Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 95 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
95
Dung lượng
793,82 KB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy hướng dẫn luận văn của mình, PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng trong việc hướng dẫn lựa chọn đề tài và quá trình thực hiện luận văn này. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của thầy chính là tiền đề giúp tác giả đạt được kết quả này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy đã kiên nhẫn hướng dẫn chi tiết, hiệu chỉnh và kiểm duyệt tất cả các nội dung của luận văn. Ngoài ra, tác giả cũng xin cảm ơn tới sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô khác trong Khoa Kinh tế, trường Đại học Thủy Lợi như thầy giáo PGS.TS Nguyễn Bá Uân, cô giáo PGS.TS Đặng Tùng Hoa… đã giúp tác giả hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện, tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác, những người đã thực hiện trả lời phỏng vấn khảo sát của tác giả về thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam. Cuối cùng, để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân trong thời gian làm luận văn, tác giả cũng rất biết ơn lãnh đạo công ty của tác giả, đã ủng hộ và tạo điều kiện về thời gian, kinh phí trong quá trình học tập. Mặc dù vậy, do trình độ, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Đinh Thị Thu Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Đinh Thị Thu Trang MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 1.1. Giới thiệu chung về than đá và hoạt động khai thác than đá 1 1.1.1. Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên than đá 1 1.1.2. Công nghiệp khai thác than trên thế giới 3 1.1.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đối môi trường, xã hội trên thế giới 9 1.2. Giới thiệu về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường 11 1.2.1. Giới thiệu chung về thuế và phí 11 1.2.2. Thuế tài nguyên thiên nhiên 13 1.2.3. Phí bảo vệ môi trường 18 Kết luận chương 1 21 CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN ĐÁ Ở VIỆT NAM 22 2.1. Thực trạng hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam 22 2.1.1. Trữ lượng than đá ở Việt Nam 22 2.1.2. Tổ chức quản lý và khai thác than ở Việt Nam 23 2.1.3. Ảnh hưởng của ngành khai thác than đá đối với nền kinh tế, xã hội, môi trường ở Việt Nam 28 2.2. Thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam 36 2.2.1. Sự cần thiết ban hành Luật thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam 36 2.2.2. Thuế tài nguyên ở Việt Nam 38 2.2.3. Phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam 42 2.3. Tác động ảnh hưởng của chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đến khai thác than đá ở Việt Nam trong thời gian qua 46 2.3.1. Những mặt đạt được khi áp dụng luật thuế, phí 46 2.3.2. Những mặt hạn chế khi áp dụng luật thuế, phí 53 Kết luận chương 2 57 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN ĐÁ Ở VIỆT NAM 58 3.1. Định hướng phát triển ngành than đá trong thời gian tới 58 3.1.1. Quan điểm phát triển 59 3.1.2. Mục tiêu phát triển 60 3.2. Kinh nghiệm về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá của một số quốc gia 65 3.2.1. Cải cách thuế than đá ở Trung Quốc – Chuyển từ thuế tính khối lượng sang doanh số bán hàng 65 3.2.2. Khai thác than và chính sách thuế than ở Mỹ nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên 66 3.2.3. Ấn Độ tăng thuế than để có nguồn hỗ trợ cho năng lượng tái tạo 69 3.2.4. Cải cách thuế than ở Hà Lan – Tăng chi phí cho người tiêu dùng, tăng thu nhập nhà nước và phục vụ cho chuyển đổi năng lượng 70 3.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam 71 3.3.1. Nhóm giải pháp về mức tính, giá tính và đối tượng tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường 71 3.3.2. Nhóm giải pháp về quản lý thu thuế, phí 73 3.3.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ 75 Kết luận chương 3 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường EU : Liên minh Châu Âu EWG : Tổ chức kiểm soát năng lượng Anh GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HNX : Sàn chứng khoán Hà Nội IEA : Tổ chức năng lượng quốc tế OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế P/E : Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu TKV : Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam WAC : Tổ chức Hiệp hội than đá thế giới WB : Ngân hàng Thế giới WEC : Hội đồng năng lượng thế giới WRI : Viện Tài nguyên Thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Trữ lượng than đá cuối năm 2006 (triệu tấn) 4 Bảng 1.2: Mức sản lượng khai thác than trong năm 2007 (triệu tấn) 7 Bảng 1.3: Mức sản lượng khai thác than trong năm 2012 (triệu tấn) 7 Bảng 2.1: Sản xuất than trong cơ cấu các ngành công nghiệp Việt Nam 26 Bảng 2.2: Dự báo nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân 27 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất và kinh doanh than khoáng sản Việt Nam 2011-2013 30 Bảng 2.4: Biểu khung thuế suất thuế tài nguyên riêng với than đá 41 Bảng 2.5: Biểu thuế suất thuế tài nguyên than đá từ tháng 7/2010- 1/2014 41 Bảng 2.6: Biểu thuế suất thuế tài nguyên than đá từ tháng 2/2014 42 Bảng 2.7: Khung thu phí BVMT đối với khai thác than đá từ 01/01/2006 43 Bảng 2.8: Khung thu phí BVMT đối với khai thác than đá từ 01/01/2009 44 Bảng 2.9: Khung thu phí BVMT đối với khai thác than đá từ 01/01/2012 đến nay . 44 Bảng 2.10: Mức thu phí BVMT đối với khai thác than đá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ 01/01/2012 46 Bảng 2.11: Tổng hợp báo cáo tài chính công ty Cổ phần Than Núi Béo 51 Bảng 3.1: Cung và cầu than ở Hoa Kỳ (đơn vị: triệu tấn) 67 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Cân bằng của thị trường tài nguyên thiên nhiên 14 Hình 1.2: Mô hình ảnh hưởng của thuế tài nguyên 17 Hình 1.3: Mô hình xác định phí thải 19 Hình 2.1: Hai phương pháp khai thác than (lộ thiên và dưới lòng đất) 24 Hình 2.2: Ảnh hưởng của khai thác than đến môi trường vịnh Hạ Long 33 Hình 2.3: Tổng hợp ý kiến của người dân về mức thuế đối với than 49 LỜI MỞ ĐẦU Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý giá do thiên nhiên ban tặng, có vai trò quan trọng đối với con người. Phần lớn các sản phẩm để phục vụ đời sống sinh hoạt của con người được sản xuất từ tài nguyên thiên nhiên. Trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quốc tế hoá sâu rộng như hiện nay, nhu cầu sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh tế quốc dân ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia, nhất là các loại tài nguyên quý hiếm, tài nguyên không tái tạo như: dầu khí, than, đá, Trong đó, than đá là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, là nguồn năng lượng chủ yếu của loài người. Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu năng lượng ngày càng lớn thì tài nguyên là nguồn lực đóng vai trò quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế đất nước. Trong đó ngành than là ngành kinh tế trọng điểm của nước ta, cung cấp nhiên liệu hoạt động cho hầu hết các ngành khác, đặc biệt điện, phân bón, giấy, xi-măng. Đó là những ngành sử dụng nhiều than nhất trong sản xuất, do đó nguồn cầu về than trên thị trường hiện đang rất lớn. Hiện nay ngành than ở Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn. Trữ lượng than ngày càng ít đi, chất lượng than giảm trong khi nhu cầu về than lại không hề giảm trong tương lai. Việc phân bổ như thế nào là vấn đề nan giải cho nhà nước cũng như các doanh nghiệp. Việc thăm dò địa chất cũng gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, kinh tế cũng như tài năng con người. Bên cạnh đó việc khai thác chế biến than đá cũng gây ra nhiều bất cập về môi trường.Hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường trong khai thác và sử dụng khoáng sản Việt Nam đòi hỏi phải quan tâm đến các khía cạnh: Hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến; điều tra chi tiết, quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản, không xuất thô các loại nguyên liệu khoáng, tăng cường tinh chế và tuyển luyện khoáng sản; đầu tư kinh phí xử lý chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng khoáng sản như xử lý chống bụi, chống độc, xử lý nước thải, quy hoạch xây dựng các bãi thải. Trước tình trạng trên, chính phủ và các ngành chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp như tìm nguồn năng lượng mới, tiết kiệm năng lượng… Đặc biệt là việc ban hành các quy định, các văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch một cách hiệu quả bền vững. Thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường là một trong những công cụ quan trọng trong việc quản lý tài nguyên. Trong thời gian qua luật thuế tài nguyên đã giúp các cơ quan quản lý địa phương tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động khai thác tài nguyên, hạn chế khai thác không phép, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường nơi khai thác. Việc nâng cao nhận thức về vai trò của tài nguyên sẽ khuyến khích các địa phương lựa chọn phương thức đầu tư khai thác, chế biến tài nguyên hợp lý và lựa chọn đường lối phát triển kinh tế xã hội thích hợp với điều kiện địa phương mình. Tăng cường công tác quản lý và cấp phép khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản, lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện, tiềm lực để khai thác, chế biến tài nguyên; có chính sách khuyến khích đầu tư chế biến sâu nâng cao giá trị tài nguyên. Từ đó, tài nguyên ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả mà chính sách thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường mang lại trong những năm qua đối với hoạt động khai thác than đá còn nhiều tồn tại và bất cập cần phải khắc phục như: giá tính, thuế suất, phí và phương pháp quản lý thu chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên theo từng giai đoạn, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp phép khai thác tài nguyên và cơ quan thuế chưa chặt chẽ; hệ thống thông tin về trữ lượng, chủng loại tài nguyên tại địa phương chưa đầy đủ dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện thu thuế tài nguyên dẫn tình trạng "chảy máu" tài nguyên than đá, gây thất thu cho ngân sách, ô nhiễm môi trường gia tăng. Chính vì vậy việc nghiên cứu “Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam” là một vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tác động của chính sách thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường tới hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam , từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chính sách với mục tiêu bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam. Từ việc phân tích những khó khăn, bất cập vướng mắc, các nhân tố ảnh hưởng khi thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đi vào hiệu lực, đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả chính sách thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định trên hai phương diện không gian và thời gian. Về mặt không gian, là tác động thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường tới hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam, về mặt thời gian trong giai đoạn từ 2005 đến nay. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin và phương pháp tổng hợp xử lý số liệu và phân tích. Phương pháp thu thập thông tin gồm: Thu thập thông tin thứ cấp là các văn bản pháp luật, quy định về thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thông tin và số liệu về tình hình kinh tế, xã hội; Thu thập thông tin sơ cấp: thông qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ, hộ dân, chuyên gia, thảo luận nhóm. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh, đối chiếu chính sách thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá trong tình hình chung ở Việt Nam và trên thế giới. Kết cấu luận văn gồm 3 phần chính: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tác động của thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường tới hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam [...]... đề cao hơn lợi ích của các doanh nghiệp khai thác tài nguyên Bên cạnh đó, phí ô nhiễm thực sự có hiệu quả khi mức phí thay đổi được hành vi của các công ty khai thác và khách hàng sử dụng, khi việc doanh nghiệp giảm thải ô nhiễm là lựa chọn ít tốn kém hơn việc nộp phí 22 CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN ĐÁ Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng hoạt động. .. hoá - hiện đại hoá và duy trì tăng trưởng bền vững, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết không chỉ đối với nước ta mà đã trở thành vấn đề toàn cầu Hệ thống phí bảo vệ môi trường có tác dụng giảm những hành vi gây ô nhiễm môi trường bằng một phí hay thuế áp cho người gây ô nhiễm Phí bảo vệ môi trường thu vào quá trình sản xuất; người sản xuất khi xả thải (nước... nước và xuất khẩu Sản lượng và xuất khẩu than tăng nhanh trong những năm gần đây 2.1.2.2 Công nghệ trong khai thác than đá ở Việt Nam Hiện nay có hai phương pháp khai thác than là khai thác lộ thiên và khai thác theo hầm lò như mô tả trong hình 2.1 Xu thế chung hiện này là tăng cường công nghệ trong trong khai thác Ở Việt Nam trong những năm qua đã có chuyển biến lớn từ khai thác truyền thống sang khai. .. cùng chịu gánh nặng của thuế? ” hay “Đâu là phạm vi ảnh hưởng của thuế Câu trả lời là gánh nặng của thuế phụ thuộc vào độ co giãn tương đối của cung và cầu Các nhà chính sách cần phải tính toán được mức thuế đánh hợp lý để lợi ích của công cộng được đề cao hơn lợi ích của các doanh nghiệp khai thác tài nguyên 1.2.3 Phí bảo vệ môi trường 1.2.3.1 Cơ chế của hệ thống phí bảo vệ môi trường Trong quá trình... ngân sách Nhà nước Tên gọi của loại lệ phí nào phản ánh khá đầy đủ mục đích sử dụng loại lệ phí đó Mục đích của từng loại lệ phí rất rõ ràng, thường phù hợp với tên gọi của nó 1.2.2 Thuế tài nguyên thiên nhiên 1.2.2.1 Nguyên tắc đánh thuế tài nguyên thiên nhiên Vai trò của thuế tài nguyên nói riêng, giúp tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có... ngày càng trở lên cấp bách 1.1.3 Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đối môi trường, xã hội trên thế giới Môi trường toàn cầu đang phải đối mặt với muôn vàn thách thức từ biến đổi khí hậu Sự nóng lên của Trái đất, ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất… đang dần đẩy con người tới bước đường diệt vong Nguyên nhân không đâu khác, chính là vì hoạt động sản xuất, vắt kiệt nguồn tài nguyên của chính chúng... khỏe mà các em phải đối mặt 1.2 Giới thiệu về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường 1.2.1 Giới thiệu chung về thuế và phí Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật là khoản thu ngân sách nhà nước quan trọng nhất 7 Bài “Thực trạng xót xa về việc khai thác than của con người”, 28/03/2014, ...1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Giới thiệu chung về than đá và hoạt động khai thác than đá 1.1.1 Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên than đá Tài nguyên thiên nhiên là một tài sản quý giá của một quốc gia, là một trong những nguồn lực chủ yếu để xây dựng và phát triển kinh tế -xã hội, tuy không có tác dụng quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội, song đó là... Việt Nam tính đến ngày 1-1-2011 được xác định khoảng 48,7 tỷ tấn; trong đó than đá khoảng 48,4 tỷ tấn, than bùn khoảng 0,3 tỷ tấn Tài nguyên và trữ lượng than huy động vào Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến triển vọng đến năm 2030 là 7,2 tỷ tấn, trong đó than đá: 7,0 tỷ tấn, than bùn: 0,2 tỷ tấn 2.1.2 Tổ chức quản lý và khai thác than ở Việt Nam 2.1.2.1 Tổ chức quản lý than. .. quản lý than ở Việt Nam Đặc thù của ngành than Việt Nam là bị phụ thuộc vào Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam National Coal - Mineral Industries Group- Vinacomin, tên viết tắt tiếng Việt là TKV), là một tập đoàn công nghiệp quốc gia của Việt Nam với 100% vốn sở hữu Nhà nước được giao nhiệm vụ chính trong việc quản lý, khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản Việt Nam TKV là doanh . tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam 36 2.2.2. Thuế tài nguyên ở Việt Nam 38 2.2.3. Phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam 42 2.3. Tác động ảnh hưởng. 3.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam 71 3.3.1. Nhóm giải pháp về mức tính, giá tính và đối. dụng luật thuế, phí 53 Kết luận chương 2 57 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN ĐÁ Ở VIỆT NAM 58