Phí bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam (Trang 28)

1.2.3.1. Cơ chế của hệ thống phí bảo vệ môi trường

Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và duy trì tăng trưởng bền vững, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết không chỉ đối với nước ta mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.

Hệ thống phí bảo vệ môi trường có tác dụng giảm những hành vi gây ô nhiễm môi trường bằng một phí hay thuế ápcho người gây ô nhiễm.Phí bảo vệ môi trường thu vào quá trình sản xuất; người sản xuất khi xả thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn,...) phải nộp phí để chi cho công tác xử lý ô nhiễm. Lý tưởng nhất là mức phí này tính cho số/khối lượng gây ra ô nhiễm, tốt hơn là tính cho các hành vi gây ô nhiễm. Trong một số trường hợp thì được tính trên cơ sở số/khối lượng chất gây ô nhiễm tiềm năng. Tổ chứcHợp tác và Phát triển Kinh tếOECD đã phân thành năm loại phí bảo vệ môi trường, đó là: (i) Phí tác động ảnh hưởng (effluent charges)

19

dựa trên cơ sở số lượng xả/phát thải; (ii) Phí người sử dụng (user charges) như là việc chi trả cho các trang thiết bị xử lý công cộng; (iii) Phí tính cho sản phẩm (product charges), áp dụng cho những sản phẩm sẽ gây ô nhiễm tiềm năng trong tương lai; (iv) Phí hành chính (administrative charges) là việc chi trả cho các dịch vụ của chính phủ như đăng ký các loại hóa chất đưa vào sử dụng; và (v) Thuế tính cho sự khác biệt (tax differentiation) dùng để ưu đãi cho những sản phẩm xanh thân thiện môi trường10.

Phí ô nhiễm thực sự làm giảm phát thải bằng cách thay đổi quyết định của các công ty, khách hàng. Khi có sự hiện diện của một khoản phí ô nhiễm, các doanh nghiệp sẽ giảm thiểu ô nhiễm khi đó là lựa chọn ít tốn kém, và họ sẽ phải trả phí ô nhiễm khi đó là ít tốn kém hơn. Công ty sẽ giảm thiểu ô nhiễm lên đến điểm mà tại đó chi phí cận biên của họ kiểm soát được bằng giá ô nhiễm thuế của họ. Kết quả là , các công ty sẽ kiểm soát mức độ khác nhau ; các công ty với chi phí cận biên cao sẽ kiểm soát ít hơn, và những người có chi phí thấp sẽ kiểm soát nhiều hơn.

Xét hoạt động sản xuất gây ra ngoại ứng tiêu cực với hàm chi phí thiệt hại cận biên là MDC. Bên cạnh hoạt động sản xuất, doanh nghiệp đầu tư xử lý ô nhiễm với hàm chi phí giảm thải cận biên là MAC. Trục hoành cho biết lượng thải mà doanh nghiệp thảira môi trường. Trục tung là mức phí trên mỗi đơn vị thải.

Hình 1.3: Mô hình xác định phí thải 10Nguồn: http://www.hks.harvard.edu/fs/rstavins/Papers/Pollution_Charges.pdf d c c b a f Lượng thải (W) 0 MAC MDC Wm W* Phí thải f

20

Nhìn vào hình 1.3, ta thấy thông thường doanh nghiệp mong muốn thảitại mức thải tối đa là Wm bởi vì tại mức thải này, chí phí doanh nghiệp bỏ ra để giảm thải là thấp nhất nhưng chi phí mà doanh nghiệp áp đặt cho xã hội là lớn nhất. Ngược lại, xã hội mong muốn doanh nghiệp thải tại mức bằng 0, tương ứng với chi phí giảm thải của doanh nghiệp là lớn nhất.

Tại mức W* được xác định bởi MDC = MAC thì chi phí giảm thải của doanh nghiệp và của xã hội là nhỏ nhất. Như vậy W* gọi là mức thải tối ưu. và MAC = MDC = f là mức phí tối ưu.Và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường sẽ căn cứ vào mức thải tối ưu này để định ra phí thải cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức phí và khả năng giảm thải của mình để quyết định mức thải sao cho tiết kiệm chi phí giảm thải nhất.

1.2.3.2. Các trường hợp áp dụng phí bảo vệ môi trường

a) Giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính b) Sản xuất năng lượng sạch hơn

c) Các ứng dụng khác về phí bảo vệ môi trường - Quản lý chất thải rắn

- Quản lý chất thải nguy hại - Ô nhiễm nước và không khí - Quản lý tài nguyên

21

Kết luận chương 1

Than đá là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới, cũng như là nguồn thải khí carbon dioxide lớn nhất, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Mặc dù việc khai thác và sử dụng than có thể gây hậu quả xấu đến môi trường (đất, nước, không khí...), song nhu cầu than không vì thế mà giảm đi. Thực tế đang cho thấy trữ lượng than có xu hướng giảm.

Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia trên thế giới đang hành động khẩn cấp để tăng cường an ninh năng lượng quốc gia, cùng với việc chung tay giảm thải ô nhiễm môi trường. Đơn cử như việc ban hành các quy định, các văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch một cách hiệu quả bền vững, hạn chế tổn thất tàinguyên và tác động tiêu cực đến môi trường. Thuế tài nguyên được nhìn nhận như một lý lẽ về công bằng. Các nhà chính sách cần phải đưa rađược mức thuế than hợp lý để lợi ích của công cộng được đề cao hơn lợi ích của các doanh nghiệp khai thác tài nguyên. Bên cạnh đó, phí ô nhiễm thực sự có hiệu quả khi mức phí thay đổi được hành vi của các công ty khai thác và khách hàng sử dụng, khi việc doanh nghiệp giảm thải ô nhiễm là lựa chọn ít tốn kém hơn việc nộp phí.

22

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG TỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN ĐÁỞ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)