1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn kế toán Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sx - XNK nông sản Hà Nội - HAGRIMEX.

47 243 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 4,29 MB

Nội dung

Với bất kỳ một loại hỉnh sản xuất kinh doanh nào thì lựclượng lao động trong đó con người luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, thínhlực lượng lao động là con người đã tạo ra của cải vật

Trang 1

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN HÀ NỘI

Giảng viên hương dẫn : HÀ THỊ HẰNG

Sinh viên thực hiện : ĐỖ PHƯƠNG THẢO

Trang 2

Hà Nội, tháng 10 năm 2013LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm vừa qua việc thay đổi toàn diện cơ chế quản lý kinh

tế, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi sâu sắc và toàn diện tạo ra nhữngchuyển biến tích cực, nhiều chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính đãđược đổi mới và ngày càng hoàn thiện góp phần tích cực vào việc phát triển

và ổn định nền kinh tế quốc dân Việc hạch toán kinh tế và sản xuất kinhdoanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản

lý tốt tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn, tiết kiệm chi phí trong quá trình sảnxuất kinh doanh Với bất kỳ một loại hỉnh sản xuất kinh doanh nào thì lựclượng lao động trong đó con người luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, thínhlực lượng lao động là con người đã tạo ra của cải vật chất phục vụ xã hội đểtái tạo sức lao động mà họ đã tham gia trong quá trình sản xuất kinh doanh thìtiền lương và các khoản bảo hiểm xã hội do Nhà nước quy định được trảtương ứng với sức lao động của người lao động là một trong những công việc

và nghiệp vụ quan trọng của kế toán doanh nghiệp

Tiền lương có vai trò tác dụng là đòn bẩy kinh tế, tác động trực tiếp đếnngười lao động, chi phí nhân công thường chiếm tỷ trọng tương đối lớn trongtổng số chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc thường xuyêntăng cường công tác quản lý lao động, công tác kế toán tiền lương và cáckhoản trích theo tiền lương chính xác, kịp thời sẽ vừa đảm bảo quyền lợi củangười lao động, vừa tạo điều kiện tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phítrong hoạt động sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm Hạch toánđúng, đủ và làm tốt công tác kế toán tiền lương là đòi hỏi có ý nghĩa vô cùngquan trọng đối với cả doanh nghiệp và người lao động, nó góp phần thực hiệnthành công nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo tái sứclao động và thực hiện chính sách chế độ của Nhà nước

Với những lý do trên khi tiếp cận thực tế tại Công ty sản xuất - xuấtnhập khẩu nông sản Hà Nội - HAGRIMEX để củng cố những kiến thức đã

Trang 3

học trong nhà trường và mong muốn tìm hiểu vai trò của công tác kế toán tiền

lương đối với người lao động nên em đã chọn đề tài thực tập: “Hoàn thiện

công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sx XNK nông sản Hà Nội - HAGRIMEX”.

-Nội dung chuyên đề thực tập được trình bày thành 3 phần như sau:

Phần I: Lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản

trích theo lương trong công ty sx - XNK nông sản Hà Nội - HAGRIMEX

Phần II: Thực trạng về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích

theo lương tại Công ty sản xuất xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội HAGRIMEX

-Phần III: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công kế toán tiền

lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất - xuất nhập khẩunông sản Hà Nội - HAGRIMEX

Xin trân thành cảm ơn các cô, chú lãnh đạo, phòng kế toán Công ty sảnxuất - xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội - HAGRIMEX đã quan tâm, tạo điềukiện để phân tích, tổng họp và nghiên cứu về cơ sở dữ liệu, tài liệu của Công

ty Cám ơn các thầy, cô trường Đại học Điện lực đặc biệt là Giáo viên Hà ThịHằng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để chuyên đề được hoàn thành

Trang 5

TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ

NỘI CÔNG TY SX – XNK NÔNG SẢN

HÀ NỘI Số: /BC-TH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 6 tháng 11 năm 2011

BÁO CÁO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN HÀ NỘI

GIAI ĐOẠN 2009 – 2013(Phần thuộc phòng tổ chức cán bộ chuẩn bị) ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP

A THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY

- Tên doanh nghiệp: Công ty SX – XNK Nông sản Hà Nội

- Quyết định thành lập số: 3305/QĐ-UB ngày 19/12/1992 của UBND Thànhphố Hà Nội “Về việc thành lập Công ty Rau quả Nông sản Hà Nội”

- Ngày 19/7/2002 đổi tên thành Công ty SX – XNK Nông sản Hà Nội theoQuyết định số 5186/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội

- Ngày 17/9/2004 sáp nhận Công ty Thương mại Khách sạn Đống đa vàoCông ty SX – XNK Nông sản Hà Nội theo Quyết định 6251/QĐ-UB củaUBND Thành phố Hà Nội

- Quyết định 2714/QĐ-UBND ngày 15/6/2010 của UBND Thành phố Hà Nộicho phép công ty sản xuất – XNK nông sản Hà Nội chuyển đổi Cty TNHHmột thành viên

- Quyết định 2714/QĐ-UBND ngày 13/7/2010 của UBND Thành phố Hà Nộichuyển doanh nghiệp nhà nước Cty sản xuất – XNK nông sản Hà Nội thành:Cty TNHH một thành viên Dịch vụ - XNK nông sản Hà Nội

- Địa chỉ văn phòng Công ty: Tầng 3 nhà 2010 Nguyễn Trãi, Quận Thanh

Trang 6

Xuân, Hà Nội

- Giấy phép Đăng ký kinh doanh số 108594 do Trọng tài Kinh tế Thành phố

Hà Nội cấp lần đầu ngày 07/6/2003

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0106000627 (đăng ký tại lần thứ 1 dođổi tên và bổ sung them các chức năng kinh doanh) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Kinh doanh hàng nông sản, rau quả tưởi

- Chế biến, kinh doanh hàng thực phẩm công nghệ

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng; dịch vụ ăn uống, tiệc cưới, hội nghị

- Kinh doanh rượu, bia, thuốc lá

- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản, lâm thổ sản, phân bón,thuốc trừ sâu, vật tư nông nghiệp

- Xuất nhập khẩu tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dung; kinh doanh thiết bị máymóc phục vụ sản xuất, xây dựng và chuyển giao công nghệ

- Kinh doanh vật tư, thiết bị, dụng cụ, hóa chất phục vụ thí nghiệm và y tế

- Xuất nhập xẩu mặt hàng nguyên phục liệu thuốc là

- Xuất khấu Thuốc lá điếu

- Kinh doanh xuất nhập khẩu quần áo may sẵn, sản phẩm may mặc, hàng thủcông mỹ nghệ

- Kinh doanh mặt hàng điện thoại di động

Trang 7

- Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, thiết bị viễnthông, hóa chất, nhập khẩu ô tô, xe máy

- Kinh doanh giấy và các sản phẩm từ giấy

- Đầu tư xây dựng nhà dân dụng và kinh doanh bất động sản

- Các chính sách BHXH, BHYT, BHTN… Được thực hiện theo luật BHXHtheo mức lương tổi thiểu chung từng thời kỳ của chính phủ

- Giải quyết chính xác, kịp thời, đảm bảo đúng quy định các chế độ đượchưởng đối với người lao động như ôm đau, thai sản, hưu trí v v /

* Lao động thu nhập bình quân qua các năm:

2010: Thu nhập bình quân: 3,36 triệu/người/tháng

2011: Thu nhập bình quân: 4,8 triệu/người/tháng

2012: Thu nhập bình quân: 5,7 triệu/người/tháng

Trang 8

1 Khái niệm lao động

Lao động là sự hao phí có mục đích, thể lực, trí lực của con ngườinhàm tác động vào các vật tự nhiên để tạo thành vật phẩm đáp ứng nhu cầucủa con người hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh

2 Phân loại lao động

Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau, để thuận lợicho việc quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại lao động Phân loại laođộng là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưngnhất định

Lao động được chia theo các tiêu thức sau:

2.1 Phân loại lao động theo thời gian

- Lao động thường xuyên trong danh sách: Là lực lượng lao động đo

doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm công nhân viên sản xuấtkinh doanh cơ bản và công nhân viên thuộc các hoạt động khác gồm cả sốhợp đồng dài hạn và ngắn hạn

- Lao động tạm thời mang tính chất thời vụ: Là lực lượng lao động làm

việc tại các doanh nghiệp do các ngành khác chi trả lương như cán bộ chuyêntrách đoàn thể, học sinh, sinh viên thực tập

2.2 Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất

Trang 9

- Lao động trực tiếp sản xuất: Là những người trực tiếp tiến hành các

hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các côngviệc nhiệm vụ nhất định Trong lao động trực tiếp được phân loại như sau:

+ Lao động có tay nghề cao: Bao gồm những người đã qua đào tạochuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế có khả năngđảm nhận các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao

+ Lao động có tay nghề trung bình: Bao gồm những người đã qua đào

tạo chuyên môn nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhiều hoặc chưa đượcđào tạo qua lớp chuyên môn nhưng thời gian làm việc thực tế tương đối dài,được trưởng thành do học hỏi từ kinh nghiệm thực tế

+ Lao động phổ thông: Lao động không phải qua đào tạo vẫn làm được

- Lao động gián tiếp sản xuất: Là bộ phận lao động tham gia một cách

gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ Chuyên viên chính: Là những người có trình độ từ đại học trở lên, cótrình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tínhtổng hợp, phức tạp

+ Chuyên viên: Là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên đạihọc, có thời gian công tác dài, trình độ chuyên môn cao

+ Cán sự: Là những người lao động mới tốt nghiệp đại học, có thờigian công tác chưa nhiều

+ Nhân viên: Là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyênmôn thấp có thể đã qua đào tạo các trường lớp chuyên mồn, nghiệp vụ hoặcchưa qua đào tạo

Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất to lớn trong việcnắm bắt thông tin về số lượng và thành phẩm lao động, về trình độ nghềnghiệp của người lao động trong doanh nghiệp, về sự bố trí lao động trongdoanh nghiệp từ đó thực hiện quy hoạch lao động trong toàn doanh nghiệp vàtừng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí sản

Trang 10

xuất kinh doanh, lập kế hoạch quỹ tiền lương và thuận lợi cho công tác kiểmtra tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán này.

2.3 Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh

- Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: Bao gồm những lao

động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sảnphẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất,nhân viên phân xưởng

- Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Là những lao động tham gia

hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như nhân viên bán hàng, tiếpthị, nghiên cứu thị trường

- Lao động thực hiện chức năng quản lý: Là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính như các nhân viên quản

lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính

Cách phân loại này cỏ tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao độngđược kịp thời, chính xác phân định được chi phí và chi phí thời kỳ

3 Ý nghĩa quản lý lao động

Đối với các doanh nghiệp tiền lương phải trả cho người lao động vàmột bộ phận chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệpsáng tạo ra Vì vậy các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả

để tiết kiệm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm

Quản lý lao động là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời là nhân tố giúp doanh nghiệphoàn thành mức kế hoạch sản xuất của mình Tổ chức sử dụng lao động hợp

lý, hạch toán tốt lao động trên cơ sở tính thù lao lao động đúng, thanh toán kịpthời tiền lương và các khoản liên quan từ đó kích thích người lao động quantâm đến thời gian két quả lao động để góp phần tiết kiệm chi phí lao động, hạ

Trang 11

giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chấttinh thần cho người lao động.

II BẢN CHẤT, VAI TRÒ VÀ CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG

1 Bản chất và chức năng của tiền lương

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêuhao các yếu tố cơ bản như lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người

sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao độngthành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình Để bảođảm tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất trước hết cần phải đảm bảo táisản xuất lao động nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồihoàn dưới dạng thù lao lao động mà ta vẫn gọi là tiền lương

Đối với chủ nghĩa tư bản tiền lương là số tiền mà người công nhânnhận được sau một thời gian làm việc và hoàn thành một khối lượng sảnphẩm nào đó đây là hiện tượng bên ngoài, họ tưởng rằng tiền lương là giá cảlao động Song sự thật thì tiền lương không phải là gía trị hay giá cả của laođộng vì lao động không phải là hàng hoá và không phải là đối tượng mua bán

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung xã hội chủ nghĩa đã tồn tại

khá lâu quan điểm cho rằng: “Tiền lương là một phần thu nhập quốc

dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được nhà nước phân phối có kế hoạch cho công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến Tiền lương phản ánh việc trả công cho công nhân viên chức dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tái sản xuất sức lao động”.

Quan niệm trên về tiền lương hoàn toàn thống nhất với quan hệ sảnxuất và cơ chế phân phối của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung xã hội chủnghĩa song nó vẫn còn bộc lộ một số hạn chế

Chuyển sang nền kinh tế thị trường do có sự thay đổi lớn trong nhận

Trang 12

thức nên quan niệm về tiền lương cũng được đổi mới về cơ bản và tiền lương

có những ưu điểm rõ rệt

2 Vai trò và ý nghĩa của tiền ỉưovg

2.1 Vai trò của tiền lương

- Đối với người lao động: Tạo ra thu nhập cá nhân cho người lao động

để tái sản xuất sức lao động, nuôi dưỡng gia đình người lao động vì vậy tiềnlương ừở thành động lực cho người lao động tăng năng suất lao động, tănghiệu suất là động lực phát huy tính sáng tạo của người lao động Do đó tiềnlương là công cụ hết sức nhạy bén, hữu hiệu có tác dụng ngay ứong quá trìnhquản lý của các nhà quản trị

- Đối với doanh nghiệp: Tiền lương là một bộ phận chi phí của doanh

nghiệp, chính là bộ phận hao phí lao động sống Tiền lương góp phần tạo nêngiá trị thặng dư, đây là nguồn gốc lợi nhuận cho doanh nghiệp Ngoài ra, tiềnlương còn có vai trò là đòn bẩy kinh tế, khi tiền lương trả cho người lao độngphù họp với sự cống hiến của họ bỏ ra sẽ khuyến khích họ quan tâm đến côngviệc, gắn lợi ích của mình với lợi ích của doanh nghiệp và ngược lại Do đó, tiềnlương tạo nên sự dịch chuyển lao động và nó chỉ dừng lại khi có sự cân bằnggiữa các mức lương

- Đối với Nhà nước và nền kinh tế quốc dân: Tiền lương được coi là

một phương tiện tạo ra sự phân bố lại lao động giữa các ngành, giữa các địaphương vì khi tiền lương cao sẽ thu hút lao động ở ngành khác sang, tạo ra sựdịch chuyển dòng lao động trong nền kinh tế quốc dân Từ đó nguồn lực đượckhai thác sử dụng tạo nên hiệu quả của nền kinh tế quốc dân

2.2 Ý nghĩa của tiền lương

Tiền lương được xem là khoản tiền công trả cho người lao động tươngứng với số lượng, chất lượng, kết quả lao động Hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp càng hiệu quả thì tiền lương của người lao động sẽ gia tăng

Trang 13

Tuy nhiên mức tăng tiền lương về nguyên tắc không được vượt quá mức tăngnăng suất lao động Ngoài lương người lao động tại doanh nghiệp còn nhậnđược tiền thưởng do có sáng kiến trong quá trình làm việc như thưởng tiếtkiệm nguyên vật liệu, thưởng tăng năng suất lao động và các khoản thưởngkhác Vận dụng chính xác tiền lương tiền thưởng thích họp sẽ tạo điều kiệntăng năng suất lao động tại doanh nghiệp.

Ngoài tiền lương người lao động tại doanh nghiệp còn nhận đượckhoản trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương trong trường hợp nghỉ việc do

ốm đau, thai sản Tiền lương, tiền thưởng và các khoản nợ cấp bảo hiểm xã

hội (nếu có) là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động.

Do lao động có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh nênhạch toán tiền lương có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý tại doanh nghiệp.Hạch toán tốt tiền lương giúp cho công tác quản lý nhân sự tại doanh nghiệp đivào nề nếp, có kỷ luật đồng thời tạo cơ sở để trả lương, thưởng đúng đắn và đày

đủ các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội trong trường hợp nghỉ việc do ốm đau,thai sản

Tổ chức tốt hạch toán lao động, tiền lương còn giúp cho việc quản lýquỹ lương được chặt chẽ, đảm bảo việc trả lương, thưởng đúng với chính sáchNhà nước và của doanh nghiệp, đồng thời làm căn cứ để tính toán phân bổ chiphí nhân công vào chi phí kinh doanh được hợp lý

3 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Các doanh nghiệp hiện nay thực hiện tuyển dụng lao động theo chế độhợp đồng lao động Người lao động phải tuân thủ những điều cam kết tronghợp đồng lao động còn doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi cho người laođộng trong đó có tiền lương và các khoản khác theo quy định trong hợp đồng

Hiện nay thang bậc lương cơ bản được nhà nước quy định, nhà nướckhống chế mức lương tối thiểu, không khống chế được mức lương tối đa màđiều tiết bằng thuế thu nhập của người lao động Hiện nay, mức lương tốithiểu do Nhà nước quy định là 1.595.000đ/ tháng

Trang 14

Việc tính trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp được thựchiện theo các hình thức trả lương sau:

3.1 Hình thức trả lương theo thời gian lao động

Tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương theo thời gian làmviệc, cấp bậc kỹ thuật hoặc chức danh và thang bậc lương theo quy định Tuỳtheo yêu cầu trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp tính trảlương theo thời gian có thể thực hiện theo 2 cách sau:

- Hình thức tiền lương thời gian giản đơn: Là tiền lương được tính

theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian

Tiền lương thời gian giản đơn bao gồm:

+ Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cố định theo hợp đồng lao động

trong một tháng hoặc có thể tiền lương quy định sẵn đối với từng bậc lươngtrong các thang lương chế độ tiền lương quy định của Nhà nước Tiền lươngtháng gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương.Tiền lương tháng chủ yếu được áp dụng cho công nhân viên làm công tácquản lý hành chính, nhân viên quản lý kinh tể, nhân viên thuộc các ngànhhoạt động không có tính chất sản xuất

+ Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho người lao động theo mức

lương một tuần làm việc Tiền lương tuần áp dụng cho lao động bán thời gian

Trang 15

và lao động hợp đồng thời vụ.

Tiền lương tuần phải trả = Tiền lương tháng * 12 tháng

52 tuần

+ Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho người lao động theo mức

lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng Tiền lương ngày còn là

cơ sở để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội để cho người lao động được hưởng phéptheo chế độ quy định

Tiền lương ngày =

Tiền lương tháng

Số ngày làm việc theo chế độ quy định trong

tháng (22 ngày)

+ Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương

giờ và số giờ làm việc thực tế Mức lương giờ được xác định trên cơ sở mứclương ngày chí cho số giờ làm việc theo chế độ trong ngày Hiện nay số giờlàm việc theo chế độ nước ta là 8giờ/ tuần

Tiền lương giờ =

Tiền lương ngày

Số giờ làm việc trong ngày theo

chế độ (8 giờ)

+ Tiền lương công nhật: Là tiền lương tính theo ngày làm việc và mức

tiền lương ngày trả cho người lao động tại thời điểm chưa xếp vào thang bậclương Mức lương công nhật do người sử dụng lao động và người lao độngthoả thuận với nhau Hình thức tiền lương công nhật áp dụng đối với lao độngtạm thời tuyển dụng

- Hình thức tiền lương thời gian có thưởng: Là kết hợp giữa hình thức

tiền lương giản đơn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất

Tiền lương thời

gian có thưởng =

Tiền lương thời gian

Tiền thưởng có tính chất lương

* Ưu điểm: Đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán đơn giản

có thể lập bảng tính sẵn

* Nhược điểm: Hình thức tiền lương thời gian chưa đảm bảo nguyên

Trang 16

tắn phân phối theo lao động Chưa gắn liền lương với chất lượng lao động vìvậy doanh nghiệp cần kết hợp với các biện pháp khuyến khích vật chất, kiểmtra chấp hành kỷ luật lao động nhằm làm cho người lao động tự giác làm việcvới kỷ luật lao động và năng suất, hiệu suất lao động cao.

* Chú ý: Những ngày nghỉ theo quy định của nhà nước người lao động

vẫn được hưởng nguyên lương

3.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm

Hình thức tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho ngườilao động hay nhóm người lao động, tùy thuộc vào số lượng và chất lượng củasản phẩm hay dịch vụ hoàn thành Để trả lương theo sản phẩm cần phải cóđịnh mức lao động, đơn giản giá tiền lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm,công việc Tổ chức tốt công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm, đồng thời phảiđảm bảo các điều kiện để công nhân tiến hành làm việc hưởng lương theohình thức lương sản phẩm như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu

- Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp: Theo hình thức này tiền lương

trả cho người lao động tuỳ thuộc vào sổ lượng sản phẩm hoàn thành và đơngiá lương sản phẩm tiền lương phải trả được xác định theo công thức sau:

Tổng tiền phải trả = số lượng sản phẩm hoàn thành * Đơn giá tiền lương

SP

Hình thức này áp dụng cho lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.Trong đó đơn giá lương sản phẩm không thay đổi theo tỷ lệ hoàn thành địnhmức lao động nên còn gọi là hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp khônghạn chế

- Tiền lương theo sản phẩm luỹ kế: Theo hình thức này tiền lương trả

cho người lao động có phân biệt đom giá lương với khối lượng sản phẩmhoàn thành Nguyên tắc là đơn giá lương sẽ tăng lên khi số lượng sản phẩmvượt định mức Hình thức này áp dụng cho những công đoạn quan trọng sản

Trang 17

xuất khẩn trương, đảm bảo tính đồng bộ của sản xuất hay đáp ứng tiến độtheo đơn đặt hàng Tuy nhiên khi áp dụng cần chú ý trường hợp người laođộng vì quan tâm đến số lượng sản phẩm hoàn thành mà coi nhẹ chất lượngsản phẩm, ảnh hưởng uy tín chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trên thịtrường.

- Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này ừả lương cho lao

động gián tiếp ở bộ phận sản xuất như bộ phận tiếp liệu, vận chuyển thànhphẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị Tiền lương của bộ phận này thườngtheo tỷ lệ của tiền lương lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm Lý do là chấtlượng và năng suất của bộ phận sản xuất trực tiếp còn phụ thuộc vào chấtlượng phục vụ của bộ phận gián tiếp này

- Tiền lương theo sản phẩm có thưởng: Theo hình thức này ngoài tiền

lương sản phẩm trực tiếp người lao động còn nhận khoản tiền thưởng do tiếtkiệm nhiên liệu, tăng năng suất lao động, thưởng sáng kiến

- Tiền lương khoán khối lượng công việc: Theo hình thức này tiền

lương được trả cho khối lượng công việc hoàn thành Hình thức này áp dụngcho công việc có tính đơn giản như bốc dỡ vật tư, sửa chữa hay những côngviệc không thể tách ra cụ thể được

- Tiền lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: Là tiền lương

được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối

cùng Hình thức tiền lương này áp dụng cho từng bộ phận sản xuất

- Tiền lương trả theo sản phẩm tập thể: Được áp dụng đối với các

doanh nghiệp mà kết quả là sản phẩm của cả tập thể công nhân

4 Xây dựng quỹ tiền lương của doanh nghiệp

4.1 Khái niệm quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cảlao động thuộc doanh nghiệp quản lý

Quỹ tiền lương bao gồm:

Trang 18

- Tiền lương trả theo thời gian, tiền lương trả theo sản phẩm, lươngkhoán.

- Tiền lương trả cho thời gian công nhân ngừng việc đi học tập tự vệ,hội nghị, nghỉ phép năm

- Các loại phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp độc hại

- Các loại tiền thưởng có tính chất thường xuyên

4.2 Nội dung quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanhnghiệp dùng để trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và

sử dụng Quỹ tiền lương về nguyên tắc bao gồm bộ phận:

- Quỹ tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làmviệc

- Quỹ tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không tham giavào sản xuất theo chể độ của công nhân viên như nghỉ phép năm, nghỉ lễ

- Quỹ tiền lương bổ sung bao gồm các khoản phụ cấp cho người laođộng trong điều kiện lao động đặc biệt hoặc do đặc tính nghề nghiệp

4.3 Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán

Do tiền lương có nhiều loại với tính chất khác nhau, chi trả cho các đốitượng khác nhau nên cần phân loại tiền lương

* Trên thực tế có nhiều cách phân loại quỹ tiền lương:

Căn cứ theo cách trả lương thì tiền lương thì tiền lương được chia rathành tiền lương thời gian và tiền lương theo sản phẩm

Căn cứ theo đối tượng trả lương thì tiền lương được chia thành tiềnlương trực tiếp và tiền lương gián tiếp

Căn cứ theo chức năng của tiên lương thì tiên lương được chia ra thànhtiền lương sản xuất, tiền lương bán hàng và tiền lương quản lý

Trang 19

Mỗi cách phân loại đều có những tác dụng nhất định trong quản lý Đểthuận lợi cho công tác hạch toán, tiền lương được chia ra thành tiền lươngchính và tiền lương phụ.

* Quỹ tiền lương chỉnh: Là khoản tiền lương trả cho người lao động

trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính gồm tiền lương cấp bậc và các

khoản phụ cấp (phụ cấp đêm, làm thêm giờ )

* Quỹ tiền lương phụ: Là khoản tiền lương trả cho người lao động

trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ nhưthời gian lao động, nghỉ phép, nghỉ lễ, hội họp, học tập, tạp dân quân tự về,tập phòng cháy chữa cháy và nghỉ ngừng sản xuất vì nguyên nhân khách quan được hưởng lương theo chế độ

Xét về mặt hạch toán kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuấtthường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiềnlương phụ của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vàochi phí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ

Xét về mặt phân tích hoạt động kinh tế, tiền lương chính thường liênquan trực tiếp đến sản lượng và năng suất lao động còn tiền lương phụ khôngliên quan trực tiếp đến sản lượng sản xuất và năng suất lao động và thường lànhững khoản chi theo chế độ quy định

III KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

1 Kế toán lao động của doanh nghiệp

Kế toán lao động là tổ chức hạch toán ban đầu những biến động về sốlượng lao động, về tình hình lao động và kế quả lao động Cụ thể bao gồm kếtoán số lượng lao động, kế toán thời gian lao động, kế toán kết quả lao động

1.1 Kế toán số lượng lao động

Kế toán số lượng lao động là việc phản ánh, theo dõi số hiện có và tìnhhình biến động lực lượng lao động tại các bộ phận của doanh nghiệp Côngtác kế toán lao động tại doanh nghiệp thường là nhiệm vụ của phòng nhân sự

Trang 20

hay phòng lao động tiền lương.

Để theo dõi đội ngũ lao động tại doanh nghiệp người ta thường sử dụng

“Sổ sách lao động” lao động trong doanh nghiệp được theo dõi theo từng nơilàm việc, theo chuyên môn ngành nghề, theo trình độ, theo tuổi tác, theo giớitính Kế toán chi tiết số lượng, chất lượng lao động có tác dụng trong côngtác quản lý lao động như tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân viên hợp lý, có chế

độ đãi ngộ cho các tài năng của doanh nghiệp

Kế toán số lượng lao động còn là cơ sở để tính lương và thanh toán cáckhoản trợ cấp cho người lao động theo đúng chế độ

1.2 Kế toán thời gian lao động

Kế toán thời gian lao động là việc ghi chép số ngày công, giờ công làmviệc thực tế hoặc nghỉ việc của từng lao động tại các bộ phận trong toàndoanh nghiệp Kế toán sử dụng thời gian lao động là cơ sở để đưa lao độngcủa doanh nghiệp đi vào nề nếp, là cơ sở để trả lương thưởng và các khoản trợcấp theo đúng qui định

Để quản lý thời gian lao động các doanh nghiệp có thể áp dụng nhiềubiện pháp khác nhau tuỳ thuộc vào các đặc điểm của tổ chức quản lý lao độngcủa doanh nghiệp chủ yếu phương pháp chấm công là phương pháp phổ biến

để hạch toán sử dụng thời gian lao động

Theo phương pháp chấm công, chứng từ kế toán sử dụng lao động làBảng chấm công (Mẫu 01 - LĐTL) Bảng chấm công được mở ra để theo dõingày công làm việc thực tế, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ bảo hiểm xã hội của từng lao động tại từng phòng ban, nơi sản xuất Hàng ngày tổ trưởngphải căn cứ vào tình hình thực tế lao động tại bộ phận mình để chấm công chotừng người trong ngày Bảng chấm công thường để tại một địa điểm côngkhai cho người lao động giám sát thời gian lao động của mình Cuối tháng,người chấm công và phụ trách nộ phận ký vào bảng chấm công và chuyểnbảng chấm công cùng các chứng từ liên quan về phòng kế toán hay bộ phận

Trang 21

tiền lương để tổng hợp thời gian lao động của doanh nghiệp, tính lương và trợcấp bảo hiểm xã hội Ngoài Bảng chấm công người phụ trách lao động tạitừng bộ phận còn có các nhiệm vụ thu thập các chứng từ khác liên quan đếnviệc sử dụng thời gian lao động của mình như biên bản ngừng việc, phiếunghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (Mau 03 - LĐTL), phiếu làm thêm giờ Tất cảcác chứng từ kế toán thời gian lao động cuối tháng chuyển cho bộ phận laođộng tiền lương để tổng họp thời gian lao động, tính lương và các khoản trợcấp khác.

1.3 Kế toán kết quả lao động

Kế toán kết quả lao động là việc phản ánh số lượng và chất lượng sảnphẩm, dịch vụ hoặc khối lượng công việc hoàn thành của các cá nhân hoặctừng nhóm người lao động tại doanh nghiệp Kế toán lao động là cơ sở để trảlương, thưởng phù hợp với kết quả lao động đạt được, tính toán năng suất laođộng kiểm tra tình hình thực hiện định mức của từng người, từng bộ phận vàtoàn doanh nghiệp

Do các doanh nghiệp khác nhau về nhiều lĩnh vực hoạt động, đặc điểmsản xuất kinh doanh nên chứng từ kế toán kết quả lao động rất đa dạng, phongphú Trong các doanh nghiệp sản xuất chứng từ kế toán kết quả lao động làphiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán Cuối tháng các chứng từ này chuyển cho bộ phận lao động tiền lương để tổnghợp kết quả lao động và thanh toán lương cho người lao động

2 Kế toán tiền lương trong doanh nghiệp

2.1 Chứng từ kế toán

Theo quyết định 48/2006/QĐ - BTC, ngày 14 tháng 09 năm 2006 của

Bộ tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các chứng từ được

sử dụng trong kế toán tiền lương là:

- Bảng chấm công (MS 01 - LĐTL) là chứng từ theo phản ánh thời gianlàm việc thực tế trong tháng của từng công nhân viên Bảng này được lập hàng

Trang 22

tháng theo từng bộ phận Công tác chấm công do trưởng bộ phận chịu tráchnhiệm ghi hàng ngày và treo tại nơi làm việc.

- Bảng thanh toán tiền lương (MS 02 - LĐTL)

- Bảng thanh toán tiền thưởng (MS 03 - LĐTL)

- Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội

- Phiếu xác nhận sản phẩm, khối lượng công việc hoàn thành

- Bảng danh sách lao động phản ánh số lượng lao động, tình hìnhtăng giảm lao động của doanh nghiệp nói chung và từng bộ phận nói riêng.Cuối tháng hoặc quý kế toán phải xác định số lượng lao động trong doanhnghiệp và từng bộ phận và đối chiếu tình hình sử dụng lao động theo sốliệu của bảng chấm công

- Phiếu báo làm thêm giờ được dùng để hạch toán thời gian làm việccủa cán bộ công nhân viên ngoài giờ quy định được điều động lao động làmthêm căn cứ để tính tiền lương theo khoản phụ cấp làm thêm giờ theo chế độquy đinh

- Phiếu chi, chứng từ khác có liên quan

2.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 334 - “Phải trả người lao động” dùng để phản ánh các khoảnthanh toán cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiềnthưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập củacông nhân viên

Kết cấu:

TK 334 - Phải trả người lao động

- Các khoản tiên lương, thưởng,

bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả

khác đã trả cho công nhân viên và

người lao động

- Các khoản đã khấu trừ vào tiền

lương của người lao động

- Các khoản tiền lương, thưởng trợ cấpbảo hiểm xã hội và các khoản khácphải trả cho công nhân viên và ngườilao động

Trang 23

- Các khoản tiên lương, thưởng

trợ câp bảo hiểm xã hội và các khoản

khác phải trả cho công nhân viên và

người lao động

- SD: Sô tiên đã trả công nhân viên lớn

hơn số tiền phải trả (nếu có)

- SD: Các khoản tiền lương, tiềnthưởng và các khoản khác còn phải trảcho công nhân viên

Cá biệt có trường hợp TK 334 - Phải trả người lao động có số dư bên

nợ, phản ánh số tiền đã trả thừa cho công nhân viên

2.3 Phưong pháp kế toán

- Khi ứng lương cho người lao động, kế toán ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên

Có TK 111 - Tiền mặtCuối tháng, căn cứ vào bảng phân bổ lương theo từng đối tượng hạchtoán, kế toán ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

- Căn cứ vào bảng thanh toán bảo hiểm xã hội, ghi sổ trợ cấp bảo hiểm

xã hội phải trả cho người lao động trong tháng, kế toán ghi:

Nợ TK 338 (chi tiết: TK 3383 - Bảo hiểm xã hội)

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

- Căn cứ tỷ lệ trích trước tiên lương nghỉ phép kế toán tiên hành tríchtrước lương nghỉ phép của công nhân sản xuất vào chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Ngày đăng: 25/05/2015, 16:40

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w