vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam
3.3.1. Nhóm giải pháp về mức tính, giá tính và đối tượng tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường phí bảo vệ môi trường
3.3.1.1. Về đối tượng tính thuế, phí
Như đã phân tích ở mục 2.3.2, với cách tính thuế dựa trên việc xác định số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp kê khai thì có thể thấy rằng ngân sách thu từ thuế vẫn bị thất thoát, đồng thời không khuyến khích doanh nghiệp bỏ chi phí đầu tư khoa học công nghệ. Để tránh tình trạng tổn thất tài nguyên và nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; Chính sách về phí, thuế cần chuyển từ cách tính theo sản lượng khai thác sang tính theo trữ lượng khoáng sản được phê duyệt, tùy thuộc vào loại hình khoáng sản. Miễn giảm thuế đối với phần trữ lượng khai thác tăng thêm tùy theo từng trường hợp, để các doanh nghiệp tăng cường công tác tận thu và tiết kiệm khoáng sản.
3.3.1.2. Về thuế suất, phí
Mức thuế suất về than hiện nay 7-9 % cần tăng lên trong tình hình tài nguyên đang cạn dần.Ví dụ: Giá than đá xuất khẩu bình quân đạt khoảng 25,8 USD/tấn tức khoảng 540.000 đồng/tấn, tương đương với mức thuế tài nguyên tuyệt đối khoảng 48.000 đồng/tấn. Mức phí về than 6.000-10.000 đồng/tấn còn quá thấp so với những tác hại môi trường mà hoạt động khai thác than gây ra và cũng cần phải tăng lên để bù đắp lại một phần thiệt hại về môi trường. So sánh với các nước có nhu cầu sử dụng than đá lớn, như Trung Quốc khoảng từ 6.000-28.000 đồng/tấn, Ấn Độ 17.000 đồng/tấn, Mỹ 11.000-23.000 đồng/tấn, Hà Lan 398.000 đồng/tấn (đã nêu trong mục 3.2) thì mức thuế, phí hiện tại thấp hơn nhiều so với các nước khai thác than trên thế giới. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia tài chính thì việc tính thuế Tài
72
nguyên cần thay đổi theo hướng dựa vào trữ lượng có thể khai thác được xét đến lợi thế về điều kiện khai thác mỏ và lợi thế thị trường tiêu thụ… chứ không đơn thuần dựa trên báo cáo sản lượng khai thác của doanh nghiệp.
Mức áp thuế với than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên, than nâu, than mỡ cần phải cao hơn nhiều than an-tra-xít (antraxit) hầm lò, than khác. Khoảng cách mức thuế suất chênh lệch hiện nay là 2% còn quá nhỏ, chưa đủ lớn để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ khai thác than hầm lò, khai thác than chất lượng cao hơn là các loại than lộ thiên, than kém chất lượng.
Đồng thời, việc tăng thuế tài nguyên cần đảm bảo lộ trình thuế hợp lý.Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn tăng tốc để bắt kịp trình độ phát triến của các quốc gia tiên tiến. Chính vì vậy, việc sử dụng ở mức độ tối đa các nguồn tài nguyên là khó tránh khỏi. Trong thời gian qua, trình độ công nghệ trong nước mặc dù có tiến bộ nhưng nhìn chung còn khá lạc hậu, không thế ngay lập tức hiện đại hoá hoàn toàn bằng những công nghệ tiên tiến và ít ảnh hưởng đến môi trường. Với thực tiễn như vậy, nhiệm vụ của thuế tài nguyên là từng bước điều chỉnh hành vi xã hội, dần dần đưa nhận thức bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cần tránh tình trạng áp dụng ngay mức thuế cao dẫn đến gia tăng mạnh chi phí sản xuất, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong giai đoạn cạnh tranh kinh tế toàn cầu hiện nay. Luật thuế tài nguyên phải đưa ra được lộ trình áp dụng thuế hợp lý, từ mức thuế thấp dần dần đến mức thuế cao, để xã hội quen dần với trách nhiệm nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, đồng thời không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Khung thuế suất phải được tính trên cơ sở mức độ ảnh hưởng tới môi trường của hàng hóa, chứ không phải trên mức giá bán.
Bên cạnh đó, quy định của Luật phải đảm bảo khuyến khích việc bảo vệ môi trường, hướng người dân đến dùng năng lượng sạch tái tạo. Như trên đã phân tích, mục tiêu chủ yếu của thuếtài nguyên, phí bảo vệmôi trường là định hướng hành vi xã hội đế đảm bảo môi trường ngày càng trong sạch hơn, hoặc chí ít cũng không phát triến theo chiều hướng xấu đi, chứ không phải là thu được nhiều thuế, phí từ
73
những chủ thể sử dụng gây ô nhiễm. Có những thành phần môi trường nếu mất đi thì không thể phục hồi được, và khi đó không còn là vấn đề tài chính. Là một công cụ kinh tế, cách ưu việt nhất là quy định mức thuế sao cho chủ thế nộp thuế thấy có lợi hơn khi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Do vậy, các quy định của luật phải rõ ràng để các chủ thế nộp thuế nhận thức và lựa chọn được ưu đãi thuế khi sử dụng công nghệ sạch, sản phẩm thân thiện hơn với môi trường, hơn là việc nộp thuế với mức cao để gây ô nhiễm. Ngoài ra, cần có những quy định về ưu đãi thuế (bao gồm miễn thuế, giảm thuế) cho những chủ thể có hành vi tích cực để hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh.