3.3.3.1. Về phía chính phủ
1. Có sự chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng từ Trung ương xuống cơ sở, các cấp chính quyền; sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan, đoàn thể.
2. Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về phân cấp, quản lý hoạt động khai thác tài nguyên; các chính sách an sinh xã hội cho người dân quanh khu vực khai thác; tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở tinh luyện và chế biến khoáng sản; nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên quốc gia, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích chính sách nhằm tạo sự thống nhất cao về quan điểm, sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân.
4. Về mặt vĩ mô cần sớm có các chính sách nhằm thúc đẩy việc thực thi phát triển Kinh tế xanh trong hoạt động khoáng sản. Các chuyên gia về khoáng sản đã đưa ra gợi ý một số chính sách như: Chính sách về giá, thực hiện giá sản phẩm
76
khoáng sản theo cơ chế thị trường nhằm các mục tiêu như buộc doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí, sản lượng và chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu quả; Khắc phục các tiêu cực do chênh lệch giá trong nước và giá xuất khẩu gây ra, nhất là việc xuất khẩu lậu; Khuyến khích quá trình khai thác, chế biến khoáng sản nâng cao hệ số thu hồi tài nguyên; Buộc khâu tiêu dùng sản phẩm khoáng sản phải sử dụng tiết kiệm.
5. Chính phủ cần ban hành quy chế xây dựng các trung tâm dự trữ khoáng sản đối với các loại khoáng sản chưa có điều kiện chế biến sâu. Các trung tâm này nên đặt ở các địa phương có nguồn tài nguyên lớn về khoáng sản. Nhiệm vụ của các trung tâm là tổ chức thu mua tinh quặng thô để dự trữ cho chế biến sâu và kêu gọi đầu tư để sớm tiếp nhận công nghệ và hình thành các nhà máy chế biến sản phẩm sâu.
6. Tạo lập thị trườngthan cạnh tranh, công khai, minh bạch. Đẩy nhanh việc hoàn thiện và xây dựng đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường theo hướng tạo dựng một thị trường than hoàn chỉnh có kết cấu hạ tầng đồng bộ, thể chế quản lý, vận hành minh bạch, công khai và tính cạnh tranh theo đúng thông lệ thị trường. Đặc biệt, để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cần tăng cường năng lực và chất lượng quản lý nhà nước về thị trường cũng như về công tác quy hoạch, cấp phép, quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động khai thác, kinh doanh than, đảm bảo khai thác hợp lý, giảm tổn thất tài nguyên, an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các trách nhiệm xã hội theo quy định của pháp luật.Nhà nước cần có cơ chế chính sách hợp lý để tạo vốn đầu tư phát triển than và khuyến khích khai thác tận thu tối đa tài nguyên than. Kiên quyết thực hiện giá than trong nước, nhất là cho sản xuất điện theo cơ chế giá thị trường; Nhà nước xem xét điều chỉnh các chính sách thuế, phí đối với tài nguyên khoáng sản và than theo hướng khuyến khích khai thác tận thu tối đa tài nguyên thay vì tăng cao như hiện nay; Do than antraxit có giá trị cao cho nên cần cho phép duy trì xuất khẩu ở mức hợp lý các loại than mà nhu cầu trong nước chưa sử dụng hết để có ngoại tệ nhập thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất than cũng như nhập khẩu than nồi hơi có giá rẻ hơn để sản xuất
77
điện.; Nhà nước bảo lãnh hoặc có chính sách thích hợp hỗ trợ ngành than vay vốn từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, huy động vốn trên thị trường quốc tế phù hợp với tình hình thực tế của từng dự án, nhất là các dự án khai thác than ĐBSH; Tăng cường xã hội hóa đầu tư khai thác kinh doanh than theo hướng huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư theo hình thức BO đối với các công trình, hạng mục công trình phục vụ dây chuyền chính khai thác than như băng tải chở than, đất đá, ô tô chở đất đá, nhà máy tuyển than,... Việc thực hiện xã hội hóa đầu tư phải tuân thủ nguyên tắc “cái gì xã hội làm được và làm có hiệu quả hơn thì để xã hội làm”; các tập đoàn, DNNN chủ yếu chỉ nắm quyền chỉ huy, điều hành và nắm đầu ra thông qua nắm quyền chủ mỏ hoặc các khâu then chốt.
7. Chế biến và sử dụng than tiết kiệm nhằm giảm nhu cầu và ô nhiễm.Theo đó, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương xây dựng chính sách sử dụng than hợp lý, nhất là về chủng loại và chất lượng phù hợp cho các hộ sử dụng than: điện, xi măng, phân bón…và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng than trong nước ở phía Bắc, các hộ sử dụng than nhập khẩu ở phía Nam.Nghiên cứu chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo nhằm giảm áp lực vào nhiên liệu hóa thạch; tiến tới hạn chế các nhà máy điện dùng than để chuyển sang sử dụng dạng năng lượng khác nhằm giảm nhập khẩu than. Có chính sách giảm sử dụng than của các hộ khác để dành than cho điện như hạn chế sử dụng vật liệu nung, khuyến khích sử dụng vật liệu không nung trong các dự án xây dựng công trình; khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng khác phục vụ nhu cầu chất đốt sinh hoạt, sấy nông sản thực phẩm…Quy hoạch các làng nghề đang sử dụng than mà hiệu suất thấp và gây ô nhiễm môi trường, tiến tới hạn chế và không dùng than. Cùng với đó, ban hành chính sách sử dụng than hợp lý, đẩy mạnh nghiên cứu chế biến than nhằm tạo ra sản phẩm than sạch, nhất là than cho luyện kim để giảm nhập khẩu và sử dụng tiết kiệm, giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình sử dụng than.
8. Đảmbảo nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài khai thác than. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài để khai thác than đưa về phục vụ trong
78
nước. Đồng thời, có các giải pháp về cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác đầu tư ra nước ngoài khai thác mỏ, nhất là chính sách bảo lãnh mua quyền khai thác mỏ.Nhà nước hỗ trợ về đường lối, chính sách, quan hệ ngoại giao tạo sức mạnh tổng thể khi đàm phán với các đối tác trong việc đầu tư vào các mỏ tại nước sở tại và mua than để nhập khẩu về Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung được ổn định và lâu dài.Trên cơ sở Chiến lược nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài khai thác than được duyệt, đẩy mạnh đầu tư xây dựng kếtcấu hạ tầng và năng lực vận chuyển phục vụ nhập khẩu than.
3.3.3.2. Về phía doanh nghiệp
Đảm bảo sản lượng than khai thác trong nước gồm:
Đẩy mạnh công tác thăm dò nâng cấp tài nguyên với mức độ tin cậy cao để đảm bảo đủ trữ lượng than đưa vào khai thác.Trong đó, khẩn trương cấp phép thăm dò cho TKV (đơn vị chủ lực được giao nhiệm vụ chính thực hiện Quy hoạch 60) để triển khai thực hiện công tác thăm dò theo đúng tiến độ, đặc biệt là cấp phép thăm dò tiến tới lập dự án khai thác các khu mỏ mới vùng Bảo Đài, Đông Quảng lợi (thuộc Bắc Giang và Quảng Ninh) để đưa nhanh các mỏ này vào tham gia sản lượng giai đoạn sau 2022 ở mức 5,5 triệu tấn than nguyên khai/năm. Chỉ cấp phép khai thác than cho các đơn vị khác ngoài TKV có đủ năng lực thực sự theo quy định.
Phát huy tối đa lợi thế khai thác lộ thiên (công suất lớn, năng suất và hệ số thu hồi than cao, an toàn, đã có thiết bị và kinh nghiệm về công nghệ khai thác dưới sâu) trên cơ sở nâng cao hệ số bóc một cách tối đa (đảm bảo giá thành thấp hơn giá than nhập khẩu) bằng cách áp dụng các thiết bị công nghệ đồng bộ công suất lớn và hình thức vận tải liên tục.Đối với khai thác than hầm lò thì cần tích cực nghiên cứu tìm kiếm công nghệ khai thác thích hợp. Cùng với đó, tăng cường áp dụng cơ giới hóa đến mức cao nhấttrên cơ sở hợp tác với các đối tác nước ngoài có năng lực về công nghệ, chế tạo thiết bị và tài chính theo hướng từng bước nội địa hóa khâu chế tạo thiết bị phục vụ cơ giới hóa.
79
Đẩy nhanh việc nghiên cứu công nghệ khai thác than tại các khu vực cần phải bảo vệ nghiêm ngặt bề mặt hoặc nằm dưới các vùng quy hoạch của địa phương. Hiện nay, tại Quảng Ninh tổng tài nguyên, trữ lượng than tại các khu vực có khả năng chồng lấn giữa Quy hoạch của tỉnh và Quy hoạch 60 vào khoảng hơn 2 tỷ tấn.
Nâng cao tốc độ đào lò tối thiểu lên gấp 1,5-2 lần hiện nay để đảm bảo đưa các dự án hầm lò mới vào hoạt động theo đúng tiến độ.
Cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn lao động và có chính sách thích đáng thu hút công nhân hầm lò như: chính sách tiền lương, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, điều kiện đi lại, sinh hoạt văn hóa thể thao, hỗ trợ nhà ở.
Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đổi mới cơ chế quản lý theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên cơ sở triệt để tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng.
Hợp tác với các đối tác nước ngoài đẩy nhanh việc nghiên cứu tìm kiếm công nghệ khai thác hợp lý và khai thác thử nghiệm tại Bể than Đồng bằng sông Hồngđể làm cơ sở cho việc triển khai trên quy mô lớn công tác thăm dò và khai thác trong tương lai khi có đủ điều kiện.
80
Kết luận chương 3
Chính sách về phí, thuế cần chuyển sang tính theo trữ lượng khoáng sản được phê duyệt, tùy thuộc vào loại hình khoáng sảnchứ không đơn thuần dựa trên báo cáo sản lượng khai thác của doanh nghiệp. Miễn giảm thuế đối với phần trữ lượng khai thác tăng thêm tùy theo từng trường hợp, để các doanh nghiệp tăng cường công tác tận thu và tiết kiệm khoáng sản.
Mức thuế, phí hiện tại thấp hơn nhiều so với các nước khai thác than trên thế giới. Mức áp thuế với than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên, than nâu, than mỡ cần phải cao hơn nhiều than an-tra-xít (antraxit) hầm lò, than khác để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, khai thác than chất lượng cao.Luật thuế tài nguyên phải đưa ra được lộ trình áp dụng thuế hợp lý, từ mức thuế thấp dần dần đến mức thuế cao, để xã hội quen dần với trách nhiệm nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, đồng thời không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tăng trưởng của nền kinh tế.
Các quy định của luật phải rõ ràng để các chủ thế nộp thuế nhận thức và lựa chọn được ưu đãi thuế khi sử dụng công nghệ sạch, sản phẩm thân thiện hơn với môi trường, hơn là việc nộp thuế với mức cao để gây ô nhiễm. Ngoài ra, cần có những quy định về ưu đãi thuế (bao gồm miễn thuế, giảm thuế) cho những chủ thể có hành vi tích cực để hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Cục Thuế các tỉnh, thành phố cần xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu về quản lý thu thuế tài nguyên để nắm bắt các thông tin về khai thác, kinh doanh tài nguyên, tác động đến môi trường do khai thác gây ra, từ đó tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương tiếp tục duy trì Ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu nộp ngân sách.
Chính phủ, các Bộ ban ngành cùng với doanh nghiệp khai thác than phải cùng chung tay góp sức thì chính sách thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường mới thực sự phát huy hiệu quả.
81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hiện nay ngành than ở Việt Nam đang đứng trên thách thức lớn. Trữ lượng than ngày càng ít đi,chất lượng than giảm trong khi đó nhu cầu về than lại không hề giảm đi trong tương lai. Bên cạnh đó, việc khai thác chế biến than đá cũng gây ra nhiều bất cập về môi trường.Thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường là một trong những công cụ quan trọng trong việc quản lý tài nguyên góp phần ổn định sản xuất và chống lạm phát, tăng nguồn thu cho ngân sách, nâng cao nhận thức về vai trò của tài nguyên đối với sự phát triển kinh tế đất nước, ý thức bảo vệ môi trường vàthúc đẩy cải cách đổi mới công nghệ.
Tuy nhiên bên cạnhnhững kết quả mà chính sách thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá mang lại trong những năm qua còn nhiều tồn tại và bất cập cần phải khắc phục. Luận văn với đề tài “Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam” đã cố gắng phản ánh một cách trung thực nhất tình trạng tác động của thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam, đồng thời đưa ra một số nhận định và kiến nghị nhằm phát huy tốt hơn vai trò của thuế, phí. Đặc biệt trong tình hình an ninh tài nguyên, bảo vệ môi trường,khắc phục biến đổi khí hậu đang ngày càng được đề cao trong nước và trên thế giới.
Một số giải pháp đưa ra có thể là cơ sở cho việc đổi mới chính sách thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá, nâng cao hiệu quả việc quản lý tài nguyên góp phần ổn định sản xuất và chống lạm phát, tăng nguồn thu cho ngân sách, nâng cao nhận thức về vai trò của tài nguyên đối với sự phát triển kinh tế đất nước,đẩy mạnh ý thức bảo vệ môi trường và thúc đẩy cải cách đổi mới công nghệ. Nếu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường thực sự phát huy hiệu quả nó sẽ trở thành công cụ đắc lực trong quản lý tài nguyênthan đá và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Công ty Cổ phần Than Núi Béo (2013), Báo cáo tài chính,Quảng Ninh 2. Mai Văn Duẩn (2003), Tìm Hiểu Pháp Luật Thuế- Phí - Lệ Phí, NXB Văn hóa
thông tin, Hà Nội, 476 trang.
3. Nguyễn Trung Dũng (2010), Giáo trình Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Thuỷ lợi. Hà Nội, 451 trang.
4. Nguyễn Thế Hòa (2009), “Đánh thuế và sự can thiệp của chính phủ”, Kinh tế học vi mô nâng cao, , trang 44-64, khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội.
5. Holger Rogall (2011), Kinh tế học bền vững, Lý thuyết kinh tế và thực tế của phát triển bền vững (Nguyễn Trung Dũng dịch), Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội, 603 trang.
6. Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động ngành than Việt Nam, Hà Nội
7. Luật Bảo vệ môi trường 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội 8. Luật Thuế Tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009 của Quốc hội
9. Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
10. Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/05/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
11. Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên.
12. Nghị định 74/2011/NĐ-CP ngày 25/08/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
13. Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/20, Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013 về việc ban hành biểu mức thuế suất