0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đối với tiêu thụ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA TÍM TẠI XÃ ĐỒN ĐẠC HUYỆN BA CHẼ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 64 -64 )

- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhà máy chế biến, chính quyền địa phương và người trồng mía tím để tạo nguồn nguyên liệu có phẩm chất tốt, chất lượng hàng hoá cao nhằm giữ vững và ổn định thị trường mía tím.

- Cần tập trung đưa các kỹ thuật hiện đại vào các khâu như: Bảo quản, đóng gói sản phẩm mía tím trước khi đưa ra thị trường.

- Lập các văn phòng đại diện để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mía tím của Quảng Ninh với các tỉnh khác. Từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Đối với việc xuất khẩu sản phẩm mía tím ngoài những giải pháp chung thì ngành mía cần có kế hoạch, chiến lược tổng thể lâu dài hướng tới xuất khẩu, tìm kiếm thị trường, bạn hàng, các đối tác nước ngoài tranh thủ mọi cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình thông qua khách du lịch nước ngoài.

4.6.3. Giải pháp về chính sách

Về chính sách đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: các tiến bộ kinh tế về thuỷ lợi, giống, phân bón cần được đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư ứng dụng cũng như đưa những tiến bộ này vào trong sản xuất mía tím.

- Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng vùng mía tím: tỉnh cần đầu tư xây dựng cho vùng mía tím các công trình giao thông, thuỷ lợi, đường điện...

- Chính sách thị trường: tỉnh cần có phương hướng mở rộng thị trường hơn nữa, với nhiều hình thức phong phú và đa dạng hơn, đặc biệt là trong công tác marketing giới thiệu sản phẩm.

- Về chính sách vốn: Đi đôi với việc hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất thì cần phải xem xét thêm các phương thức cho vay khác để người dân có điều kiện đầu tư phát triển mở rộng diện tích trồng mía tím.

- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài: Nhà nước cần phải hoàn thiện các cơ sở pháp lý một cách cụ thể hơn nữa để các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào ngành mía tím ăn tươi.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu là làm sao đạt được hiệu quả cao nhất, điều này cần tìm ra các giải pháp và đánh giá mọi hoạt động cụ thể. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, được sự giúp đỡ của nhà trường và các ban ngành, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Hữu Thọ, tôi đã hoàn thành đề tài:

"Nghiên cức thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Đồn Đạc - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh". Trong thời gian thực

tập tôi rút ra một số kết luận sau:

Với các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội cho thấy xã Đồn Đạc có lợi thế trong việc phát triển cây mía tím, cùng với đó là sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã, của cán bộ KN, sự tham gia nhiệt tình của người dân trong xã nên trong thời gian qua công tác sản xuất mía tím của xã đã đạt được những kết quả nhất định.

Qua 3 năm 2012 - 2014, số diện tích mía tím của toàn xã đã tăng lên đáng kể, nếu như năm 2012 là 20,0 ha thì đến năm 2014 đã lên đến 33,0 ha, hiệu quả kinh tế do cây mía đem lại cho hộ nông dân là khá cao khoảng trên 123.200.000triệu đồng/ha, góp phần cải thiện thu nhập nâng cao đời sống người dân, nhận thấy được hiệu quả từ cây mía tím đem lại nên ngày càng nhiều hộ dân đã đầu tư vào cây mía tím với quy mô lớn cho năng suất và chất lượng cao.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập mà trong những năm tới cần tập trung giải quyết. Cụ thể:

- Về sản xuất: Sản xuất mía tím ở xã Đồn Đạc còn thiếu sự đầu tư về kỹ thuật, do vậy năng suất và chất lượng còn thấp.

- Về chế biến: Mặc dù công cụ chế biến đã được cải tiến nhiều, nhưng còn thiếu đồng bộ chưa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chưa có tiêu chuẩn về kích cỡ sản phẩm giữa các lần sản xuất. Số lượng công cụ chế biến còn ít, tăng chậm.

- Về tiêu thụ: Trong khâu tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập đó là công tác tổ chức tiêu thụ còn yếu kém.

Giá mía tím của xã bán ra thấp hơn so với vùng khác như ở Hải Hà, Đầm Hà...

Đứng trước một thực tế như vậy người dân trồng mía tím xã Đồn Đạc trong những năm tới cần phải giải quyết được những khó khăn trong khâu kỹ thuật trồng chế biến và tiêu thụ, đồng thời phát huy thế mạnh của mình để đẩy mạnh hơn nữa, dần đưa cây mía tím trở thành cây công nghiệp mũi nhọn của địa phương.

5.2. Đề nghị

* Đối với xã:

- Xã tiếp tục chỉ đạo khuyến khích hộ nông dân mở rộng diện tích cây mía tím, đồng thời tăng cường công tác khuyến nông, hướng nhân dân vận dụng đúng các quy trình kỹ thuật mới vào trong sản xuất, thay đổi cơ cấu giống hợp lý bằng cách hỗ trợ giá về giống mía tím có năng suất cao từ trồng mới và tái tạo ruộng trồng mía tím, đầu tư hỗ trợ về vốn cho việc cải tiến công nghiệp chế biến khuyến khích vận dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, bón phân vi sinh để tạo ra mía tím sạch nâng cao chất lượng sản phẩm mía.

- Tu sửa lại và mở rộng một số đoạn đường trong các thôn và đường vào khu trồng mía tím.

- Mở rộng diện tích trồng mới, tập trung thực hiện các biện pháp thâm canh, cải tạo phục hồi các ruộng đã qua sử dụng để nâng cao năng suất, chất lượng mía tím ăn tươi.

- Sử dụng các loại giống mới có năng suất chất lượng tốt, thay thế dần các giống có sức chống chịu kém, năng suất chất lượng chưa đạt yêu cầu của thị trường.

* Với các hộ nông dân:

- Tích cực vận dụng các biện pháp kỹ thuật vào trong sản xuất, cố gắng đầu tư hơn nữa về cây mía tím từ máy móc cải tiến chế biến đến giống, mở rộng diện tích bằng sự cố gắng nỗ lực của từng cá nhân, từ nông hộ trồng và đầu tư vào diện tích mía tím là chính. Tận dụng triệt để các giải pháp về kỹ thuật mới mà phòng khuyến nông huyện, tỉnh, Nhà nước đưa ra. Không ngừng cải tạo thâm canh diện tích mía tím hiện có. Thực hiện trồng xen canh cây đậu xanh, đậu đen, phòng trừ tổng hợp, bón phân vi sinh để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng mía tím, mở rộng thị trường, nâng cao đời sống cho chính hộ gia đình, xây dựng vùng sản xuất mía tím vững mạnh phát triển.

* Đối với cơ sở thu mua (Hội sản xuất mía tím Ba Chẽ):

- Tuân thủ theo đúng hợp đồng đã ký kết với nông dân.

- Có sự trợ giúp nông dân về vốn, vật tư đối với các hộ còn khó khăn theo hình thức đầu tư cuối vụ hồi lại.

- Đảm bảo công tác chi trả đến người dân nhanh chóng và thuận tiện nhất. - Tích cực tuyên truyền sâu rộng đến người dân về cơ chế chính sách phát triển vùng mía nguyên liệu.

- Linh hoạt nắm bắt tình hình mía nguyên liệu, thị trường giá cả, điều chỉnh bổ sung cơ chế chính sách hợp lý, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng mía nguyên liệu.

Trên đây là toàn bộ nội dung của khoá luận nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển cây mía tím trên địa bàn xã Đồn Đạc - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh. Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên nội dung đề tài chưa được sâu sắc và còn nhiều sai sót, kính mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Cao Ánh Dương ( Viện KHKT Nông nghiệp miền nam) (2012), Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển cây mía ở Việt Nam

2. Dương Văn Sơn (2007), Bài giảng kế hoạch - giám sát và đánh giá khuyến nông

3. Trần Văn Sỏi (2003), Sách cây mía, NXB Nghệ An

4. Trần Thùy (1999), Kỹ thuật trồng mía, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh

5. Trần Thúy (2007), Kỹ thuật trồng mía, NXB nông nghiệp 6. Trần Văn Sỏi (2003), Sách cây mía, NXB Nghệ An

7. UBND huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh, Dự án phát triển vùng sản xuất cây mía tím tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ năm 2013.

8. UBND xã Đồn Đạc, Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.

9. UBND xã Đồn Đạc, Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

10.UBND xã Đồn Đạc, Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015.

II. Tài liệu từ Internet

1. http://agriviet.com/nd/126 - ky - thuat - trong - mia 2. http://chonongnghiep.com/install/

3. http://faostat.fao.org

4. http://www.agroviet.gov.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 2

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ

Điều tra viên: Đàm Thu Thảo

I. Thông tin chung nông hộ

1.Họ và tên người được phỏng vấn:……… 2. Giới tính: Nam Nữ

3. Tuổi:……… 4. Trình độ học vấn:……….5. Dân tộc:……… 6. Tổng số nhân khẩu:……….(người)

7. Số lao động chính:……… 8. Địa chỉ: thôn ………... xã Đồn Đạc - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh

II. Thông tin chi tiết về trồng và tiêu thụ mía tím

1. Diện tích đất sản xuất của gia đình?

Loại đất Diện tích (Sào - m

2 ) 1. Đất trồng mía Của xã Của gia đình 2. Đất chăn nuôi 3. Đất lâm nghiệp 4. Đất khác

2.Giống mía đang trồng của gia đình……….. 3. Năng suất bình quân sản xuất mía tím qua các năm của gia đình?

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năng suất bình quân (tạ/ha)

Số phiếu:

4. Gia đình tự trồng mía hay có sự hỗ trợ từ bên ngoài?

……… Cơ quan nào hỗ trợ……… 5. Gia đình mua giống ở

đâu?……… 6. Các khoản chi phí cho sản xuất mía tím?

Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Giá thành Giống Kg Phân đạm Kg Phân lân Kg Phân kali Kg Phân chuồng Kg Phân vi sinh Kg Thuốc trừ sâu 1000đ Thuỷ lợi 1000đ Chi phí khác 1000đ

7. Các khoản chi phí cho lao động trong khi trồng mía tím ?

Chỉ tiêu Số lƣợng công Công/ m 2 Thành tiền (đồng) Làm đất Bỏ phân trồng mía Chăm sóc Phòng trừ sâu bệnh Tỉa lá, làm cỏ Thu hái Chi phí khác

8. Gia đình thu hoạch mía tím bằng phương pháp nào?

Thu hoạch bằng tay Thu hoạch bằng máy 9. Gia đình có áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất không?

Có Không 10. Gia đình có được tập huấn kỹ thuật không?

Có Không 11. Gia đình có được hỗ trợ gì trong quá trình trồng mía tím?

Vốn Phân bón Giống Không được hỗ trợ Kỹ thuật

12. Các bác có thiếu vốn sản xuất không?

Có Không 13. Gia đình bán mía tím cho ai?

STT Nội dung Số lƣợng (kg) Ghi chú

1 Nhà máy mía 2 Người thu gom 3 Người bán buôn 4 Người bán lẻ

14. Những nguồn cung cấp thông tin thị trường cho gia đình là?

STT Nguồn thông tin Không Ít Nhiều

1 Thương nhân 2 Chủ cơ sở chế biến 3 Nông dân 4 Cán bộ KN 5 Sách, báo, tạp chí 6 Tivi/ đài 7 Internet 8 Khác

15. Doanh thu và lợi nhuận tính trên 1ha mía tím của gia đình?

Năm Sản lƣợng

(tấn) Giá bán (đ/cây) Doanh thu (đ) Lợi nhuận (đ)

2012 2013 2014

16. Cây mía tím của gia đình thường gặp phải những loại sâu bệnh gì và biện pháp xử lý?

STT Sâu bệnh Biện pháp xử lý Ghi chú

1 Sâu đục thân

2 Rệp

3 Bệnh thối đỏ 4 Bệnh than

17. Trong quá trình sản xuất mía tím ông/ bà gặp phải những khó khăn gì?

STT Chỉ tiêu Số ý kiến

1. Thiếu giống 2. Đất sản xuất ít

3. Đât nghèo dinh dưỡng, đất dốc 4. Thiếu nước

5. Không đủ phân bón 6. Thiếu lao động 7. Thời tiết khắc nghiệt 8. Thiếu vốn

9. Giao thông đi lại khó khăn 10. Thiếu kỹ thuật

11. Chính sách hỗ trợ người dân chưa nhiều 12. Sâu bệnh

18. Gia đình thấy hiệu quả thu được từ cây mía tím như thế

nào?……… ……… 19. Xin hãy cho biết dự định của gia đình trong những năm tới về sản xuất mía tím như thế nào?

STT Nội dung Diện tích (m2

)

1 Giữ nguyên diện tích 2 Giảm diện tích

3 Mở rộng diện tích 4 Trồng thêm giống mới

20. Gia đình có đề xuất kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả cây mía tím?

……… ……… ………

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA TÍM TẠI XÃ ĐỒN ĐẠC HUYỆN BA CHẼ TỈNH QUẢNG NINH (Trang 64 -64 )

×