1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Chính tả lớp 4 cả năm_CKTKN_FULL

64 1,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 490,5 KB

Nội dung

Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng , HS dưới lớp viết vào bảng con những từ do GV đọc : con Ngan, dàn hàng ngang - Nhận xét về chữ viết của HS.. Bài mới: a Giới thiệu bài : - Tiết chí

Trang 1

TUẦN 1

Tiết 1: CHÍNH TẢ NGHE - VIẾT

Bài viết: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I MỤC TIÊU:

1.Nghe – viết chính xác , đẹp đoạn văn từ : “Một hôm vẫn khóc” trong bài

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

2.Viết đúng , đẹp tên riêng : Dế Mèn , Nhà Trò

3.Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l / n hoặc an / ang và tìm đúng tên vật

chứa tiếng bắt đầu bằng l / n hoặc có vần an / ang

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viết bài tập 2 b

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách vở

để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra vở của HS

3 Bài mới:

a) Giới thiệu bài :

- Bài tập đọc các em vừa học có tên gọi là gì ?

- Tiết chính tả này các em sẽ nghe cô đọc để viết

lại đoạn 1 và 2 của bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

” và làm các bài tập chính tả

- GV ghi tựa bài lên bảng

b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả

* Tìm hiểu nội dung đoạn trích

- GV đọc đoạn từ : một hôm …vẫn khóc trong bài

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất

yếu ớt?

- Đoạn trích cho em biết về điều gì ?

* Hướng dẫn viết từ khó

- Trong đoạn viết có những từ nào được viết hoa?

-Yêu cầu HS nêu các từ khó , dễ lẫn khi viết chính

tả

- Yêu cầu HS phát âm và phân tích các từ vừa

nêu:cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn, khoẻ

- GV đọc cho HS viết các từ khó

* Viết chính tả

- GV nhắc HS cách trình bày đoạn văn, tư thế ngồi

viết

- Đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải

( khoảng 90 chữ / 15 phút ) Mỗi câu hoặc cụm từ

được đọc 2 đến 3 lần : đọc lượt đầu chậm rãi cho

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- Cả lớp

- Dế Mèn bên vực kẻ yếu

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại

- HS dưới lớp lắng nghe

- HS nêu HS khác nhận xét

- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò ; Hình dáng đáng thương , yếu ớt của Nhà Trò

- HS trả lời

- HS nối tiếp nhau nêu

- 3 HS phát âm và phân tích

- 3 HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng con

- HS lắng nghe

- HS viết bài vào vở

Trang 2

HS nghe , đọc nhắc lại 1 hoặc 2 lần cho HS kịp viết

với tốc độ quy định

* Soát lỗi và chấm bài

- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi

- Thu chấm 10 bài

- Nhận xét bài viết của HS

c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả

* Bài 2 b

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Treo bảng phụ đã viết sẵn bài tập

- Yêu cầu HS tự làm bài trong SGK

- Gọi HS nhận xét , chữa bài

- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng

+ Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi

kiếm mồi

+ Lá bàng đang đỏ ngọn cây

Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.

* Bài 3

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự giải câu đố và viết vào bảng con -

Gọi 2 HS đọc câu đố và lời giải

- Nhận xét về lời giải đúng

-GV có thể giới thiệu qua về cái la bàn

4.Củng cố

- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì?

- Muốn viết chính tả đúng chúng ta cần chú ý điều

gì ?

5 Dặn dò

- Về nhà làm bài tập 2a hoặc 3a vào vở HS nào

viết xấu , sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài

- Chuẩn bị bài : chính tả nghe viết bài : mười năm

cõng bạn đi học SGK/16

- Nhận xét tiết học

- Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để soát lỗi , chữa bài

- 1 HS đọc

- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào VBT

- Nhận xét , chữa bài trên bảng của bạn

- 2 HS đọc bài, HS khác nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK

- HS thi giải nhanh, đúng, viết vào bảng con

- Lời giải : cái la bàn , hoa ban

- 2 HS nêu

- HS lắng nghe về nhà thực hiện

Tuần 2:

Tiết 2 CHÍNH TẢ nghe - viết

Bài viết: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC

I MỤC TIÊU:

- Nghe – viết chính xác , đẹp đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học

-Viết đúng , đẹp tên riêng : Vinh Quang , Chiêm Hóa , Tuyên Quang , Đoàn

Trường Sinh, Hanh

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s / x hoặc ăn / ăng và tìm đúng các chữ

có vần : ăn / ăng hoặc âm đầu s /x

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- 4 tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 2

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Trang 3

Hoạt động dạy Hoạt động học

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng , HS dưới lớp viết vào bảng

con những từ do GV đọc : con Ngan, dàn hàng

ngang

- Nhận xét về chữ viết của HS

3 Bài mới:

a) Giới thiệu bài :

- Tiết chính tả này các em sẽ nghe cô đọc để viết

lại đoạn văn “Mười năm cõng bạn đi học ”.

- GV ghi tựa bài lên bảng

b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả

* Tìm hiểu về nội dung đoạn văn

- GV đọc bài chính tả

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn

- Trong bài nói đến bạn nào đã 10 năm cõng bạn

đi học ?

* Hướng dẫn viết từ khó

- Trong bài có từ nào được viết hoa ?

-Yêu cầu HS nêu các từ khó , dễ lẫn khi viết

chính tả

- GV đọc , HS viết các từ vừa tìm được

- Hướng dẫn phân tích

- Hướng dẫn cách trình bày bài viết

* Viết chính tả

- Nhắc HS tư thế ngồi viết và cách cầm bút

- GV đọc cho HS viết đúng yêu cầu

* Soát lỗi và chấm bài

- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi

- Thu chấm 10 bài

- Nhận xét bài viết của HS

c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả

* Bài 2 : Hoạt động nhóm 6

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS trình bày bài làm

+ GV treo 4 tờ phiếu khổ to lên bảng

- Gọi HS nhận xét , chữa bài

- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng

* Bài 3b

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Yêu cầu HS giải thích câu đố

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- 3 HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng con

- HS nghe GV đọc viết bài vào vở

- Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để soát lỗi , chữa bài

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK

- HS thảo luận theo nhóm

- 4 nhóm cử mỗi nhóm 6 bạn lên bảng thi tiếp sức

- Nhận xét , chữa bài

- 1 HS đọc

- HS viết lời giải vào bảng

- 2 HS nêu

Trang 4

4 Củng cố

- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì?

- Muốn viết chính tả đúng chúng ta cần chú ý

điều gì ?

5 Dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Các em về học thuộc câu đố, tìm 10 từ ngữ có

tiếng bắt đầu bằng s/ x

- Về nhà viết lại truyện vui Tìm chỗ ngồi và

chuẩn bị bài : Chính tả nghe viết bài “Cháu nghe

câu chuyện của bà” SGK/26

- HS lắng nghe về nhà thực hiện

Tuần 3

Tiết 3 CHÍNH TẢ NGHE - VIẾT

CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ

I MỤC TIÊU:

-Nghe – viết chính xác , đẹp bài thơ lục bát Cháu nghe câu chuyện của bà

-Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr / ch hoặc dấu hỏi / dấu ngã

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a hoặc 2b

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS viết lại 3 từ ngữ bắt đầu bằng S/X;

3 từ ngữ bắt đầu bằng ăng/ ăn

- Nhận xét HS viết bảng

- Nhận xét về chữ viết của HS qua bài chính tả

lần trước

3 Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Tiết chính tả này các em sẽ nghe , viết bài thơ

Cháu nghe câu chuyện của bà và làm bài tập

chính tả phân biệt tr / ch hoặc dấu hỏi / dấu ngã.

- GV ghi tựa bài lên bảng

b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả

* Tìm hiểu nội dung bài thơ

- GV đọc bài thơ

+ Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày ?

+ Bài thơ nói lên điều gì ?

* Hướng dẫn cách trình bày

- Em hãy cho biết cách trình bày bài thơ lục bát

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- HS viết vào bảng con các từ ngữ đã tìm được ở nhà.( GV đã dặn ở tiết trước)

- Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô , dòng 8

Trang 5

* Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm các từ khó , dễ lẫn khi viết

chính tả và luyện viết

- GV đọc cho HS viết:mỏi , dẫn đi , bỗng nhiên

- Hướng dẫn phân tích một số từ

- Nhận xét cách viết, sửa sai

* Viết chính tả

- Nhắc HS tư thế ngồi viết và cách cầm bút

- GV đọc cho HS viết đúng yêu cầu

* Soát lỗi và chấm bài

- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi

- Thu chấm 10 bài

- Nhận xét bài viết của HS

c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả

* Bài 2 a

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS nhận xét , bổ sung

- Chốt lại lời giải đúng : tre – chịu – trúc – cháy

– tre – tre- chí – chiến – tre

- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh

- Hỏi :+ “Trúc dẫu cháy , đốt ngay vẫn thẳng” em

hiểu nghĩa là gì ?

+ Đoạn văn muốn nói với chúng ta điều gì ?

4 Củng cố

- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì?

5 Dặn dò:

- Nhận xét tiết học , chữ viết của HS

- Yêu cầu HS về nhà viết lại bài tập vào vở

- Yêu cầu HS về nhà tìm các từ chỉ tên con vật

bắt đầu bằng tr / ch và đồ dùng trong nhà có

mang thanh hỏi / thanh ngã

- Chuẩn bị bài : chính tả nhớ viết bài : truyện cổ

nước mình đoạn ( từ đầu đến của mình) SGK/19

chữ viết sát lề , giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng

- HS nêu

- HS cả lớp viết vào bảng con, 2 HS viết vào bảng lớp

- HS phân tích

- Nhận xét bạn viết

- HS nghe GV đọc viết bài vào vở

- Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để soát lỗi , chữa bài

- 1 HS đọc yêu cầu

- 1 HS lên bảng , HS dưới lớp làm bài vào VBT

- Nhận xét , bổ sung

- Chữa bài :

- 2 HS đọc thành tiếng + Cây trúc , cây tre , thân có nhiều đốt dù bị đốt nhưng nó vẫn có dáng thẳng + Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắng , bất khuất là bạn của con người

-1 HS nêu

- HS lắng nghe về nhà thực hiện

Tuần 4

Tiết 4 CHÍNH TẢ NHƠ Ù- VIẾT

TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

I MỤC TIÊU:

- Nhớ – viết chính xác , đẹp đoạn từ Tôi yêu truyện cổ nước tôi …… nhận mặt

ông cha của mình trong bài thơ Truyện cổ nước mình

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r / d / g hoặc ân / âng

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Trang 6

Hoạt động dạy Hoạt động học

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS viết 3 từ chỉ tên các con vật bằng

ch/ tr

- Nhận xét

3 Bài mới

a Giới thiệu bài :

- Tiết chính tả này các em sẽ nghe , viết bài thơ

Truyện cổ nước mình và làm bài tập chính tả

phân biệt r / d / g hoặc ân / âng

- Gv ghi tựa bài lên bảng

b Hướng dẫn HS nhớ viết.

* Trao đổi về nội dung đoạn thơ

- GV đọc bài thơ

- Hỏi : + Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước

nhà ?

+ Qua những câu chuyện cổ , cha ông ta muốn

khuyên con cháu điều gì ?

* Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm các từ khó , dễ lẫn

- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được

* Viết chính tả

- Hướng dẫn HS trình bày bài thơ lục bát , chú ý

những từ cần viết hoa

* Chấm, chữa bài chính tả.

- Thu 10 bài chấm.

c Hướng dẫn làm bài tập chính tả

* Bài 2 a

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài , 2 HS làm xong trước

lên làm trên bảng

- Gọi HS nhận xét , bổ sung

- Chốt lại lời giải đúng

gió thổi – gió đưa – gió nâng cánh diều

- Gọi HS đọc lại câu văn

4 Củng cố

- Muốn viết chính tả đúng chúng ta cần chú ý

điều gì ?

5 Dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Về nhà làmBT 2b và chuẩn bị bài : chính tả

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- HS viết vào bảng con, 2 HS viết ở bảng

lớn : trâu , châu chấu , trăn , cá trê , chiền chiện , chào mào …

- Nhận xét bạn viết

- Lắng nghe

- Nhắc lại

- 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ + Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc , nhân hậu

+ Cha ông ta muốn khuyên con cháu hãy biết thương yêu , giúp đỡ lẫn nhau , ở hiền sẽ gặp nhiều điều may mắn , hạnh phúc

- Các từ : truyện cổ , sâu xa , nghiêng soi , vàng cơn nắng …

- HS viết bảng con, 2 HS viết vào bảng lớn

- Lắng nghe

- HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài

- HS còn lại soát bài, sửa lỗi cho nhau

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS dùng bút chì viết vào VBT

- 2 Hs làm bài ở bảng

- Nhận xét , bổ sung bài của bạn

- 1 HS đọc

- HS nêu

- HS lắng nghe về nhà thực hiện

Trang 7

nghe viết bài : những hạt thóc giống đoạn ( từ lúc

ấy ông vua hiền minh)

Tuần 5

Tiết 5 CHÍNH TẢ NGHE VIẾT

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I MỤC TIÊU:

- Nghe – viết đúng đẹp đoạn văn Từ lúc … đến ông vua hiền minh trong bài

những hạt thóc giống

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu l/n hặc vần en/eng

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- 4 tờ giấy khổ to in sẵn nội dung Bài tập 2a, bút lông

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS viết vào bảng con

- GV đọc :bâng khuâng, bận bịu, nhân dân ,…

- Nhận xét về chữ viết của HS

3 Bài mới:

a Giới thiệu bài:

- Giờ chính tả hôm nay cá em sẽ nghe- viết đoạn

văn cuối bài Những hạt thóc giống và làm bài tập

chính tả phân biệt l/n hoặc en/eng

- Gv ghi tựa bài lên bảng

b Hướng dẫn nghe- viết chính tả:

* Trao đổi nội dung đoạn văn:

- Gọi 1 HS đọc đoạn văn

+ Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?

* Hướùng dẫn viết từ khó:

-Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả

-Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm

được

* Viết chính tả:

- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu, nhắc

HS viết lời nói trực tiếp sau dấu 2 chấm phối hợp

với dấu gạch đầu dòng

* Soát lỗi và chấm bài

- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi

- Thu chấm 10 bài

- Nhận xét bài viết của HS

c Hướng dẫn làm bài tập:

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con

- Lắng nghe

- 1 HS đọc + Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi

- Các từ ngữ: luộc kĩ, giống thóc, dõng dạc, truyền ngôi,…

-Viết vào bảng con

- HS nghe GV đọc viết bài vào vở

Trang 8

* Bài 2 a: Hoạt động nhóm

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung

- Tổ chức cho HS thi làm bài tập theo nhóm

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc : Tìm

đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả

- GV chốt lời giải đúng( SGV/ 118)

* Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung

-Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm ra tên von vật

- Giải thích : như SGV/119

4.Củng cố

- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì?

- Muốn viết chính tả đúng chúng ta cần chú ý

điều gì ?

5 Dặn dò:

-Nhận xét tiết học

- Về nhà viết lại bài 2b vào vở Học thuộc lòng 2

câu đố

- Chuẩn bị bài:chính tả nghe viết bài : người viết

truyện thật thà

-1 HS đọc

- HS trong nhóm tiếp sức nhau điền chữ còn thiếu (mỗi HS chỉ điền 1 chữ)

- Cử 1 đại diện đọc lại đoạn văn

- Chữa bài (nếu sai)

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung

- Lời giải: Con nòng nọc

- Lắng nghe

- 2 HS nêu

- HS lắng nghe về nhà thực hiện

Tuần 6

Tiết 6 CHÍNH TA ÛNGHE - VIẾT

NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ

I MỤC TIÊU:

- Nghe – viết đúng đẹp câu chuyện vui Người viết truyện thật thà

- Tự phát hiện ra lỗi sai và sửa lỗi chínhtả

- Tìm và víêt đúng các từ láy có chứa âm x/s hoặc thanh hỏ, thanh ngã

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Từ điển (nếu có) hoặc vài trang pho to

- Giấy khổ to và bút dạ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS viết vào bảng con các từ ngữ :lang

ben, cái kẻng, leng keng, len lén

- Nhận xét chữ viết của HS

3 Bài mới:

a Giới thiệu bài:

- Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết lại một câu

truyện vui nói về nhà văn Pháp nổi tiếng

Ban-dắc

b Hướng dẫn viết chính tả:

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- Cả lớp viết bảng con

-Lắng nghe

Trang 9

* Tìm hiểu nội dung truyện:

- Gọi HS đọc truyện

Hỏi:+ Nhà văn Ban-dắc có tài gì?

+Trong cuộc sống ông là người như thế nào?

* Hướng dẫn viết từ khó:

-Yêu cầu HS tìm các từ khó viết trong truyện

-Yêu cầu HS đọc và luyện viết các từ vừa tìn

được

* Hướng dẫn trình bày:

- Gọi HS nhắc lại cách trình bày lời thoại

* HS viết chính tả.

- Nhắc HS tư thế ngồi viêt và cách cầm bút

- GV đọc từng câu, cụm từ

* Thu chấm, nhận xét bài:

c Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

* Bài 2:

-Yêu cầu HS đọc đề bài

-Yêu cầu HS ghi lỗi và chữa lỗi vở bài tập

- Chấm một số bài chữa của HS

* Bài 3 : Hoạt động nhóm 4

a/.- Gọi HS đọc

Hỏi: + Từ láy có tiếng chứa âm s hoặc âm x là từ

như thế nào?

- Phát giấy và bút dạ cho HS

- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm (có thể dùng

từ điển)

- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng Các

nhóm khác nhận xét, bổ sung để có 1 phiếu hoàn

-Nhận xét tiết học

- Dặn HS ghi nhớ các từ láy vừa tìm được và

chuẩn bị bài sau Học thuộc bài thơ : Gà trống và

- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu

+ Từ láy có tiếng lặp lại âm đầu s/x

- Hoạt động trong nhóm

- Nhận xét, bổ sung

- Chữa bài

- HS nêu

- HS lắng nghe về nhà thực hiện

TUẦN 7

Tiết 7 CHÍNH TẢ NHỚ VIẾT

GÀ TRỐNG VÀ CÁO

I MỤC TIÊU:

- Nhớ viết chính xác, đẹp đoạn từ Nghe lời cáo dụ thiệt hơn… đến làm gì

được ai trong truyện thơ gà trống và Cáo

- Tìm được, viết đúng những tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần ươn/ ương,

các từ hợp với nghĩa đã cho

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Trang 10

- Bài tập 2a viết sẵn 2 lần trên bảng lớp.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS viết vào bảng con các từ : phe

phẩy, thoả thuê, dỗ dành, nghĩ ngợi, phè phỡn,…

- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và ở bài

chính tả trước

3 Bài mới:

a Giới thiệu bài:

-Trong giờ chính tả hôm nay cac em sẽ nhớ viết

đoạn văn cuối trong truyện thơ Gà trống và Cáo,

làm một số bài tập chính tả

b Hướng dẫn viết chính tả:

* Trao đổi về nội dung đoạn văn:

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ

+ Lời lẽ của gà nói với cáo thể hiện điều gì?

+ Gà tung tin gì để cho cáo một bài học

+ Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì?

* Hướng dẫn viết từ khó:

-Yêu cầu HS tìm các từ khó viết và luyện viết

* Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày

* HS viết bài.

- Yêu cầu HS gấp SGK

* Chấm, chữa lỗi

c Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

* Bài 2: Hoạt động nhóm đôi.

a/ Gọi HS đọc yêu cầu

-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và viết bằng chì

vào SGK

- Tổ chức cho 2 nhóm HS thi điền từ tiếp sức trên

bảng Nhóm nào điền đúng từ, nhanh sẽ thắng

- Gọi HS nhận xét, chữa bài

- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh

* Bài 3 : Hoạt động nhóm bàn

a/ - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung

-Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn và tìm từ

- Gọi HS đọc định nghĩa và các từ đúng

- Gọi HS nhận xét

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- HS viết vào bảng con

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ

- HS nêu

- HS nêu các từ : phách bay, quắp đuôi, co

cẳng, khoái chí, phường gian dối,…

- HS viết bảng con các từ khó

- Viết hoa Gà, Cáo khi là lời nói trực tiếp, và là nhân vật

- Lời nói trực tiếp đặt sau dấu hai chấm kết hợp với dấu ngoặc kép

- HS tự nhớ viết bài vào vở Tự soát lại bài

-2 HS đọc thành tiếng

-Thảo luận cặp đôi và làm bài

- Thi điền từ trên bảng

- HS chữa bài nếu sai

- 2 HS đọc thành tiếng

- 2 HS cùng bàn thảo luận để tìm từ

- 1 HS đọc định nghĩa, 1 HS đọc từ

- HS nhận xét

Trang 11

- Yêu cầu HS đặt câu với từ vừa tìm được.

- Nhận xét câu của HS

4 Củng cố:

- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì?

- Muốn viết chính tả đúng chúng ta cần chú ý

điều gì ?

5 Dặn dò:

- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS

- Về nhà viết lại bài tập 2a và ghi nhớ các từ ngữ

Tiết 8 CHÍNH TẢ NGHE - VIẾT

TRUNG THU ĐỘC LẬP

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

-Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a hoặc 2b (theo nhóm)

-Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 3a hoặc 3b

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

-Yêu cầu 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng

con các từ : khai trương, sương gió, thịnh vượng,

rướn cổ,

-Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và ở bảng

con

3 Bài mới:

a Giới thiệu bài:

- Chính tả nghe viết đoạn 2 bài Trung thu độc lập

- GV ghi tựa lên bảng

b Hứơng dẫn viết chính tả:

* Trao đổi nội dung đoạn văn:

- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết trang 66, SGK

- Hỏi : + Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ ước tới

đất nước ta tươi đẹp như thế nào?

+ Đất nước ta hiện nay đã thực hiện ước mơ cách

đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa?

- GV nhận xét, chốt lại

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- HS thực hiện theo yêu cầu

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Nhắc lại tựa bài

-1 HS đọc thành tiếng

- HS nêu

Trang 12

* Hướng dẫn viết từ khó:

-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và

luyện viết

- GV đọc cho HS luyện viết các từ: quyền mơ

tưởng, mươi mười lăm, thác nước, phấp phới, bát

ngát, nông trường, to lớn,…

- GV nhận xét

* Nghe – viết chính tả:

-GV nhắc HS cách trình bày đoạn văn

- Chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm viết

-GV đọc từng câu, cum từ ( Đọc 2-3 lần)

* Chấm bài – nhận xét bài viết của HS :

- Thu 10 bài chấm

- Nhận xét bài viết của HS

c Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 2a: Hoạt động nhóm 4

- Gọi HS đọc yêu cầu

-Chia nhóm 4 HS , phát phiếu và bút dạ cho từng

nhóm

- Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành

phiếu Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên

bảng

-Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần)

-Gọi HS đọc lại truyện vui Cả lớp theo dõi và trả

lời câu hỏi:

+Câu truyện đáng cười ở điểm nào?

+Theo em phải làm gì để mò lại được kiếm?

Đáp án: kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu- kiếm

rơi- đánh dấu.

b/ Tiến hành tương tự như mục a.

-Hỏi: Tiếng đàn của chú bé Dế sau lò sưởi đã ảnh

hưởng đến Mô-da như thế nào?

-Đáp án: yên tĩnh, bỗng nhiên-ngạc nhiên- biễu

diễn- buột miệng-tiếng đàn.

Bài 3: Hoạt động nhóm đôi

a/ - Gọi HS đọc yêu cầu.

-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tim từ cho hợp

nghĩa

-Gọi HS làm bài

-Gọi HS nhận xét, bổ sung

-Kết luận về lời giải đúng: Rẻ - danh nhân -

giường.

b/ Tiến hành tương tự mục a.

Đáp án: điện thoại, nghiền, khiêng.

- HS viết bài vào vở

- 10 HS nộp bài, HS cón lại đổi chéo vở dò bài

-1 HS đọc thành tiếng

-Nhận phiếu và làm việc trong nhóm

-Nhận xét, bổ sung, chữa bài (nếu cóân2-1 HS đọc thành tiếng

- HS trả lời

- 2 HS đọc thành tiếng

-Làm việc theo cặp

-Từng cặp HS thực hiện 1 HS đọc nghĩa của từ 1 HS đọc từ hợp với nghĩa

-Nhận xét, bổ sung bài của bạn

-Chữa bài (nếu sai)

- HS nêu

Trang 13

-Dặn HS về nhà đọc lại chuyện vui và ghi nhớ

các từ vừa tìm được bằng cách đặt câu

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài: Chính tả nghe - viết: Thợ rèn

- Lắng nghe ghi nhớ, về nhà thực hiện

TUẦN 9

Tiết 9 CHÍNH TẢ NGHE VIẾT

THỢ RÈN

I Mục tiêu:

-Nghe viết đúng chính tả bài “người thợ rèn”

-Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc uôn/uông

II Đồ dùng dạy học:

-Bài tập 2a viết vào giấy khổ to và bút dạ

III Hoạt động trên lớp:

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS viết bảng con

- GV đọc cho HS viết các từ : điện thoại, yên ổn,

bay liệng, biêng biếc.

- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính

tả

3 Bài mới:

a Giới thiệu bài:

- Ở bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ , Cương mơ

ước là nghề gì?

- Mỗi nghề đều có nét hay nét đẹp riêng Bài

chính tả hôm nay các em sẽ biết thêm cái hay,

cái vui nhộn của nghề thợ rèn và làm bài tập

chính tả phân biệt l/n hoặc uôn/ uông

b Hướng dẫn viết chính tả:

* Tìm hiểu bài thơ:

- Gọi HS đọc bài thơ

- Gọi HS đọc phần chú giải

- Hỏi: +Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ

rèn rất vất vả?

+ Nghề thợ rèn có những điểm gì vui nhộn?

+ Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn?

* Hướng dẫn viết từ khó:

- Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn

khi viết chính tả

- GV đọc cho HS viết vào bảng con cacù tư ø: trăm

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- 1 HS viết ở bảng lớp, HS còn lại viết vào bảng con

- Nhận xét bạn viết ở bảng

- Cương mơ ước làm nghề thợ rèn

- Lắng nghe

- 2 HS đọc thành tiếng

-1 HS đọc phần chú giải

- HS nêu

+ Nghề thợ rèn vui như diễn kịch, già trẻ như nhau, nụ cười không bao giờ tắt.+ Bài thơ cho em biết nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động

- HS nêu

- HS viết vào bảng con, 1 HS lên bảng viết

Trang 14

nghề, quay một trận, bóng nhẫy, diễn kịch,

nghịch

- GV nhận xét

* Viết chính tả:

- Hướng dẫn cách trình bày bài thơ

- Nhắc tư thế ngồi viết

- GV đọc cho HS viết

* Thu, chấm bài, nhận xét:

- GV thu 10 bài chấm và nhận xét

c Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

* Bài 2a

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm Yêu vầu

HS làm trong nhóm Nhóm nào làm xong trước

dán phiếu lên bảng Các nhóm khác nhận xét, bổ

sung (nếu sai)

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng

Năm gian lều cỏ thấp le te

Ngõ tối thêm sâu đóm lập loè

Lưng giậu phất phơ chòm khói nhạt

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

- Gọi HS đọc lại bài thơ

- Hỏi: +Đây là cảnh vật ở đâu? Vào thời gian

nào?

- Bài thơ Thu ấm nằm trong chùm thơ thu rất nổi

tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến Ông được

mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam

Các em tìm đọc để thấy được nét đẹp của miền

nông thôn

4 Củng cố

- Tiết chính tả hôm nay ta học bài gì?

5 Dặn dò:

- Nhận xét chữ viết của HS

- Về nhà học thuộc bài thơ thu ấm của Nguyễn

Khuyến hoặc các câu ca dao và ôn luyện để

chuẩn ôn tập giữa học kì I

- Nhận xét tiết học

- Nhận xét bạn viết ở bảng

- HS lắng nghe

- HS viết bài

- 10 HS đem lên chấm, HS ở dưới lớp đổi chéo vở kiềm tra bài cho nhau

-1 HS đọc thành tiếng

- Nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm

- Dán phiếu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- 2 HS đọc thành tiếng

- Đây là cảnh vật ở nông thôn vào những đêm trăng

- Lắng nghe

- 1 HS nêu

- Lắng nghe ghi nhớ, về nhà thực hiện

TUẦN 10 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

TIẾT 10: CHÍNH TẢ NGHE VIẾT.

LỜI HỨA

I MỤC TIÊU:

- Nghe- viết đúng chính tả bài, trình bày đẹp bài Lời hứa

- Hiểu đọc nội dung bài

- Củng cố quy tắc viết hoa tên riêng

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Trang 15

- Giấy khổ to kể sẵn bảng BT3 và bút dạ.

III CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS viết bảng con

- GV đọc cho HS viết các từ : : trăm nghề, quay

một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch

- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính

tả

3 Bài mới:

a Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu tiết học

b Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:

- GV đọc bài Lời hứa Sau đó 1 HS đọc lại

- Gọi HS giải nghĩa từ trung sĩ.

- Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính

tả và luyện viết

- Hỏi HS về cách trình bày khi viết dấu hai chấm,

xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng

ngoặc kép

- Đọc chính tả cho HS viết

- Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả

c Hướng dẫn làm bài tập:

* Bài 1: Hoạt động nhóm đôi.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý

kiến GV nhận xét và kết luận câu trả lời đúng

a/ Em bé được giao nhiệmvụ gì trong trò chơi

đánh trận giả?

b/ Vì sao trời đã tối, em không về?

c/ Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?

d/ Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc

kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu

dòng không? Vì sao?

GV chốt lại : Không được, trong mẫu truyện trên

có 2 cuộc đối thoại- cuộc đối thoại giữa em bé

với người khách trong công viên và cuộc đối

thoại giữa em bé với các bạn cùng chơi trận giả

là do em bé thuật lại với người khách, do đó phải

đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những

lời đối thoại của em bé với người khách vốn đã

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- Cả lớp viết vào bảng con, 1 HS viết ở bảng lớp

- HS lắng nghe

-1 HS đọc, cả lớp lắng nghe

- Đọc phần Chú giải trong SGK

- Các từ : Ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ.

- 2 HS đọc thành tiếng

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận

- Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn

- Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay

Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé

- HS nêu

Trang 16

được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.

* GV viết các câu đã chuyển hình thức thể hiện

những bộ phận đặt trong ngoặc kép để thấy rõ

tính không hợp lí của cách viết ấy

* Bài 3: Hoạt động nhóm 4

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Phát phiếu cho nhóm 4 HS Nhóm nào làm

xong trước dán phiếu lên bảng Các nhóm khác

nhận xét bổ sung

- Kết luận lời giải đúng

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK

- Yêu cầu HS trao đổi hoàn thành phiếu.-Sửa bài (nếu sai)

1 Tên riêng, tên địa lí

Việt Nam -Viết hoa chữ cái đầu vủa mỗi tiếng tạo thành tên đó - Hồ Chí Minh.- Điện Biên Phủ

- Trường Sơn

1 Tên riêng, tên địa lí

nước ngoài -Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó Nếu bộ

phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà đọc các bài tập đọc và HTL để

chuẩn bị bài sau

- HS nêu

- Lắng nghe ghi nhớ, về nhà thực hiện

TUẦN 11

Tiết 11 CHÍNH TẢ NHỚ VIẾT

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I MỤC TIÊU:

- Nhớ – viết chính xác, đẹp 4 khổ thơ đầi bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ.

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt x/s hoăc phân biệt dấu hỏi/ dấu ngã

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bài tập 2a và bài tập 3 viết vào bảng phụ

III CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS viết bảng con

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- Cả lớp viết vào bảng con, 1 HS viết ở

Trang 17

- GV đọc cho HS viết các từ : bền bỉ, ngõ nhỏ,

ngã ngửa, hỉ hả,…

- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính

tả

3 Bài mới:

a Giới thiệu bài:

- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nhớ- viết 4 khổ

thơ đầu của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ

và làm bài tập chính tả

b Hướng dẫn nhớ - viết chính tả:

* Trao đổi về nội dung đoạn thơ:

- Gọi HS mở SGK đọc 4 khổ thơ đầu bài thơ Nếu

chúng mình có phép lạ

- Gọi HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ

- Hỏi:+ Các bạn nhỏ trong đọan thơ có mơ ước

những gì?

+ GV tóm tắc : các bạn nhỏ đều mong ước thế

giới đều trở nên tốt đẹp hơn

* Hướng dẫn viết chính tả:

-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết

- Yêu cầu HS luyện viết vào bảng con

- GV đọc cho HS viết

-Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày thơ

* HS nhớ - viết chính tả:

- GV nhắc tư thế ngồi viết

- Yêu cầu HS gấp SGK lại

* Soát lỗi, chấm bài, nhận xét:

- GV chấm bài : 10 bài

c Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

* Bài 2:Hoạt động cá nhân.

a/- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS nhận xét, chữa bài

- Kết luận lời giải đúng: Lối sang- nhỏ xíu- sức

nóng – sứng sống- trong sáng,

- Gọi HS đọc bài thơ

* Bài 3: Hoạt động cá nhân.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS nhận xét, chữa bài

- Gọi HS đọc lại câu đúng

a/ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

b/ Xấu người đẹp nết.

c/ Mùa hè cá sông, mùa đông các bễ.

d/ Trăng mờ còn tỏ hơn sao

Dẫu rằng núi lỡ còn cao hơn đồi.

- HS viết vào bảng con các từ khó

- Chữ đầu dòng lùi vào 3 ô Giữa 2 khổ thơ để cách một dòng

- 1 HS đọc thành tiếng

- 1 HS làm trên bảng phụ HS dưới lớp làm vào vở nháp

- Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng

- Chữa bài (nếu sai)

- 2 HS đọc lại bài thơ

-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK

-2 HS làm bài trên bảng.Cả lớp làm bài vào VBT

-Nhận xét,bổ sung bài của bạn trên bảng-1 HS đọc thành tiếng

Trang 18

- Mời HS giải nghĩa từng câu GV kết luận lại

cho HS hiểu nghĩa của từng câu,

4 Củng cố :

- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì ?

- Gọi HS đọc thuộc lòng những câu trên

5 Dặn dò:

- Nhận xét tiết học, chữ viết hoa của HS và dặn

HS chuẩn bị bài sau

- Nói ý nghĩa của từng câu theo ý hiểu của mình

- Nghe- viết chính xác việt đẹp đoạn vănNgười chiến sĩ giàu nghị lực

- Làm đúng bài chính tả phân biệt ch/tr hoặc ươn/ ương

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bài tập 2a hoặc 2b viết trên 4 tờ phiếu khổ to và bút dạ

III CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS viết bảng con

- GV đọc cho HS viết các từ : con lương, lườn

trước, ống bương, bươn chải…

- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính

tả

3 Bài mới:

a Giới thiệu bài:

- Trong tiết học này các em sẽ nghe – viết đoạn

văn Người chiến sĩ giàu nghị lực và làm bài tập

chính tả

b Hướng dẫn viết chính tả:

* Tìm hiểu nội dung đoạn văn:

- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK

- Hỏi: + Đoạn văn viết về ai?

+ Câu chuyện về Lê Duy Ứng kể về chuyện gì

cảm động?

* Hướng dẫn viết từ khó.

- Yêu cầu HS tìm từ khó, đễ lẫn khi viết và luyện

viết

- Yêu cầu HS viết vào bảng con

- GV đọc cho HS viết : Sài Gòn tháng 4 năm

1975, Lê Duy Ứng, 30 triển lãm, 5 giải thưởng…

- GV nhận xét chữ viết của HS

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- Cả lớp viết vào bảng con, 1 HS viết ở bảng lớp

- Lắng nghe

-1 HS đọc thành tiếng

+ Đoạn văn viết về hoạ sĩ Lê Duy Ứng.+ Lê Duy Ứng đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của anh

Trang 19

* Viết chính tả:

- Hướng dẫn HS trình bày bài viết

- Nhắc HS tư thế ngồi viết

- GV đọc cho HS viết

* Soát lỗi và chấm bài:

- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi

- Thu 10 vở chấm, nhận xét

c Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

* Bài 2: Trò chơi tiếp sức.

a/- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu các tổ lên thi tiếp sứ, mỗi HS chỉ điền

vào một chỗ trống

- GV cùng 2 HS làm trọng tài chỉ từng chữ cho

HS nhóm khác, nhận xét đúng/ sai

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng

Trung Quốc, chín mươi tuổi, trái núi, chắn

ngang, chê cười, chất, cháu chắt, truyền nhau,

chẳng thể, trời, trái núi,

- Gọi HS đọc lại truyện Ngu Công dời núi

4 Củng cố:

- Muốn viết chính tả đúng ta phải chú ý điều gì ?

5 Dặn dò:

- Nhận xét chữ viết của HS

- Về nhà kể lại chuyện Ngu công dời núi Cho gia

đình nghe và chuẩn bị bài : chính tả nghe viết :

người tìm đường lên các vì sao

- Nhận xét tiết học

- HS lắng nghe

- HS lấy vở ra viết bài

- HS đổi chéo vở dò bài cho nhau

- 10 HS đưa vở lên chấm

-1 HS đọc thành tiếng

- Các nhóm lên thi tiếp sức

- Chữa bài

-Chữa bài (nếu sai)

- 2 HS đọc thành tiếng

- HS nêu

- Lắng nghe ghi nhớ, về nhà thực hiện

Trang 20

TUẦN 13: CHÍNH TẢ NGHE VIẾT

Tiết 13 NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I MỤC TIÊU:

- Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn Từ nhỏ Xi-ô-côp-xki… đến hàng trăm lần

trong bài Người lên các vì sao

- Làm đúng BT chính tả phân biệt các âm đầu l/n, các âm chính (âm giữa vần)

i/iê

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy khổ to và bút dạ,

III CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị

sách vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS viết bảng con

- GV đọc cho HS viết các từ : vườn tược ,

thịnh vượn, vay mượn, mương nước, con

lươn, lương tháng.

- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở

chính tả

3 Bài mới:

a Giới thiệu bài:

- Trong giờ chính tả hôn nay các em sẽ nghe,

viết đoạn đầu trong bài tập đọc Người tìm

đường lên các vì sao và làm bài tập chính tả

b Hướng dẫn viết chính tả:

* Trao đổi về nội dung đoạn văn:

- Gọi HS đọc đoạn văn

Hỏi: +Đoạn văn viết về ai?

- Em biết gì về nhà bác học Xi-ô-côp-xki?

* Hướng dẫn viết chữ khó:

- Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi

viết chính tả và luyện viết

- Luyện viết ở bảng con

- GV đọc cho HS viết các từ : Xi-ô-côp-xki,

nhảy, dại dột, cửa sổ, rủi ro, non nớt, thí

nghiệm,…

- Gv nhận xét

* Nghe viết chính tả:

- HS đọc cho HS viết

* Soát lỗi chấm bài:

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- Cả lớp viết vào bảng con, 1 HS viết ở bảng lớp

- Lắng nghe

- Lắng nghe

-1 HS đọc Cả lớp đọc thầm SGK/125+ Đoạn văn viết về nhà bác học ngừơi Nga Xi-ô-côp-xki

- Xi-ô-côp-xki là nhà bác học vĩ đại đã phát minh ra khí cầu bay bằng kim loại Ông là người rất kiên trì và khổ công nghiên cứu tìm tòi trong khi làm khoa học

- HS nêu

- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con

- HS chú ý tư thế ngồi viết

- HS cả lớp viết bài vào vở

Trang 21

- GV đọc lại bài, yêu cầu Hs dò bài.

- Chấm bài 10 em

c Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

* Bài 2a: Hoạt động nhóm 6

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung

- Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS Yêu cầu

HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm

xong trước dán phiếu lên bảng

- Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các

nhóm khác chưa có

- Nhận xét và kết luận các từ đúng

* Có hai tiếng đề bắt đầu bằng L: Long lẻo,

long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng Lấp

lửng, lập lờ, lặng lẽ, lửng lờ, lấm láp, lọ

lem , lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu….

* Có hai tiếng bắt đầu bằng n : Nóng nảy,

nặng nề, nảo nùng, năng nổ, non nớt, nõn

nà, nông nổi, no nê náo nức nô nức,…

* Bài 3: Hoạt động nhóm.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung

- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và tìm từ

- Gọi HS phát biểu

- Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng

- Lời giải: + Nản chí (nản lòng), lí tưởng,

lạc lối, lạc hướng.

+ Kim khâu, tiết kiệm, tim,…

4 Củng cố:

- Muốn viết chính tả đúng ta phải chú ý điều

gì ?

5 Dặn dò:

- Về nhà viết lại các tính từ vừa tìm được và

chuẩn bị bài : Chính tả nghe – viết : Kim tự

tháp ai cập

- Nhận xét tiết học

- HS dò bài, trao đổi vở kiểm tra bài cho nhau

- 10 HS đưa vở lên chấm

-1 HS đọc thành tiếng

-Trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào phiếu

- Dán phiếu lên bảng, trình bày

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

-1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu

- Mỗi HS viết 10 từ vào vở

- 1 HS đọc thành tiếng

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ

- Từng cặp HS phát biểu 1 HS đọc nghĩa của

tư ø- 1 HS đọc từ tìm được

- HS nêu

- Lắng nghe ghi nhớ, về nhà thực hiện

TUẦN 14

Tiết 14 CHÍNH TẢ (nghe – viết)

CHIẾC ÁO BÚP BÊ

I MỤC TIÊU

1/ HS nghe cô giáo thầy giáo đọc-viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn:

“Chiếc áo búp bê.”

2/ Làm đúng các bài luyện tập phân biệt các tiếng có âm đầu l/n, vần dễ viết

sai ât/âc

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bút dạ + 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b

Trang 22

- Một số tờ giấy trắng khổ A4 để HS thi làm BT3.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS viết bảng con

- GV đọc cho HS viết các từ : : tiềm năng, phim

truyện, hiểm nghèo, huyền ảo.

- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính

tả

3 Bài mới:

a Giới thiệu bài:

- Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe

viết đúng đoạn văn trong bài “Chiếc áo búp bê”

Sau đó chúng ta cùng luỵên tập để viết đúng

chính tả các tiếng có âm đầu (l/n), có vần (ât /

âc)

- GV ghi tựa

b/ Hướng dẫn nghe viết chính tả

* Tìm hiểu nội dung :

- Gọi HS đọc toàn bài chính tả “Chiếc áo búp

bê”

- Chiếc áo búp bê được tả như thế nào ?

- Vì sao bạn nhỏ lại may cho búp bê chiếc áo ?

- GV nhận xét

* Hướng dẫn viết từ khó :

- Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết

chính tả và luyện viết

- Luyện viết ở bảng con

- GV đọc cho HS viết các từ : phong phanh, xa

lánh, loe ra, hạt cườm

- GV đưa bảng mẫu: HS phân tích tiếng khó

* Viết chính tả

- GV nhắc HS: ngồi viết cho đúng tư thế

- HS gấp SGK lại

- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết

* Soát lỗi, chấm bài

- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt HS soát lại

bài HS tự sửa lỗi viết sai

- GV nhận xét chung về bài viết của HS

c Hướng dẫn làm bài tập :

* Bài tập 2 : Thi tiếp sức

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV dán 2 tờ phiếu đã viết nội dung BT2a, phát

bút dạ cho 2 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức, điền

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- Cả lớp viết vào bảng con, 1 HS viết ở bảng lớp

- HS chú ý tư thế ngồi viết

- HS cả lớp viết bài vào vở

- HS dò bài, trao đổi vở kiểm tra bài cho nhau

- 10 HS đưa vở lên chấm

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS thi đua nhóm

Trang 23

đúng, điền nhanh 9 tiếng cần thiết vào 9 chỗ

trống HS cuối cùng thay mặt mỗi nhóm đọc lại

đoạn văn sau khi đã điền hoàn chỉnh

- Cả lớp và GV nhận xét , kết luận nhóm thắng

cuộc

- Tuyên dương nhóm thắng cuộc

- Các em làm bài vào VBT

-Vì sao câu 2 lại chọn tiếng xinh ?(…có đường nét

vẻ dáng trông khá đẹp mắt, dễ ưa)

- Tìm từ có tiếng sinh ? ( sinh kế, sinh lợi, sinh

lực.)

* Bài tập 3 :Trò chơi :Tìm từ nhanhø

a/ Tính từ có âm đầu s/x:

- Các em đọc yêu cầu BT3 + đọc mẫu

- Sung sướng, xấu là 2 tính từ có âm đầu s/x có

thể là 1 tiếng, 2 tiếng…

- Các em làm vào VBT.Sau khi HS làm xong:

- GV phát bút dạ và giấy trắng cho các nhóm

- Các nhóm trao đổi và ghi tính từ vào phiếu

- Đại diện nhóm trình bày kết quả

- Cả lớp và GV nhận xét, Bình chọn nhóm thắng

cuộc (Đúng/ nhiều tính từ)

- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc

4 Củng cố :

- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì ?

- Chúng ta được học tính từ có âm nào, vần nào?

5 Dặn dò :

- Các em xem trước chính tả nghe- viết Cánh

diều tuổi thơ, chú ý âm tr/ch và dấu hỏi/ dấu ngã

- GV nhận xét tiết học

- Đọc to

- Vỗ tay

- Làm vào vở

- HS trả lời

- Thi đua theo nhóm

- Đọc yêu cầu

- HSlàm bài

- Trao đổi, làm bài

- Các nhóm trình bày

Tiết 15 CHÍNH TẢ (nghe – viết)

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I MỤC TIÊU :

1 Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài: “Cánh diều

tuổu thơ.”

2 Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng

tr/ch, thanh hỏi/thanh ngã

3 Biết miêu tả một đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của BT2, sao cho các

bạn hình dung được đồ chơi, có thể biết chơi đồ chơi và trò chơi đó

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Một vài đồ chơi phục vụ cho BT2, 3 Ví dụ : chong chóng, chó lái xe, chó

bông biết sủa, tàu thuỷ, ô tô cứu hoả, búp bê,…

- Một vài tờ phiếu kẻ bảng( xem mẫu ở dưới) để Hs các nhóm thi làm BT2 +

Một tờ giấy khổ to viết lời giải BT2a

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Trang 24

Hoạt động dạy Hoạt động học

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS viết bảng con

- GV đọc cho HS viết các từ : : Vất vả, tất tả, lấc

cấc, ngất ngưỡng,

- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính

tả

3 Bài mới:

a Giới thiệu bài:

- Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe

viết đúng một đoạn trong bài “Cánh diều tuổu

thơ” Sau đó chúng ta cùng luỵên tập để viết

đúng chính tả các tiếng có âm đầu (tr/ch), có

thanh (hỏi/ngã)

- GV ghi tựa

b/ Hướng dẫn nghe viết chính tả

* Tìm hiểu nội dung :

- GV gọi HS đọc đoạn văn

Hỏi : + Cánh diều đẹp như thế nào?

+ Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng

như thế nào ?

- GV nhận xét

* Hướng dẫn viết từ khó :

- Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết

chính tả và luyện viết

- Luyện viết ở bảng con

- GV đọc cho HS viết các từ : cánh diều, bãi thả,

hét trầm, bổng, sao sớm

- GV đưa bảng mẫu: HS phân tích tiếng khó

* Viết chính tả

- GV nhắc HS: ngồi viết cho đúng tư thế

- HS gấp SGK lại

- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết

* Soát lỗi, chấm bài

- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt HS soát lại

bài HS tự sửa lỗi viết sai

- Em nào không mắc lỗi, sai từ 1- 5 lỗi, dưới 5lỗi

- Gọi HS đưa vở lên chấm

- GV nhận xét chung về bài viết của HS

c Hướng dẫn làm bài tập :

* Bài tập 2 : Trò chơi tiếp sức.

Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi

a/ Tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch:

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- Cả lớp viết vào bảng con, 1 HS viết ở bảng lớp

- HS chú ý tư thế ngồi viết

- HS cả lớp viết bài vào vở

- HS dò bài, trao đổi vở kiểm tra bài cho nhau

- HS giơ tay

- 10 HS đưa vở lên chấm

Trang 25

- Gọi HS đọc yêu cầu BT2 + mẫu

- GV nêu : chong chóng là đồ chơi có âm đầu ch,

còn trốn tìm là trò chơi có 1 tiếng có âm đầu tr

- Các em thực hiện tìm và ghi vào nháp

- HS cử đại diện các dãy 6 em lên thi đua tiếp

sức

- GV nêu luật chơi : lần lượt từng em lên ghi tên

trò chơi, đồ chơi; đội nào ghi được nhiều/ đúng /

đẹp / nhanh không trùng tên thì đội đó sẽ thắng

cuộc

- Các đội bắt đầu thi đua, HS cổ vũ

- Cả lớp và GV nhận xét , kết luận nhóm thắng

cuộc

- Các em làm bài vào VBT:

+ Đồ chơi : chong chóng, chó bông, chó đi xe

đạp, que chuyền, trống ếch, trống cơm, cầu trượt

+ Trò chơi : chọi dế, chọi cá, chọi gà, thả chim,

chơi chuyền, đánh trống, trốn tìm, trồng nụ trồng

hoa, cắm trại, bơi trải, cầu trượt …

* Bài tập 3 : Hoạt động nhóm bàn

Miêu tả đồ chơi + trò chơi:

- Các em đọc yêu cầu BT3

- Yêu cầu các em tả sao cho các bạn hình dung

được đồ chơi và cách chơi các em sẽ đạt điểm

cao

- Yêu cầu HS cầm đồ chơi lên tả hoặc nêu cách

chơi cho các bạn trong nhóm nghe

- GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn

- Cả lớp và GV nhận xét, Bình chọn bạn hay

nhất 4 Củng cố :

- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì ?

- Chúng ta được biết những trò chơi có âm ch/tr

5 Dặn dò :

- Về nhà viết một đoạn văn miêu tả một đồ chơi

hay một trò chơi mà em thích

- Chuẩn bị chính tả tuần 16

- GV nhận xét tiết học

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS lắng nghe

- HS tìm từ và ghi vào giấy nháp

- HS thi đua nhóm

- Các nhóm lắng nghe

- Vỗ tay

- Làm vào vở bài tập

- 2 HS đọc yêu cầu

1 Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài: “Kéo co.”

2 Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn (r/d/gi, ât/âc) đúng với

nghĩa đã cho

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Trang 26

- Một số tờ giấy A4 để HS thi làm BT2a Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải

BT2a

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS viết bảng con

- GV đọc cho HS viết các từ : : tàu thuỷ, thả

diều, nhảy dây.

- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính

tả

3 Bài mới:

a Giới thiệu bài:

- Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe

viết đúng một đoạn trong bài “Kéo co” Sau đó

chúng ta cùng luỵên tập để viết đúng chính tả

các tiếng có âm đầu (r/d/gi), có vần (ât/âc)

- GV ghi tựa

b/ Hướng dẫn nghe viết chính tả

* Tìm hiểu nội dung :

- GV gọi HS đọc đoạn văn

Hỏi : - Cách chơi kéo co của làng Hữu Trấp và

làng Tích Sơn có gì khác nhau ?

- GV nhận xét

* Hướng dẫn viết từ khó :

- Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết

chính tả và luyện viết

- Luyện viết ở bảng con

- GV đọc cho HS viết các từ : Hữu Trấp, Quế

Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú,

ganh đua, khuyến khích, trai tráng

- GV đưa bảng mẫu: HS phân tích tiếng khó

* Viết chính tả

- GV nhắc HS: ngồi viết cho đúng tư thế

- HS gấp SGK lại

- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết

* Soát lỗi, chấm bài

- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt HS soát lại

bài HS tự sửa lỗi viết sai

- Em nào không mắc lỗi, sai từ 1- 5 lỗi, dưới 5lỗi

- Gọi HS đưa vở lên chấm

- GV nhận xét chung về bài viết của HS

c Hướng dẫn làm bài tập :

* Bài tập 2 : Hoạt động nhóm 2

Tìm từ : a/ Tiếng bắt đầu bằng r/d hoặc gi:

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- Cả lớp viết vào bảng con, 1 HS viết ở bảng lớp

- HS chú ý tư thế ngồi viết

- HS cả lớp viết bài vào vở

- HS dò bài, trao đổi vở kiểm tra bài cho nhau

- HS giơ tay

- 10 HS đưa vở lên chấm

Trang 27

- Gọi HS đọc yêu cầu BT2

- GV nêu : BT có 3 ý Nhiệm vụ của các em là

tìm từ có âm đầu r/d/gi sao cho hợp với từng ý

giải thích

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp

- Cả lớp làm vào vở bài tập, 2 nhóm làm vào

phiếu và dán phiếu lên bảng

- Cả lớp và GV nhận xét , kết luận lời giải đúng :

+ nhảy dây + múa rối + giao bóng (đối với

bóng bàn, bóng chuyền)

4 Củng cố :

- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì ?

- Chúng ta rèn viết đúng tiếng có âm nào, vần

nào?

5 Dặn dò :

- Chuẩn bị chính tả nghe – viết : Mùa đông trên

rẻo cao, luyện viết tiếng có âm l/n; vần ât/âc

- GV nhận xét tiết học

- 1 HS đọc yêu cầu

Tiết 17 CHÍNH TẢ (nghe – viết)

MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO

I MỤC TIÊU :

1 Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả: “Mùa đông

trên rẻo cao.”

2 Luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : l/n; ât/ âc

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Một số tờ phiếu viết nội dung BT2a, BT3

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS viết bảng con

- GV đọc cho HS viết các từ : nhảy dây, múa rối,

giao bóng, vật, nhấc, lật đật.

- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính

tả

3 Bài mới:

a Giới thiệu bài:

- Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe

viết đúng bài văn miêu tả “Mùa đông trên rẻo

cao” Sau đó chúng ta cùng luỵên tập để viết

đúng chính tả các tiếng có âm đầu (l/n), có vần

(ât/âc)

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- Cả lớp viết vào bảng con, 1 HS viết ở bảng lớp

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- HS nhắc lại

Trang 28

- GV ghi tựa

b/ Hướng dẫn nghe viết chính tả

* Tìm hiểu nội dung :

- GV gọi HS đọc đoạn văn

Hỏi : - Mùa đông trên rẻo cao được tả đẹp như

thế nào?

- GV nhận xét

* Hướng dẫn viết từ khó :

- Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết

chính tả và luyện viết

- Luyện viết ở bảng con

- GV đọc cho HS viết các từ : trườn xuống, chít

bạc, khua lao xao

- GV đưa bảng mẫu: HS phân tích tiếng khó

* Viết chính tả

- GV nhắc HS: ngồi viết cho đúng tư thế

- HS gấp SGK lại

- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết

* Soát lỗi, chấm bài

- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt HS soát lại

bài HS tự sửa lỗi viết sai

- Em nào không mắc lỗi, sai từ 1- 5 lỗi, dưới 5lỗi

- Gọi HS đưa vở lên chấm

- GV nhận xét chung về bài viết của HS

c Hướng dẫn làm bài tập :

* Bài tập 2 : Hoạt động cả lớp

+Điền vào chỗ trống :a/ Tiếng bắt đầu bằng l/

n

- Gọi HS đọc yêu cầu BT2 + đoạn văn

- GV nêu : bài tập cho một đoạn văn ngắn

Nhiệm vụ của các em là tìm tiếng có âm đầu l/n

điền vào ô trống sao cho thích hợp

- Các em thực hiện tìm và ghi vào nháp

- GV dán lên bảng 4 tờ phiếu, mời 4 HS lên bảng

thi làm bài Sau đó đọc đoạn văn đã điền đầy đủ

các tiếng cần thiết vào ô trống

- Cả lớp và GV nhận xét trên cơ sở: đúng / đẹp /

nhanh thì đội đó sẽ thắng cuộc

- GV tuyên dương đội thắng cuộc

- Các em làm bài vào VBT

- GV chốt ý đúng :+ loại nhạc cu ï- lễ hội - nổi

tiếng

- Vì sao ta chọn loại mà không phải noại ?( là để

chỉ một số nhạc cụ có những đăc điểm chung)

- GV : tiếng noại không có nghĩa gì cả

- Tương tự các tiếng : nễ, lổi không có nghĩa

- Con người nhận xét gì về cồng chiêng ?

* Bài tập 3 : Thi tiếp sức :

- HS chú ý tư thế ngồi viết

- HS cả lớp viết bài vào vở

- HS dò bài, trao đổi vở kiểm tra bài cho nhau

- HS giơ tay

- 10 HS đưa vở lên chấm

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS lắng nghe

- HS tìm từ và ghi vào giấy nháp

- HS thi đua nhóm

- Các nhóm lắng nghe

- Vỗ tay

- Làm vào vở bài tập

- HS nêu

- HS nêu

Trang 29

+ Miêu tả đồ chơi + trò chơi:

- Gọi HS đọc yêu cầu BT3 + đoạn văn

- GV : BT3 cho một đoạn văn Nhiệm vụ của các

em là chọn từ trong ngoặc đơn để điền hoàn

chỉnh các câu văn sao cho đúng chính tả

- Các em làm bài vào nháp

- GV dán bảng 4 tờ phiếu cho HS các nhóm thi

tiếp sức ( mỗi nhóm 6 em tiếp nối điền 12 từ

đúng)

- Cả lớp và GV nhận xét

4 Củng cố :

- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì ?

- Chúng ta được viết đúng âm nào, vần nào?

5 Dặn dò :

- Chuẩn bị chính tả ôn thi HKI

- GV nhận xét tiết học

- 2 HS đọc yêu cầu

- HS lắng nghe

- Các em tìm từ ghi vào vở nháp

- Các nhóm thi tiếp sức

1 Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL (Yêu cầu như tiết 1)

2 Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Đôi que đan

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1 Ổn định:

- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học và chuẩn bị sách

vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra vở bài tập tiết 17

- GV nhận xét

3 Bài mới:

a Giới thiệu bài:

- Chúng ta tiếp tục ôn tập, củng cố kiến thức và

kiểm tra kết quả học tập môn Tiếng Việt trong 17

tuần

- Tiết học hôm nay, chúng ta kiểm tra lấy điểm

TĐ và HTL, viết đúng chính tả bài thơ: “ Đôi que

đan”

b Kiểm tra đọc :

* Cách kiểm tra : - Từng HS lên bốc thăm chọn

bài ( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1

- 2 phút )

- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn

hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- Cả lớp đưa vở bài tập lên kiểm tra

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- HS lần lượt lên bốc thăm, đọc bài và trả lời câu hỏi

Trang 30

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.

- GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục

và Đào tạo HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV

cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại

trong tiết học sau

c/ Hướng dẫn nghe viết chính tả

* Tìm hiểu nội dung :

- GV đọc toàn bài chính tả “Đôi que đan” một

lượt Chú ý phát âm rõ ràng, tạo điều kiện cho

HS chú ý đến tiếng có âm (tr/ch, r/d/gi,)

Hỏi :+ Hai chị em bạn nhỏ đã làm gì?

+ Sản phẩm gì được tạo ra từ hai bàn tay của chị

của em ?

- GV nhận xét

* Hướng dẫn viết từ khó :

- Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết

chính tả và luyện viết

- Luyện viết ở bảng con

- GV đọc cho HS viết các từ : chăm chỉ, giản dị,

- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết

* Soát lỗi, chấm bài

- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt HS soát lại

bài HS tự sửa lỗi viết sai

- Em nào không mắc lỗi, sai từ 1- 5 lỗi, dưới 5lỗi

- Gọi HS đưa vở lên chấm

- GV nhận xét chung về bài viết của HS

4 Củng cố :

- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì ?

5 Dặn dò :

- Những HS chưa có điểm kiểm tra về nhà nhớ

luyện đọc để hôm sau kiểm tra

- Ôn lại các bài luyện từ và câu

- GV nhận xét tiết học

- HS chú ý tư thế ngồi viết

- HS cả lớp viết bài vào vở

- HS dò bài, trao đổi vở kiểm tra bài cho nhau

Trang 31

TUẦN 19

Tiết 19: CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT

Bài viết: KIM TỰ THÁP AI CẬP

I/MỤC TIÊU:

- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập.

- Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm, vần dễ lẫn s / x ; iêc /

iêt

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-3 tờ phiếu viết nội dung BT 2 Ba băng giấy viết nội dung BT 3a (3b)

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1/ Oån định Nhắc nhở HS tư thế ngồi học, và

chuẩn bị sách vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- GV nêu tên những HS đạt điểm cao thi chính tả,

viết chữ đẹp, không sai lỗi chính tả, có tư thế

ngồi viết đúng ở HKI

- Kiểm tra sách ,vở HKII của HS

3.Dạy bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK/5 và hỏi:

+ Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Tiết chính tả hôm nay, cô sẽ đọc cho các em

viết đoạn văn kim tự tháp Ai Cập và làm bài tập

chính tả

- Ghi tựa lên bảng

b) Hướng dẫn nghe viết chính tả:

*Tìm hiểu nội dung đoạn văn :

- GV đọc bài một lượt

- Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của ai?

- Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

- Đoạn văn nói lên điều gì?

* Hướng dẫn viết từ kho ù:

- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn lộn khi viết

chính tả

- Yêu cầu HS phát âm và phân tích các từ vừa

nêu (Tảng đá, nhằng nhịt, chuyên chở…)

-Yêu cầu HS viết vào bảng con những từ đó

- Gọi HS nhận xét bài bạn viết

* Viết chính tả

- GV lưu ý HS cách trình bày chính tả

+ Tên bài chính tả ghi giữa trang giấy

+ Nhớ viết hoa từ Ai Cập

- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong

câu cho HS viết Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 – 3

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

- Lắng nghe

- Cả lớp bỏ sách vở lên bàn

- … vẽ kim tự tháp ở Ai Cập

- HS nối tiếp nhau nêu

- 3 HS phát âm phân tích

- 3 HS lên bảng lớp viết, cả lớp viết vào bảng con

- Nhận xét bạn viết ở bảng lớp

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe viết chính tả

Trang 32

* Soát lỗi và chấm bài

- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt

- GV chấm chữa 10 bài

- GV nhận xét bài viết của HS

c/ Hướng dẫn làm bài tập:

* Bài tập2:

- Cho HS đọc yêu cầu BT và đoạn văn

Dán hai tờ phiếu ghi sẵn bài tập lên bảng

- Cho HS làm bài

- GV theo dõi HS làm bài

- GV nhận xét và chốt lại những từ đúng chính tả

cần tìm: Sinh, biết, biết, sáng, tuyệt, xứng.

* Bài tập 3a:

- Cho HS đọc yêu cầu của câu a

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS nhận xét bài bạn

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng

Như SGV/8

4.Củng cố:

- Tiết chính tả hôm nay ta học bài gì?

5.Dặn dò

- GV nhận xét tiết học

- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ đã luyện tập để

không viết sai chính tả

- Về nhà hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài Cha đẻ

của chiếc lốp xe đạp

- Từng cặp HS đổi vở cho nhau để soát lỗi và dùng bút chì sửa ra lề trang vở

- Lắng nghe

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe

- 2 HS lên làm bài vào phiếu

- HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân các từ chọn để viết vào cho đúng

- Nhận xét bài bạn làm trên bảng

- HS chép lời giải đúng vào VBT

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe

- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở

- Nhận xét bài bạn

- 1HS nêu

- Lắng nghe về nhà thực hiện

TUẦN 20

Tiết 20: CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT

Bài viết: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP

I/MỤC TIÊU:

- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.

- Phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ ch ; uôt/ uôc

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Một số tờ giấy viết nội dung bài tập2a(2b), 3a(3b)

- Tranh minh hoạ

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

1/ Oån định Nhắc nhở HS tư thế ngồi

học, và chuẩn bị sách vở để học bài

2 Kiểm tra bài cũ:

- GV đọc và yêu cầu HS viết các từ:

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện

-3HS viết ở bảng lớp

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w