Tính cấp thiết của đề tài Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam. Đây là cấp hành chính thấp nhất tổ chức thực hiện trực tiếp và cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trực tiếp giải quyết các chế độ, chủ trương, chính sách có liên quan đến người dân, trực tiếp phục vụ nhân dân. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Bản chất giai cấp của Đảng, của chế độ được thể hiện cụ thể, trực tiếp và rõ nhất qua đội ngũ cán bộ cơ sở. Việc từng bước nâng cao chất lượng, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm chất chính trị, đạo đức vững vàng, có trình độ chuyên môn cao, có tâm huyết, nhiệt tình với công việc, đặc biệt là đội ngũ CBCC ở cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên và có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước. Cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn là một bộ phận của nguồn nhân lực đất nước và là lực lượng chủ yếu quyết định đến hiệu quả, hiệu lực quản lý điều hành của cấp cơ sở. Sự thành công hay thất bại của hệ thống chính trị nói chung và của hệ thống hành chính nói riêng xét cho cùng được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó, hoạt động có hiệu quả của đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở là một trong những nhân tố quyết định thực hiện thành công đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Do đó Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chiến lược, chủ trương để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CBCC cơ sở nói riêng một cách đúng đắn và phù hợp. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND huyện, UBND huyện Thuận Châu, công tác xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở ở huyện đã có nhiều cố gắng cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh (QPAN) hàng năm. Tuy nhiên thực trạng đội ngũ CBCC cơ sở vẫn còn có nhiều mặt hạn chế, một tỷ lệ không nhỏ chưa được đào tạo chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ, nhiều chức danh chưa đạt chuẩn, năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, hội nhập. Đây là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm giải quyết. Là cán bộ quản lý đang công tác tại huyện Thuận Châu, qua thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhằm để góp phần thiết thực nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, nên tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Trang 1Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh doanh và quản lý
“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” là công trình nghiên cứu riêng của tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
PGS.TS Lê Công Hoa cùng với sự chỉ bảo của một số thầy cô giáo
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết luận nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực không trùng lặp với đề tài khác Mọi số liệu được sử dụng đã được tríchdẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo
Học viên
Trương Mạnh Thắng
Trang 2Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này là sự cố gắng rất nhiều củatôi Tuy nhiên, tôi sẽ không thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này nếu khôngnhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của tất cả các thầy cô vàngười thân Sau đây là lời cảm ơn tới tất cả những người đã giúp đỡ tôi trongthời gian qua:
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô đã dạy
dỗ, hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong thời gian qua, đặc biệt là PGS.TS Lê CôngHoa người trực tiếp hướng dẫn luận văn tốt nghiệp này Các thầy, cô đã chỉ bảo
và hướng dẫn tận tình cho tôi những kiến thức lý thuyết, cũng như các kỹ năng phântích, cách giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi… Các thầy, cô luôn là người truyền độnglực trong tôi, giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các bạn trong nhóm, các bạn cùng lớp và cácmột số bạn khác đã hỗ trợ rất nhiều để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
Học viên
Trương Mạnh Thắng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 5
1.1 Một số đề tài nghiên cứu đã có 5
1.2 Những kết quả nghiên cứu đã có 7
1.3 Vấn đề đặt ra của nghiên cứu 11
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ ĐỘI NGŨ VÀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CƠ SỞ 16
2.1 Hệ thống các cơ quan trong bộ máy hành chính và vai trò, nhiệm vụ chức năng của chính quyền cơ sở 16
2.1.1 Hệ thống các cơ quan trong bộ máy hành chính 16
2.1.2 Vai trò của chính quyền cơ sở 18
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở 18
2.2 Bản chất, đặc điểm và vai trò đội ngũ CBCC cấp cơ sở 24
2.2.1 Khái niệm, bản chất của đội ngũ CBCC cấp cơ sở 24
2.2.2 Nghĩa vụ, quyền hạn của CBCC 28
2.2.3 Đặc điểm của đội ngũ CBCC cấp cơ sở huyện Thuận Châu 30
2.2.4 Vai trò của đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu 31
2.3 Sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu .34
2.4 Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở 36
2.4.1 Chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở 36
2.4.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở 37
2.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở 44
2.5 Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở 47
2.5.1 Kinh nghiệm của một số địa phương 47
2.5.2 Những bài học kinh nghiệm từ các địa phương mà huyện Thuận Châu có thể tham khảo, vận dụng 50
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG
Trang 4huyện Thuận Châu 51
3.1.1 Điều kiện địa lý, địa hình, tự nhiên, khí hậu 51
3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện 52
3.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở huyện Thuận Châu 57
3.2.1 Trình độ đào tạo 57
3.2.2 Kỹ năng nghề nghiệp 68
3.2.3 Sức khoẻ thể chất và tinh thần 70
3.2.4 Phẩm chất đạo đức 70
3.2.5 Cơ cấu đội ngũ CBCC 70
3.2.6 Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc 72
3.3 Đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La hiện nay 73
3.3.1 Các ưu điểm 73
3.3.2 Các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 76
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CBCC CƠ SỞ Ở HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA 83
4.1 Các quan điểm, định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở ở huyện Thuận Châu 83
4.1.1 Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận Châu đến năm 2015 83
4.1.2 Các quan điểm định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu 85
4.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 88
4.2.1 Đẩy mạnh công tác giáo dục, rèn luyện, nâng cao tinh thần trách nhiệm .88
4.2.2 Tuyển chọn, tuyển dụng, bố trí, sử dụng CBCC 89
4.2.3 Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng CBCC 92
4.2.4 Nhận xét, đánh giá, xếp loại CBCC cơ sở 96
4.2.5 Đẩy mạnh tăng cường sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp huyện 98
4.3 Một số kiến nghị 99
4.3.1 Bổ sung thể chế quản lý CBCC cấp cơ sở 99
4.3.2 Chế độ, chính sách và điều kiện làm việc trang thiết bị, cơ sở vật chất của đội ngũ CBCC cấp cơ sở 100
KẾT LUẬN 104
Trang 6XHCN : Xã hội chủ nghĩa.
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 7Bảng số 3.1 Trình độ văn hoá của đội ngũ CBCC cấp cơ sở theo chức danh 58Bảng số 3.2: Thống kê trình độ văn hoá của đội ngũ CBCC cấp cơ sở theo cấp học
59Bảng số 3.3 Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấp cơ sở theo chức danh 60Bảng số 3.4 Thống kê trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấp cơ sở theo cấp học .61Bảng số 3.5 Trình độ LLCT của đội ngũ CBCC cấp cơ sở theo chức danh 62Bảng số 3.6 Thống kê trình độ LLCT của đội ngũ CBCC cấp cơ sở theo cấp học .63Bảng số 3.7 Trình độ QLNN của đội ngũ CBCC cấp cơ sở theo chức danh 64Bảng số 3.8 Thống kê trình độ QLHC của đội ngũ CBCC cấp cơ sở theo cấp học 65Bảng số 3.9 CBCC cơ sở đã qua bồi dưỡng quốc phòng, an ninh theo chức danh 66Bảng số 3.10 Thống kê kiến thức QPAN của đội ngũ CBCC cấp cơ sở theo lĩnh vực 66Bảng số 3.11 CBCC cơ sở được bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ theo chức danh 67Bảng số 3.12 Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ CBCC 68Bảng số 3.13 Cơ cấu độ tuổi đội ngũ CBCC cấp cơ sở theo chức danh và theo tuổi
71Bảng số 3.14 Thống kê độ tuổi đội ngũ CBCC cấp cơ sở theo khoảng tuổi 72
Trang 8Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở thấp nhất nơi tổ chứcthực hiện trực tiếp các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước, trực tiếp giải quyết các chế độ, chủ trương, chính sách có liên quan đến ngườidân, trực tiếp phục vụ nhân dân Việc từng bước nâng cao chất lượng, đội ngũ cán
bộ công chức, đặc biệt là đội ngũ CBCC ở cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên và có ýnghĩa rất quan trọng, là điều kiện quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới đấtnước Xuất phát từ yêu cầu đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quantâm đến việc xây dựng và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũCBCC cơ sở, đã ban hành nhiều nghị quyết và các cơ chế chính sách đối vớiCBCC
Về phương diện khoa học, đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đềnày Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra các giải pháp liên quan đến nâng caochất lượng đội ngũ CBCC cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội củacác địa phương
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” góp phần giải quyết vấn đề
cấp thiết và quan trọng đóng góp ý nghĩa thiết thực vào việc nâng cao chất lượngđội ngũ CBCC cấp cơ sở để góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụmục tiêu phát triển kinh tế xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương
Mục đích nghiên cứu đề tài là phân tích, đánh giá về các kết quả nghiên cứu
có liên quan; tổng hợp các văn bản của Nhà nước về đội ngũ CBCC cơ sở Trên cơ
sở thống kê, khảo sát, phân tích, đánh giá khách quan thực trạng chất lượng đội ngũCBCC cấp cơ sở, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũCBCC cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Đối tượng nghiên cứu bao gồm toàn thể cán bộ chuyên trách và công chứctrong bộ máy chính quyền cấp xã, thị trấn; Phạm vi nghiên cứu của đề tài huyệnThuận Châu, tỉnh Sơn La Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2012
Phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê,điều tra khảo sát thực tế, thu thập số liệu; kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu,
Trang 9các công trình đã công bố; sử dụng các phương pháp phỏng vấn một số chuyên gia,người dân và các thành phần có liên quan, tham khảo ý kiến của các nhà quản lý.
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Nội dung Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan
Tiểu mục thứ nhất, trên cơ sở đánh giá vai trò tầm quan trọng và những hạn
chế yếu kém của đội ngũ CBCC cấp cơ sở, qua các tài liệu nghiên cứu tham khảotác giả đã xem xét một số các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến đội ngũCBCC tại các địa phương, các ngành
Tiểu mục thứ hai, thống kê các nội dung chính các chương của các luận văn
đã nghiên cứu
Tiểu mục thứ 3, tổng hợp các vấn đề lớn đặt ra của các công trình nghiên
cứu, cụ thể tập trung vào các giải pháp các đề xuất kiến nghị của các công trìnhnghiên cứu này và vấn đề đặt ra cho nghiên cứu của tác giả
Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về đội ngũ và chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở
Tiểu mục thứ nhất, Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành tác giả đã làm rõ nội dung hệ thống cơ quan trong bộ máy chínhquyền và xác định rõ cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống này của nước Việt Nam.Trên cơ sở đó xác định rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ chức năng của chính quyền cấp
cơ sở
Tiểu mục thứ hai, trình bày các nội dung chính về khái niệm, bản chất của
đội ngũ CBCC cấp cơ sở; nghĩa vụ quyền hạn của CBCC và đặc điểm, vai trò củađội ngũ CBCC cấp cơ sở
Tiểu mục thứ 3, tác giả đi vào phân tích sự cần thiết của việc nâng cao chất
lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở đặc biệt là trong giai đoạn đất nước hội nhập vàphát triển có ý nghĩa hết sức quan trọng
Tiểu mục thứ 4, Xuất phát từ chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở đó là
trung thành với Đảng Cộng sản, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, tuân thủHiến pháp, pháp luật, biết bảo vệ danh dự và lợi ích quốc gia, có lối sống trong sạch,
Trang 10không tham nhũng và tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tôn trọng, tận tụy hết lònghết sức phục vụ nhân dân; có trình độ chính trị, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, kiếnthức, kỹ năng, đảm bảo tiêu chuẩn chức danh ngạch, bậc tương ứng với nhiệm vụ,công việc; đủ năng lực tổ chức điều hành và thực hiện nhiệm vụ; có đạo đức, vănhóa, phong cách làm việc văn minh, lịch sự Phải xác định các tiêu chí đánh giá chấtlượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở
Tiêu chí về phẩm chất chính trị đạo đức, là tiêu chí rất quan trọng nhất làtrong bối cảnh đất nước ta hội nhập Đạo đức của người CBCC gồm: đạo đức cáchmạng, đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp; trong đó đạo đức cách mạng là nềntảng, là gốc, là sức mạnh
Tiêu chí về trình độ dào tạo bao gồm: Trình độ văn hoá phổ thông; trình độchuyên môn; trình độ lý luận chính trị; trình độ quản lý hành chính nhà nước; kiến thứcquốc phòng an ninh; trình độ tin học ngoại ngữ;
Tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp gồm các kỹ năng chung và kỹ năng chuyênbiệt Tiêu chí về tiềm năng phát triển đó là sự nhận thức về sự thay đổi công việc vàhành vi đáp ứng
Tiêu chí về sức khoẻ, thể chất và tinh thần và tiêu chí về mức độ đáp ứng vàhoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ CBCC
Tiêu chí về cơ cấu đội ngũ CBCC và một số tiêu chí tổng hợp khác
Qua tổng hợp các tiêu chí ảnh hưởng tới đội ngũ CBCC Luận văn đề cập tớicác nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở: Tuyển chọn, bố trí, sửdụng; công tác bầu cử; quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá phân loại, khenthưởng, kỷ luật; chế độ tiền lương phụ cấp và điều kiện làm việc; thể chế quản lý
Tiểu mục thứ 5, qua nghiên cứu thêm cách thức, phương pháp, giải pháp tổchức triển khai thực hiện ở một số địa phương để rút ra các bài học kinh nghiệm đểtham khảo
Chương 3: Thực trạng về chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Tiểu mục thứ nhất, Trình bày các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội có ảnh
Trang 11hưởng tới chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở Thuận Châu một huyện miền núinằm cách thành phố Sơn La 34 km về phía Tây Bắc, là huyện miền núi điều kiệnkinh tế xã hội còn rất nhiều khó khăn, địa hình cao, dốc và chia cắt; huyện có diệntích tự nhiên 1.541 km2; dân số 156.200 người chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số(chiếm 93%)
Tiểu mục thứ hai, thống kê hiện trạng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở huyện
Thuận Châu, gồm có 646người trong đó cán bộ chuyên trách 306 người, công chức
340 người đa phần chưa đảm bảo các yêu cầu theo các tiêu chí, cụ thể có bảngthống kê trình độ theo các cấp học, thống kê trình độ qua các thời kỳ
Bên cạnh đó qua kết quả phỏng vấn các nhà quản lý, chuyên gia, người dân
và các thành phần liên quan có được số liệu tỷ lệ CBCC về mức độ thành thạo vềcác ký năng chung và các kỹ năng riêng; về sức khoẻ, phẩm chất đạo đức
Qua tổng hợp cơ cấu có số liệu về độ tuổi của CBCC, mức độ đáp ứng yêucầu công việc của đội ngũ này
Tiểu mục thứ 3, Trên cơ sở các số liệu tổng hợp, thu thập, Luận văn rút ra
được các ưu điểm, hạn chế nguyên nhân các ưu điểm, tồn tại hạn chế của đội ngũCBCC cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Chương 4: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp
cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Tiểu mục thứ nhất, Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ huyện Thuận Châu tại
Đại hội Đại biểu lần thứ XIX với mục tiêu sớm đưa huyện Thuận Châu ra khỏi tìnhtrạng chậm phát triển trong đó có các quan điểm định hướng về nâng cao chất lượngđội ngũ CBCC cấp cơ sở: Xác định rõ vị trí, vai trò của đội ngũ CBCC cấp cơ sở,xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở theo hướng chuyên nghiệp hóa; trẻ hóa đội ngũCBCC cơ sở, tăng cường CBCC là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ; Tập trungtăng cường đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở đối với nhữngđịa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khókhăn; Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở phải được tiến hành một cách chủđộng, khẩn trương, tích cực nhưng phải tuân thủ quy định, đảm bảo quy trình, chặt
Trang 12chẽ, từng bước vững chắc phù hợp với thực trạng đội ngũ CBCC phù hợp với trình
độ phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện thực tế của địa phương;
Tiểu mục thứ hai, Luận văn trình bày các giải pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ CBCC cơ sở ở huyện Thuận Châu đó là: Đẩy mạnh công tác giáo dục, rènluyện, nâng cao tinh thần trách nhiệm; giải pháp về tuyển chọn, tuyển dụng, bố trí,
sử dụng CBCC; giải pháp về quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng CBCC; giải pháp vềnhận xét, đánh giá, xếp loại CBCC cơ sở; giải pháp về đẩy mạnh tăng cường sự chỉđạo, giúp đỡ của cấp huyện
Trên cơ sở các giải pháp và xuất phát từ tình hình hình thực tế của địaphương Luận văn trình bày một số kiến nghị: Bổ sung thể chế quản lý CBCC cấp cơsở; Kiến nghị về sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách và điều kiện làm việc trangthiết bị, cơ sở vật chất của đội ngũ CBCC cấp cơ sở
Đội ngũ CBCC cấp cơ sở có vai trò, nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọngtrong việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại cơ sở, là cầu nối,mắt xích quan trọng giữa Đảng, nhà nước với nhân dân Việc nâng cao chất lượngđội ngũ CBCC cấp cơ sở góp phần rất lớn vào việc thực hiện hoàn thành các nhiệm
vụ phát triển kinh tế xã hội đảm bảo quốc phòng ở địa phương Quá trình thực hiệnphải đảm bảo lộ trình theo thời gian và cần phải có sự đoàn kết, nhất trí cao của cả
hệ thống chính trị
Mặc dù trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ tại địaphương, cấp uỷ, chính quyền các cấp tại huyện Thuận Châu đã quan tâm lãnh đạochỉ đạo việc củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở tuy nhiên kếtquả đạt được chưa cao do vấn đề này rất khó khăn và phức tạp Qua các nội dungLuận văn sẽ đóng góp được một số những giải pháp quan trọng để nâng cao chấtlượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam Đây là cấp hành chính thấp nhất tổ chức thựchiện trực tiếp và cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước, trực tiếp giải quyết các chế độ, chủ trương, chính sách có liên quanđến người dân, trực tiếp phục vụ nhân dân
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Bản chất giai cấp của Đảng, của chế độ đượcthể hiện cụ thể, trực tiếp và rõ nhất qua đội ngũ cán bộ cơ sở Việc từng bước nângcao chất lượng, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) có phẩm chấtchính trị, đạo đức vững vàng, có trình độ chuyên môn cao, có tâm huyết, nhiệt tìnhvới công việc, đặc biệt là đội ngũ CBCC ở cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên và có ýnghĩa rất quan trọng, là điều kiện quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới đấtnước Cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn là một bộ phận của nguồn nhânlực đất nước và là lực lượng chủ yếu quyết định đến hiệu quả, hiệu lực quản lý điềuhành của cấp cơ sở Sự thành công hay thất bại của hệ thống chính trị nói chung vàcủa hệ thống hành chính nói riêng xét cho cùng được quyết định bởi nhiều yếu tố,trong đó, hoạt động có hiệu quả của đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở là mộttrong những nhân tố quyết định thực hiện thành công đường lối của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước Do đó Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chiến lược, chủtrương để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CBCC cơ sởnói riêng một cách đúng đắn và phù hợp
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND huyện,UBND huyện Thuận Châu, công tác xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở ở huyện đã cónhiều cố gắng cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội, đảm bảo quốc phòng an ninh (QPAN) hàng năm Tuy nhiên thực trạng đội ngũCBCC cơ sở vẫn còn có nhiều mặt hạn chế, một tỷ lệ không nhỏ chưa được đào tạo
Trang 14chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ, nhiều chức danh chưa đạt chuẩn, năng lựclãnh đạo, quản lý điều hành còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi nhiệm
vụ trong thời kỳ đổi mới, hội nhập Đây là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâmgiải quyết
Là cán bộ quản lý đang công tác tại huyện Thuận Châu, qua thực tiễn côngtác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhằm để góp phần
thiết thực nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, nên tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cấp cơ sở là nơi trực tiếp nhất, gần nhất với người dân, do đó việc khôngngừng củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của chính quyền cơ sở trong đó nâng caochất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở là nhiệm vụ chính trị mang tính chiến lược lâudài Xuất phát từ yêu cầu đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quantâm đến việc xây dựng và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũCBCC cơ sở, đã ban hành nhiều nghị quyết và các cơ chế chính sách đối với CBCCnhư Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII; Luật CBCC ngày 13/11/2008
Về phương diện khoa học, đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề
này đã được thực hiện, ví dụ như đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính” do
đồng chí Trần Hữu Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm chủ nhiệm đề tài; các côngtrình nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở của ở các địa phương:
Luận văn Thạc sỹ của học viên Lê Đình Lý “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nghệ An“ năm 2006; Luận văn Thạc sỹ “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ
sở ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” của tác giả Nguyễn Cao Sơn năm 2010; Luận văn Thạc sỹ “ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ
An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính” của tác giả Thái Hồng Thanh năm
2011… Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra các giải pháp liên quan đến nâng
Trang 15cao chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực hiệu quảcủa bộ máy chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu hội nhập của Việt Nam với cácnước trong khu vực và trên thế giới.
Huyện Thuận Châu trong những năm qua thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ,HĐND, UBND tỉnh Sơn La, đã rất quan tâm tới công tác xây dựng, củng cố đội ngũCBCC cơ sở Tuy nhiên, thực tế chưa có triển khai công tác, đánh giá hoạt động của
hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt chưa có đề tài nghiên cứu nào đánh giá tình hìnhđội ngũ CBCC cấp cơ sở một cách hệ thống, toàn diện và đề ra các giải pháp nângcao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở
Xuất phát từ yêu cầu đó việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở làvấn đề quan trọng có ý nghĩa chiến lược góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quảhoạt động của chính quyền cơ sở tăng cường được sức mạnh của cả hệ thống chínhtrị phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh(QPAN) góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Phân tích, đánh giá về các kết quả nghiên cứu có liên quan đề tài; tổng hợp,các tài liệu, văn bản của Nhà nước và một số vấn đề lý luận cơ bản về đội ngũCBCC cơ sở và nâng cao đội ngũ CBCC cấp cơ sở;
- Khảo sát, phân tích, đánh giá khách quan thực trạng chất lượng đội ngũCBCC cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ
sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong những năm tới;
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đội ngũ CBCC cấp cơ sở bao gồm toàn thể cán bộchuyên trách và công chức trong bộ máy chính quyền cấp xã, thị trấn; phẩm chất vànăng lực hoạt động của đội ngũ này;
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn CBCC cấp cơ sở ở trên địa bàn huyệnThuận Châu, tỉnh Sơn La Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 (nhiệm kỳ Đại hộiĐảng bộ huyện khoá XVII, UBND huyện khoá XVII) đến năm 2012 (nhiệm kỳ Đại
Trang 16hội Đảng bộ huyện khoá XIX, UBND huyện khoá XIX)
Quan điểm trong công tác nghiên cứu, phân tích đề tài là tôn trọng thực tế,các số liệu thống kê đã có và kết quả phỏng vấn các chuyên gia, người dân và cácthành phần có liên quan
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài của Luận văn thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh, nên phươngpháp sử dụng chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê, điều tra khảosát thực tế, thu thập số liệu; kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu, các công trình
6 Kết cấu của Luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 4chương:
Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan
Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về đội ngũ và chất lượng đội ngũCBCC cấp cơ sở
Chương 3: Thực trạng về chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở huyệnThuận Châu, tỉnh Sơn La
Chương 4: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ
sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1 Một số đề tài nghiên cứu đã có
Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) là cấp quản lý hành chính thấp nhất trong bộmáy hành chính của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, là nơi các chủ trương, đườnglối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống Cấp cơ sở lànơi trực tiếp nhất, gần nhất với người dân, do đó việc củng cố và không ngừng nângcao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở là nhiệm vụ chính trị mang tính chiến lượclâu dài của các cấp uỷ Đảng, chính quyền Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản
để nhằm xây dựng đội ngũ CBCC cấp cơ sở bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấuhợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của từng địa phương
Trong thời gian qua, việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách củaNhà nước về công tác cán bộ và chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH -HĐH đất nước, nhất là từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khoá IX) về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị
ở cơ sở xã, phường, thị trấn", hệ thống chính trị cơ sở các địa phương luôn được
các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm củng cố, xây dựng ngày càng hoàn thiện vàhoạt động có hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm anninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương
Bên cạnh những ưu điểm và những kết quả đạt được, hiện nay đội ngũ CBCCcấp cơ sở ở các địa phương nhìn chung còn yếu kém, bất cập về nhiều mặt, phần lớnchưa được đào tạo một cách bài bản, chính quy về chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ đạtchuẩn còn thấp so với yêu cầu; năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm vớinhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội Nhận thức trong đội ngũCBCC không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo; việc vận dụng các chủ trương,chính sách của cấp trên vào điều kiện cụ thể của từng địa phương chưa linh hoạt,nhiều nơi còn sao chép máy móc Không ít CBCC cấp cơ sở chưa nắm vững chứcnăng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không nắm vững các quy định của pháp
Trang 18luật, vì vậy quá trình chỉ đạo điều hành, giải quyết công việc còn mang tính chủquan, tuỳ tiện theo cảm tính cá nhân, không căn cứ vào quy định của pháp luật dẫnđến còn có vi phạm.
Về năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tínhchuyên nghiệp, phần lớn thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết côngviệc, thụ động trong thực thi các nhiệm vụ; thiếu khả năng bao quát tình hình, đồngthời chậm thích ứng với nhiệm vụ mới Đa số CBCC cấp cơ sở chưa có khả năng tưduy, dự báo, xây dựng chương trình kế hoạch, thiếu khả năng nghiên cứu, tổng hợptình hình, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; tinh thần hợp tác, phối hợp trong giảiquyết công việc còn nhiều hạn chế, nên hiệu quả công tác không cao
Một bộ phận không nhỏ CBCC cấp cơ sở sa sút về phẩm chất, đạo đức lốisống; thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật kém, tinh thần, thái độ phục vụ dânchưa tốt, có biểu hiện quan liêu, hách dịch, xa dân, gây phiền hà cho nhân dân Tìnhtrạng tham nhũng, lãng phí còn xảy ra ở một số địa phương tuy đã có các giải phápngăn ngừa, nhưng hiệu quả chưa cao
Bên cạnh sự thiếu hụt, bất cập về số lượng và yếu kém về chất lượng, thì việcxây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch
và công tác sử dụng đội ngũ CBCC cấp cơ sở chưa được các địa phương quan tâmchỉ đạo một cách thoả đáng
Trên thực tế đã có nhiều công trình khoa học các cấp, luận án tiến sỹ, luậnvăn thạc sỹ nghiên cứu để có các quan điểm định hướng, giải pháp, kiến nghị đểnâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của các ngành, các địa phương
Qua tổng hợp có một số đề tài nghiên cứu đã dựa trên cơ sở các quan điểm lýluận, tổng kết thực tiễn và kế thừa kết quả của nhiều công trình, các tác giả đã phântích, tập hợp, nêu rõ và đánh giá các nguyên nhân Từ đó, đưa ra các quan điểm,phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trong đó cóđội ngũ CBCC cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước vàhội nhập kinh tế quốc tế
Trang 19Luận văn Thạc sỹ của học viên Phạm Thành Minh, chuyên ngành quản trị kinhdoanh công nghiệp và xây dựng, trường Đại học Kinh tế quốc dân, mã số đề tài ThS
4356 năm 2010 “Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tại văn phòng Cục Đăng kiểmViệt Nam”
Luận văn Thạc sỹ của học viên Giang Thị Phương Hạnh, chuyên ngành lýluận lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HồChí Minh, mã số 603801 năm 2009 “Xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nướctheo yêu cầu của cải cách hành chính của tỉnh Bình Phước hiện nay”
Luận văn Thạc sỹ của học viên Nguyễn Đức Bền, trường Đại học Kinh tế quốcdân, mã số THS 1921 năm 2006 “Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồnnhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010“
Luận văn Thạc sỹ của học viên Phạm Thanh Hà, mã số THS 4817 năm 2010 “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố NinhBình, tỉnh Ninh Bình“
Luận văn Thạc sỹ của học viên Lê Đình Lý, trường Đại học Kinh tế quốc dân,
mã số THS 1906 năm 2006 “ Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứngyêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nghệ An“
Luận văn Thạc sỹ của học viên Thái Hồng Thanh, trường Đại học Kinh tếquốc dân, mã số THS 5649 năm 2011 “ Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ
sở ở tỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính“
1.2 Những kết quả nghiên cứu đã có
1.2.1 Xuất phát từ mục tiêu của sự phát triển và yếu tố cơ bản nhất quyết định sự phát triển là nguồn nhân lực tác giả Luận văn chọn đề tài “Nâng cao chất
lượng cán bộ quản lý tại văn phòng Cục Đăng kiểm Việt Nam” bao gồm 3 chương
Chương 1, tác giả trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng độingũ cán bộ quản lý gồm các nội dung: Tổng quan về nguồn nhân lực và đội ngũ cán
bộ quản lý, chất lượng cán bộ quản lý, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộquản lý
Trang 20Chương 2, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại vănphòng Cục Đăng kiểm Việt Nam gồm các nội dung: Tổng quan về Cục Đăng KiểmViệt Nam; Thực trạng chất lượng cán bộ quản lý văn phòng Cục Đăng kiểm ViệtNam; các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ quản lý tại Văn phòng Cục Đăngkiểm Việt Nam.
Chương 3, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lýtại văn phòng Cục Đăng kiểm Việt Nam gồm các nội dung: Chiến lược phát triểncủa Cục Đăng Kiểm Việt Nam; giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý
1.2.2 Nhận thức rõ nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, trong mọi hoạt động, nguồn nhân lực có vai trò tích cựcnhất, mang tính chất quyết định đến việc khai thác và sử dụng các nguồn lực khác
Do đó cần phải xây dựng được một đội ngũ CBCC hành chính có đủ năng lực trình
độ, phẩm chất đạo đức và các yếu tố hội đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển Tại Luận
văn “Xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước theo yêu cầu của cải cách hành chính của tỉnh Bình Phước hiện nay”tác giả đã nghiên cứu các nội dung
Xuất phát từ cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nướctheo yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay bao gồm các nội dung: Khái
niệm, đặc điểm CBCC hành chính nhà nước; vị trí, vai trò của đội ngũ CBCC hànhchính nhà nước trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay; tính tất yếu kháchquan, yêu cầu và các điều kiện bảo đảm xây dựng đội ngũ cán CBCC hành chínhnhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay
Qua đánh giá thực trạng vấn đề xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhànước của tỉnh Bình Phước gồm các nội dung: Công tác xây dựng đội ngũ CBCChành chính nhà nước tỉnh Bình Phước; thực trạng đội ngũ CBCC hành chính nhànước tỉnh Bình Phước
Luận văn đã đề xuất các quan điểm và giải pháp để xây dựng đội ngũ CBCChành chính nhà nước của tỉnh Bình Phước gồm các nội dung: Quan điểm xây dựng độingũ CBCC hành chính nhà nước của tỉnh Bình Phước; những giải pháp xây dựng độingũ CBCC hành chính nhà nước theo yêu cầu cải cách hành chính của tỉnh Bình Phước
Trang 211.2.3 Từ những yêu cầu của công cuộc CNH - HĐH, đô thị hoá của huyện ngoại thành Hà Nội tác giả Luận văn chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010“
Trên cơ sở các vấn đề nguồn nhân lực và đào tạo phát triển nguồn nhân lựctrong điều kiện CNH - ĐTH đó là: Nguồn nhân lực và các đặc điểm cơ bản nguồnnhân lực trong quá trình CNH, ĐTH nhanh; Những vấn đề cơ bản của chính sáchđào tạo phát triển nguồn nhân lực; Kinh nghiệm đào tạo phát triển nguồn nhân lực ởcác nước Châu Á và khu vực Đông Nam Á
Cùng với việc đánh giá thực trạng chính sách đào tạo phát triển nguồn nhânlực ở huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000-2005 gồm các nội dung:Tổng quan về sự phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Anh giai đoạn 2000-2005;Thực trạng chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của huyện Đông Anh thời
kỳ 2000 - 2005; Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu thực trạng
Tác giả Luận văn đã đề xuất các phương hướng, biện pháp hoàn thiện chính sáchđào tạo phát triển nguồn nhân lực huyện Đông Anh giai đoạn 2006 - 2010, gồm cácvấn đề: Dự báo nhu cầu đào tạo thời kỳ 2006 - 2010 của huyện Đông Anh; Hoàn thiện
hệ thống chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn2006-2010; một số kiến nghị về điều kiện bảo đảm việc thực thi các chính sách đào tạophát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006 - 2010
1.2.4 Trên cơ sở yêu cầu, đòi hỏi của nguồn nhân lực về quản lý kinh tế trong
sự nghiệp đổi mới CNH - HĐH của đất nước Luận văn “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình“ đã tập trung nghiên cứu các nội dung
Dựa theo tổng hợp lý luận và thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực quản lýnhà nước về kinh tế gồm các nội dung: Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhânlực quản lý nhà nước về kinh tế; các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhânlực quản lý nhà nước về kinh tế; kinh nghiệm và bài học rút ra của một số địaphương trong nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước vềkinh tế
Trang 22Từ đánh giá và phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhànước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình gồm: Đặc điểm tự nhiên,kinh tế xã hội và ảnh hưởng của nó đến nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế
ở thành phố Ninh Bình; thực trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước vềkinh tế ở thành phố Ninh Bình; những hạn chế và nguyên nhân hạn chế chủ yếu đốivới chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình.Luận văn đã trình bày các phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằmnâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố NinhBình, tỉnh Ninh Bình đó là: Bối cảnh phát triển và phương hướng nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình và giảipháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phốNinh Bình trong thời gian tới
1.2.5 Nhằm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận và thực
tiễn đặt ra đối với đội ngũ CBCC cấp xã để từ đó có các giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ CBCC theo yêu cầu sự nghiệp CNH - HĐH Luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH - HĐH ở tỉnh Nghệ An“ đã tập trung vào một số nội dung chính:
Lý luận đội ngũ CBCC cấp xã và chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã gồm cácnội dung: Khái quát chung về chính quyền cấp xã; đội ngũ CBCC cấp xã; chấtlượng đội ngũ CBCC cấp xã
Thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Nghệ An gồm: Khái quátđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An; thực trạng chất lượng đội ngũCBCC tỉnh Nghệ An; đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Nghệ An.Các quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đápứng yêu cầu sự nghiệp CNH - HĐH ở tỉnh Nghệ An gồm các nội dung: Các quanđiểm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Nghệ An và các giải phápnâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Nghệ An trong thời gian tới
1.2.6 Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của đội ngũ CBCC cơ sở trong đội ngũ CBCC Luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh
Trang 23Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính“ đã nghiên cứu, phân tích
các nội dung:
Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sởtrong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính gồm các nội dung: Một số vấn đề vềCBCC cấp cơ sở; chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở trong điều kiện đẩy mạnh cảicách hành chính; Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng độingũ CBCC cấp cơ sở
Thực trạng về chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An gồm cácnội dung: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũCBCC cấp cơ sở; thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở; đánh giá chấtlượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An hiện nay
Các định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ởtỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính gồm các nội dung:Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở trong điều kiện đẩymạnh cải cách hành chính; các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ
sở ở tỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính
1.3 Vấn đề đặt ra của nghiên cứu
1.3.1 Luận văn “Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tại văn phòng Cục Đăng kiểm Việt Nam”.
Luận văn đã tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng sử dụng nguồnnhân lực của văn phòng Cục đăng kiểm Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2009, đểlàm rõ các ưu điểm và nhược điểm từ đó rút ra những giải pháp để thúc đẩy, xây
dựng, tạo nguồn và nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, cụ thể
- Để nâng cao chất lượng cán bộ quản lý cần phải có biện pháp nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực thông qua chiêu mộ cụ thể:
Thứ nhất, là phải xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ phải tuân thủ các yêucầu: Phẩm chất đạo đức chính trị trong sáng; chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; cókhả năng phát hiện và kiến nghị xử lý các điều bất cập của bộ máy; áp dụng triệt đểcác quy định về tiêu chuẩn hoá các vị trí cán bộ; kịp thời đào tạo bổ sung cán bộ;
Trang 24kết hợp hài hoà các hình thức tuyển chọn.
Thứ hai, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ gồm tiêu chuẩn về chính trị; tiêu chuẩn
về phẩm chất đạo đức; về trình độ, về năng lực chuyên môn; về độ tuổi và kinhnghiệm công tác
- Bên cạnh đó trong đánh giá thực hiện công việc cần lựa chọn phương phápđánh giá bao gồm các bước: Lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá; xác địnhchu kỳ đánh giá; lựa chọn và đào tạo người đánh giá; phỏng vấn đánh giá và thôngtin phản hồi; tổng hợp kết quả và lưu hồ sơ nhân sự
Đề xuất sử dụng phương pháp đánh giá theo mức thang điểm để đánh giá kếtquả thực hiện công việc
- Xây dựng quy trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ: Chương trình nội dung đàotạo phải đạt chuẩn; đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo; đổi mới việc bồi dưỡngđội ngũ cán bộ giảng viên; đổi mới và tạo động lực cho người được đào tạo; đánhgiá chương trình đào tạo một cách có hiệu quả
1.3.2 Luận văn “Xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước theo yêu
cầu của cải cách hành chính của tỉnh Bình Phước hiện nay
Trên cơ sở thực trạng số lượng, chất lượng cán bộ, công chức hành chính nhànước Tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2008 cùng với phân tích cơ sở lý luận vềCBCC hành chính; xác định khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của cán bộ, côngchức hành chính, tính tất yếu khách quan, yêu cầu và các điều kiện đảm bảo củaviệc xây dựng đội ngũ CBCC hành chính
Luận văn đã đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân ưu điểm, hạn chế củađội ngũ CBCC hành chính hiện nay của tỉnh Bình Phước Đề xuất và luận chứngnhững quan điểm, giải pháp xây dựng đội ngũ CBCC hành chính tỉnh Bình Phướchiện nay gồm các nội dung
Một là, Chủ động xây dựng, thực hiện đề án quy hoạch, kế hoạch biên chế
làm căn cứ cho việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, luân chuyển, quy hoạch, đào tạoCBCC
Trang 25Hai là, Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội
ngũ CBCC hành chính
Ba là, Giải pháp hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ, thu hút CBCC.
Bốn là, Giải pháp thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng,
lãng phí đối với CBCC hành chính, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý
Năm là, Áp dụng các công cụ nâng cao chất lượng hoạt động công vụ Sáu là, Giải pháp thực hiện tốt công khai hóa các hoạt động công vụ.
Bảy là, Giải pháp về tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công
từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với điều kiện đời sống của nhân dântrong huyện; chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải được xây dựng cócăn cứ, hệ thống, nội dung phải toàn diện; phải đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội caocho mỗi quá trình đào tạo
Đề xuất hoàn thiện bổ sung các chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực
từ thực tiễn của huyện Đông Anh và Hà Nội: Cần có hệ thống chính sách cụ thể chocác đối tượng và các khu vực; các chính sách đào tạo đối với người được đào tạo,trong đó đặc biệt đối với lao động vùng bị thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụngđất; các chính sách đào tạo đối với cơ sở đào tạo; hoàn thiện lại hệ thống tổ chứcquản lý công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Các kiến nghị: Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; sớmkhắc phục các trở ngại để hình thành thị trường đất đai; hoàn thiện các chính sách
Trang 26tạo việc làm cho nông dân gắn liền với thực hiện các chính sách về đào tạo;
1.3.4 Luận văn “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình“
Xuất phát từ phân tích số liệu thực trạng chất lượng nguồn nhân lực về quản
lý nhà nước về kinh tế giai đoạn 2005 - 2010 của Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh
Bình, dựa trên các các vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng nguồn nhân lực Trên cơ
sở bối cảnh phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới và phương hướng chung,phương hướng cụ thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh
tế đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 luận văn đề ra các giải pháp:
Một là, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, quy hoạch nguồn nhân lực quản
lý nhà nước về kinh tế cấp thành phố và cơ sở
Hai là, Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về
kinh tế
Ba là, Nâng cao thể lực cho CBCC.
Bốn là, Hoàn thiện chính sách thu hút, sử dụng đãi ngộ, thi đua, khen
thưởng, kỷ luật, đối với nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế
Năm là, Tăng cường giáo dục nâng cao đạo đức, tác phong làm việc, tính tự
giác của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế
1.2.5 Luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH ở tỉnh Nghệ An“
Từ đối tượng nghiên cứu là đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức thuộc
bộ máy chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An Trên cơ sở quan điểm cầncoi trọng cả đức lẫn tài; chuyên nghiệp hoá, trẻ hoá đội ngũ CBCC cấp xã, luận văn
đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC xã đáp ứng yêu cầu
sự nghiệp CNH - HĐH:
Một là, nhóm giải pháp về đổi mới công tác tuyển chọn, bố trí sử dụng
CBCC phù hợp
Hai là, Nhóm giải pháp về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và thực
hiện tốt quy chế luân chuyển CBCC
Trang 27Ba là, Nhóm giải pháp về đánh giá CBCC.
Bốn là, Nhóm giải pháp về đãi ngộ vật chất tinh thần.
Năm là, Nhóm giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện hoạt
động của công chức
Sáu là, Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý.
1.2.6 Luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ
An trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính“
Trước yêu cầu đòi hỏi của việc củng cố và nâng cao chất lượng của đội ngũCBCC xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong điều kiện đẩy mạnh cảicách hành chính Trên cơ sở số liệu đội ngũ CBCC cơ sở tỉnh Nghệ An, phân tíchthực trạng từ đó rút ra các ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Từ các địnhhướng các quan điểm: Phát triển một cách toàn diện đội ngũ cán bộ cấp cơ sởchuyên nghiệp hoá đội ngũ công chức cơ sở; trẻ hoá đội ngũ CBCC cấp cơ sở, tăngcường cán bộ nữ, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC ở những xã miềnnúi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, cần phải đồng bộ tài năng, năng lực và phẩm chấtđạo đức, luận văn đề ra các giải pháp:
Một là, Các giải pháp trong công tác lựa chọn, tuyển dụng và sử dụng cán bộ Hai là, Các giải pháp về công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng.
Ba là, Các giải pháp về đánh giá, xếp loại.
Bốn là, Các giải pháp về chế độ, chính sách cho CBCC về đầu tư trang thiết
bị, cơ sở vật chất và đổi mới cơ chế quản lý ngân sách cấp cơ sở
Qua các nội dung của các luận văn cho thấy sự cần thiết quan trọng của việcnâng cao chất lượng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước và sựphát triển kinh tế xã hội của các địa phương Việc nâng cao chất lượng đội ngũCBCC cấp cơ sở ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là một huyện miền núi điều kiệnkinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn là một yêu cầu cấp bách và rất quan trọng.Luận văn phải tập trung đánh giá thực trạng để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở
Trang 282.1.1 Hệ thống các cơ quan trong bộ máy hành chính
Theo điều 118, Hiến pháp 1992 quy định: “Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; Thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã Huyện chia thành xã, thị trấn; Thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã, quận chia thành phường.”
Như vậy, chính quyền xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã hay cấp cơsở) là một bộ phận của hệ thống các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà XHCNViệt Nam
Cấp xã là cấp đơn vị hành chính nhỏ nhất trong hệ thống các đơn vị hànhchính của nước ta, cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã do luật định
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy bannhân dân (UBND) được tổ chức ở các đơn vị hành chính: Tỉnh (thành phố) trực thuộctrung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn
- HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịutrách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên
HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềmnăng, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế xã hội, củng cố QPAN, khôngngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND,UBND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; Giám sát việc thực hiện
Trang 29các Nghị quyết của HĐND, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhànước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân.
Cơ cấu tổ chức HĐND cấp xã gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch và các đại biểuHĐND Số lượng đại biểu HĐND cấp xã được quy định theo dân số và địa bàn củatừng đơn vị hành chính cấp xã, thấp nhất 15 đại biểu và cao nhất là 35 đại biểu.UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quannhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủtrương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố QPAN và thực hiện các chínhsách khác trên địa bàn
UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảođảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trungương tới cơ sở
Cơ cấu tổ chức của UBND xã gồm 3-5 thành viên gồm: Chủ tịch 1-2 Phóchủ tịch và các ủy viên, giúp việc cho UBND xã có các công chức chuyên môn
Vị trí của chính quyền cấp cơ sở
Cấp cơ sở bao gồm xã, phường, thị trấn là nơi nhân dân cư trú, sinh sống, laođộng, sản xuất, là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính trị với người dân, là cấpchính quyền gần dân và nơi trực tiếp trực tiếp tổ chức, tuyên truyền, vận động nhândân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước Chính quyền cấp cơ sở có vai trò quan trọng trong công tác tăng cường khốiđại đoàn kết toàn dân, phát huy nâng cao quyền làm chủ tập thể của nhân dân, khaithác tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội từngbước xoá đói, giảm nghèo Là nơi trực tiếp tiếp thu các khó khăn, vướng mắc, cáckiến nghị, đề xuất của nhân dân Các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước được kiểm chứng chính xác nhất, rõ nhất tại đây Chính quyền cơ sởvững mạnh góp phần rất lớn bảo đảm sự vững mạnh của chế độ cả về chính trị, kinh
tế, văn hóa, QPAN
Chính quyền cơ sở có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính quyềnhành chính Nhà nước Sự trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả
Trang 30của chính quyền cấp cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản
lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân, góp phần tạo nên sự ổnđịnh, phát triển của từng xã, từng huyện, từng tỉnh và của cả Quốc gia
2.1.2 Vai trò của chính quyền cơ sở
Chính quyền địa phương cơ sở có nhiệm vụ chính trị quan trọng là bảo đảm,bảo vệ và phục vụ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của nhân dân Theo quyđịnh pháp luật Việt Nam nhân dân chính là chủ thể của quyền lực Nhà nước Nhànước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân,
do đó chính quyền địa phương cơ sở phải là chính quyền của nhân dân do nhân dân,
vì nhân dân Điều 2, Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân” Cụ thể
hoá điều này tại chính quyền địa phương cơ sở là: Về tổ chức do nhân dân trực tiếpbầu ra, các nhiệm vụ phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, vì nhân dân để phục vụ,chịu sự giám sát của nhân dân
Bác Hồ đã từng viết: “Cấp xã là cấp gần dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”
Cấp cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chínhsách của Đảng và pháp luật của Nhà nước tới người dân Cấp quản lý nhà nước trựctiếp đối với mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội diễn ra ở cơ sở Bên cạnh
đó chính quyền cơ sở là nắm rõ nhất những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiếnnghị của các tầng lớp nhân dân với Đảng và Nhà nước
Trong giai đoạn hiện nay, trước xu thế hội nhập kinh tế sâu rộng của ViệtNam với khu vực và thế giới, sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, quá trình CNH - HĐH đất nước, CNH - HĐH nông nghiệp,nông thôn sẽ là một yêu cầu khách quan cần phải tăng cường hơn nữa vai trò củacấp chính quyền ở cơ sở
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở
Theo quy định hiện hành, chính quyền cấp cơ sở (bao gồm HĐND và
Trang 31UBND) chịu trách nhiệm quản lý về tất cả các mặt chính trị, kinh tế - xã hội,QPAN, văn hoá xã hội ở địa phương, đảm bảo cho tính pháp quyền của Nhà nướcCộng hoà XHCN Việt Nam, đảm bảo quyền lợi, chăm lo đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân.
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND cấp xã được quy định cụ thểtrong Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003
2.1.3.1 Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND cấp xã:
HĐND xã là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệmtrước nhân và cơ quan Nhà nước cấp trên HĐND có quyền ra quyết định trên cáclĩnh vực sau:
Lĩnh vực kinh tế, quyết định biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
-xã hội; kế hoạch sử dụng lao động công ích; biện pháp thực hiện chương trình
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
cây trồng, vật nuôi Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự
toán thu, chi ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách; phê chuẩn quyết toán ngân
sách; các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện, điều chỉnh dự toán ngânsách; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định Quyết địnhbiện pháp quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại; xây dựng vàphát triển hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế hộ; quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước,các công trình thuỷ lợi; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, bảo vệrừng, tu bổ và bảo vệ đê điều; thực hiện xây dựng, tu sửa các cơ sở hạ tầng; thựchành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại
Lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội và đời sống, văn hoá, thông tin, thể dục thểthao, bảo vệ tài nguyên, môi trường, quyết định biện pháp bảo đảm các điều kiệncần thiết để trẻ em vào học tiểu học (TH) đúng độ tuổi, hoàn thành chương trìnhphổ cập giáo dục TH; tổ chức các trường mầm non; thực hiện bổ túc văn hoá và xoá
mù chữ cho những người trong độ tuổi Quyết định biện pháp giáo dục, chăm sócthanh niên, thiếu niên, nhi đồng; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá,
Trang 32giáo dục truyền thống đạo đức; giữ gìn thuần phong mỹ tục; ngăn chặn việc truyền
bá văn hoá phẩm phản động, đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục, phòng, chống các tệnạn xã hội Quyết định biện pháp phát triển hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thểthao; hướng dẫn tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch
sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh Quyết định việc xây dựng, tu sửa trường lớp,công trình văn hoá, biện pháp bảo đảm giữ gìn vệ sinh, xử lý rác thải, phòng, chốngdịch bệnh, biện pháp bảo vệ môi trường; thực hiện chương trình y tế cơ sở, chínhsách dân số và kế hoạch hoá gia đình Quyết định biện pháp thực hiện chính sách,chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người và gia đình có công,thực hiện công tác cứu trợ xã hội và vận động nhân dân giúp đỡ gia đình khó khăn,người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; biện pháp thực hiện xoáđói, giảm nghèo
Lĩnh vực QPAN, trật tự, an toàn xã hội, quyết định biện pháp bảo đảm thực
hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ và quốc phòngtoàn dân; thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ; thực hiện chính sách hậu phươngquân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân Quyết định biệnpháp bảo đảm giữ gìn an ninh, trật tự công cộng, an toàn xã hội; phòng, chống cháy,nổ; đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, quyết định
biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần,nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo đảm thực hiện quyền bìnhđẳng giữa các dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân và tương trợ, giúp đỡ lẫn nhaugiữa các dân tộc Quyết định biện pháp thực hiện chính sách tôn giáo, bảo đảmquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định
Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, quyết định biện pháp bảo đảm việc thihành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết củamình Quyết định biện pháp bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, cácquyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân Quyết định biện pháp bảo vệ tài sản,lợi ích của Nhà nước; bảo hộ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân Quyết định biện
Trang 33pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Trong xây dựng chính quyền địa phương: Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ
tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên khác của UBND;bãi nhiệm đại biểu HĐND và chấp nhận việc đại biểu HĐND xin thôi làm nhiệm
vụ Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu Bãi bỏ một phầnhoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của UBND Thông qua đề án thànhlập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính để đề nghị cấp trên quyết định
HĐND phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn như trên và thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn: Quyết định biện pháp thực hiện thống nhất kế hoạchphát triển kinh tế- xã hội và quy hoạch đô thị; thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặtbằng; bảo đảm trật tự giao thông đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn phường Quyếtđịnh biện pháp xây dựng nếp sống văn minh đô thị; biện pháp phòng, chống cháy, nổ,giữ gìn vệ sinh; bảo vệ môi trường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trong phạm viquản lý Quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống nhân dân
2.1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của UBND cấp xã
Lĩnh vực kinh tế, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trìnhHĐND thông qua, UBND huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch Lập dựtoán thu ngân sách; dự toán thu, chi ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngânsách; dự toán điều chỉnh ngân sách trong trường hợp cần thiết và lập quyết toánngân sách trình HĐND quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên Tổchức thực hiện ngân sách, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việcquản lý ngân sách nhà nước và báo cáo Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹđất phục vụ các nhu cầu công ích; xây dựng và quản lý các công trình công cộng,đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước Huy động sựđóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạtầng trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện Việc quản lý các khoản đóng góp này phảicông khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ.Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, tổ chức,hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển
Trang 34và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫnchuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kếhoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi Tổ chức việcxây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệrừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thờinhững hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng Quản lý, kiểm tra,bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác vàphát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ
về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới
Lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa
đường giao thông Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở
điểm dân cư nông thôn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý viphạm pháp luật Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đườnggiao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác Huy động sự đóng góp tự nguyện củanhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống
Lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, thực hiện kếhoạch phát triển sự nghiệp giáo dục; phối hợp với trường học huy động trẻ em vàolớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mùchữ Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo,trường mầm non; phối hợp với UBND cấp trên quản lý trường TH, trường THCS
Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình; vậnđộng nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh Xây dựng phong trào và
tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ
và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh Thựchiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình cócông với nước Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp
đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơinương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách.Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa
Trang 35Lĩnh vực QPAN, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật tổ chức tuyêntruyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trongkhu vực phòng thủ Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kếhoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xâydựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ Thực hiện các biện pháp bảođảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh
Tổ quốc; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội vàcác hành vi vi phạm pháp luật Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản
lý việc đi lại của người nước ngoài
Thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, UBND xã, thị trấn có
nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôngiáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định pháp luật
Trong việc thi hành pháp luật, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn: Tổ chức
tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏtrong nhân dân Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của côngdân Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án;
tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính
UBND phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định trên đây vàthực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn: Tổ chức thực hiện các nghị quyết củaHĐND phường về việc bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chốngcác tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lềđường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị; quản lý dân cư đô thị Thanh traviệc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹthuật; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổchức, cá nhân; lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cảitạo không có giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhànước có thẩm quyền xem xét, quyết định
Trang 362.2 Bản chất, đặc điểm và vai trò đội ngũ CBCC cấp cơ sở
2.2.1 Khái niệm, bản chất của đội ngũ CBCC cấp cơ sở
Chế độ công vụ, CBCC là nội dung quan trọng trong hoạt động của nền hànhchính quốc gia Trong thời kỳ đổi mới, CBCC vừa là đối tượng của quá trình đổimới, cải cách, vừa là thước đo của quá trình đổi mới, dân chủ hóa đời sống xãhội Qua hơn 25 năm đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động củađội ngũ CBCC đã góp phần làm thay đổi diện mạo nền hành chính nhà nước, tạotiền đề cho Việt Nam hội nhập sâu, rộng với các nước trong khu vực và trên thếgiới Đội ngũ CBCC từng bước được xây dựng và nâng cao về chất lượng, đáp ứngyêu cầu triển khai nhiệm vụ trong tình hình mới
Để xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực
và tận tụy phục vụ nhân dân, trung thành với Tổ quốc Việt Nam XHCN Pháp lệnhCBCC năm 1998 tại điều 1 quy định, CBCC quy định tại Pháp lệnh này là công dânViệt Nam, trong biên chế, bao gồm:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường
xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội;
- Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân;
Trang 37- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn
vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp;
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND; Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp
vụ thuộc UBND cấp xã.
Pháp lệnh CBCC năm 1998, sửa đổi bổ sung năm 2003 mặc dù đã có sự thayđổi và phát triển so với các quy định cũ song còn nhiều bất cập, một số quy địnhchưa cụ thể, dẫn tới hoạt động công vụ, công chức vẫn còn một số hạn chế, đó làhoạt động công vụ, công tác quản lý CBCC chưa đổi mới và chưa theo kịp với sựđổi mới về vai trò của Nhà nước trong quản lý đời sống xã hội Trên nhiều lĩnh vực,hoạt động công vụ thiếu thống nhất, chưa đảm bảo thông suốt; kỷ luật, kỷ cươngcủa CBCC chưa nghiêm Những hạn chế này đã làm cho hoạt động công vụ chưađược quản lý và kiểm soát chặt chẽ, giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơquan, tổ chức Nhà nước Cụ thể, hoạt động công vụ, công tác quản lý CBCC chưađổi mới và theo kịp với sự đổi mới về vai trò của Nhà nước trong quản lý đời sống
xã hội và tổ chức cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp Nhậnthức về hoạt động công vụ, công chức vẫn mang dấu ấn của thời kỳ kế hoạch hoátập trung bao cấp Trong hoạt động công vụ, mối quan hệ giữa hành chính với chínhtrị; hành chính với sự nghiệp công; giữa hoạt động quản lý nhà nước mang tầm vĩ
mô với hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phân định triệt để và thực hiện cóhiệu quả Trên nhiều lĩnh vực, hoạt động công vụ thiếu thống nhất, chưa đảm bảothông suốt; kỷ luật, kỷ cương của CBCC chưa nghiêm; việc phân loại công chứcchưa bảo đảm khoa học, khách quan dẫn đến việc bố trí, sử dụng, quy hoạch, đánhgiá và đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa phát huy hết hiệu quả, chưa đáp ứng yêu
Trang 38cầu, nhiệm vụ của Nhà nước đặt ra trong từng giai đoạn Các quy định của pháp luậthiện hành chưa bao quát đầy đủ, toàn diện hoạt động công vụ, CBCC; chưa quyđịnh rõ mục tiêu, nguyên tắc hoạt động công vụ trong quá trình phục vụ nhân dân
và xã hội; nghĩa vụ và trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ chưa đượcquy định một cách hệ thống và bổ sung đầy đủ thành các nhóm nghĩa vụ và tráchnhiệm; chưa chú trọng đúng mức đến quyền lợi đối với công chức như chính sáchtiền lương, nhà ở và các chính sách đãi ngộ khác; các chuẩn mực về đạo đức công
vụ chưa được quy định rõ ràng, cụ thể; chưa có quy định về thanh tra công vụ; việcđiều động, thuyên chuyển CBCC giữa các cơ quan, tổ chức còn bất cập, thiếu sựphối hợp chặt chẽ và ăn khớp giữa các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội với các cơ quan của nhà nước Các điều kiện bảo đảm cho công chức đểthực thi tốt công vụ chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệuquả, thông suốt Ngoài ra, một số quy định về quản lý nhà nước đối với CBCC chưatạo ra sự thống nhất trong cách hiểu và vận dụng trong thực tiễn Trên thực tế, việcthực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý CBCC hiện nay chủ yếu gắn với chỉ tiêubiên chế; cách thức tuyển dụng công chức áp dụng theo chế độ làm việc lâu dài, phùhợp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nhưng chưa phù hợp với yêu cầu xây dựngnền hành chính hiện đại, năng động Trong nhiều cơ quan, tổ chức, việc tuyển dụng,
bổ nhiệm, sử dụng và quản lý CBCC có xu hướng nặng về văn bằng, chứng chỉ,chưa chú trọng nhiều đến năng lực thực thi công vụ của CBCC, dẫn đến tình trạngđào tạo chưa gắn với yêu cầu thực tiễn Hiện tượng này dẫn đến nhiều hạn chế trongviệc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, làm suy giảm hiệu quả hoạt động công vụ
và chưa thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao bổ sung cho nền công vụ, trongkhi xã hội đang có xu hướng dịch chuyển lực lượng lao động sang khu vực tư Cáchạn chế trên đã làm cho hoạt động công vụ chưa được quản lý và kiểm soát chặtchẽ, phát sinh các tiêu cực ảnh hưởng đến đạo đức, tác phong, lề lối làm việc củaCBCC, giảm sức sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, giảm hiệu lực, hiệu quả hoạtđộng của các cơ quan, tổ chức Nhà nước trong quá trình phục vụ nhân dân Cácbiểu hiện về thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu kém về năng lực, chuyên môn, kỹ
Trang 39năng hành chính, phong cách làm việc ở một bộ phận CBCC đã làm cho bộ máyhành chính trì trệ, kém hiệu quả; các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, sách nhiễunhân dân vẫn tồn tại trong CBCC làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối vớiĐảng và Nhà nước.
Để có một công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động củacác cơ quan nhà nước, góp phần vào thực hiện quá trình đổi mới hệ thống chính trị
và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Luật CBCC đã được Quốc hộinước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng
11 năm 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, là một đạo luậtquan trọng quy định về CBCC và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ đã tạo ra cơ
sở pháp lý có giá trị cao nhằm xây dựng và quản lý đội ngũ CBCC có đủ phẩm chất,năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới
Điều 4 Luật CBCC năm 2008 quy định “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
Trang 40Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
- CBCC cơ sở (cấp xã) là một bộ phận cấu thành đội ngũ CBCC của nhànước Theo nghĩa rộng, đội ngũ CBCC cơ sở là toàn bộ những người hiện đang đảmnhiệm các nhiệm vụ trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở cấp xã, bao gồm tổchức Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn.Theo nghĩa hẹp, đội ngũ CBCC cơ sở là những người đang đảm nhận các nhiệm vụtrong các tổ chức thuộc bộ máy chính quyền cấp xã bao gồm: Các cán bộ chuyêntrách thuộc HĐND, UBND, các công chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã
Cụ thể hoá điều 4 Luật CBCC ngày 13/11/2008 tại điều 3 Nghị định92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một sốchế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt độngkhông chuyên trách ở cấp xã quy định
- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam (áp dụng đối với
xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, nghiệp và các tổ chức Hội nông dân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Trưởng công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.
2.2.2 Nghĩa vụ, quyền hạn của CBCC
- Nghĩa vụ của CBCC đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân: Trung thành với