Nhóm giải pháp về quản lý thu thuế, phí

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam (Trang 83)

Thuế tài nguyên là một trong những nguồn thu của Ngân sách Nhà nước, đồng thời là công cụ điều tiết việc khai thác tài nguyên của các Quốc gia trên Thế giới. Chính vì vậy, việc thu thuế trong lĩnh vực này là nhiệm vụ quan trọng của Cơ quan thuế Nhà nước, tổ chức thu đúng, thu đủ và thu kịp thời thuế tài nguyên đối với các nguồn khai thác tài nguyên trong lãnh thổ nhằm góp phần ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thực hiện chính sách phát triển kinh tế đất nước, đồng thời tạo lập được một môi trường phát triển trong lành tránh tình trạng khai thác bừa bãi, thúc đẩy góp phần đẩy mạnh cuộc sống con người ngày càng phát triển.

Theo Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), trong thời gian tới thuế Tài nguyên cần được nghiên cứu, bổ sung theo hướng vừa khích lệ người nộp thuế vừa là công cụ hữu hiệu góp phần quản lý, bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo; thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu và góp phần hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến.

Song song với công tác ban hành chính sách thuế, phí thì công tác về xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu quản lý thu, phí cũng cần được đề cao. Cục Thuế các tỉnh, thành phố cần xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu về quản lý thu thuế tài nguyên để nắm bắt các thông tin về khai thác, kinh doanh tài nguyên, tác động đến môi

74

trường do khai thác gây ra, từ đó tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương tiếp tục duy trì Ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu nộp ngân sáchđể có những chính sách bảo vệ môi trường, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế đất nước; đồng thời triển khai thực hiện kịp thời các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, kịp thời tháo gỡ, giải quyết khó khăn vướng mắc giúp hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, tạo nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước.

Như đã đề cập ở mục 2.3.2,trên thực tế, nhiều trường hợp báo cáo chưa đúng sản lượng khai thác gây thất thoát nguồn thu ngân sách. Ngoài ra, việc duy trì phương thức tính thuế tài nguyên dựa theo hóa đơn xuất của doanh nghiệp cũng có thể dẫn tới tình trạng doanh nghiệpbắt tay với đối tác ghi giá trên hóa đơn thấp hơn so với giá thực tế nhằm trốn thuế và các loại phí liên quan. Cục Thuế tỉnh, thành phố cần triển khai công tác thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp đang hoạt động thuộc địa bàn quản lý. Tổ chức thu đầy đủ, kịp thời vào ngân sách các khoản thu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra. Phối hợp với cơ quan công an điều tra, xác minh một số đường dây sử dụng hóa đơn bất hợp pháp chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước nhằm răn đe, ngăn chặn đối với dạng tội phạm này, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.Triển khai rộng rãi dịch vụ đối chiếu chéo bảng kê hoá đơn trong toàn hệ thống. Hoàn thành đề án cấp mã chống giả hoá đơn. Quản lý chặt chẽ việc in, sử dụng hoá đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ theo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Cơ quan thuế thực hiện bán hóa đơn cho các doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế hoặc có hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế, đặc biệt là thông tin về các ngân hàng, các tập đoàn, tổng công ty nhằm nâng cao công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn.

Sửa đổi, hoàn thiện các quy trình quản lý thuế cùng với việc nâng cấp các phần mềm ứng dụng đáp ứng yêu cầu quản lý thuế mới và cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, đảm bảo công bằng và tạo điều

75

kiện thuận lợi cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.Đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế theo quy chế đã ban hành và cần nhân rộng mô hình tổ chức các "tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế"; Tuyên dương kịp thời thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp số thu lớn cho ngân sách; đồng thời lên án các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân trong công tác chống trôn lậu thuế. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động hỗ trợ người nộp thuế. Tăng cường công tác khai thuế qua mạng Internet theo hướng mở rộng đối tượng tham gia và chú trọng chất lượng, hạn chế tối đa việc gửi các báo cáo giấy, thay vào đó là thực hiện nộp tờ khai thuế điện tử. Mở rộng triển khai nộp thuế qua hệ thống ngân hàng, đẩy mạnh tự động hóa quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế, sớm triển khai rộng rãi hình thức nộp thuế điện tử, góp phần giảm thiểu chi phí tuân thủ cho người nộp thuế.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)