Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã đồn đạc huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 46)

Do sự ưu đãi của thiên nhiên, đất đai…, cùng với các giống mía tím chủ lực, từng năm áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào trồng mía tím đã đưa diện tích mía tím toàn xã lên 33,0 ha. Để đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của xã Đồn Đạc ta đi đánh giá thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng cây mía tím của xã trong 3 năm. Vì diện tích là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất mía tím. Ngoài yếu tố diện tích còn yếu tố nữa để tính hiệu quả sản xuất mía tím đó là yếu tố năng suất, nó thể hiện ở trình độ thâm canh, đầu tư chăm sóc của người dân. Để đánh giá được điều đó ta đi xét bảng sau:

Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lƣợng mía tím của xã Đồn Đạc trong 3 năm 2012 -2014 Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 BQ(2012-2014) + % + % % Tổng diện tích ha 20,0 30,66 33,0 10,66 153,3 2,34 107,6 130,45 Năng suất (tươi) tạ/ha 285,0 318,7 320,0 33,7 111,8 1,3 100,4 106,1 Sản lượng (tươi) tấn 930,8 977,1 1.056 46,3 104,9 78,9 108,1 106,5 (Nguồn: UBND xã Đồn Đạc)

Từ bảng 4.5 ta thấy diện tích mía tím toàn xã qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2012 là 20 ha. Năm 2013 diện tích là 30,66 ha tăng hơn so với năm 2012 là 10,66 ha tương ứng tăng 153,3%. Đến năm 2014 thì diện tích tăng ít hơn so với năm 2013, chỉ tăng 2,34 ha tương ứng là 107,6%, tổng diện tích mía tím bình quân qua 3 năm tăng 130,45%.

Đối với năng suất: Năm 2012 đạt 285,0 tạ/ha đến năm 2013 tăng lên 318,7 tạ/ha tức là tăng lên 111,8%. Nhưng đến năm 2014 do thời tiết khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra dẫn đến năng suất mía tím tăng chậm chỉ đạt 320,0 tạ/ha tương ứng tăng 100,4%.

Về sản lượng mía tím: Năm 2012 sản lượng mía tím của toàn xã là 930,8 tấn, đến năm 2013 là 977,1 tấn. Như vậy năm 2013 so với năm 2012 tăng 46,3 tấn tương ứng 104,9%. Sang đến năm 2014 sản lượng mía tím tăng thêm 78,9 tấn tức là giảm 124,8 tấn tương ứng là tăng 108,1%. Bình quân qua 3 năm sản lượng tăng lên 106,5%. Mặt khác lá mía còn dùng làm thức ăn cho gia súc (lá mía cho trâu, bò), thủy sản (cá).

Nguyên nhân dẫn đến diện tích mía tím toàn xã tăng là vì người dân đã hiểu được tầm quan trọng của cây mía tím, họ đã tự khai thác thêm những nguồn đất chưa sử dụng và cải tạo, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào công tác trồng mía tím.

Ta có thể thấy cây mía tím trên địa bàn xã Đồn Đạc vẫn có khả năng suất cao và sản lượng cao hơn nữa nếu biết cách chọn giống, đầu tư thâm canh hợp lý cho cây mía tím, cộng với điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi sẽ cho ra dòng mía tím có chất lượng ngon và phát huy được tính đặc sản của nó đối với người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã đồn đạc huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 46)