Cơ cấu về giống mía tím

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã đồn đạc huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 43)

Cây mía tím là loại cây công nghiệp với thời gian sinh trưởng ngắn, trồng một lần và thu hoạch một lần. Sự đầu tư trồng mía tím khá tốn tốn kém, do đó việc chọn tạo giống ban đầu là khâu rất quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng mía tím.

Qua đi điều tra các hộ trồng mía tím thì tôi thu được là các giống mía tím ở xã chủ yếu là giống mía tím địa phương, được trồng bằng hom từ những năm 1994, đây là một giống mía tím đặc trưng của địa phương, nó có đặc điểm cây nhỏ, cứng nên cho năng suất không cao.

Năm 2005, xã có đưa thêm giống mía tím mới là Badila vào trồng thử, đây là giống mía tím có năng suất cao, màu sắc vỏ cây tím đậm, cây thẳng, các lóng tròn đều, có mùi thơm, mền và không xốp, đặc biệt là có vị ngọt mát, không chua, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi tốt. Và kết quả đạt được sau 3 năm giống Badila cho năng suất rất cao, từ năm thứ 4 năng suất trung bình 100 -110 tấn/ha và tăng dần qua các năm, đặc biệt đến khi cây mía tím phát triển đầy đủ cả về lượng và chất thì có thời điểm đạt 300 - 320 tấn/ha, năng suất cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai và chăm sóc kỹ thuật của từng ruộng.

Để thấy được tình hình cơ cấu các giống mía tím của xã Đồn Đạc ta đi xét bảng số liệu sau:

Bảng 4.3: Cơ cấu giống mía tím ở xã Đồn Đạc qua 3 năm 2012 - 2014 Chủng loại

giống mía tím

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Diện tích (ha) Diện tích (ha) Diện tích (ha)

Mía địa phương 11 15,66 17

Badila 9 15 16

Tổng 20 30,66 33,0

(Nguồn: UBND xã Đồn Đạc)

Từ bảng 4.3 ta thấy diện tích mía tím địa phương có tăng qua các năm nhưng tỉ lệ chưa cao, cụ thể năm 2012 là 11 ha thì năm 2013 là 15,66 ha, năm 2014 là 17 ha. Sở dĩ diện tích mía tím tăng chậm như vậy là do qua nhiều năm trồng mía tím người dân nhận thấy giống mía tím địa phương cho năng suất kém, cây cứng kém hẳn so với các giống mía tím lai khác, vì vậy được sự hỗ trợ của trạm khuyến nông huyện mà nhiều hộ đã đưa thử giống mía tím Badila vào trồng thử. Qua 3 năm trồng thử nghiệm thì giống mía tím này cho năng suất khá cao trung bình từ 100 - 110 tấn/ha.

Như vậy, việc đưa giống mía tím Badila và những giống mới là những yếu tố đảm bảo cho năng suất mía tím cao và ổn định hơn so với các giống mía địa phương lâu đời. Việc này góp phần nâng cao năng suất sản lượng và qua đó cũng góp phần đáng kể vào thu nhập của các hộ trồng mía tím trong xã.

Ngoài giống mới Badila ra thì một số hộ trồng mía tím trong xã đã đưa giống Mía tím Khánh Sơn, Hòa Bình về trồng thử, tuy năng suất cao, cây to nhưng trừ tất cả khâu chăm sóc, phân bón và chi phí khác thì lãi không được bao nhiêu nên hầu hết họ thay thế bằng giống Badila cho năng suất ổn định hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã đồn đạc huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)