3.1.2.1. Mục tiêu phát triển dài hạn
1. Về thăm dò than a) Bể than Đông Bắc
- Đến hết năm 2015 hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức -300 m và một số khu vực dưới mức -300 m đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2020.
- Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn 2021-2030.
b) Bể than đồng bằng sông Hồng
- Lựa chọn một số diện tích chứa than có triển vọng, có điều kiện địa chất - mỏ thích hợp để tiến hành thăm dò trong kỳ kế hoạch 2012 - 2015, phục vụ việc đầu tư khai thác thử nghiệm và cuối kỳ kế hoạch.
- Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể than đồng bằng sông Hồng và kết quả triển khai một số dự án thử nghiệm, tiến hành thăm dò mở rộng để làm cơ sở phát triển các mỏ than ở quy mô công nghiệp với công nghệ phù hợp. Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành công tác thăm dò phần diện tích chứa than có điều kiện khai thác thuận lợi thuộc khối nâng Khoái Châu - Tiền Hải.
2. Về khai thác than
Sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành trong các giai đoạn của Quy hoạch:
- Năm 2012: 45 - 47 triệu tấn. - Năm 2015: 55 - 58 triệu tấn. - Năm 2020: 60 - 65 triệu tấn. - Năm 2025: 66 - 70 triệu tấn.
61
- Năm 2030: trên 75 triệu tấn. Trong đó:
- Bể than Đông Bắc và các mỏ than khác (ngoài bể than đồng bằng sông Hồng): Sản lượng than thương phẩm khoảng 55 - 58 triệu tấn vào năm 2015; 59 - 64 triệu tấn vào năm 2020; 64 - 68 triệu tấn vào năm 2025 và duy trì khoảng 65 triệu tấn từ sau năm 2025.
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Trong giai đoạn đến năm 2015 đầu tư khai thác thử nghiệm một số dự án để làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển sau năm 2015. Phấn đấu đạt sản lượng than thương phẩm (quy đổi) khoảng 0,5 - 1 triệu tấn vào năm 2020; 2 triệu tấn vào năm 2025 và trên 10 triệu tấn vào năm 2030.
Sản lượng than thương phẩm toàn ngành có thể được điều chỉnh để phù hợp nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, kể cả việc xuất, nhập khẩu than, nhằm mục tiêu đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế.
3. Về sàng tuyển, chế biến than
Trước năm 2015 hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch bố trí các cơ sở sàng tuyển vùng Quảng Ninh nhằm mục tiêu tối ưu hóa công tác vận chuyển than, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng về các chủng loại than qua sàng tuyển và đảm bảo phù hợp quy hoạch phát triển đô thị vùng than, quy hoạch giao thông, cảng biển, yêu cầu bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến năm 2020 phát triển chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm (nhiên liệu đốt trực tiếp, than dùng cho luyện kim, khí hóa than, nhiên liệu lỏng từ than, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất v.v…).
4. Về bảo vệ môi trường
Đến năm 2015 cơ bản đạt các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm (đô thị, khu dân cư, điểm du lịch v.v…); đến năm 2020, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn các vùng mỏ.
5. Về thị trường than
Chuyển nhanh hoạt động ngành than theo cơ chế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, có sự điều tiết của Nhà nước.
62
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển ngắn hạn
Sáng 14/1, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam đã tiến hành tổng kết sản xuất, kinh doanh năm 2013, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2014. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị.Ghi nhận nỗ lực, kết quả của ngành trong năm qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định năm 2014 cũng như những năm tiếp theo sẽ tiếp tục là thời gian có nhiều thách thức đối với ngành Than - Khoáng sản khi điều kiện khai thác ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, nhu cầu đối với sản phẩm than sẽ ngày càng lớn, giá than đã được điều chỉnh, bù đắp được giá thành cũng là những thuận lợi không nhỏ. Vì vậy, Tập đoàn phải bám sát chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01, hết sức nỗ lực, đảm bảo duy trì sản xuất ổn định, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động để tăng trưởng hợp lý, bền vững.
Phó Thủ tướng cho rằng, ngành cần tăng cường quản trị chi phí, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong các lĩnh vực kinh doanh. Gia tăng hàm lượng đổi mới công nghệ, đảm bảo tiến độ các công trình, nhất là việc xây dựng mỏ; Tăng cường quản lý tài nguyên, kỹ thuật cơ bản, đặc biệt là tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh và đầu tư. Đồng thời, Tập đoàn cần quán triệt là việc đẩy mạnh tái cơ cấu mà trọng tâm là hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế quản lý, điều hành, quản trị chi phí, lao động tiền lương, tài chính cũng như mở rộng, đa dạng hóa nguồn lực xã hội, khắc phục triệt để những vấn đề của ngành là vấn đề tai nạn lao động, bảo vệ môi trường, tiến độ một số dự án đầu tư vẫn chậm, một số dự án đầu tư chưa có sự chuẩn bị kỹ, triển khai chưa chặt chẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu sản xuất, kinh doanh nói chung.
Thách thức trong năm 2014 đã đặt ra cho lãnh đạo TKV nhiều việc cần phải giải quyết, nhất là bài toán về an toàn lao động, tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh ổn định và sẵn sàng cho những bước phát triển đột phá trong thời gian tới. Trước mắt, TKV sẽ tiếp tục triển khai việc cơ cấu Tập đoàn theo quyết định đã được Thủ tướng phê duyệt. Trong năm 2013, TKV đã chuyển 6 công ty trách nhiệm hữu hạn
63
một thành viên thành đơn vị trực thuộc Tập đoàn, nhằm tinh gọn bộ máy và hiệu quả hơn, giảm số phòng, ban tại các đơn vị.
Đáng chú ý, hiện TKV đã và đang thực hiện thoái vốn tại một số đơn vị, trong đó đã hoàn tất việc thoái vốn tại Công ty Bảo hiểm Hàng không. Tính đến cuối năm 2013, vốn đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng ngoài ngành của TKV chỉ còn trên 400 tỉ, chiếm khoảng 1,3% so với vốn chủ sở hữu 33.000 tỉ đồng.
Theo lãnh đạo TKV, đến 2015 Tập đoàn sẽ hoàn tất việc thoái vốn tại các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tạo điều kiện để tập trung vào các lĩnh vực chính như khai thác than, khoáng sản, điện… Về các dự án trọng điểm, Nhà máy Alumin Tân Rai thuộc tổ hợp BauxitNhôm Lâm Đồng đã chạy thử đạt 100% công suất, các dự án trọng điểm và công trình lớn như Dự án Alumin Nhân Cơ, Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng, điều chỉnh khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê, dự án chế biến quặng cromit, Dự án mở rộng đồng Sin Quyền… cũng đang được triển khai tích cực, đảm bảo tiến độ.
Chỉ đạo tại hội nghị tổng kết sản xuất kinh doanh, triển khai nhiệm vụ 2014 của TKV mới đây. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định, năm 2014 cũng như những năm tiếp theo sẽ tiếp tục là thời gian có nhiều thách thức đối với ngành than - khoáng sản khi điều kiện khai thác ngày càng khó khăn. Về những tồn tại của ngành, Phó thủ tướng chỉ đạo, Tập đoàn tiếp tục có giải pháp tiêu thụ hiệu quả, giải quyết tồn kho, tiết kiệm chi phí sản xuất. Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý đến công tác an toàn lao động, đảm bảo thu nhập, việc làm cho người lao động, ngành than phải xác định trách nhiệm cá nhân từ Hội đồng Thành viên, giám đốc các đơn vị trong công tác này.
Đối với các dự án alumin đang được triển khai, Phó thủ tướng nhấn mạnh, đây là ngành công nghiệp mới, TKV cần hết sức chú trọng, tiếp tục hoàn thiện, tăng năng lực sản xuất của các dự án, đảm bảo được hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tạo được lòng tin trong xã hội. Mục tiêu đảm bảo đủ than cho đất nước là hết sức nặng nề, trong khi quy trình khai thác ngày càng khó khăn, vì vậy thời gian tới, ngành than cần tích cực đổi mới công nghệ, đẩy nhanh tiến độ một số
64
dự án đầu tư còn chậm. Phó thủ tướng đề nghị Tập đoàn tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị các bước kỹ lưỡng cho đề án bể than sông Hồng. Đồng thời, Tập đoàn cần quán triệt là việc đẩy mạnh tái cơ cấu mà trọng tâm là hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế quản lý, điều hành, quản trị chi phí, lao động tiền lương, tài chính cũng như mở rộng, đa dạng hóa nguồn lực xã hội.
Năm 2013, TKV đã sản xuất được 42,6 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ được 39,1 triệu tấn than sạch, bằng 100% kế hoạch đề ra và bằng mức thực hiện trong năm 2012. Doanh thu toàn Tập đoàn đạt 100 nghìn tỉ đồng, bằng 104% kế hoạch. Lợi nhuận toàn Tập đoàn đạt hơn 3.000 tỉ đồng, bằng 120% kế hoạch, nộp ngân sách trên 12.000 tỉ đồng.
Nhiệm vụ chính của TKV năm 2014 đạt tổng doanh thu trên 105 nghìn tỉ đồng. Than tiêu thụ 35 triệu tấn, trong nước 27 triệu tấn, than xuất khẩu 8 triệu tấn. Các ngành khác phấn đấu mục tiêu sản lượng điện phát thương mại 8,5 tỉ kWh, sản xuất 540 nghìn tấn alumin, fero chrome dự kiến 8.000 tấn, sản phẩm quặng sắt Thạch Khê 800 nghìn tấn…
Những kết quả sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2013 của TKV tuy con số còn khiêm tốn nhưng trong hoàn cảnh thực tế kinh tế ảnh hưởng suy thoái hiện nay, điều đó là một sự nỗ lực rất lớn của lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên chức toàn ngành. Theo các chuyên gia kinh tế, thì Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục tháo gỡ những bất cập đang tồn tại để ngành than phát triển bền vững.
Đơn cử, TKV được giao trọng trách là 1 trong 3 trụ cột chính bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nhưng lại đang bị hạn chế trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó tồn tại nhiều nghịch lý như: trong khi giá than trong nước bị khống chế bán giá thấp, thì ngược lại, các chính sách: thuế, phí ngày càng cao. Ngoài nộp các khoản thuế như các hoạt động kinh doanh khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, ngành than còn phải nộp thuế tài nguyên hiện vẫn còn cao.
65
Nhận xét về ngành than, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi cho rằng: Về lâu dài ngành than cần phải có những bước đột phá mạnh hơn nữa. Mà vấn đề ở đây là không thể một mình ngành than mà cần phải có sự chung tay, giúp sức của cả hệ thống chính trị trong việc áp dụng những cơ chế, chính sách phù hợp đối trong việc đảm bảo đủ vốn đầu tư xây dựng mỏ mới, mở rộng mỏ cũ; giảm thuế xuất khẩu than; giảm các loại thuế, suất môi trường; thông thoáng hơn trong việc cấp phép thăm dò các mỏ mới… thì ngành than mới đảm nhận tốt vai trò là một trong ba trụ cột an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo đủ sản lượng than cho quy hoạch điện VII mà Chính phủ đã phê duyệt.