Hỗ trợ về thuế:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại việt nam – brasil thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 61 - 70)

Thực hiện việc giảm hoặc hoàn thuế phù hợp với cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam trong một thời gian nhất định đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang Brasil để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn với thị trường còn xa lạ này. Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp thấp đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu khi khai thác thị trường Brasil và xuất khẩu hàng hoá sang Brasil, điều này sẽ khuyến khắch các doanh nghiệp tăng xuất khẩu.

3.2.1.3.2. Hỗ trợ các điều kiện kinh doanh:

Hỗ trợ các điều kiện về đất đai, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp lần đầu tham gia thị trường Brasil. Đối với những doanh nghiệp lần đầu tiên thâm nhập thị trường Brasil, nhà nước có thể hỗ trợ các khoản tiền thuê gian hàng hội chợ, triển lãm. Đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ cần sự quan tâm hỗ trợ lớn hơn từ nhà nước để có đủ khả năng tham gia thị trường rộng lớn này. Các chắnh sách hỗ trợ của nhà nước nên theo hướng: hỗ trợ đầu vào, đảm bảo hiệu quả lâu dài, ưu tiên các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước.

3.2.1.3.3.Hỗ trợ về thông tin:

sở dữ liệu về thị trường Brasil có hệ thống, cập nhật và phù hợp với từng mặt hàng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào thị trường này một cách thuận lợi

3.2.1.3.4. Hỗ trợ về đào tạo:

Đào tạo đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm làm việc đối với các đối tác Brasil, bồi dưỡng tiếng Bồ Đầu Nha, phát triển đội ngũ chuyên gia có hiểu biết sâu về thị trường Brasil.

Ngoài ra còn cần có thêm các chắnh sách và biện pháp hỗ trợ khác, đặc biệt là các hỗ trợ phi tài chắnh, tư vấn chiến lược kinh doanh, thâm nhập thị trường Brasil cho các doanh nghiệp.

3.2.1.4. Nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường Brasil:

Hoạt động xúc tiến thương mại có vai trò rất quan trọng trong xuất nhập khẩu. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy các quốc gia thành công trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đều là những quốc gia có tổ chức và hoạt động xúc tiến thương mại mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,ẦTrong những năm gần đây, một số chương trình xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Brasil cũng đã được tiến hành. Hội chợ triển lãm gần đây nhất được tổ chức tại Brasil vào tháng 01/2012. Các mặt hàng được giới thiệu tại hội chợ chủ yếu là hàng dệt may, nông sản, giày dép,Ầ Tuy có nhiều cố gắng nhưng kết quả từ những đợt khảo sát, thăm dò thị trường vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Có nhiều nguyên nhân giải thắch cho điều này nhưng đa phần là do phương pháp tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại chưa thật tốt.

Để nâng cao hiệu quả của vấn đề này, có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

 Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại, phát

huy tốt vai trò của Thương vụ và cơ quan đại diện ngoại giao. Đồng thời Chắnh phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương cần tăng cường nguồn nhân

lực và kinh phắ, tạo điều kiện cho các cơ quan đại diện ngoại giao và các thương vụ làm tốt vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, xuất khẩu sang Brasil.

 Ngoài việc tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, nhà nước cần có kế

hoạch xây dựng một hoặc một số trung tâm Ộsản phẩm Việt NamỢ với hoạt động chủ yếu như: cung cấp thông tin thị trường và thương nhân, tuyên truyền quảng bá giới thiệu sản phẩm, hàng hoá Việt Nam.

 Khuyến khắch và tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các doanh nghiệp

Việt Nam mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các thành phố lớn của Brasil để tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại.

 Nâng cao vai trò và năng lực xúc tiến thương mại của các hiệp hội:

Trong xu thế hiện nay, khi nhà nước không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vai trò của các hiệp hội rất quan trọng và cần thiết. HIệp hội là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau, các doanh nghiệp với nhà nước.

Thị trường Brasil là một thị trường khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nên nhà nước cần hỗ trợ và khuyến khắch các doanh nghiệp thành lập Hiệp hội đầu tư và xuất khẩu sang Brasil. Thông qua hiệp hội, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện tìm hiểu và liên kết để xâm nhập vào thị trường Brasil một cách dễ dàng hơn.

3.2.1.5. Điều chỉnh chắnh sách đầu tư

Qua một số chuyến thăm gần đây, Việt Nam và Brasil đang quan tâm đến nhau trong việc đầu tư. Brasil cho biết, họ sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ đầu tư của hai nước vẫn rất nhỏ bé. Như đã nêu ở trên, nguyên nhân chủ yếu do một số khó khăn khách quan như giới đầu tư hai nước còn thiếu thông tin chuyên sâu liên ngành để quyết định đầu tư, môi trường đầu tư chưa thông thoáng, khoảng cách địa lý giữa hai nước làm tăng chi phắ đi lại, vận chuyển hàng

hóa trang thiết bị, chưa có nhiều doanh nghiệp sử dụng trực tiếp ngôn ngữ tiếng Bồ Đào Nha (là tiếng phổ thông ở Brasil)

Về giải pháp tăng cường đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Brasil, nhà nước cần có cơ chế thoáng hơn, hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào Brasil. Nhà nước có thể tạo điều kiện tắn dụng cho các doanh nghiệp với một lãi suất ưu đãi giúp họ xây dựng cơ sở làm ăn của mình trên đất bạn và từ đó có thể mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, nhà nước có thể hỗ trợ về thông tin cho các doanh nghiệp. Như đã trình bày ở phần khó khăn của các doanh nghiệp khi muốn đầu tư vào Brasil, thông tin là vấn đề đặc biệt quan trọng. Hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ có thông tin sơ khai về thị trường Brasil, điều đó khiến họ không đủ can đảm đưa vốn của mình sang đất nước xa lạ như Brasil. Vì vậy, nhà nước cần có những kênh thông tin nhanh nhạy chắnh xác về thị trường Brasil, giúp ắch cho các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào thị trường đầy tiềm năng này

Để thu hút đầu tư từ Brasil, Việt Nam cần tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Brasil tham gia đầu tư vào Việt Nam. Nhà nước cần đơn giản thủ tục đăng ký và thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Brasil và của Brasil vào Việt Nam. Điều này giúp gạt bỏ tâm lý lo ngại về thủ tục hành chắnh, giảm thời gian, tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Việt Nam cần nâng cao chất lượng dịch vụ khu công nghiệp của Việt Nam, giúp cho các nhà đầu tư Brasil hứng thú hơn khi gia nhập thị trường. Đồng thời, nhà nước cần dành một số ưu đãi cho nhà đầu tư Brasil vào Việt Nam như ưu đãi về thuế.

3.2.1.6. Xây dựng chương trình dự báo nhu cầu hàng hoá, dịch vụ

Dự báo xu hướng về nhu cầu hàng hoá, dịch vụ rất quan trọng khi muốn xuất khẩu vào một quốc gia nào đó. Nó quyết định loại hàng hoá và số lượng sản phẩm ta sẽ xuất khẩu. Chắnh vì vậy, nhà nước cần xây dựng chương trình dự báo, phân tắch khả năng cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường Brasil cho những năm tới để nắm bắt được xu hướng hàng hoá, dịch vụ tại thị trường Brasil, nhằm đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam có định hướng xuất khẩu sang thị trường này.

3.2.2. Giải pháp vi mô

3.2.2.1. Nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra phương thức thâm nhập hợp lý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng xuất khẩu cũng như tiếp cận với những thành quả về công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại của thế giới. Nhưng thực tế hiện nay, tình trạng doanh nghiệp làm ăn chộp giật thiếu chiến lược đang đặt ra không ắt thách thức. Theo PGS. TS. Lê Xuân Bá, mặc dù số lượng doanh nghiệp Việt Nam tăng nhanh trong thời gian vừa qua nhưng khả năng mở rộng thị phần của doanh nghiệp Việt Nam là không lớn. Để mở rộng thị trường xuất khẩu, vấn đề nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu là rất quan trọng. Tuy vậy, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế. Đa số các doanh nghiệp dựa trên cơ sở thông tin thu thập được rồi tiến hạnh phân tắch và đưa ra dự báo, dẫn đến tình trạng đa số các doanh nghiệp còn kinh doanh thụ động.

Nghiên cứu, khảo sát thị trường là một bước hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp khi muốn thâm nhập vào bất cứ một thị trường nào, đặc biệt là một thị trường còn ắt được các doanh nghiệp Việt Nam biết đến như Brasil. Hiện nay, doanh nghiệp hai nước còn thiếu sự hiểu biết đầy đủ và có hệ thống về nhau. Mặc dù trong những năm gần đây hai bên đã có những hoạt động xúc tiến thương mại nhưng thông tin mang lại vẫn chưa thoả mãn được nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Để xây dựng chiến lược nghiên cứu thị trường Brasil một cách hiệu quả, các doanh nghiệp Việt nam cần lưu ý một số điều sau:

 Nghiên cứu kỹ những quy định pháp lý, những cam kết hiệp định mà Việt

Nam đã cam kết với Brasil, cũng như nghiên cứu các hiệp định, các thoả thuận mà Brasil đã ký kết với các quốc gia, các tổ chức kinh tế khác.

cạnh đó, cần tìm hiểu chắnh sách riêng phát triển các vùng của Brasil để khoanh vùng hiệu quả nhất.

 Tìm kiếm và phát triển những ngành hàng xuất khẩu là thế mạnh của Việt

Nam ở thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh tại thị trường này như Trung Quốc, Argentina.

 Nghiên cứu kỹ thông tin về phương thức vận chuyển, bảo hiểm nhằm tránh bị

động xuất khẩu Brasil

 Nghiên cứu kỹ tập quán, thị hiếu tiêu dùng về mẫu mã, chất lượng, giá cả, các

dịch vụ đi kèm. Đồng thời thu thập thông tin về hệ thống ngân hàng và các đối tác trực tiếp, trung gian. Nghiên cứu đánh giá các thông tin này giúp các doanh nghiệp lựa chọn phương thức buôn bán và thanh toán có độ rủi ro thấp nhất. Ngoài ra, thuê dịch vụ của một công ty tư vấn hợp pháp có kinh nghiệm trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp tự tin hơn trong việc tham gia thương mại tại Brasil, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến sở hữu trắ tuệ. Hơn nữa, một công ty tư vấn pháp lý có thể giúp các doanh nghiệp hiểu hệ thống thuế phức tạp của Brasil cũng như giảm thiểu những rắc rối liên quan đến thuế, bằng việc tận dụng những ưu tiên về thuế.

 Kiểm tra tắnh xác đáng về tình trạng của hợp đồng giao dịch thương mại, vì

luật của 2 nước khá nhau

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp phải chú ý khi đưa hàng đi xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp Việt cần liên tục nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường Brasil. Muốn đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường Brasil, chúng ta phải xuất khẩu những gì thị trường Brasil cần chứ không phải bán những thứ chúng ta có. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tăng cường để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và chú trọng đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, đa dạng hoá sản phẩm và hạ giá thành.

Trước khi tiến hành đầu tư sản xuất, các doanh nghiệp cần nghiên cứu về ưu thế cạnh tranh để tập trung xuất khẩu những hàng có lợi thế so sánh lớn nhất, tránh đầu tư tản mạn, hiệu quả thấp.

Một điều cần quan tâm khác của các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý vì đây là yếu tố quan trọng trong sản xuất mà Việt Nam lại khồng hề mạnh về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, đầu tư công nghệ tiến tiến vào sản xuất cũng rất cần các doanh nghiệp chú ý

3.2.2.3. Xây dựng hệ thống phân phối hoàn chỉnh góp phần tăng cường hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu:

Hiện nay, hầu như các doanh nghiệp Việt Nam chưa có hệ thống phân phối hàng hoá nào được tổ chức quy củ và hoàn chỉnh tại thị trường Brasil. Hàu hết các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu hàng hoá sang khu vực này còn việc phân phối vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp Brasil. Đối với các doanh nghiệp làm ăn trên đất Brasil vẫn chỉ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thiên về bán lẻ hơn là quy mô của nhà phân phối lớn.

Bên cạnh việc xây dựng được hệ thống phân phối thì các doanh nghiệp cũng cần tăng cường hoạt động Marketing và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm của mình. Xây dựng được thương hiệu thì các doanh nghiệp mới dễ dàng phát triển trên thị trường rộng lớn nhưng rất cạnh tranh như Brasil.

3.2.2.4. Phát triển nguồn nhân lực

Các doanh nghiệp phải chú trọng công tác đạo tạo để nang cao năng lực cán bộ và công nhân kỹ thuật vì họ là nhân tố quan trọng và không thể thiếu trong việc nâng cao sức mạnh của hàng hoá trên thị trường Brasil. Các doanh nghiệp phải luôn nâng cao trình độ cán bộ và công nhân kỹ thuật, phát huy tắnh sáng tạo, năng động, không ngừng học hỏi,ẦMỗi doanh nghiệp phải dành một khoản chi phắ cho hoạt động này và phải biết tận dụng các chương trình đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật của Chắnh phủ để cử cán bộ của mình tham gia. Các doanh nghiệp phải quan tâm

tâm đào tạo cả cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ thương mại và công nhân kỹ thuật. Không những đào tạo lại những cán bộ và công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo nhưng trình độ còn hạn chế mà phải đào tạo chuyên sâu cho cán bộ và công nhân kỹ thuật trẻ có năng lực để có một đội ngũ cán bộ giỏi và công nhân tay nghề cao.

Đối với cán bộ thương mại, các doanh nghiệp không chỉ chú trọng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn mà phải nâng cao cả trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Bồ Đầu Nha, vì ngoại ngữ kém sẽ khó thành công trong đàm phán và thường bị ở thế bất lợi trong giao dịch thương mại quốc tế.

Đồng thời, các doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra trình độ cán bộ và công nhân kỹ thuật của mình để có những phương hướng đào tạo thắch hợp. Ngoài việc tự bỏ kinh phắ đào tạo, các doanh nghiệp nên tắch cực xin hỗ trợ từ Chắnh phủ cũng như các tổ chức quốc tế và khu vực.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu, với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy PGS. TS. Vũ Chắ Lộc, cùng với sự nỗ lực bản thân, khoá luận đã được hoàn thành và nộp đúng thời gian quy định.

Qua quá trình nghiên cứu, có thể rút ra được rằng, quan hệ Việt Nam Ờ Brasil đang trên đà phát triển. Quan hệ giữa hai nước là tất yếu khách quan của quá trình toàn cầu hoá. Thêm vào nữa, mối quan hệ này phù hợp với tiền trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam. Bên cạnh đó, quan hệ hai nước đang rất thuận lợi khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.

Khoá luận đã giải quyết được những vấn đề sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân tắch một cách khái quát nền điều kiện tự nhiên, xã hội của Brasil, nêu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại việt nam – brasil thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 61 - 70)