Phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam (Trang 52)

Như đã trình bày ở mục 1.3 thì phí là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng; tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.Phí môi trường là khoản thu từ ngân sách nhà nước dành cho hoạt động bảo vệ môi trường, tính trên lượng phát thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục tác động tiêu cực do chất ô nhiễm gây ra với môi trường. Mục đích của

43

phí môi trường nhằm ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được. Vì vậy, phí môi trường cần đạt được: Thứ nhất là làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm; Thứ hai là tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường. Hiện nay ở nước ta đang áp dụng một số loại phí như sau: phí vệ sinh môi trường, phí bảo vệ môi trườngđối với nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, phí bảo vệ môi trườngđối với khai thác khoáng sản.

Hiện nay phí bảo vệ môi trường đang được thực hiện theo Nghị định 74/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 08 năm 2011 căn cứ theo Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và Pháp lện phí, lệ phí ngày 28/08/2001. Nghị địnhcó hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 và thay thế các Nghị định số 63/2008/NĐ- CP ngày 13 tháng 5 năm 2008, số 137/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Nghị định này quy định về đối tượng chịu phí, người nộp phí, mức thu và quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Trong đó khoản phí được thu trên mỗi đơn vị khoáng sản được khai thác. Phí áp dụng cho các loại khoáng sản: đá, fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng ti tan (ilmenit), các loại khoáng sản kim loại, quặng apatit, dầu thô và khí thiên nhiên. Thông tư số 158/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính như sau:

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trong kỳ (đồng) = Số lượng từng loại khoáng sản khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3) x Mức phí phải nộp của từng loại khoáng sản tương ứng (đồng/tấn hoặc đồng/m3) Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản than đá nói riêng từ khi áp dụng luật Bảo vệ môi trườngđược quy định qua ba giai đoạn.

44

STT Loại khoáng sản than đá Đơn vị tính Mức thu

(đồng)

A B C 2

1 Than đá Tấn 6.000

2 Than bùn Tấn 2.000

Trích:Nghị định số 137/2005/NĐ-CP

Thời gian đầu, khi mới áp dụng phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá năm 2006, chính phủ mới chỉ đánh thuế trên hai loại than đá và than bùn với mức thu tuyệt đối cố định dẫn đến việc bỏ sót những loại than khác, đồng thời chưa có sự linh hoạt trong mức thu.

Bảng 2.8: Khung thu phí BVMT đối với khai thác than đátừ 01/01/2009

STT Loại khoáng sản than đá Đơn vị tính

Mức thu tối đa (đồng) A B C 2 1 Than đá Tấn 6.000 2 Than bùn Tấn 2.000 3 Các loại than khác Tấn 4.000 Trích:Nghị định số 63/2008/NĐ-CP

Mức khung thu phí từ năm 2009 đã có sự linh hoạt hơn về đối tượng chịu phí và mức thu phí. Chính phủ đã đưa thêm các loại than khác vào đối tượng chịu phí, đồng thời áp mức thu phí tối đa, và giao cho các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản khai thác cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tuy nhiên việc áp mức thu tối đa, nhưng không áp mức thu tối thiểu dẫn đến việc có những địa phương đánh mức thuế quá thấp, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

45

STT Loại khoáng sản than đá Đơn vị

tính Mức thu tối thiểu (đồng) Mức thu tối đa (đồng) A B C 1 2

1 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò Tấn 6.000 10.000 2 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên Tấn 6.000 10.000

3 Than nâu, than mỡ Tấn 6.000 10.000

4 Than khác Tấn 6.000 10.000

Trích:Nghị định số 74/2011/NĐ-CP

Từ năm 2012, với việc tăng mức thu tối đa lên 10.000 đồng/tấn, Chính phủ đã áp dụng thêm mức thu phí tối thiểu để các tỉnh căn cứ vào đó để đánh thuế. Đối tượng chịu thuế cũng đã được phân ra rõ ràng hơn. Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng. Căn cứ mức thu phí quy định trong bảng trên, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

Riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hiện nay phí bảo vệ môi trường đang được thực hiện theo Quyết định số 4051/2011/QĐ–UBND về việc quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh áp dụng từ ngày 1/1/2012.Theo đó, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ chia thành hai loại gồm quặng khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại. Trong khoáng sản không kim loại, hoạt động khai thác than gồm than nâu, than mỡ, than antraxit và các loại than khác chịu phí bảo vệ môi trường 10.000 đồng/tấn là mức cao nhất trong khung mức phí do Chính phủ quy định.

46

Bảng 2.10: Mức thu phí BVMT đối với khai thác than đátrên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ 01/01/2012

STT Loại khoáng sản than đá Đơn vị tính Mức thu

(đồng)

1 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò Tấn 10.000 2 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên Tấn 10.000

3 Than nâu, than mỡ Tấn 10.000

4 Than khác Tấn 10.000

Trích:Quyết định số 4051/2011/QĐ–UBND

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản nói chung (không kể dầu thô và khí thiên nhiên) và tài nguyên than đá nói riêng là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, theo các nội dung cụ thể sau đây:

a) Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản;

b) Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;

c) Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sảnkhỏe con người.

2.3. Tác động ảnh hưởng của chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đến khai thác than đá ở Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)