Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 83 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
83
Dung lượng
667,5 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận động theo cơchế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì cácdoanh
nghiệp Nhà nước nổi lên là một bộ phận quan trọng, là chỗ dựa để kinh tế Nhà
nước giữ vai trò chủ đạo. Thông qua nó, Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết
vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.
Trong khi đó một số doanhnghiệpNhà nước còn có nhiều tiêu cực, làm ăn
không có hiệu quả và thua lỗ. Vì vậy một yêu cầu đặt ra là phải làm sao để các
doanh nghiệpNhà nước - cácdoanhnghiệp nắm giữ các ngành, các lĩnh vực
trọng yếu của nền kinh tế có thể phát triển một cách vững mạnh và thực sự trở
thành một lực lượng vật chất hùng mạnh.
Để có thể đứng vững và phát huy vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế
thị trường, cácdoanhnghiệpNhà nước phải làm ăn thật sự hiệu quả mà trước
hết là phải quản lý, sử dụng tốtcác nguồn đầu vào. Do đó việc quảnlýtốttiền
lương, thunhập - một trong những chi phí đầu vào là hết sức cần thiết, làm sao
để sử dụng hiệu quả nhất chi phí tiềnlương, phát huy được vai trò đòn bẩy kinh
tế của tiền lương.
Trong thời gian vừa qua vấn đề quảnlýtiềnlương,thunhậptrongcác
doanh nghiệpNhà nước mặc dù đã được nhiều nhàquản lý, nghiên cứu đề cập
đến nhưng do tiền lương một mặt là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, mặt
khác tiền lương trongcơchế thị trường vẫn là một vấn đề mới nên việc đưa ra
các chính sách, giải pháp nhằm hoàn thiệncơchếquảnlýtiềnlương,thunhập
trong cácdoanhnghiệpNhà nước là vấn đề có ý nghĩa quantrọng và cần thiết
trong giai đoạn hiện nay. Nó có liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và
tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả quảnlýNhà nước, khai thác các khả
năng tiềm tàng từ mỗi người lao động.
Nhận thức được tầm quantrọng của vấn đề và được sự giúp đỡ nhiệt tình
của tập thể cán bộ Vụ Tiền lương - Tiền công - Bộ Lao động - Thương binh và
1
Xã hội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Phạm Đức
Thành, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoànthiệncơchếquảnlýtiềnlương,
thu nhậptrongcácdoanhnghiệpNhà nước”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba phần chính như sau:
Phần I: Ý nghĩa của việc hoàn thiệncơchếquảnlýtiềnlương,thunhập
trong cácdoanhnghiệpNhà nước.
Phần II: Thực trạng cơchếquảnlýtiềnlương,thunhậptrongcác
doanh nghiệpNhà nước.
Phần III: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiệncơchếquảnlý
tiền lương,thunhậptrongcácdoanhnghiệpNhà nước.
Tôi đã cố gắng trình bày vấn đề một cách khái quát và đầy đủ nhất. Tuy
nhiên, đây là một vấn đề phức tạp và do kiến thức, kinh nghiệm còn nhiều hạn
chế nên bài viết khó tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được những ý
kiến góp ý để tôi có thể nắm bắt vấn đề toàn diện hơn nữa và vững vàng hơn,
hoàn thiện hơn trong những lần viết sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
2
PHẦN I
Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆNCƠCHẾQUẢNLÝTIỀNLƯƠNG,
THU NHẬPTRONGCÁCDOANHNGHIỆPNHÀ NƯỚC.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝLUẬN VỀ TIỀNLƯƠNG,THUNHẬP VÀ QUẢNLÝ
TIỀN LƯƠNG,THUNHẬPTRONGCÁCDOANHNGHIỆPNHÀ NƯỚC
1. Lýluận chung về tiềnlương,thu nhập
1.1. Khái niệm, bản chất của tiềnlương,thu nhập
Từ khi sức lao động trở thành hàng hoá, xuất hiện thị trường sức lao động
(hay còn gọi là thị trường lao động) thì khái niệm tiền lương xuất hiện. Tiền
lương là một phạm trù kinh tế - xã hội, thể hiện kết quả của sự trao đổi trên thị
trường lao động.
Để có thể tiền hành sản xuất, cần có sự kết hợp của hai yếu tố cơ bản là
lao động và vốn. Vốn thuộc quyền sở hữu của một bộ phận dân cư trong xã hội,
còn một bộ phận dân cư khác, do không có vốn, chỉ có sức lao động họ phải đi
làm thuê cho những người có vốn, đổi lại họ được nhận một khoản tiền, gọi là
tiền lương( hay tiền công). Như vậy khái niệm "tiền lương" xuất hiện khi có sự
sử dụng sức lao động của một bộ phận dân cư trong xã hội một cách có tổ chức
và đều đặn bởi một bộ phận dân cư khác. Tiềnlương,tiền công được hiểu là
giá cả sức lao động, nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.
Xét trong mối quan hệ lao động thì tiền lương là giá cả sức lao động,
được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người sử dụng sức lao động và
người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Vậy giá
cả sức lao động do cái gì quyết định, do lượng hao phí lao động xã hội cần thiết
hay do cung cầu trên thị trường quyết định? Chúng ta phải hiểu là cơ sở của giá
cả sức lao động là do lượng hao phí lao động xã hội cần thiết quyết định (còn
gọi là giá trị sức lao động), còn sự biến động trên thị trường của giá cả sức lao
động xoay quanh giá trị sức lao động là do quan hệ cung cầu quyết định.
3
Ta có thể đi đến một khái niệm đầy đủ về tiềnlương,tiền lương là biểu
hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả yếu tố sức lao động mà
người sử dụng sức lao động phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân
theo nguyên tắc cung cầu, giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của
Nhà nước.
Để có một khái niệm mang tính pháp lý về tiềnlương, Điều 55 Bộ luật
Lao động có ghi: "Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong
hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả
công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối
thiểu do Nhà nước quy định".
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như ở nước ta
hiện nay, phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần và
khu vực kinh tế.
Trong thành phần kinh tế Nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp,
tiền lương là số tiền mà cácdoanh nghiệp, cáccơ quan, tổ chức của Nhà nước
trả cho người lao động theo cơchế và chính sách của Nhà nước và được thể
hiện trong hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định.
Trong các thành phần và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương
chịu sự tác động và chi phối rất lớn của thị trường và thị trường lao động. Tiền
lương trong khu vực này dù vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật và theo những
chính sách của Chính phủ, nhưng được quyết định theo sự thoả thuận trực tiếp
giữa chủ và thợ, những "mặc cả" cụ thể giữa một bên là làm thuê và một bên đi
thuê thông qua hợp đồng lao động.
Cùng với phạm trù tiềnlương, chúng ta còn cócác phạm trù khác như:
tiền công, thu nhập, chúng cùng mang bản chất với tiền lương tức là đều biểu
hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.
Nhưng giữa tiền lương và tiền công có sự phân biệt nhất định. Trước đây
hai khái niệm này khác nhau về cả nội dung và đối tượng chi trả. Khái niệm tiền
lương được sử dụng trong khu vực quốc doanh, nó là phần trả trực tiếp cho
4
người lao động, ngoài tiền lương được trả bằng tiền người lao động còn nhận
được phần phân phối gián tiếp bằng hiện vật thông qua tem, phiếu và một số
chính sách phúc lợi như chính sách nhà ở, bảo hiểm xã hôi, khám chữa bệnh
Tiền công được dùng cho các đối tượng còn lại ngoài Kinh tế quốc doanh, nó
bao gồm cả phần trả trực tiếp và gián tiếp cho người lao động. Nói khác đi tiền
công chính là tiền lương đã được tiền tệ hóa.
Hiện nay tiền lương và tiền công dường như không còn sự tách biệt, đều
là giá cả sức lao động nhưng vẫn còn thói quen quan niệm tiền lương gắn với
khu vực kinh tế quốc doanh và tiền công gắn với khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh.
Nhưng dù tiền lương hay tiền công cũng đều phải đảm bảo các yêu cầu
sau :
+ Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất sức lao động mở rộng
+ Thúc đẩy tăng năng suất lao động
+ Phù hợp với cung cầu lao động
Trong khái niệm tiền lương cần phân biệt giữa tiền lương danh nghĩa và
tiền lương thực tế. Tiền lương danh nghĩa là số tiền người lao động trực tiếp
nhận được từ phía người sử dụng lao động trả cho công việc họ làm, còn tiền
lương thực tế được hiểu là lượng hàng hóa, dịch vụ cần thiết mà người lao động
hưởng lương mua được bằng lượng tiền lương danh nghĩa của họ.
Như vậy tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào tiền lương danh
nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả hàng hoá, dịch vụ cần thiết. Mối quan hệ
giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được thể hiện thông qua công
thức :
I
tldn
I
tltt
=
I
gc
Trong đó :
I
tltt
: là chỉ số tiền lương thực tế
I
tldn
: là chỉ số tiền lương danh nghĩa
5
I
gc
: là chỉ số giá cả
Thu nhậpcó cùng bản chất với tiền lương nhưng được hiểu với nghĩa
rộng hơn, thunhập của một người lao động là tất cả những khoản thu mà người
lao động đó nhận được từ việc cung ứng sức lao động của mình, bao gồm cả
tiền lương (hay tiền công), tiền thưởng, tiền ăn ca
1.2. Các chức năng cơ bản của tiền lương:
1.2.1. Thước đo giá trị của lao động
Do lao động là hoạt động chính của con người và là đầu vào của mọi qúa
trình sản xuất trong xã hội, tiền lương là hình thái cơ bản của thù lao lao động
thể hiện giá trị của khối lượng sản phẩm và dịch vụ mà người lao động nhận
được trên cơ sở trao đổi sức lao động. Hiểu theo cách này, tiền lương bị chi
phối bởi quy luật giá trị và phân phối theo lao động.
1.2.2. Duy trì và phát triển sức lao động
Tiền lương là bộ phận thunhập chính của người lao động nhằm thoả mãn
phần lớn các nhu cầu về văn hoá và vật chất của người lao động. Mức độ thoả
mãn các nhu cầu của người lao động phần lớn được căn cứ vào độ lớn của các
mức tiền lương. Độ lớn của tiền lương phải tạo ra các điều kiện cần thiết để bảo
đảm tái sản xuất sức lao động giản đơn và mở rộng sức lao động cho người lao
động và gia đình họ. Hiểu theo cách này tiền lương bị chi phối bởi quy luật tái
sản xuất sức lao động. Có nghĩa là trong một chừng mực nhất định, cần thiết
phải bảo đảm mức lương tối thiểu cho người lao động không phụ thuộc vào
hiệu quả lao động của họ. Bên cạnh đó, các mức tiền lương tăng không ngừng
sẽ có tác động nâng cao khả năng tái sản xuất sức lao động, tạo điều kiện nâng
cao chất lượng lao động và các giá trị khác của người lao động.
1.2.3. Kích thích lao động.
Các mức tiền lương và cơ cấu tiền lương là các đòn bẩy kinh tế rất quan
trọng để định hướng quan tâm và động cơtrong lao động của người lao động.
Khi độ lớn của tiền lương phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, khi khối
lượng các tư liệu sinh hoạt của người lao động phụ thuộc trực tiếp vào độ lớn
6
của các mức tiền lương thì người lao động sẽ quan tâm trực tiếp đến kết quả
hoạt động của họ. Nâng cao hiệu quả lao động là nguồn gốc để tăng thu nhập,
tăng khả năng thoả mãn nhu cầu của người lao động. Hiểu theo cách này, tiền
lương bị chi phối bởi quy luật không ngừng thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt và
không ngừng nâng cao năng suất lao động. Nguyện vọng không ngừng thoả
mãn các nhu cầu sinh hoạt được thể hiện trong việc không ngừng nâng cao hiệu
quả lao động, không ngừng nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả lao
động.
1.2.4. Kích thích kinh tế phát triển và thúc đẩy sự phân công lao động trên
toàn bộ nền kinh tế
Trên lĩnh vực vĩ mô, tổng mức tiền lương quyết định tổng cầu về hàng hoá
và dịch vụ cần thiết phải sản xuất. Do vậy, việc tăng các mức tiền lương có tác
dụng kích thích tăng sản xuất, qua đó tăng nhu cầu về lao động.
Bên cạnh đó, sự chênh lệch tiền lương giữa các ngành, các nghề thúc đẩy
sự phân công và bố trí lao động cũng như các biện pháp nâng cao năng suất lao
động.
1.2.5. Chức năng xã hội của tiền lương
Cùng với việc không ngừng nâng cao năng suất lao động, tiền lương là
yếu tố kích thích không ngừng hoàn thiệncác mối quan hệ lao động. Việc gắn
tiền lương với hiệu quả của người lao đọng và đơn vị kinh tế sẽ thúc đẩy mối
quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được các mức tiền lương cao nhất. Bên
cạnh đó, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của con người và thúc đẩy xã hội
phát triển theo hướng dân chủ hoá và văn minh hoá.
Tóm lại, tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp và là đòn bẩy kinh tế
rất quantrọng đến sản xuất, đời sống và các mặt khác của nền kinh tế xã hội,
tiền lương được trả đúng đắn có tác dụng: (1) đảm bảo tái sản xuất sức lao
động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho người lao
động; (2) là một yếu tố quantrọng để nâng cao năng suất lao động; (3) tạo
điều kiện để phân bố hợp lý sức lao động giữa các ngành nghề, các vùng, các
7
lĩnh vực trong cả nước: (4) thúc đẩy bản thân người lao động và xã hội phát
triển.
1.3. Tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Các đặc điểm cơ bản của tiền lương:
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc đảm bảo mức sống
tối thiểu cho người lao động và gia đình họ là một mục tiêu quan trọng. Do vậy
tiền lương không bị hạ thấp một cách quá đáng hoặc quá linh hoạt, trái lại, nó
dừng ở một mức vừa phải và có tính ổn định. Tuy nhiên, thất nghiệp vì thế cũng
có nguy cơ gia tăng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời của Chính phủ
thông qua các giải pháp kích cầu.
- Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tiền lương có mối quan
hệ tỷ lệ thuận với mức tăng lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh
tế là tiền đề để tăng tiềnlương,thu nhập, nâng cao mức sống của người làm
công ăn lương và do vậy lợi nhuận phải được thực hiện trên cơ sở tăng năng
suất lao động, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, không dựa trên việc
khai thác, bóc lột sức lao động.
- Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc tăng tiền lương
cần thiết phải đạt được trên cơ sở tăng cường mối liên kết giữa lao động và
quản lý, tiến tới sự kết hợp hài hoà của các lợi ích, trên cơ sở các bên cùng có
lợi, cùng chia sẻ lợi ích.
- Phân phối tiền lương và thunhậptrong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN phản ánh sự chênh lệch về số lượng và chất lượng lao động thực
hiện. Tiền lương không đơn thuần thể hiện chi phí đầu vào, mà còn thể hiện cả
kết quả của "đầu ra". Bài toán phân chia tiền lương trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN là bài toán phân chia lợi ích được thực hiện thông qua việc
phát huy vai trò của thoả ước lao động cũng như sự can thiệp của Chính phủ.
- Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước tham gia
một cách tích cực và chủ động vào quá trình phân phối (bao gồm phân phối lần
đầu và phân phối lại). Tuy nhiên, Nhà nước thực hiện sự phân chia tiền lương
8
thông qua hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế, xã hội vừa bảo đảm hạn chế
sự bóc lột và tiêu cực trong kinh doanh của người chủ đồng thời khuyến khích
lợi ích chính đáng, tính tích cực, sáng tạo của họ.
- Việc làm, an toàn việc làm và an sinh xã hội là mối quan tâm của người
lao động, do đó mức tiền lương cần phải đủ lớn để duy trì cuộc sống của họ
trong ngày hôm nay và cho cả khi họ không có sức lao động. Nói cách khác,
tiền lương cần bao gồm cả tiền lương cơ bản và một phần cho an sinh xã hội
phòng khi thất nghiệp. Về thực chất tiền lương này cao hơn so với tiền lương
của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Các nguyên tắc cơ bản của tiền lương:
- Tiền lương bị chi phối không những bởi quy luật giá trị, quy luật cung
cầu lao động mà còn bị chi phối bởi các qui luật kinh tế khác, trong đó có qui
luật về mức sống tối thiểu.
- Cách biệt về tiền lương giữa những người thấp nhất và cao nhất không
như tiền lương trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Tiền lương có tính bảo đảm cao, không những bảo đảm mức sống cho
người lao động trong quá trình làm việc mà còn bảo đảm cho họ có mức sống
khi suy giảm sức lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Tiền lương dựa trên điều kiện lao động tốt, các tiêu chuẩn lao động và
chế độ làm việc ngày càng được hoàn thiện.
- Tiền lương linh hoạt tương đối, không những thể hiện giá trị lao động
mà cả hiệu suất lao động do sự tham gia của người lao động vào quá trình phân
phối lần đầu và lần 2 trong nội bộ doanh nghiệp.
- Mức tiền lương tăng dựa trên sự khai thác các yếu tố tiềm năng trong
sản xuất. Tiền lương là kết quả của mối liên kết quảnlý lao động, không dựa
vào sự chiếm đoạt của người sử dụng lao động đối với người lao động.
Tuy nhiên Việt Nam hiện tạitrong thời kỳ quá độ, từ nền sản xuất nông
nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, vì vậy, không thể tránh khỏi những yếu
tố của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa như: sự cạnh tranh (kể cả cạnh
9
tranh không lành mạnh), phá sản, tình trạng thất nghiệp, sự phân hoá mạnh của
các mức lương, sự phân hoá về thu nhập, mức sống của xã hội và các tầng lớp
dân cư. Vì vậy cần thiết phải chấp nhận một sự phân biệt về tiền lương theo
vùng, ngành, theo kết quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
1.4. Yêu cầu và các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương
Tổ chức tiền lương là quá trình thực hiện chi trả cho người lao động theo
các yêu cầu và nguyên tắc của pháp luật hiện hành.
Tổ chức tiền lương bao gồm toàn bộ quá trình từ việc xây dựng quỹ tiền
lương đến việc áp dụng cácchế độ hình thức trả lương để phân phối đến tay
người lao động. Tổ chức tiền lương là một mảng quảnlý rất phức tạp, đòi hỏi
kiến thức, kinh nghiệm và bảo đảm các nguyên tắc.
Nguyên tắc của tổ chức tiền lương
- Trả lương như nhau cho những lao động như nhau
Ở đây công bằng được hiểu theo công bằng dọc. Nguyên tắc được đưa ra
dựa trên cơ sở quy luật lao động theo phân phối theo lao động. Trong điều kiện
sản xuất như nhau (số lượng, chất lượng) người lao động phải được hưởng
lương ngang nhau không phân biệt giới tính, lứa tuổi, dân tộc. Nguyên tắc này
đã được đưa ra từ rất sớm. Ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công, sắc
lệnh của Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hoà ghi rõ: "Công dân là đàn bà
hay trẻ em mà làm cùng một công việc như công dân đàn ông, được tính tiền
lương của công dân đàn ông."
Và cho đến nay đây vẫn là một nguyên tắc được chú trọng hàng đầu trong
công tác tổ chức tiền lương. Nó có ý nghĩa quantrọngtrongquản trị nhân lực
và tạo động lực lao động cho người lao động.
- Tốc độ tăng tiền lương chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động
Tiền lương bình quân tăng lên do nhiều yếu tố như năng suất lao động,
cải tiến công nghệ, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệutrong sản xuất. Do đó để có
thể tái sản xuất mở rộng, tăng tiền lương phải đảm bảo tăng chậm hơn tăng
năng suất lao động, tạo cơ sở giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
10
[...]... htiện cơ chếquảnlýtiền lương, thunhậptrongcácdoanhnghiệpNhà nước Các chức năng của tiền lương đã thể hiện vai trò rất quantrọng của nó; nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay vai trò của tiềnlương,thunhậptrongcácdoanhnghiệpNhà nước lại càng thể hiện rõ hơn Nên tất yếu một đòi hỏi đặt ra là phải quảnlýtốttiềnlương,thunhập và ngày càng hoàn thiệncơchếquảnlý tiền. .. phương Doanhnghiệp địa phương Bộ Lao động Thương binh và xã hội 18 Tổng Công ty hạng đặc biệt Các Bộ, ngành Doanhnghiệpthu c các Bộ, ngành 2.3 Cơ chếquảnlýtiền lương, thunhậptrongcácdoanhnghiệpNhà nước: Để đáp ứng đòi hỏi của cơchếquảnlý kinh tế mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/CP ngày 25/03/1993 và Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 về đổi mới quảnlýtiềnlương,thunhậptrongcác doanh. .. đơn giá tiền lương cho cácdoanhnghiệpnhà nước và các Công ty cổ phần có trên 50% vốn do doanhnghiệpnhà nước góp thu c quyền quản sau khi trao đổi quảnlý vốn và tài sản nhà nước tạidoanhnghiệp ở địa phương - Thanh tra kiểm tra việc xây dựng, thực hiện đơn giá tiền lương và quảnlý lao động, tiềnlương,thunhập của cácdoanhnghiệp trực thu c địa phương * Cán bộ quảnlý ngành, lĩnh vực và các Sở... cương pháp luật của Nhà nước 31 PHẦN II THỰC TRẠNG CƠCHẾQUẢNLÝTIỀNLƯƠNG,THUNHẬPTRONGCÁCDOANHNGHIỆPNHÀ NƯỚC I NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC QUẢNLÝTIỀNLƯƠNG,THUNHẬPTRONGCÁCDOANHNGHIỆPNHÀ NƯỚC 1 Đặc điểm của cácdoanhnghiệpNhà nước Sự phân biệt giữa hai chế độ Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa được nhìn nhận thông qua tiềm lực kinh tế do ai nắm giữ Trong xã hội tư bản... là các Bộ, ngành đối với doanhnghiệp ở Trung ương và địa phương đối với những doanhnghiệp ở địa phương Nhưng khi thực hiện đang có sự xâm lấn nhau trong chức năng giữa cơquanquảnlýNhà nước và doanhnghiệp Một mặt cáccơquanquảnlýNhà nước quảnlý không chặt những vấn đề cần quảnlý đối với cácdoanhnghiệpNhà nước mà thường hay can thiệp sâu vào công việc quảnlý tác nghiệp của doanh nghiệp. .. xây dựng đơn giá tiền lương và quản lýtiền lương, thunhập của cácdoanhnghiệpthu c Bộ quảnlý ngành, lĩnh vực, các Tỉnh, thành phố trực thu c Trung ương 20 * Đối với các Bộ quảnlý ngành, lĩnh vực: - Trước tháng 4 hằng năm, thẩm định và giao đơn giá tiền lương cho cácdoanhnghiệpthu c quyền quảnlý - Phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, thẩm định đơn giá tiền lương cho các Tổng công... ích, chỉ được quyền quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ của mình và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanhtrong phạm vi doanhnghiệpquảnlý 17 Luật doanhnghiệpnhà nước đã xác định rõ quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn và tài sản trongdoanhnghiệp Vì vậy vấn đề quảnlýNhà nước về tiềnlương,thunhập đối với cácdoanhnghiệp cũng phải xác... như cácdoanhnghiệp nói riêng 2.2 .Quản lýNhà nước về tiền lương đối với doanhnghiệpNhà nước Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Nhà nước phải đứng trên giác độ chung để quảnlý lao động, tiền lương trong phạm vi toàn xã hội nhưng đồng thời Nhà nước cũng phải tăng cường biện pháp quảnlýtiền lương đối với doanhnghiệpthu c sở hữu Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp. .. TB&XH về công átc quảnlýtiền lương tại Bộ, ngành mình - Cácdoanhnghiệpcó trách nhiệm thực hiện công tác lao động, tiền lương theo quy định, trong đó công tác tổ chức, xây dựng đơn giá và thực hiện cácthủ tục hành chính cần thiết trong hoạt động tiền lương; và báo cáo lên cơquanquảnlý cấp trên về tiền lương và thunhập của doanhnghiệp mình 14 * Quản lýtiền lương, thunhập của Nhà nước có những... trực tiếp quảnlýtiền lương (theo các chỉ tiêu cụ thể về đối tượng hưởng lương, bậc lương và tiền lương tối thiểu) Nhà nước cũng thực hiện một cơchế kiểm soát trong thực hiện chính sách và chế độ tiềnlương, trên cơ sở luật pháp về tiềnlương,các hợp đồng lao động và thuthunhập Đối với người lao động không phải là công nhân viên chức Nhà nước, Nhà nước cũng thực hiện quảnlý và kiểm soát tiền lương . hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập
trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Phần II: Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các
doanh nghiệp. NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP VÀ QUẢN LÝ
TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Lý luận chung về tiền