Vì vậy nông nghiệp không chỉ đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân mà còn trong định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp trong giai đoạn đổi mới hiện nay, mà Đản
Trang 1HUYỆN BA CHẼ - TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2011 - 2015
Thái Nguyên - 2015
Trang 2HUYỆN BA CHẼ - TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Hữu Thọ Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên - 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh viên, nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học vào thực tiễn, so sánh kiểm nghiệm lý thuyết với thực tiễn và học hỏi thêm những kiến thức kinh nghiệm được rút ra qua thực tiễn sản xuất để nâng cao được chuyên môn từ
đó giúp sinh viên khi ra trường trở thành một cử nhân nắm trắc được về lý thuyết giỏi về thực hành và biết vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vào thực tế
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng
và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Đồn Đạc - huyện
Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh”
Đến nay bản khoá luận đã hoàn thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn -
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là thầy giáo Th.S Nguyễn
Hữu Thọ đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND xã Đồn Đạc cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian qua
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập không nhiều vì vậy bản khoá luận này không tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bản khoá luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2015 Sinh viên
Đàm Thu Thảo
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Diện tích mía của các vùng qua các năm 2009 - 2014 14
Bảng 2.2: Sản lượng mía qua các năm 2009 - 2014 của Việt Nam 16
Bảng 4.1: Diện tích một số loại đất của xã Đồn Đạc năm 2014 24
Bảng 4.2: Tổng diện tích một số loại rừng của xã Đồn Đạc năm 2014 25
Bảng 4.3: Cơ cấu giống mía tím ở xã Đồn Đạc qua 3 năm 2012 - 2014 35
Bảng 4.4: Số hộ trồng mía tím của xã Đồn Đạc qua 3 năm 2012 - 2014 36
Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lượng mía tím của xã Đồn Đạc trong 3 năm 2012 - 2014 37
Bảng 4.7: Tình hình nhân lực sản xuất mía tím các hộ điều tra năm 2014 43
Bảng 4.8: Diện tích đất trồng mía tím của các hộ điều tra năm 2014 44
Bảng 4.9: Chi phí tính bình quân cho 1 ha mía tím của các hộ điều 45
Bảng 4.10: Chỉ tiêu đánh giá khó khăn trong sản xuất mía tím của người dân xã Đồn Đạc 49
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 : Sơ đồ thị trường tiêu thụ sản phẩm mía tím tươi 39Hình 4 2: Sơ đồ qui trình sản xuất mía tím đóng gói, hộp 42
Trang 6KTCB : Kiến thiết cơ bản
PTNT : Phát triển nông thôn
PRA : Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có
sự tham gia của người dân) UBND : Uỷ ban nhân dân
FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc
Trang 7
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở khoa học 4
2.1.1 Nguồn gốc 4
2.1.2 Đặc tính của cây mía 4
2.1.2.1 Đặc tính thực vật học 4
2.1.2.2 Chu kỳ sinh trưởng của cây mía 6
2.1.3 Các đặc điểm của quá trình phát triển cây mía tím 7
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển mía tím 7
2.1.5 Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất mía tím 12
2.2 Cơ sở thực tiễn 14
2.2.1 Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam 14
2.2.1.1 Về diện tích 14
2.2.1.2 Về sản lượng 15
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím ở Quảng Ninh 17
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19
3.2 Nội dung nghiên cứu 19
3.3 Các phương pháp nghiên cứu 19
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 19
Trang 83.3.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 20
3.3.3 Phương pháp duy vật lịch sử 21
3.3.4 Phương pháp so sánh 21
3.3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 21
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Đồn Đạc - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh 22
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
4.1.1.1 Vị trí địa lý 22
4.1.1.2 Địa hình 22
4.1.1.3 Khí hậu 22
4.1.2 Các nguồn tài nguyên 24
4.1.2.1 Đất đai 24
4.1.2.2 Rừng 24
4.1.2.3 Tài nguyên nước 25
4.1.2.4 Khoáng sản 26
4.1.2.5 Thực trạng môi trường 26
4.1.3 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 26
4.1.3.1 Điều kiện phát triển kinh tế 26
4.1.3.2 Điều kiện Kinh tế - Văn hóa - Xã hội 30
4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Đồn Đạc 33
4.2 Thực trạng phát triển cây mía tím của xã Đồn Đạc 34
4.2.1 Cơ cấu về giống mía tím 34
4.2.2 Số hộ trồngmía tím của xã qua 3 năm 2012 – 2014 36
4.2.3 Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng 37
4.2.4 Kênh tiêu thụ mía tím ở xã Đồn Đạc năm 2014 38
Trang 94.2.5 Sự biến động giá mía tím 40
4.2.6 Thực trạng về chế biến mía tím 42
4.3 Thực trạng sản xuất mía tím ở những hộ điều tra 43
4.3.1 Nguồn lực của hộ 43
4.3.1.1 Nguồn nhân lực 43
4.3.1.2 Nguồn đất sản xuất của hộ 44
4.3.2 Tình hình đầu tư thâm canh cây mía tím 45
4.4 Tác động của việc phát triển cây mía tím đến các vấn đề xã hội 46
4.5 Những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển cây mía tím ở xã Đồn Đạc những năm qua 47
4.5.1 Thuận lợi 48
4.5.2 Khó khăn 49
4.6.2 Giải pháp về kỹ thuật 54
4.6.2.1 Đối với sản xuất 54
4.6.2.2 Đối với chế biến 54
4.6.2.3 Đối với tiêu thụ 55
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57
5.2 Đề nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 10PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có nền sản xuất nông nghiệp đang trên đà phát triển chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác và với khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp Vì vậy nông nghiệp không chỉ đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân mà còn trong định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp trong giai đoạn đổi mới hiện nay, mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định là “cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng”,
“ hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến” nhằm khai thác tốt tiềm năng kinh tế - tự nhiên - xã hội vốn có của mỗi vùng, tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ nhu cầu xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước, giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời cải thiện và nâng cao đời sống cho người nông dân [1]
Nhận thấy tầm quan trọng của việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với cuộc sống của nhân dân, Nhà nước ta đã đưa cây mía tím vào công cuộc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp Cây mía tím được coi là một trong những cây nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân
Hiện nay nhiều nước trên thế giới, mía tím được coi là cây nguyên liệu, thực phẩm rất cần thiết, được người dân các nước trên thế giới ưa chuộng, thị trường mía ngày càng được mở rộng và ổn định, cho đến nay trên thế giới đã có nhiều nước nhập khẩu mía, bã mía tím và phát triển sản xuất mía ở các quy mô khác nhau như: Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, CuBa … Đặc biệt là mía tím còn có giá trị về dược liệu Theo Đông y, Mía
Trang 11ngọt, ngon, tính mát, có tác dụng giải khát, tiêu phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi, điều hoà tì vị [1]
Theo các chuyên gia về mía thì Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây mía tím phát triển, đặc biệt là các tỉnh trung du, miền núi như Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Giang [1]
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh miền bắc vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô và ít mưa nên nhìn chung khí hậu của Quảng Ninh thuận lợi cho việc phát triển cây trồng đặc biệt
là phát triển cây mía tím Cây mía tím đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống người dân, tiêu biểu là ở các huyện Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà …
Đồn Đạc là một xã thuộc huyện miền núi đặc biệt khó khăn, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và cây công nghiệp, trong đó cây mía tím giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế của người dân Tuy vậy,
do nhiều nguyên nhân cả về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cả về chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển, cây mía tím vẫn chưa thực sự trở thành một cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh nói chung và của xã Đồn Đạc nói riêng đúng với tiềm năng sẵn có của nó Ngoài ra do người sản xuất còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tập quán sản xuất truyền thống, lạc hậu, chậm thích ứng với xu thế kinh tế thị trường, chưa có sự đầu tư thoả đáng cho cây mía tím, đến nay hầu hết các diện tích mía tím của xã được trồng bằng giống từ nhiều chục năm trước đây nên chất lượng, sản lượng thấp, một số nơi chưa được quan tâm chăm sóc đúng kỹ thuật vì thế nên giá trị kinh tế còn thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở xã Đồn Đạc - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh, để có những cơ sở đánh giá đúng thực trạng và thấy rõ được tồn tại trong việc phát triển cây mía tím từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản
Trang 12xuất, tiêu thụ mía tím ở xã Đồn Đạc nhằm tạo ra bước phát triển nhanh vững chắc cho cây mía tím trong thời kỳ tới là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết
Vì vậy tôi chọn đề tài :" Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp
phát triển cây mía tím tại xã Đồn Đạc - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sản xuất mía tím ở xã Đồn Đạc qua các năm, từ
đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho sự phát triển cây mía tím trong những năm tới đưa mía tím thực sự trở thành cây trồng có thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Đồn Đạc
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng trồng và tiêu thụ mía tím tại xã Đồn Đạc
- Phân tích được hiệu quả kinh tế và tác động của việc phát triển mía tím đến các vấn đề xã hội
- Xác định được những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển cây mía tím tại địa phương từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất và phát triển diện tích cây mía tím trong những năm tiếp theo 1.4 Ý nghĩa của đề tài
+ Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm hiệu quả thu được từ trồng mía tím ở xã Đồn Đạc - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh
+ Ý nghĩa thực tiễn
- Rút ra được những thông tin cần thiết để thực hiện kế hoạch phát triển trong những năm tiếp theo đối với cây mía tím
+ Ý nghĩa đối với sinh viên
- Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học
Đồng thời có cơ hội vận dụng chúng vào sản xuất thực tế
Trang 13PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Nguồn gốc
Cây mía xuất hiện trên trái đất từ xa xưa khi lục địa châu Á và châu Úc còn dính liền nhau Một số tác giả cho rằng vùng Tân Ghi Nê là quê hương của cây mía nguyên thủy Tuy nhiên trong tác phẩm “nguồn gốc của cây mía” của
De Candelle lại viết “Cây mía được trồng đầu tiên ở vùng Đông Nam Á, rồi từ
đó qua Châu Phi và sau cùng là Châu Mỹ” [1]
Khi cây mía được đưa vào trồng ở vùng Ả Rập, tên Sarkara hay Sarkara được chuyển thành Sukkar Từ Ả Rập cây mía được đưa sang Êtiôpia,
Ai Cập, rồi Sicilia,… người Ả Rập cũng đem mía vào Tây Ban Nha Thái tử
Bồ Đào Nha Don Ernique nhập mía đem trồng ở đảo Madeira rồi từ đó chuyển đến Canaria Chính nơi đây đã sản xuất ra tất cả lượng đường tiêu dùng của Châu Âu trong vòng 300 năm Cây mía được đưa sang Châu Mỹ trong chuyến đi thứ hai của Cristop Colon vào năm 1493 và trồng đầu tiên ở đảo Santo Domigo [1]
Cây mía tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, giữa vĩ
- Thân mía: Ở cây mía thân là đối tượng thu hoạch, là nơi dự trữ đường
dùng làm nguyên liệu chính để chế biến đường ăn
Trang 14Thân mía cao trung bình 2 - 3m, một số giống có thể cao 4 - 5m Thân mía được hình thành bởi nhiều dóng (đốt) hợp lại Chiều dài mỗi dóng từ 15 - 20cm, trên mỗi dóng có mắt mía, đai sinh trưởng, sẹo lá…
Thân mía có màu vàng, đỏ hồng hoặc đỏ tím Tùy theo từng giống mà dóng mía có nhiều hình dạng khác nhau như : hình trụ, hình trống, hình ống chỉ,… Thân đơn độc, không có cành nhánh, trừ một số trường hợp bị sâu bệnh [3]
- Rễ mía : Cây mía có 2 loại rễ là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh
+ Rễ sơ sinh mọc ra từ đai rễ của hom trồng, có nhiệm vụ hút nước trong đất để giúp mầm mía mọc và sinh trưởng trong giai đoạn đầu (rễ tạm thời) Khi mầm mía phát triển thành cây con, thì các rễ thứ sinh mọc ra từ đai
rễ của gốc cây con, giúp cây hút nước và chất dinh dưỡng Lúc này các rễ sơ sinh teo dần và chết, cây mía sống nhờ vào rễ thứ sinh và không nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ trong hom mía nữa
+ Rễ thứ sinh là rễ chính của cây mía, bám vào đất để giữ cho cây mía không bị đổ ngã, đồng thời hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây trồng suốt chu kỳ sinh trưởng Rễ mía thuộc loại rễ chùm, ăn nông, tập trung ở tầng mặt đất 30 - 40cm, rộng 40 - 60cm [3]
- Lá mía: Cây mía có bộ lá phát triển mạnh, chỉ số diện tích lá lớn và hiệu
suất quang hợp cao, giúp cây trồng tổng hợp một lượng đường rất lớn Lá mía thuộc loại lá đơn gồm nhiều phiến lá và bẹ lá Phiến lá dài trung bình từ 0,1 - 1,5m có một gân chính tương đối lớn Phiến lá có mầu xanh thẫm, mặt trên có nhiều lông nhỏ và cứng, hai bên mép có gai nhỏ Bẹ lá rộng, ôm kín thân mía, có nhiều lông Nối giữa bẹ và phiến lá là đai dày cổ lá Ngoài ra còn có lá thìa, tai lá… các đặc điểm của lá cũng khác nhau tùy vào giống mía [3]
- Hoa và hạt mía
+ Hoa mía (còn gọi là bông cờ): Mọc thành chùm dài từ điểm sinh trưởng trên cùng của thân khi cây mía chuyển sang giai đoạn sinh thực Mỗi
Trang 15hoa có hình chiếc quạt mở, gồm cả nhị đực và nhụy cái, khả năng tự thụ rất cao Cây mía có giống ra nhiều hoa, có giống ra ít hoa hoặc không ra hoa Khi
ra hoa cây mía bị rỗng ruột làm giảm năng suất và hàm lượng đường Trong sản xuất người ta thường không thích trồng các giống mía ra hoa và tìm cách hạn chế ra hoa [3]
+ Hạt mía: Hình thành từ bầu nhụy cái được thụ tinh trông như một chiếc váy nhỏ, hình thoi và nhẵn, dài khoảng 1 - 1,2mm Trong hạt có phôi và
có thể nảy mầm thành cây mía con, dùng trong công tác lai tạo tuyển chọn giống, không dùng trong sản xuất Cây mía từ khi nảy mầm đến khi thu hoạch
kéo dài trong khoảng 10 - 15 tháng tùy vào điều kiện thời tiết và giống mía [3]
2.1.2.2 Chu kỳ sinh trưởng của cây mía
Đối với cây mía chu kỳ sinh trưởng có thể chia thành 4 thời kỳ chính đó là:
- Thời kỳ mọc mầm: Từ khi đặt hom mía trồng đến khi mầm mọc thành
cây con Thời kỳ này cây non mọc từ mắt mầm và sống nhờ chất dự trữ trong hom mía Rễ hom đồng thời phát triển thực hiện chức năng bám đất, hút nước và hấp thu một phần chất dinh dưỡng cung cấp cho cây mía non [3]
- Thời kỳ mía đẻ nhánh: Sau khi kết thúc mọc mầm, mía chuyển sang
thời kỳ đẻ nhánh Ở thời kỳ này rễ thứ sinh phát triển mạnh và các nhánh mía con đâm lên từ các mắt mầm ở gốc của cây mẹ, rồi từ những nhánh cấp hai này tiếp tục mọc các nhánh cấp ba Thời kỳ đẻ nhánh rất quan trọng vì nó có quan hệ trực tiếp đến mật độ của cây, một trong hai yếu tố cấu thành năng xuất của ruộng mía [3]
- Thời kỳ mía làm dóng vươn cao: Thời kỳ này bộ rễ phát triển mạnh,
số lá tăng nhanh, các hoạt động sinh lý đạt mức cao nhất và chất khô hình thành được dự trữ với tốc độ nhanh Thời kỳ mía làm dóng vươn cao quyết định độ lớn của cây mía, một yếu tố cấu thành quan trọng năng suất và chất
Trang 16lượng của ruộng mía sản xuất Vì vậy thời kỳ này ở ruộng mía cần được chăm sóc tốt [3]
- Thời kỳ mía chín: Ở thời kỳ này tốc độ sinh trưởng chậm lại, tốc độ
tích lũy đường tăng nhanh, ruộng mía đã ổn định về cơ bản về số cây và độ lớn Đối với sản xuất lúc này cần phải thực hiện việc phòng trừ sâu, bệnh và
côn trùng gây hại để đảm bảo năng suất cuối cùng của ruộng mía [3]
2.1.3 Các đặc điểm của quá trình phát triển cây mía tím
Đặc điểm nổi bật nhất của cây mía tím là cây công nghiệp ngắn ngày Sản phẩm chính của cây là mía nguyên cây, mía tím cắt khúc, mía tím tiện miếng, ngoài yếu tố giống và địa hình thì mọi biện pháp kỹ thuật trồng trọt được áp dụng trong quá trình sản xuất mía tím đều tác động lớn đến khả năng cho năng suất cao
Trong sản xuất ta cũng cần đặc biệt chú ý một vấn đề nữa là nếu đã coi mía tím là đối tượng kinh doanh thì cần phải tôn trọng các đặc điểm sinh vật học cây mía tím, qua đó có các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhằm giúp cho cây mía tím đạt được năng suất cao nhất
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển mía tím
* Điều kiện tự nhiên
+ Đất đai
Đất đai quyết định đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm mía tím Mía tím là một cây không yêu cầu khắt khe và đất so với một số cây công nghiệp ngắn ngày khác Tuy nhiên để cây mía tím sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng cho năng suất cao, ổn định, chất lượng mía ngọt thì cây mía tím cũng phải được trồng ở nơi có đất tốt, phù hợp với đặc điểm sinh vật học của
nó Qua nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy đất trồng mía tím tốt phải đạt yêu cầu sau: đất trồng phải bằng phẳng, tầng đất canh tác dầy trên 20cm, tơi
Trang 17xốp, sạch cỏ, ít chua (pH: 5 – 7) giữ ẩm tốt vào mùa khô, thoát nước tốt vào mùa mưa [5]
+ Thời tiết khí hậu
Độ ẩm, nhiệt độ và lượng mưa là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cây mía tím Để cây mía tím phát triển tốt thì nhiệt độ bình quân là 22 - 350
C, lượng mưa trung bình là 1.500 – 2.000mm/năm tập trung từ tháng 8- 10, ẩm
độ giai đoạn vươn lóng từ 70 - 80%, ẩm độ các giai đoạn khác từ 65 - 70%, cây mía tím là cây ưa sáng tán xạ, thời gian chiếu sáng 2.000 – 3.000 giờ chiếu sáng [5]
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía tím
* Yếu tố thuộc về kỹ thuật
+ Ảnh hưởng của giống mía tím
Giống mía tím ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Mỗi một điều kiện sinh thái, mỗi vùng lại thích hợp cho một giống mía tím hay một số giống nhất định Vì vậy để có nguyên liệu phục vụ chế biến, tạo ra mía tím thành phẩm có chất lượng cao và để góp phần đa dạng hoá sản phẩm mía tím, tận dụng lợi thế so sánh của các vùng sinh thái đòi hỏi phải có nguồn giống thích hợp
Ở trong nước ta đã chọn tạo được nhiều giống mía tím tốt bằng phương pháp chọn lọc cá thể như: Mía tím Quảng Ninh, Mía tím Hoà Bình, Mía tím Khánh Sơn Đây là một số giống mía tím khá tốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng cao, đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ
Bên cạnh đặc tính của các giống mía tím, phương pháp nhân giống cũng ảnh hưởng trực tiếp chất lượng của mía tím Hiện nay chỉ có 1 phương pháp được áp dụng phổ biến là nhân giống vô tính bằng hom giống
Trang 18+ Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật
- Nước tưới: Trong cây mía tím có hàm lượng nước lớn vì vậy phải cung cấp
đủ nước sẽ làm tăng năng suất và chất lượng mía, cho nên phải chủ động tưới nước cho mía tím khi mới trồng khi vào mùa khô, thoát nước tốt vào mùa mưa
- Bón phân: Bón phân cho mía tím là một biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng mía, nhưng biện pháp này cũng có những tác dụng ngược bởi nếu bón phân không hợp lý sẽ làm cho năng suất và chất lượng không tăng lên được, thậm chí còn bị giảm xuống Nếu bón đạm với hàm lượng quá cao hoặc bón các loại phân theo tỷ lệ không hợp lý sẽ làm giảm lượng đường của mía tím dẫn tới giảm chất lượng mía tím [5] Vì vậy bón phân cần phải bón đúng cách, đúng lúc, đúng đối tượng và cần cân đối các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu như: Đạm, lân, kali sao cho phù hợp
- Mật độ gieo trồng: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng mía tím, mật độ trồng mía tím phụ thuộc vào các kiểu đặt hom khác nhau Nhìn chung tuỳ điều kiện giống, đất đai, cơ giới hoá, khả năng đầu tư mà có khoảng cách mật độ khác nhau
+ Ảnh hưởng của công nghệ thu hoạch và chế biến mía tím
- Thu hoạch mía tím:
Thời gian và phương thức thu hái có ảnh hưởng đến chất lượng mía tím Nếu thu hoạch mía tím quá non thì không những chất lượng mía tím giảm mà còn ảnh hưởng tới thu nhập Thường vào thời điểm mía tím được
11 -12 tháng tuổi có hàm lượng đường cao nhất [5]
- Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu
Mía tím sau khi thu hoạch có thể ăn tươi hoặc được đưa thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian ngắn mới đưa vào chế biến, khi thu hoạch không
để dập nát cây mía tím, nơi cất trữ phải thông thoáng, sau khi thu hoạch không để quá 6 – 7 ngày
Trang 19- Công nghệ chế biến
Tuỳ thuộc vào mục đích của phương án sản phẩm mà ta có các quy trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên liệu đầu vào, nhìn chung quá trình chế biến gồm hai giai đoạn: sơ chế và tinh chế nguyên thành phẩm Hiện nay trong điều kiện công nghệ sinh học điện khí hoá và tự động hoá một yêu cầu được đặt ra cho công nghệ chế biến, đóng gói mía tím là ngày càng giảm tỷ trọng chi phí chế biến trong sản phẩm và nâng cao chất lượng chế biến Như vậy sản phẩm mía tím của ta mới đủ điều kiện để đầu
tư trở lại phát triển ngành mía
* Điều kiện xã hội
Sản xuất mía tím chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế xã hội, cụ thể là cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông đi lại, hệ thống điện, hệ thống tưới tiêu, khâu tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là xây dựng các nhà máy, các cơ
sở hiện đại chế biến mía tím
Các vấn đề nhân công lao động, các chính sách đầu tư khuyến khích phát triển, các chính sách vĩ mô của Nhà nước cho cây mía tím đều có tác động đến sự phát triển của cây mía tím Ngoài ra kinh nghiệm và truyền thống sản xuất còn ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của sản phẩm mía tím Nếu các vấn đề trên được giải quyết triệt để sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất mía tím phát triển
+ Thị trường
Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của
cơ sở sản xuất kinh doanh mía tím, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị trường: mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải trả lời 3 câu hỏi của kinh tế học đó là: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mang tính định hướng Để trả lời được câu hỏi này người sản xuất phải tìm
Trang 20kiếm thị trường, tức là xác định nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng
Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được
là tối đa Còn việc giải quyết vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ được thị trường, xác định rõ được khách hàng, giá cả và phương thức tiêu thụ
+ Giá cả
Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng mía tím nói riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá mía tím trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng mía tím
Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người sản xuất nói chung, cũng như người trồng mía tím, ngành mía nói riêng Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ mía tím là hết sức cần thiết cho sự phát triển lâu dài của ngành mía
+ Yếu tố lao động
Nhân tố lao động luôn là yếu tố quyết định trong việc sản xuất, trong sản xuất mía cũng vậy, yếu tố con người mang lại năng suất, sản lượng, chất lượng cho mía tím Để sản phẩm mía tím sản xuất ra có năng suất cao, chất lượng tốt ngoài việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ra, cần phải có lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao Trong hai khâu: sản xuất - chế biến, nhân tố con người đều quyết định đến sản lượng và chất lượng của mía tím Trong khâu sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nhân tố lao động Lao động có tay nghề sẽ tạo
ra năng suất và chất lượng cao
Trang 21+ Hệ thống cơ sở chế biến mía tím
Sau khi thu hoạch mía tím người dân sẽ tiến hành chế biến, từ mía tím tươi đóng gói ra mía tím thành phẩm, sau đó mới đem đi tiêu thụ trên thị trường
Ngoài yêu cầu về chất lượng mía tím, thì công tác tổ chức, chế biến, quy trình chế biến cũng ảnh hưởng tới chất lượng mía tím đóng gói Hạch toán được giá thành từ đó quyết định được mức giá bán trên thị trường sao cho phù hợp Hiện nay ngành mía Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể trong khâu chế biến, nhiều doanh nghiệp được thành lập sử dụng những dây chuyền hiện đại, công suất lớn đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của quá trình sản xuất, đóng gói mía tím
+ Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước
Thành tựu về kinh tế của Việt Nam hơn 10 năm qua là do nhiều nhân tố tác động, trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của đổi mới quản lý kinh
tế vĩ mô Sự đổi mới này được diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất Ngành mía cũng như các ngành sản xuất khác, muốn mở rộng quy mô
và chất lượng trong sản xuất kinh doanh, nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tế thích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất Kết quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kinh tế, một chính sách kinh tế không phù hợp sẽ kìm hãm phát triển của ngành, ngược lại một chính sách thích hợp sẽ kích thích sản xuất phát triển [1]
2.1.5 Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất mía tím
Cây mía tím là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao Nó là một loại cây trồng có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế và văn hoá con người, sản xuất mía tím tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu giải khát của đông đảo nhân dân ở nhiều quốc gia
Trang 22Mía có nhiều Vitamin giúp thanh lo ̣c cơ thể , giải khát , có tác dụng giảm thiểu mô ̣t số bê ̣nh thường gă ̣p như sốt , đau họng Hiê ̣n nay khoa ho ̣c tiến bô ̣ đã đi sâu vào nghiên cứu t ìm ra được mô ̣t số hoa ̣t chất quý có trong cây mía như: các muối vô cơ, phốt pho, acid fumaric, acid malic, axit nitric,Vitamin B 1, B2, B6, C Đặc biệt trong cây mía còn chứa một nguồn rất giàu chất flavonoids và các hợp chất phenolic Flavonoids được biết đến như là một chất chống viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, kháng virus và chất chống dị ứng [5]
Trực tiếp đối với các hộ sản xuất mía tím thì cây mía tím mang lại thu nhập ổn định, cao hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác, bởi cây mía tím
là cây công nghiệp ngắn ngày có thể quay vòng nhanh, do vậy nó sẽ tạo ra một nguồn thu đều đặn và có giá trị kinh tế cao, giúp các hộ cải thiện đời sống, nâng cao mức sống của người dân Mặt khác, cây mía tím là loại cây trồng thích hợp với các vùng đất miền núi và trung du Luân phiên trồng mía tím với trồng rau màu sẽ giữ lại lớp màu mỡ cho đất, cải tạo đất tăng độ phì nhiêu cho đất bạc màu, góp phần bảo vệ môi trường phát triển một nền nông nghiệp bền vững
Ngoài ra trồng và chăm sóc mía tím còn cần một lực lượng lao động không nhỏ, cho nên nó sẽ tạo ta công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi
ở nông thôn, tạo điều kiện cho việc thu hút và sử dụng lao động, điều hoà lao động được hợp lý hơn Đồng thời nó còn tạo ra một lượng của cải vật chất lớn cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống của khu vực nông thôn, tạo sự thay đổi lớn cho bộ mặt các vùng nông thôn, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc phát triển trồng mía tím góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của khu vực nông thôn, nâng cao mức sống của các vùng nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn
Trang 232.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam
Mía là loại cây phù hợp với điều kiện sinh thái khác nhau Vì vậy ở Việt Nam cây trồng này được trồng phổ biến từ miền Bắc tới miền Nam Cụ thể về diện tích và sản lượng ở một số khu vực như sau:
Đồng bằng sông Cửu Long 76,4 80,3 74,7 64,9 64,1 69,2
(Nguồn: Báo cáo hội thảo phát triển cây mía Việt Nam năm 2014)
Qua bảng trên ta thấy: Diện tích mía tăng giảm theo từng năm, diện tích mía của cả nước từ năm 2009 - 2014 giảm từ 290,7 nghìn ha xuống còn 285,1 nghìn ha, tức là giảm 1,93% Diện tích mía có sự chênh lệch cao giữa các vùng, cụ thể sự chênh lệch rõ rệt nhất là giữa vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long Năm 2010 diện tích mía của đồng bằng Sông Hồng chỉ chiếm 0,84% trong tổng diện tích mía của cả nước, thì vùng đồng
Trang 24bằng Sông Cửu Long chiếm 25,1% Cũng như thế đến năm 2014 diện tích mía của đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 24,3% trong tổng diện tích của cả nước, trong khi đó vùng đồng bằng Sông Hồng chỉ chiếm 0,7% Sở dĩ tổng diện tích mía của cả nước có sự tăng, giảm như vậy là do sự tăng giảm diện tích mía của các vùng trong cả nước
Vùng đồng bằng Sông Hồng: Diện tích mía liên tục giảm, đặc biệt là từ năm 2009 - 2014 diện tích mía giảm từ 2,9 nghìn ha xuống còn 2 nghìn ha (giảm tới 31,03% so với năm 2009)
Vùng Đông Bắc: Cũng tương tự như vùng đồng bằng Sông Hồng Nếu như năm 2010 diện tích mía của vùng là 16,2 nghìn ha đến năm 2011 diện tích đó giảm xuống còn 11,9 nghìn ha
Vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và các vùng còn lại diện tích mía qua các năm có sự tăng giảm nhưng không đáng kể
Nguyên nhân của việc diện tích mía liên tục giảm là do các nguyên nhân sau:
- Do sự cạnh tranh của một số cây trồng khác nhau như: sắn, ngô…
- Cơ chế phân chia lợi nhuận giữa nhà máy và người dân trồng mía hiện nay ở Việt Nam chưa hợp lý và chưa được Nhà nước ấn định rõ ràng như các nước khác trên thế giới Chính vì vậy mà người dân không thấy rõ là họ có lợi ích gì khi giá mía lên xuống bấp bênh và thu nhập không được đảm bảo, trong khi thời gian trồng mía lại kéo dài hơn nhiều cây trồng khác, nên họ dễ dàng chuyển từ trồng mía sang trồng các loại cây trồng khác, kể cả khi giá mía rất cao
2.2.1.2 Về sản lượng
Do diện tích mía tăng, giảm qua các năm vì vậy mà sản lượng cũng có
sự tăng giảm qua các năm Cụ thể sự tăng giảm sản lượng mía được thể hiện
rõ ở bảng 2.2
Trang 25Bảng 2.2: Sản lƣợng mía qua các năm 2009 - 2014 của Việt Nam
Đơn vị: Nghìn tấn
Năm
Cả nước 14656,9 17120,0 16845,7 15649,3 14949,0 15678,6 Đồng bằng sông
Đông Bắc 593,6 685,5 687,3 612,5 535,9 552,6
Bắc Trung Bộ 2693,5 3175,6 3221,4 3098,6 2852,6 2970,2 Duyên hải Nam
Trung Bộ 2345,0 2407,7 2345,7 2338,9 2011,4 2186,2 Tây nguyên 1190,8 1339,4 1534,1 1434,1 1249,5 1452,2 Đông Nam Bộ 2765,9 3217,4 3106,2 2973,7 2990,1 2918,5 Đồng bằng sông
Cửu Long 4430,0 5558,9 5200,3 4469,6 4630,6 4945,8
(Nguồn: Báo cáo hội thảo phát triển cây mía Việt Nam năm 2014)
Qua bảng trên ta thấy sản lượng mía có sự biến đổi qua các năm Năm
2010 sản lượng mía đạt cao nhất là 17120 nghìn tấn, thấp nhất là năm 2009 (14565,9 nghìn tấn) sản lượng năm 2014 đạt 15678,6 nghìn ha, trong đó khu vực đồng bằng Sông Hồng đóng góp 108,1 nghìn tấn (chiếm 0,69%), khu vực Tây Bắc đóng góp 552,6 nghìn tấn (chiếm 3,5%), khu vực Bắc Trung Bộ chiếm 18,94%, khu vực duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 13,94%, khu vực Tây Nguyên chiếm 9,3%, khu vực Đông Nam Bộ chiếm 16,8% và cuối cùng đóng góp lớn nhất vào tổng sản lượng mía của cả nước là khu vực đồng bằng sông Cửu Long chiếm 35,03%
Trang 26Nguyên nhân của việc sản lượng mía giảm là do các nguyên nhân sau:
- Do diện tích mía giảm
- Giá cả bấp bênh, trong khi đó giá vật tư đầu vào lại cao nên người dân không chú trọng đầu tư sản xuất
- Do điều kiện thời tiết bất thường, sâu bệnh cũng là nguyên nhân làm giảm năng suất và sản lượng mía qua các năm
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím ở Quảng Ninh
Năm 2014, tỉnh Quảng Ninh có trên 8.500 ha mía tím, trong đó có 1.000
ha cho sản phẩm mía đóng gói, với năng suất bình quân đạt trên 28,5 tấn/ha
So với tình hình chung của cả nước, cây mía tím Quảng Ninh chiếm vị trí khá quan trọng và đạt chất lượng khá hơn Diện tích mía tím của tỉnh chiếm hơn 0,29% diện tích của cả nước (285.100 nghìn ha), năng suất bình quân cao hơn bình quân chung cả nước (hơn 5 tấn/ha) Cùng với thành tích trong lĩnh vực nông nghiệp, Quảng Ninh cũng là tỉnh có ngành công nghiệp chế biến ngành mía tím khá Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có hơn 10 cơ sở chế biến mía tím công suất từ 1 tấn mía tím tươi/ngày trở lên
Ngành mía tím đã góp phần rất quan trọng tạo việc làm, thu nhập cho người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh Ngoại trừ các hộ tham gia với quy
mô nhỏ, mới sản xuất, còn lại hầu hết các gia đình trồng mía tím đều có thu nhập ổn định Với mức thu mua từ 10.000 - 12.000 đồng/cây mía tím tươi, hàng tháng trong vụ mía tím các hộ có diện tích từ 720 đến 1.440m2
đều có thu nhập hàng chục triệu đồng, nhiều hộ trở nên giàu có nhờ cây mía tím Hiện mía tím được trồng ở hầu hết các huyện trong tỉnh, nhưng sản xuất mang tính hàng hoá tập trung chủ yếu ở 4 huyện: Hải Hà (370,7ha), Hoành Bồ (300ha), Ba Chẽ (120ha) và Đầm Hà (234ha) Đã từ nhiều năm nay, cây mía tím được coi là cây trồng xoá đói, giảm nghèo và làm giàu với nhiều nông dân trong tỉnh Vì vậy, một số địa phương xác định mía tím là cây
Trang 27chuyển đổi cơ cấu, thay thế những cây trồng kém hiệu quả kinh tế Theo tính toán của các hộ nông dân, trồng mía rất có hiệu quả, lợi nhuận có thể đạt 80 triệu đồng/ha; thâm canh tốt có thể đạt doanh thu 200 triệu đồng/ha Mía tím Quảng Ninh hiện được tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh Nông dân bán sản phẩm chủ yếu tại ruộng cho các thương lái; bán lẻ dọc theo các trục đường giao thông hoặc các chợ địa phương Tại các thành phố đông dân, các khu du lịch lớn của tỉnh như: Móng Cái, Hạ Long , mía tím được sử dụng làm món tráng miệng tại các nhà hàng, khách sạn và được người tiêu dùng
ưa thích Tuy chất lượng tốt, nhưng do không có dấu hiệu nhận biết, nên người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh không phân biệt, nhận dạng được mía tím Quảng Ninh với các sản phẩm cùng loại khác Điều này làm hạn chế khả năng cạnh tranh của mía tím Quảng Ninh trên thị trường cũng như khó mở rộng diện tích trồng
Bên cạnh đó Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể
“Mía tím Quảng Ninh” sẽ thực hiện nhiều hạng mục, công đoạn, từ quy hoạch vùng sản xuất mía tại những nơi phù hợp với điều kiện khí hậu, nông hoá và thổ nhưỡng; xây dựng chung quy trình kỹ thuật canh tác, bảo quản giống và sản phẩm mía , đến việc xây dựng các dấu hiệu nhận diện sản phẩm trên thị trường, bằng việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ “Nhãn hiệu mía tím Quảng Ninh” cho vùng sản xuất Sản phẩm sẽ có các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất
xứ, chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm; giúp đơn vị sở hữu nhãn hiệu quản lý tốt và khai thác có hiệu quả “Nhãn hiệu mía tím Quảng Ninh” gắn với phát triển thị trường và phát triển sản xuất từ đó sẽ cơ bản đảm bảo đời sống người dân vững chắc hơn sản xuất lương thực
Trang 28PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu vấn đề sản xuất, chế biến và tiêu thụ mía tím của các hộ trồng mía tím trong xã
- Điều tra những hộ trồng mía tím, những cơ quan tổ chức tham gia vào quá trình phát triển cây mía tím
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Do thời gian nghiên cứu có hạn do vậy đề tài chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu trên phạm vi 3 thôn: thôn Tân Tiến, thôn Làng Mô,
thôn Pắc Cáy trên địa bàn xã Đồn Đạc - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh
- Phạm vi về thời gian: Số liệu lấy trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến sản
xuất mía tím
- Thực trạng phát triển mía tím của xã Đồn Đạc và ở những hộ điều tra
- Xác định những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển cây mía tím tại địa phương
- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển diện tích cây mía tím trong những năm tiếp theo
3.3 Các phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Là thu thập các tài liệu thông qua các văn bản, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, các trang website của chính phủ và các bộ ngành…, các số
Trang 29liệu và các báo cáo tổng kết của xã đang nghiên cứu để có được các số liệu thống kê
Đây là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho
ta bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi khó khăn
mà người dân gặp phải
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
+ Chọn mẫu điều tra: dựa trên tiêu chí chọn những hộ có diện tích mía tím ≥360m2 tôi điều tra 60 hộ trong 3 thôn có nhiều hộ trồng mía tím như: Tân Tiến, Làng Mô, Pắc Cáy, mỗi thôn tôi chọn ra 20 hộ để điều tra
+ Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ; các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn; tình hình sản xuất mía tím; chi phí sản xuất mía tím; thu nhập của người sản xuất mía tím; tình hình thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống của người sản xuất mía tím; các thông tin khác
có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần, các kiến nghị và nhu cầu của hộ trồng mía tím… Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác
và đầy đủ
+ Phương pháp điều tra:
Phương pháp PRA: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory Rual Appraisal) là một phương pháp đánh giá nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan PRA là một hình thái đặc biệt của nghiên cứu mang tính định lượng được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng đồng
Trực tiếp tiếp xúc với người dân trong xã, tạo điều kiện và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào những những vấn đề cần nghiên cứu, đàm thoại
Trang 30với họ để thu thập thông tin nhằm nắm được thực trạng sản xuất, đời sống và những tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu… của các hộ nông dân
Phương pháp duy vật lịch sử giúp ta luôn nhận sự vật ở trong trạng thái động Vì vậy khi nghiên cứu đề tài này ta phải nghiên cứu trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm để thấy được bản chất và cơ chế của tăng trưởng, phát triển từ đó có những phương hướng và các giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể
3.3.4 Phương pháp so sánh
Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ số chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội dung
Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng hay giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân chung để xem xét
3.3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Từ các nguồn số liệu điều tra, thu thập được trên địa bàn nghiên cứu,
tôi tiến hành phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu:
- Thực hiện tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra
thu được trong lần đi thực tế
- Thực hiện nhập số liệu đã tổng hợp vào máy tính, và xử lý bằng
phương pháp toán học thông thường
Trang 31PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Đồn Đạc - huyện
- Phía Bắc và phía Đông giáp xã Nam Sơn;
- Phía Đông Bắc giáp thị trấn Ba Chẽ;
- Phía Đông Nam giáp phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả;
- Phía Nam giáp xã Hòa Bình, huyện Hoành Bồ;
- Phía Tây Nam giáp xã Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ;
4.1.1.2 Địa hình
Đồn Đạc là xã miền núi, địa hình, địa mạo mang đầy đủ các đặc trưng của xã miền núi Địa hình của địa phương được tạo bởi các dãy núi thuộc cánh cung Đông Triều, có độ cao trung bình 150 – 400m, mức độ chia cắt mạnh Độ dốc trung bình từ 20 - 300
, quá trình phong hoá và xói mòn đều diễn ra rất mạnh đã dẫn đến một số diện tích đất bị xói trơ sỏi đá
4.1.1.3 Khí hậu
Xã Đồn Đạc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo nên hình
thế thời tiết nóng ẩm mưa nhiều Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn
Quảng Ninh, khí hậu của xã có những đặc trưng sau:
Trang 32- Mùa mưa kéo dài nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, có lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa trong năm, tháng có lượng mưa trung bình cao nhất vào tháng 7 do chịu ảnh hưởng của dải tụ nhiệt đới
- Mùa mưa ít bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm, do chịu ảnh hưởng của hình thế thời tiết gió mùa khô hanh, tạo nên tháng khô, tháng hạn và tháng kiệt
c Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí phụ thuộc vào lượng mưa, địa hình, độ cao và thảm thực vật, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nên độ ẩm không khí hàng năm của xã trung bình đạt từ 80 – 82% Độ ẩm không khí trong năm cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 đạt tới trị số 88- 92%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 đạt trị số 65- 75%
d Gió
- Gió ở địa phương thịnh hành hai mùa gió chính là gió mùa Đông bắc
và gió Đông nam
Trang 33- Gió mùa Đông bắc thịnh hành vào tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc
độ gió trung bình từ 2- 4m/s Gió mùa đông bắc tràn về theo từng đợt, mỗi đợt dài từ 3 - 5 ngày, thời tiết trở lạnh giá rét và khô hanh
e Lũ
Do đặc điểm địa hình có độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm cao ( trên 2.000mm), lưu vực sông chính trên địa bàn tương đối rộng, lớp phủ thực vật bị tàn phá Nên khi có cường độ mưa lớn, thời gian mưa kéo dài thường gây ra lũ làm ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế, gây ách tắc giao thông, thiệt hại về hoa mầu và tài sản của nhân dân
4.1.2 Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1 Đất đai
Diện tích đất tự nhiên, diện tích đất đai các loại (Căn cứ vào phân loại đất
của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường để đánh giá)
Bảng 4.1: Diện tích một số loại đất của xã Đồn Đạc năm 2014
Trang 34Ba kích, hoàng đằng, thiên niên kiện mọc xen dưới tán rừng tạo nên sự đa dạng về loài với đặc trưng rừng tự nhiên nhiều tầng Những năm gần đây phong trào trồng cây gây rừng của nhân dân trong xã được đẩy mạnh, nhiều diện tích đất trống, đồi núi trọc đã được phủ xanh bằng các cánh rừng trồng thuần loài như Thông, Keo, Quế Độ che phủ rừng của xã năm 2010 được nâng lên 46,6% Rừng và đất rừng trên địa bàn xã đã được xác định chủ quản lý dưới 3 hình thức Nhà nước, hộ gia đình và cộng đồng dân cư trên cơ
sở quy hoạch 3 loại rừng
Xã Đồn đạc hiện có 7.860,09 ha rừng, được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.2: Tổng diện tích một số loại rừng của xã Đồn Đạc năm 2014
Trang 35còn hạn chế Về mùa khô do điều kiện khí hậu diễn biến phức tạp, diện tích rừng
tự nhiên thu hẹp nên thiếu nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân
4.1.2.4 Khoáng sản
Trên địa bàn xã Đồn Đạc có mỏ đá tại thôn Bắc Cáy với trữ lượng lớn, sản phẩm chính là đá Gralit có thể khai thác, chế biến làm vật liệu xây dựng, ngoài ra còn có các loại cát, đá, sỏi được khai thác ở các lòng sông, suối để làm vật liệu vật liệu xây dựng thông thường cho các công trình dân sinh và các công trình hạ tầng tại chỗ
4.1.2.5 Thực trạng môi trường
Hiện nay xã Đồn Đạc có một môi trường sinh thái chưa bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp; Môi trường đất, nước, không khí trong lành, cây cối hoa màu tươi tốt.Tuy nhiên môi trường rác thải, nước thải sinh hoạt trong khu vực dân cư đang có nguy cơ bị ô nhiễm Công trình nhà tắm, nhà vệ sinh, khu vực chăn nuôi chưa đạt tiêu chuẩn
Ngày nay vấn đề cảnh quan, môi trường cần phải được quan tâm và chú trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, để đảm bảo phát triển luôn đi đôi với phát triển bền vững Vì vậy từ những vấn đề nêu trên trong tương lai cần phải có những định hướng đúng trong quy hoạch phát triển hợp lý, tạo cảnh quan môi trường nông thôn mới, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân cần nâng cao ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường
4.1.3 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
4.1.3.1 Điều kiện phát triển kinh tế
Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, kinh tế của xã đã có những bước chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau tăng so với năm trước, các
Trang 36chỉ tiêu kế hoạch được giao hàng năm đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng ( khoảng 14 triệu đồng/người/năm năm 2014) tỷ lệ hộ khá giả tăng, đồng thời giảm tỷ lệ nghèo theo chỉ tiêu kế hoạch của huyện đề ra
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của đại hội Đảng bộ xã lần thứ X (nhiệm kỳ 2010 - 2015), đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc Với phương châm phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng uỷ, chính quyền đó đề
ra nhiều chương trình hành động, các kế hoạch, đề án, phương án công tác gắn với các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương từng bước lãnh đạo phát triển kinh tế chuyển dịch theo hướng phù hợp với tình hình phát triển của địa phương Trong đó Nông nghiệp – Lâm nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của người dân địa phương , đặc biệt là ngành trồng trọt do diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất sản xuất, phát huy được thế mạnh thích ứng với phát triển của vùng; ngành tiểu thủ công nghiệp cũng được phát triển theo hướng đa dạng hoá, liên tục chuyển đổi theo biến động của thị trường; ngành dịch vụ đang có xu hướng phát triển mạnh trong cơ cấu kinh tế
* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Trồng trọt:
Những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước thông qua các chương trình hỗ trợ sản xuất cho nông dân, sản lượng lương thực tăng khá nhờ việc đưa giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt vào sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ Tổng diện tích gieo trồng của xã năm 2011 toàn xã là 601,9 ha; cây lương thực và cây mầu là 492,5 ha Năng suất lúa bình quân 45,4 tạ/ha; cây ngô 21,9 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực qui thóc 1.531,4 tấn Cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô
Trang 37Những năm gần đây một số mô hình được triển khai trên địa bàn đều mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Mía tím, rau, cây vụ đông
kỹ thuật chăn nuôi lợn thương phẩm, nuôi ong mật, ba, nhím, lợn rừng…
Tổng đàn trâu có mặt là 485 con; đàn bò 13 con; đàn lợn 3.290 con, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 163,3 tấn, đàn gia cầm 12.554 con (Nguồn UBND xã năm 2014)
- Lâm nghiệp:
Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 11.899,00 ha, đất rừng sản xuất chủ yếu trồng xa mộc, quế, keo Theo số liệu báo cáo năm 2014 trên địa bàn trồng rừng mới thêm được 754,8 ha; khai thác lâm sản như gỗ xa mộc, quế, keo, vỏ quế đạt 50 tấn, tre nguyên liệu giấy 150 tấn Trong những năm qua nhân dân trên địa bàn xã luôn duy trì chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên hiện có, đẩy mạnh tốc độ trồng rừng, nâng cao độ che phủ của rừng đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế phòng
hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái
Trang 38- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
Tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng như: gạch nung, khai thác cát, đá sỏi ; chế biến đồ gỗ gia dụng với quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, chưa mang tính tập trung và sản xuất hàng hoá lớn nên hiệu quả thấp Khai thác chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng, khai thác cát, sỏi lòng sông, sản xuất gạch nung tại thôn Làng Mô, Bắc Cáy, Làng Han, Khe Mằn Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạt 2,4 tỷ đồng
* Đánh giá tiềm năng của xã
- Đồn Đạc có tiềm năng lớn nhất là quỹ đất, nhất là đất rừng, nguồn tư liệu sản xuất quan trọng nhất cho phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp Đồng thời nguồn nhân lực dồi dào cũng là thế mạnh để cho xã có điều kiện phát triển kinh tế đa dạng, nhiều thành phần, theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển TTCN, thương mại, dịch vụ theo hướng bền vững
- Địa hình, khí hậu đa dạng nên hệ động, thực vật rừng của Đồn Đạc phong phú, đó là cơ sở khoa học và thực tiễn đảm bảo cho xã phát triển đa dạng vật nuôi, cây trồng, cả sản phẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới, là điều kiện thuận lợi
để phát triển sản xuất theo hướng đa ngành, đa nghề, đa dạng sản phẩm
- Hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng theo quy hoạch sẽ khá thuận lợi, có tỉnh lộ 329 đi qua địa bàn xã, các tuyến giao thông kết nối với các xã, huyện bạn, đang được nâng cấp, mở mới đây là điều kiện để giao lưu, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá do địa phương sản xuất, thúc đẩy phát triển nền sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng hàng hoá, đem lại hiệu quả kinh tế cao
và bền vững
- Đồn Đạc có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp ( Khe O, Đá Lợn, Đá Vuông ), rừng tự nhiên với các loài cây quí hiếm, phù hợp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp Đồng thời là xã có 08 dân tộc anh em cùng chung sống,