Tiến trình ngoại giao giữa hai nước

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại việt nam – brasil thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 27 - 30)

Việt Nam và cộng hoà Liên bang Brasil lập quan hệ ngoại giao ngày 8/5/1989, thông qua việc trong đổi công hàm tại Havana. Ta lập Đại Sứ Quán tại Bra-xắ-lia năm 2000 trên cơ sở nâng cấp Tổng Lãnh sự quán lập tại TP Xao Pau-lô (1998). Brasil là nước Nam Mỹ đầu tiên lập ĐSQ ở Hà Nội (1994). Ngài Italo Zappa, Đại sứ đầu tiên nhậm chức Đại sứ vào tháng 1/1995.

Các quan hệ chắnh trị và hợp tác song phương phát triển tốt đẹp. Đối với các vấn đề đa phương, Brasil và Việt Nam có quan điểm giống nhau trong giải quyết các vấn đề chắnh trị và các vấn đề khác.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1989, hai nước đã có nhiều chuyến thăm hữu nghị ở cấp cao. Chuyến thăm Brasil của Tổng Bắ thư Nông Đức Mạnh năm 2007 và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva năm 2008 và nhiều lãnh đạo cấp cao đã thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, đầu tư và thương mại.

Trong quan hệ thương mại hai nước, phắa Bạn nhấn mạnh kể từ khi nguyên Chủ Tịch nước Trần Đức Lương thăm Brasil vào năm 2004 đến năm nay. Trong cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Trần Đức Lương và Tổng thống Lula da Silva, hai vị nguyên thủ khẳng định quyết tâm và thống nhất một số biện pháp cụ thể nhằm tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế - thương mại, khoa học-công nghệ và đầu tư. Điều này đã được

Việt Nam trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khóa 2008-2009. Hai nhà lãnh đạo sau đó đã chứng kiến lễ trao đổi hai văn kiện quan trọng: trao đổi thư giữa hai bộ ngoại giao về thỏa thuận miễn thị thực đối với người mang hộ chiếu ngoại giao và trao đổi công hàm giữa Brasil và Việt Nam về việc dành cho nhau qui chế tối huệ quốc trong thương mại. Qui chế này chắnh thức có hiệu lực 30 ngày kể từ khi hai bên tiến hành trao đổi thư và hết hiệu lực khi Việt Nam chắnh thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nhân dịp này, hai bên cũng đạt thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO.

Mới đây nhất, TS. Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đồng Chủ tịch Uỷ ban liên Chắnh phủ Việt Nam Ờ Brasil về Hợp tác Kinh tế, Thương mại, Văn hóa và Khoa học Kỹ thuật đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam đi tham dự Phiên họp đầu tiên của Uỷ Ban Hỗn hợp Liên Chắnh phủ Việt Nam- Brasil.

Trong thời gian hoạt động tại thủ đô Brasilia, Đoàn đã có các buổi làm việc với các Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, với đại diện các Bộ, ngành hữu quan nước Bạn. Trước khi kết thúc Phiên họp, hai bên đã ký kết Biên bản Kỳ họp đánh đấu mốc phát triển mới trong quan hệ hơp tác toàn diện giữa hai nước.

Trong thời gian làm việc, hai bên đã trao đổi thông tin về thành tựu phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước cũng như các giải pháp mà Chắnh phủ mỗi nước đề ra cho các bộ, ngành và mỗi địa phương cả nước nhằm quyết tâm đạt được mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Các đại biểu hai nước vui mừng nhận thấy các chắnh sách đồng bộ đã tắch cực phát huy tác dụng khắc phục hậu quả tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ chắnh trị giữa hai nước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua thông qua các cuộc thăm chắnh thức của các Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các Bộ ngành đã tạo điều kiện cho quan hệ song phương phát triển toàn diện. Để kỷ niệm mốc 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, vào tháng 10/2009, một số hoạt động đã được tổ chức như Ộ Tuần lễ văn hoá Việt Nam ở BrasilỢ và Ợ Tuần lễ văn hoá Brasil ở Việt Nam Ợ. Ngoài ra, tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brasil ở thành phố

Sao Paolo, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam và Liên đoàn Công nghiệp Brasil đã ký thỏa thuận hợp tác để triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư hỗ trợ hai cộng đồng doanh nghiệp.

Đến nay, với sự nỗ lực của các bộ ngành, hai bên đã ký kết và đang tổ chức triển khai được một số Thoả thuận hợp tác lĩnh vực Etanol, Hợp tác về khoa học công nghệ, Hợp tác về lao động, xã hội và chống nghèo đói, Hợp tác về Văn hoá, Thể thao Du lịch, Hợp tác về Y tế. Một số Thoả thuận đang tiến hành xây dựng và đàm phán gồm Hiệp định khung về Hợp tác Kỹ thuật (lĩnh vực thương mại và thuế quan); Thoả thuận Hợp tác trong lĩnh vực Nông nghiệp, Thoả thuận hợp tác về giáo dục.

Phiên họp Uỷ ban Hỗn hợp cũng đề cập tới một số biện pháp nhằm tăng cường quan hệ đầu tư và thương mại như hàng không, xây dựng, sản xuất hàng gia dụng, công nghiệp thực phẩm, điện gia dụng, thiết bị điện điện tử và tin học, công nghiệp giấy, thuỷ sản, hoá chất, thiết bị và sản phẩm y tế, dược liệu, dệt may và viễn thông, năng lượng... Phắa Brasil đã đảm bảo sớm hoàn thiện các thủ tục để công nhận quy chế nền kinh tế thị trường của Việt Nam và giới thiệu tầm quan trọng của Vòng Đàm phán Sao Paulo về Hệ thống Chung Tối huệ quốc trong số các nước đang phát triển (GSD). Ngoài ra, hai bên nhất trắ lựa chọn một số lĩnh vực khác để thiết lập quan hệ hợp tác gồm quốc phòng, năng lượng, môi trường, lao động, du lịch. Phiên họp lần thứ hai được thống nhất tổ chức vào năm 2011 tại Việt Nam.

Các hoạt động của Đoàn trong khuôn khổ tham dự Phiên họp lần thứ nhất Ủy ban liên Chắnh phủ Việt Nam Ờ Brasil về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật đã diễn ra trong bầu không khắ hữu nghị hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Bạn giành cho ta tình cảm chân thành và sự ngưỡng mộ về những thành tựu to lớn của nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh vì độc lập tự do và sự nghiệp phát triển kinh tế bền vững ngày nay, đưa đất nước ta ngày càng có vị thế cao hơn trên trường quốc tế, tham gia ngày càng hiệu quả vào tiến trình hội nhập và hợp tác quốc tế.

Bên cạnh đó, quan hệ văn hóa cũng có bước phát triển mới: Bộ trưởng Văn hóa Ờ Thể thao Ờ Du lịch Hoàng Tuấn Anh thăm Brasil (10/2009) thống nhất triển khai chương trình hợp tác văn hóa giai đoạn 2010-2012 và dự Tuần văn hóa Việt Nam tại Brasil; Hội nghị sỹ Brasil-Việt Nam (thành lập từ 20/4/1999) đã hoạt động trở lại do Hạ nghị sĩ Colbenr làm Chủ tịch.

Hai nước đã thông qua nhiều thoả thuận, hiệp định và kinh tế, văn hoá:

- Thoả thuận về trao đổi công hàm để thiết lập quan hệ ngoại giao được ký kết

tại Havana, Cuba vào ngày 8/5/1989.

- Biên bản Ghi nhớ về việc Tham khảo Các vấn đề cùng quan tâm được ký kết

tại Brasilia giữa hai bộ trưởng Ngoại giao vào tháng 10/1995.

- Hiệp định trao đổi công hàm ngoại giao về sự nhượng bộ lẫn nhau của hiệp

định tối huệ quốc được ký ngày 16/11/2004.

- Hiệp định trao đổi ngoại giao về việc miễn thị thực đói với những hộ chiếu

ngoại giao, được ký ngày 16/11/2004 (có hiệu lực từ ngày 12/02/2005).

Với nỗ lực của hai quốc gia, quan hệ của Brasil và Việt Nam ngày càng được tiến triển theo hướng tốt đẹp. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển giao lưu kinh tế và văn hoá giữa hai nước trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại việt nam – brasil thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w