làm Chủ tịch

Hai nước đã thông qua nhiều thoả thuận, hiệp định và kinh tế, văn hoá:

tại Havana, Cuba vào ngày 8/5/1989

tại Brasilia giữa hai bộ trưởng Ngoại giao vào tháng 10/1995

định tối huệ quốc được ký ngày 16/11/2004

ngoại giao, được ký ngày 16/11/2004 (có hiệu lực từ ngày 12/02/2005).Với nỗ lực của hai quốc gia, quan hệ của Brasil và Việt Nam ngày càng đượctiến triển theo hướng tốt đẹp Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển giao lưu kinh tế vàvăn hoá giữa hai nước trong thời gian sắp tới

2.1.2 Chính sách thương mại.

Chính sách thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tếhai nước Để đưa hàng hoá vào một nước cần tìm hiểu kỹ về chính sách kinh tế,thương mại của nước đó Công cụ thực hiện chính sách thương mại của mỗi nướckhác nhau, thể hiện mức độ bảo hộ và tự do thương mại khác nhau của các nước

Về mặt lý thuyết, những công cụ này đang trở nên thông thoáng và rõ ràng hơn đểthúc đẩy thương mại toàn cầu Tuy nhiên, trên thực tế chúng lại trở nên tinh vi hơn,với những rào cản kỹ thuật phức tạp, là thách thức to lớn với nước đang phát triểnnhư Việt Nam khi muốn thâm nhập thị trường nước ngoài Như vậy việc tìm hiểuchính sách thương mại của hai nước là rất cần thiết

Trang 33

2.1.2.1 Chính sách thương mại Việt Nam

Trong 20 năm qua Việt Nam nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độnhanh và ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới Do đó chính sách phát triểnthương mại của Việt Nam cũng có nhiều sự thay đổi nhằm hội nhập ngày càng sâuhơn vào nền kinh tế thế giới tạo nền tảng để kinh tế Việt Nam phát triển bền vữngtrong tương lai Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam chính thức trở thànhthành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO chính sách thương mại của ViệtNam đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài

Phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và cam kết quốc tế.

Việt Nam cam kết sẽ miễn giảm thuế xuất, nhập khẩu trên cơ sở không phânbiệt đối xử và sẽ không gắn việc miễn giảm thuế với yêu cầu về xuất khẩu hay nộiđịa hóa

Việt Nam cam kết giảm mức thuế nhập khẩu bình quân từ 17,4% xuống còn13,4 % trong 5 đến 7 năm tới.Trong đó mức thuế nhập khẩu nông sản giảm từ23,4% xuống còn 20,9%, mức thuế nhập khẩu hàng công nghiệp giảm từ 16,8%xuống còn 12,6%

Bên cạnh đó Việt Nam cũng cam kết tham gia một số hiệp định tự do hóatheo ngành như công nghệ thông tin, dệt may, thiết bị y tế với thời gian giảm thuế là

từ 3 đến 5 năm

Tuy nhiên Việt Nam vẫn bảo lưu hạn ngạch thuế quan với đường, trứng, giacầm, thuốc lá và muối Đối với 4 mặt hàng này mức thuế hiện hành là ( trứng 40%,đường thô 25%, đường tinh 40%, lá thuốc lá 30%, muối 30%)

Các hàng rào phi thuế quan

Theo định hướng của chính sách thương mại của Việt Nam thì các hàng ràophi thuế quan sẽ dần được loại bỏ như quota hạn ngạch, giấy phép Tuy nhiên Việt

Trang 34

Nam vẫn duy trì danh mục một số mặt hàng cấm xuất nhập khẩu và một số mặthàng hạn chế xuất nhập khẩu.

Ví dụ: Việt Nam cấm nhập khẩu thiết bị và phần mềm mã hóa thuộc diện bímật nhà nước không liên quan tới các sản phẩm thương mại thông thường phục vụnhu cầu đại chúng

Các hàng rào kĩ thuật

Việt Nam sẽ tiếp tục áp dụng các hàng rào kĩ thuật phù hợp với quy định củaWTO nhằm bảo vệ cuộc sống của con người, động thực vật, sức khỏe cộng đồng vàmôi trường Trong đó Việt Nam nhấn mạnh vào các quy định về chất lượng, vệ sinh

an toàn thực phẩm, bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học Ngoài

ra Việt Nam còn tiếp tục áp dụng cac quy định nhằm bảo vệ an ninh quốc gia cũngnhư chống gian lận thương mại phù hợp với quy định WTO và các Công ước quốctế

Mặc dù vậy các hàng rào kĩ thuật của Việt Nam không ảnh hưởng hay bópméo thương mại và được áp dụng phù hợp với phù hợp với các quy định quốc tế vềmôi trường và Việt Nam tham gia Các quy định của Việt Nam không nhằm mụcđích hạn chế nhập khẩu trái với quy định của WTO

2.1.2.2 Chính sách thương mại của Brasil

Chính sách phát Ngoại thương là một kế hoạch tổng thể của Chính phủ LiênBang Brasil nhằm mục tiêu tăng nhanh hiệu quả quản lý, tăng năng suất lao động vànăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu

Mục tiêu của Ngoại thương nhằm tăng cường hội nhập, phát triển thương mại quốc

tế, khuyến khích phát triển những ngành nghề có nhiều tiềm năng và có nhiều lợithế cạnh tranh trong quan hệ thương mại quốc tế

Chính sách thuế:

Chính sách thuế của Brasil ngày càng thông thoáng, phù hợp với quá trìnhtoàn cầu hoá Biểu thuế quan Brasil áp dụng gồm 9.730 dòng thuế 8 con số, với thuếsuất từ 0% đến 55% (tháng 01/2004) Tất cả đều là thuế theo giá, thu trên giá CIF

Trang 35

nhập khẩu: Brasil áp dụng mức thuế thấp nhất là thuế MFN cho tất cả các đối tácthương mại của mình Brasil không đánh loại thuế nhập khẩu theo mùa (seasonal),thuế nhập khẩu tạm thời (temporary) và thuế nhập khẩu khả biến (variable importlevies).

Mức trung bình đơn giản thuế MFN vào tháng 01/2004 là 10,4% (tháng10/2003 là 11,4 % và năm 2000 là 13,7%) Thuế suất MFN trung bình đánh trênhàng nông sản là 10,2 % và 10,5 % cho hàng phi nông sản

Khoảng 55% số dòng thuế quan chịu thuế suất từ 10% - 20

%, khoảng 1/3 số dòng thuế ràng buộc (lines bear rates) thuế suất từ 1 – 10% và12,7% số dòng thuế là miễn thuế (duty free) Khoảng 1% dòng thuế cao hơn 20%chủ yếu là thuế đánh vào các sản phẩm bơ sữa, đồ uống và rượu, thuốc lá, dệt may

và máy móc phi điện tử (non-electrical machinery)

Việc nhập khẩu hàng hoá qua thư, bao gồm cả việc mua bán hàng qua mạngInternet phải tuân thủ theo chế độ đặc biệt (ngoại trừ đối với sản phẩm thuốc lá vàrượu cồn) Theo chế độ này, hàng nhập khẩu có trị giá trên 3000 USD phải chịuthuế nhập khẩu là 60% giá ghi trên hoá đơn đã bao gồm cả thuế, phí vận tải và bảohiểm Hàng hoá vận chuyển bằng đường thư quốc tế phải chịu mức thuế 18%ICMS Nhập khẩu hàng hoá có giá trị dưới 50USD, cũng như thuốc sách báo, tạpchí được miễn thuế Khi trị giá hàng không vượt quá 500USD thì phải nộp một mứcthuế cụ thể được tính đơn giản hoá; còn nếu trị giá hàng hoá vượt 500USD thì phảikhai tờ khai nhập khẩu

Brasil áp dụng biểu thuế quan chung của MERCOSUR( the MECOSURCommon External Tariff (CET)) từ ngày 01/06/1995 CET thể hiện danh mục hànghoá chung của MECOSUR (The Common MECOSUR Nomenclature (NCM)),danh mục này căn cứ vào hệ thống HS (the Harmonized System)

Ưu đãi thuế quan

Các nước và khu vực được hưởng ưu đãi thuế quan từ Brasil:

(với các nước không thuộc LAIA) và Mexico Biên độ ưu đãi từ 20% đến100% tuỳ từng nước

Trang 36

- Các nước thuộc cộng đồng Adean theo Hiệp định thương mại tự do giữaMERCOSUR và các nước Andean (bao trùm 3000 đầu thuế) Biên độ ưu đãi

từ 10% đến 100%

System of Trade Preferences) Biên độ ưu đãi từ 20% đến 50%, và hạn ngạch

ưu đãi thuế quan được áp dụng trong một số trường hợp

Hàng nhập khẩu theo chế độ nhập khẩu tạm thời: không nằm trong danh sách

miễn thuế

Hàng nhập khẩu vào khu thương mại tự do: được miễn tất cả các loại thuế và các

nghĩa vụ đối với hàng nhập khẩu

Hàng quá cảnh: được miễn thuế, được lưu kho tối đa 3 tháng đối với hàng là hàng

dễ thối, dễ hư hỏng, và một năm cho những loại hàng hoá khác Hàng quá cảnh phải

đi vào một cảng cụ thể của Brasil được chỉ định rõ là khu vực chuyển tải dành chocác nước láng giềng: Belém dành cho Peru và Bolivia; Corumbá dành cho Bolivia;Manaus dành cho Ecuador,…

Ràng buộc thuế:

Brasil đã ràng buộc toàn bộ số dòng thuế của mình theo vòng đàm phánUrugo Đối với sản phẩm nông nghiệp, mức thuế suất ràng buộc trong phạm vi từ0% đến 55% Mức ràng buộc với các sản phẩm phi nông nghiệp từ 0 đến 35% Mứcthuế suất ràng buộc trung bình là 30,2% (35,3% đối với hàng nông sản và 29,6%đối với hàng phi nông sản)

Như vậy, chính sách thương mại của hai nước đều hướng tới đẩy mạnh xuấtkhẩu, tăng cường giao thương Nó rất phù hợp với xu thế hiện nay, và là điều kiệnrất tốt để hai nước có thể tăng cường hợp tác

2.2 Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Brasil

2.2.1 Quan hệ thương mại hàng hoá

Trong những năm gần đây, quan hệ song phương giữa Việt Nam và Brasilkhông ngừng phát triển Quan hệ không chỉ phát triển về chiều rộng, quan hệthương mại hai nước còn phát triển cả chiều sâu

Ngày đăng: 14/04/2014, 19:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu của Brasil sang Việt Nam từ 2000 - 2011 - Khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại việt nam – brasil   thực trạng và giải pháp phát triển
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu của Brasil sang Việt Nam từ 2000 - 2011 (Trang 35)
Bảng 2.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Brasil 2010- 2011 - Khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại việt nam – brasil   thực trạng và giải pháp phát triển
Bảng 2.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Brasil 2010- 2011 (Trang 36)
Hình 2.4. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Brasil 2010-2011 - Khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại việt nam – brasil   thực trạng và giải pháp phát triển
Hình 2.4. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Brasil 2010-2011 (Trang 40)
Bảng 2.5. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Brasil từ 2001- 2005 - Khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại việt nam – brasil   thực trạng và giải pháp phát triển
Bảng 2.5. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Brasil từ 2001- 2005 (Trang 42)
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Brasil từ 2006- 2011 - Khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại việt nam – brasil   thực trạng và giải pháp phát triển
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Brasil từ 2006- 2011 (Trang 43)
Bảng 2.7. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài năm 2011 - Khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại việt nam – brasil   thực trạng và giải pháp phát triển
Bảng 2.7. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài năm 2011 (Trang 44)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w