Chắnh sách thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại việt nam – brasil thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 31 - 32)

Trong 20 năm qua Việt Nam nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ nhanh và ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó chắnh sách phát triển thương mại của Việt Nam cũng có nhiều sự thay đổi nhằm hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới tạo nền tảng để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam chắnh thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO chắnh sách thương mại của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài.

Phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và cam kết quốc tế.

Việt Nam cam kết sẽ miễn giảm thuế xuất, nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử và sẽ không gắn việc miễn giảm thuế với yêu cầu về xuất khẩu hay nội địa hóa.

Việt Nam cam kết giảm mức thuế nhập khẩu bình quân từ 17,4% xuống còn 13,4 % trong 5 đến 7 năm tới.Trong đó mức thuế nhập khẩu nông sản giảm từ 23,4% xuống còn 20,9%, mức thuế nhập khẩu hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn 12,6%.

Bên cạnh đó Việt Nam cũng cam kết tham gia một số hiệp định tự do hóa theo ngành như công nghệ thông tin, dệt may, thiết bị y tế với thời gian giảm thuế là từ 3 đến 5 năm.

Tuy nhiên Việt Nam vẫn bảo lưu hạn ngạch thuế quan với đường, trứng, gia cầm, thuốc lá và muối. Đối với 4 mặt hàng này mức thuế hiện hành là ( trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 40%, lá thuốc lá 30%, muối 30%).

Các hàng rào phi thuế quan

Theo định hướng của chắnh sách thương mại của Việt Nam thì các hàng rào phi thuế quan sẽ dần được loại bỏ như quota hạn ngạch, giấy phép. Tuy nhiên Việt

Nam vẫn duy trì danh mục một số mặt hàng cấm xuất nhập khẩu và một số mặt hàng hạn chế xuất nhập khẩu.

Vắ dụ: Việt Nam cấm nhập khẩu thiết bị và phần mềm mã hóa thuộc diện bắ mật nhà nước không liên quan tới các sản phẩm thương mại thông thường phục vụ nhu cầu đại chúng.

Các hàng rào kĩ thuật

Việt Nam sẽ tiếp tục áp dụng các hàng rào kĩ thuật phù hợp với quy định của WTO nhằm bảo vệ cuộc sống của con người, động thực vật, sức khỏe cộng đồng và môi trường. Trong đó Việt Nam nhấn mạnh vào các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Ngoài ra Việt Nam còn tiếp tục áp dụng cac quy định nhằm bảo vệ an ninh quốc gia cũng như chống gian lận thương mại phù hợp với quy định WTO và các Công ước quốc tế.

Mặc dù vậy các hàng rào kĩ thuật của Việt Nam không ảnh hưởng hay bóp méo thương mại và được áp dụng phù hợp với phù hợp với các quy định quốc tế về môi trường và Việt Nam tham gia. Các quy định của Việt Nam không nhằm mục đắch hạn chế nhập khẩu trái với quy định của WTO.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại việt nam – brasil thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w