Năm 2014, tỉnh Quảng Ninh có trên 8.500 ha mía tím, trong đó có 1.000 ha cho sản phẩm mía đóng gói, với năng suất bình quân đạt trên 28,5 tấn/ha. So với tình hình chung của cả nước, cây mía tím Quảng Ninh chiếm vị trí khá quan trọng và đạt chất lượng khá hơn. Diện tích mía tím của tỉnh chiếm hơn 0,29% diện tích của cả nước (285.100 nghìn ha), năng suất bình quân cao hơn bình quân chung cả nước (hơn 5 tấn/ha). Cùng với thành tích trong lĩnh vực nông nghiệp, Quảng Ninh cũng là tỉnh có ngành công nghiệp chế biến ngành mía tím khá. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có hơn 10 cơ sở chế biến mía tím công suất từ 1 tấn mía tím tươi/ngày trở lên.
Ngành mía tím đã góp phần rất quan trọng tạo việc làm, thu nhập cho người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh. Ngoại trừ các hộ tham gia với quy mô nhỏ, mới sản xuất, còn lại hầu hết các gia đình trồng mía tím đều có thu nhập ổn định. Với mức thu mua từ 10.000 - 12.000 đồng/cây mía tím tươi, hàng tháng trong vụ mía tím các hộ có diện tích từ 720 đến 1.440m2
đều có thu nhập hàng chục triệu đồng, nhiều hộ trở nên giàu có nhờ cây mía tím.
Hiện mía tím được trồng ở hầu hết các huyện trong tỉnh, nhưng sản xuất mang tính hàng hoá tập trung chủ yếu ở 4 huyện: Hải Hà (370,7ha), Hoành Bồ (300ha), Ba Chẽ (120ha) và Đầm Hà (234ha). Đã từ nhiều năm nay, cây mía tím được coi là cây trồng xoá đói, giảm nghèo và làm giàu với nhiều nông dân trong tỉnh. Vì vậy, một số địa phương xác định mía tím là cây
chuyển đổi cơ cấu, thay thế những cây trồng kém hiệu quả kinh tế. Theo tính toán của các hộ nông dân, trồng mía rất có hiệu quả, lợi nhuận có thể đạt 80 triệu đồng/ha; thâm canh tốt có thể đạt doanh thu 200 triệu đồng/ha. Mía tím Quảng Ninh hiện được tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh. Nông dân bán sản phẩm chủ yếu tại ruộng cho các thương lái; bán lẻ dọc theo các trục đường giao thông hoặc các chợ địa phương. Tại các thành phố đông dân, các khu du lịch lớn của tỉnh như: Móng Cái, Hạ Long..., mía tím được sử dụng làm món tráng miệng tại các nhà hàng, khách sạn và được người tiêu dùng ưa thích. Tuy chất lượng tốt, nhưng do không có dấu hiệu nhận biết, nên người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh không phân biệt, nhận dạng được mía tím Quảng Ninh với các sản phẩm cùng loại khác. Điều này làm hạn chế khả năng cạnh tranh của mía tím Quảng Ninh trên thị trường cũng như khó mở rộng diện tích trồng.
Bên cạnh đó Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Mía tím Quảng Ninh” sẽ thực hiện nhiều hạng mục, công đoạn, từ quy hoạch vùng sản xuất mía tại những nơi phù hợp với điều kiện khí hậu, nông hoá và thổ nhưỡng; xây dựng chung quy trình kỹ thuật canh tác, bảo quản giống và sản phẩm mía..., đến việc xây dựng các dấu hiệu nhận diện sản phẩm trên thị trường, bằng việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ “Nhãn hiệu mía tím Quảng Ninh” cho vùng sản xuất. Sản phẩm sẽ có các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm; giúp đơn vị sở hữu nhãn hiệu quản lý tốt và khai thác có hiệu quả “Nhãn hiệu mía tím Quảng Ninh” gắn với phát triển thị trường và phát triển sản xuất từ đó sẽ cơ bản đảm bảo đời sống người dân vững chắc hơn sản xuất lương thực.
PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu