2.1.2.1. Tổ chức quản lý than ở Việt Nam
Đặc thù của ngành than Việt Nam là bị phụ thuộc vào Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam National Coal - Mineral Industries Group- Vinacomin, tên viết tắt tiếng Việt là TKV), là một tập đoàn công nghiệp quốc gia của Việt Nam với 100% vốn sở hữu Nhà nước được giao nhiệm vụ chính trong việc quản lý, khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản Việt Nam. TKV là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên được chuyển đổi thành Tập đoàn kinh tế đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Chính phủ và là 1 trong 3 tập đoàn kinh tế Nhà nước có nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tập đoàn được thành lập năm 2005, trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam.
TKV nắm giữ 51% cổ phần ở hầu hết các công ty than nên các hoạt động xuất khẩu hay bán cho một số khách hàng, giá cả cũng nhiều khối lượng của các công ty bị phụ thuộc vào đơn vị chủ quản là TKV. Tập đoàn TKV giao cho các công ty quản lý tài nguyên, trữ lượng than. Hàng năm, các công ty khai thác than cho Tập đoàn theo Hợp đồng giao nhận thầu khai thác, sàng tuyển than. Do đó, không có sự cạnh tranh về sản phẩm và thị trường giữa các Công ty khai thác than. Lợi nhuận của các công ty khai thác than chịu ảnh hưởng trực tiếp của định mức lợi nhuận do TKV quy định và gián tiếp bởi những yếu tố khác, gồm có sản lượng xuất khẩu, giá xuất khẩu và giá bán than trong nước.
TKV hiện có khoảng 30 mỏ và các điểm khai thác lộ thiên trong đó có 5 mỏ có công suất từ 1 triệu tấn đến trên 3 triệu tấn/năm. Có khoảng 20 mỏ khai thác hầm lò trong đó có 7 mỏ có công suất từ 1 triệu tấn trở lên là: Mạo Khê, Vàng Danh,
24
Nam Mẫu, Hà lầm, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy. Quảng Ninh tập trung khoảng 67% trữ lượng than toàn quốc, chủ yếu là antraxít, sản lượng than mỡ rất thấp - khoảng 200 ngàn tấn/năm. Quảng Ninh có 7 mỏ than hầm lò sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm; chiếm hơn 45% tổng sản lượng khai thác than của TKV. Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn than nguyên khai/năm là: Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Đèo Nai, Núi Béo, cung cấp đến 40% sản lượng cho TKV.Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sản lượng và xuất khẩu than tăng nhanh trong những năm gần đây.
2.1.2.2. Công nghệ trong khai thác than đá ở Việt Nam
Hiện nay có hai phương pháp khai thác than là khai thác lộ thiên và khai thác theo hầm lò như mô tả trong hình 2.1. Xu thế chung hiện này là tăng cường công nghệ trong trong khai thác. Ở Việt Nam trong những năm qua đã có chuyển biến lớn từ khai thác truyền thống sang khai thác hiện đại, cụ thể áp dụng cơ giới hóa trong khai thác và khai thác theo hầm lò.
Hình 2.1: Hai phương pháp khai thác than (lộ thiên và dưới lòng đất)12
12Nguồn: http://www.uky.edu/KGS/coal/coal_mining.htm
25
Thực tiễn áp dụng cơ giới hóa tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh cho thấy, khả năng tăng sản lượng khai thác và tốc độ đào lò khi áp dụng cơ giới hóa cao hơn nhiều so với khoan nổ mìn thủ công. Việc áp dụng cơ giới hóa trong lò chợ cho phép công nhân làm việc trong điều kiện tốt hơn, giảm nặng nhọc cũng như số lượng công nhân làm việc trực tiếp tại gương lò chợ. Cơ giới hóa trong khai thác than hầm lò sẽ giúp nâng cao năng suất, giảm cường độ lao động cho công nhân, bảo đảm an toàn, nâng cao độ an toàn, đồng thời giảm tổn thất tài nguyên trong khai thác than và đem lại nhiều lợi ích khác.
Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi cơ giới hóa tại nhiều đơn vị trong ngành than đang là bài toán phức tạp vì nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, việc áp dụng các thiết bị hiện đại trong đào lò không mấy tiến triển ở nhiều đơn vị.Bên cạnh đó điều kiện địa chất một số mỏvùng Quảng Ninh không ổn định, chiều dài khai tháckhông lớn, nước chảy vào lò nhiều ảnh hưởng đến công suất khai thác cũng như hiệu quả đào lò. Thiết bị khoan hiện đại, qua thực tế áp dụng tại một số đơn vị cho thấy, hiệu quả chưa cao và phạm vi còn hạn chế. Mặt khác, do các thiết bị cơ giới hóa chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài cho nên chưa chủ động được về thiết bị. Ngoài ra, trình độ tiếp cận kỹ thuật cao của cán bộ, công nhân còn nhiều hạn chế, dẫn đến công suất và năng suất lao động trong giai đoạn đầu áp dụng thử nghiệm chưa cao vì thiếu trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu như thiếu phòng thí nghiệm, độ tin cậy của tài liệu chưa cao, chế tạo cơ khí trong nước chưa phát triển nên khó khăn khi lựa chọn đồng bộ thiết bị. Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết “Chúng ta đang phải khai thác than trong hầm lò sâu khoảng 400-500 m và chủ yếu khai thác thô sơ, dựa trên sức lao động của con người là chính, trình độ cơ giới hóa mới đạt 2,8% nên năng suất rất thấp” .
Theo thống kê TKV, để đáp ứng nhu cầu sử dụng than trong cả nước, đến năm 2020, sản lượng khai thác hằng năm phải đạt mức 60 triệu tấn, trong đó khai thác ở hầm lò chiếm khoảng 60. Hiện nay, các mỏ than chủ yếu áp dụng công nghệ khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn thủ công, chống giữ bằng cột thủy lực đơn, giá thủy lực di động và gần đây là giá khung di động. Các công nghệ này vẫn
26
vẫn dựa chủ yếu vào sức người,tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động, đặc biệt là trong khấu gương, di chuyển cột, chuyển máng cào... Cho nên, những năm gần đây, tình hình mất an toàn trong khai thác than vẫn đang là một vấn đề cần khắc phục.
2.1.2.3. Quy mô khai thác, tiêu thụ than ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác than cũng như lượng than xuất khẩu liên tục có chiều hướng tăng nhanh. Tổng công ty Than Việt Nam đã mở rộng quan hệ dài hạn với các nhà tiêu thụ như: Nhật Bản, Hungari, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Đài Loan, Hà lan, Hàn Quốc, Nam Phi... về thị trường xuất khẩu, công ty không chỉ duy trì ở các thị trường tiêu thụ tiềm năng mà còn mở rộng ra các thị trường mới nên sản phẩm than của công ty đã có mặt tại khoảng 40 nước trên thế giới, và công ty cũng đã tiến hành ký kết nhiều hợp đồng cung cấp than dài hạn cho khách hàng.
Bảng 2.1: Sản xuất than trong cơ cấu các ngành công nghiệp Việt Nam
ĐVT: nghìn tấn Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Sản lượng khai thác 19.314 27.349 34.093 38.778 49.141 Tiêu thụ 11.464 16.424 15.995 17.336 16.995 Xuất khẩu 6.500 10.500 14.700 21.300 32.838 Nguồn: Tổng cục thống kê TKV
Trong giai đoạn 2003-2007, sản lượng tiêu thụ than của Việt Nam tăng 148,24%, sản lượng xuất khẩu tăng gấp hơn 5 lần. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ than của Việt Nam được dự đoán tăng trong những năm tiếp theo, do trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện tại các địa phương. Hiện tại than Việt Nam phục vụ cho các hộ sản xuất chính là điện, xi măng, giấy, phân bón và phục vụ xuất khẩu. Tình hình và dự báo khai thác và tiêu thụ than của các ngành kinh tế được nêu trong bảng 2.213.
13Nguồn: http://vampro.vn/Printer/Moi-truong-va-phat-trien-ben-vung/11691/tinh-hinh-va-phuong-huong- tai-che-su-dung-tro-xi-cua-cac-nha-may-nhiet-dien-o-viet-nam
27
Bảng 2.2: Dự báo nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân
STT Hộ tiêu thụ 2015 Nhu cầu, 1000 tấn/năm2020 2025
A Tổng nhu cầu 61.779 123.899 179.026 I Nội địa 56.779 118.899 175.026 1 Nhiệt điện 35.800 89.700 137.700 2 Xi măng 8.100 10.300 11.400 3 SX phân đạm, hóa chất 2.312 3.053 4.282 4 Luyện kim 1.199 2.390 4.861 - Trong TKV 388 611 962 - Ngoài TKV 811 1.779 3.899
5 Công nghiệp giấy 427 752 1.326
6 Các hộ khác 8.941 12.704 15.457
II Xuất khẩu 5.000 5.000 4.000
B Sản lượng than nhập khẩu 64.745 74.600 82.120
Nguồn: Hội tuyển khoáng Việt Nam
Do đặc thù ngành, việc khai thác, xuất khẩu hay bán cho một số khách hàng của ngành than cũng bị phụ thuộc vào đơn vị chủ quản là TKV, đôi khi cả về khối lượng và giá cả. Hoạt động của các công ty vẫn chủ yếu dưới dạng hợp đồng giao thầu khai thác, chế biến, kinh doanh than với tập đoàn. Dù vậy, các doanh nghiệp ngành than vẫn có nhiều cơ hội do tăng giá bán than trong nước. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, doanh nghiệp ngành than cũng gặp một số khó khăn nhất định như: công nghệ khai thác sơ khai, chịu rủi ro về mặt chính sách và môi trường … Hiện tại, doanh nghiệp chủ yếu khai thác mỏ lộ thiên, trong khi, theo dự kiến, đến năm 2014, TKV sẽ đóng cửa hoàn toàn các mỏ than lộ thiên, nên đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ, tập trung khai thác than ở các hầm, lò.
Theo đề án đang được hoàn chỉnh của TKV, đến năm 2030, dự kiến tổng sản lượng than nguyên khai tối đasẽ tăng từ 50 tr.tấn năm 2010 lên 120,6 tr.tấn năm 2030 (tương đương khoảng 100 tr.tấn than sạch). Các mỏ sẽ đóng cửa, kết thúc tồn tại vào năm 2038 ở vùng Quảng Ninh, và vào năm 2042 ở Thái Nguyên và Lạng Sơn. Nếu huy động được cả vùng than chưa được giao, bể than Đông Bắc cũng chỉ kéo dài "tuổi thọ" đến năm 2055.Ngoài ra, nếu không phát triển bể than đồng bằng
28
Sông Hồng, ngành công nghiệp than của VN sẽ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2055. Theo tập đoàn TKV, hiện một số ngành chúng ta đã phải nhập khẩu than và đến 2015 số lượng than Việt Nam phải nhậpkhẩu sẽ tăng lên. Do vậy, yếu tố khai thác tiết kiệm, bảo vệ môi trường và tìm kiếm nguồn than mới đang là vấn đề cấp thiết hiện nay của ngành.
Trong vài năm trở lại đây, câu chuyện xuất khẩu than của nước ta được nhiều chuyên gia cho là bất hợp lý. Điều nghịch lý mà nhiều người đã chỉ ra loại than mà chúng ta phải bỏ tiền nhập khẩu lại chính là loại than mà chúng ta đang tích cực xuất khẩu. Theo dự đoán, trong thời gian tới, chúng ta sẽ phải ồ ạt nhập khẩu than và theo dự tính thì đến năm 2020, thì Việt Nam sẽ nhập khoảng 100 triệu tấn/năm. Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh phân tích14: Những “miếng ngon” đã bị khai thác dễ dãi từ lâu nên cạn kiệt dần, đồng thời nhà nước cho xuất khẩu nhiều để tăng nguồn thu đã làm hao hụt tài nguyên nên hiện nay, cần phải có những giải pháp “chữa cháy”. Từ năm 2011, Thủ tướng đã giao cho ngành than trong giai đoạn năm 2011-2015 phải mở thêm 28 mỏ mới nhưng không thực hiện được do giá trị đầu tư quá lớn, khoảng 300-400 triệu USD mỗi mỏ và phải mất 7-8 năm. Do vậy, tình trạng thiếu hụt than tuy đã được báo trước nhưng vẫn chưa có giải pháp chủ động khắc phục kịp thời.