Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát triển mạnh các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản11. Qua 65 năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết qủa nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạng tháng 8 đến nay chúng ta đã phát hiện trên đất nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng. Nhóm khoáng sản năng lượnggồm có dầu khí, than khoáng, urani và địa nhiệt. Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được và có số lượng hạn chế trong lòng đất do đó cần có chiến lược quản lý bảo vệ khai thác để sử dụng hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.Ở Việt Nam, than có nhiều loại, trữ lượng lớn, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc, chủ yếu ở Quảng Ninh (90% trữ lượng than cả nước), mỗi năm khai thác khoảng 15 đến 20 triệu tấn.
Việt Nam là nước có tiềm năng về than khoáng các loại. Than biến chất thấp (lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500m thì dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn.Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn.Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn.
11Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, “ Tài nguyên khoáng sản Việt Nam”, <http://www.vigmr.vn/vigmr/frontend/?content=doctin&postId=40>
23
Theo ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, tổng tài nguyên và trữ lượng than của Việt Nam tính đến ngày 1-1-2011 được xác định khoảng 48,7 tỷ tấn; trong đó than đá khoảng 48,4 tỷ tấn, than bùn khoảng 0,3 tỷ tấn. Tài nguyên và trữ lượng than huy động vào Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến triển vọng đến năm 2030 là 7,2 tỷ tấn, trong đó than đá: 7,0 tỷ tấn, than bùn: 0,2 tỷ tấn.