Sự cần thiết ban hành Luật thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đố

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam (Trang 46)

với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam

Hiện nay ngành than ở Việt Nam đang đứng trên thách thức lớn. Trữ lượng than ngày càng ít đi,chất lượng than giảm trong khi đó nhu cầu về than lại không hề giảm đi trong tương lai. Việc phân bổnhư thế nào là vấn đề nan giải cho nhà nước cũng như các doanh nghiệp. Đối với việc khai thác than ở bể Quảng Ninh trước đây, có thời kỳ sản lượng lộ thiên đã chiếm đến 80%, tỷ lệ này dần dần đã thay đổi, hiện nay còn 60%, trong tương lai sẽ còn xuống thấp hơn. Các mỏ lộ thiên lớn đã và sẽ giảm sản lượng, đến cuối giai đoạn 2015-2020 có mỏ không còn sản lượng; các mỏ mới lộ thiên lớn sẽ không có, nếu có là một số mỏ sản lượng dưới 0,5-1 triệu tấn/ năm. Tỷ lệ sản lượng than hầm lò tăng kéo theo điều kiện khai thác khó khăn tăng,

37

chi phí đầu tư xây dựng và khai thác tăng. Việc thăm dò địa chất cũng gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, kinh tế cũng như tài năng con người. Bên cạnh đó việc khai thác chế biến than đá cũng gây ra nhiều bất cập về môi trường. Than ở Việt Nam được khai thác lộ thiênlà chính còn lại là khai thác hầm lò. Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò. Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng; đốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính toán một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn N0X, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại. Các chỉ số mới được công bố tháng 1 năm 2013 đã hé lộ một thực tế khủng khiếp về tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn của Trung Quốc, và than đálà một trong những thủ phạm chính. Hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường trong khai thác và sử dụng khoáng sản Việt Nam đòi hỏi phải quan tâm đến các khía cạnh: Hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến; điều tra chi tiết, quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản, không xuất thô các loại nguyên liệu khoáng, tăng cường tinh chế và tuyển luyện khoáng sản; đầu tư kinh phí xử lý chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng khoáng sản như: Xử lý chống bụi, chống độc, xử lý nước thải, quy hoạch xây dựng các bãi thải.

Trước tình trạng trên, chính phủ và các ngành chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp như tìm nguồn năng lượng mới, tiết kiệm năng lượng… Đặc biệt là việc ban hành các quy định, các văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch một cách hiệu quả bền vững. Thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường là một trong những công cụ quan trọng trong việc quản lý tài nguyên. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả mà chính sách thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường mang lại trong những năm qua đối với hoạt động khai thác than đá còn nhiều tồn tại và bất cập cần phải khắc phục như: giá

38

tính, thuế suất, phí và thực hiện phương pháp quản lý thu chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên theo từng giai đoạn, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp phép khai thác tài nguyên và cơ quan thuế chưa chặt chẽ; hệ thống thông tin về trữ lượng, chủng loại tài nguyên tại địa phương chưa đầy đủ dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện thu thuế tài nguyên dẫn tình trạng "chảy máu" tài nguyên than đá, gây thất thu cho ngân sách, ô nhiễm môi trường gia tăng.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam (Trang 46)