1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn quản trị khách sạn du lịch Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đưa khách du lịch Việt Nam (Outbound) đi du lịch nước ngoài tại Công ty TNHH Hương Hải

54 620 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 403,5 KB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp QTKD Du lịch và Khách sạn LỜI CẢM ƠN Trong thời gian dài thực tập tại Công ty TNHH Hương Hải và viết chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa QTKD Du lịch và khách sạn, và các cô chú, anh chị của Công ty TNHH Hương Hải. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, đặc biệt là cô giáo Trần Thị Hạnh người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, cùng quý Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Chuyên đề tốt nghiệp QTKD Du lịch và Khách sạn LỜI MỞ ĐẦU Đã từ lâu, du lịch là một hoạt động mang tính tích cực của con người. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu du lịch của người dân càng tăng. Họ đi du lịch để khám phá những chân trời mới lạ, tìm hiểu những nền văn hoá độc đáo, khác biệt và đặc biệt là nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ phút lao động căng thẳng mệt nhọc. Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đời sống được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao thì khát khao tìm hiểu thế giới càng mạnh mẽ, ngành du lịch thế giới có điều kiện để phát triển vượt trội. Hoà chung vào xu thế phát triển của nhân loại, ngành du lịch Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Trong những năm gần đây số lượng khách đến du lịch Việt Nam đã tăng đáng kể, mang lại nguồn thu khá lớn cho ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Nếu như năm 1997, Việt Nam mới đón được khoảng 1, 7 triệu lượt khách quốc tế, còn khách du lịch nội địa là 8, 5 triệu lượt người, thì đến năm 2002, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã lên tới 2, 6 triệu lượt người, lượng khách du lịch nội địa vào khoảng 16 triệu lượt người. Năm 2003 được coi là “năm vàng “của du lịch Việt Nam với doanh thu khoảng 25.000 tỷ VNĐ. Năm 2003, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch SARS ở Châu Á và một số nước trên thế giới gây ra nhưng du lịch Việt Nam vẫn đón 2, 2 triệu lượt khách quốc tế và 13 triệu lượt khách nội địa, doanh thu toàn ngành đạt 20.000 tỷ VNĐ, tuy có giảm nhưng vẫn giữ ở mức ổn định. Đó là sự cố gắng nỗ lực rất lớn của ngành du lịch Việt Nam. Trong năm 2004, toàn ngành du lịch Việt Nam đã đón 2,9 triệu lượt khách quốc tế . Và năm 2005 là 3,5 triệu lượt khách. “Và dự tính đến trong năm 2006, thu nhập là 6,5 nghìn tỷ USD, tạo ra 2,5 triệu việc làm mới và tăng tổng số công nhân viên thuộc chuyên ngành này lên 76,7 triệu người, chiếm 2,8 % tổng số việc làm trên thế giới ” 1 Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu: "Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên 1 Số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam Chuyên đề tốt nghiệp QTKD Du lịch và Khách sạn cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển của khu vực" 2 thì cần có sự nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa của toàn ngành. Du lịch Việt Nam đang đứng trước những vận hội và thách thức mới. Phát triển mạnh mẽ kinh doanh lữ hành là một trong những hướng đi chủ yếu của du lịch nước ta. Trong đó, việc thực hiện các chương trình du lịch, đặc biệt là các chương trình Outbound của từng đơn vị trong ngành, đóng vai trò then chốt đối với hoạt động kinh doanh lữ hành. Có xây dựng và thực hiện tốt các chương trình du lịch thì mới thoả mãn được nhu cầu đa dạng của khách hàng, đem lại hiệu quả kinh tế cho mỗi công ty cũng như tăng nguồn thu cho đất nước. Trong thời gian dài tìm hiểu về Công ty và trải qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Hương Hải, với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh Outbound tại một doanh nghiệp cụ thể nhằm tập rượt cho việc nghiên cứu khoa học và có ít nhiều hiểu biết về một mảng của hoạt động kinh doanh du lịch, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đưa khách du lịch Việt Nam (Outbound) đi du lịch nước ngoài tại Công ty TNHH Hương Hải” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình. Phạm vi nghiên cứu: Đi sâu tìm hiểu về hoạt động kinh doanh Outbound của Công ty TNHH Hương Hải. Đồng thời bước đầu đưa ra những nhận xét, suy nghĩ và một vài kiến nghị nhằm góp phần vào việc đưa công ty phát triển trong lĩnh vực này. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh Outbound của công ty. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập thông tin sơ cấp (tác giả quan sát và phân tích) và thông tin thứ cấp (thu thập từ các bản báo cáo, tờ rơi, báo chí, tạp chí, các trang web). Nội dung: Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì chuyên đề có 3 phần. 2 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Chuyên đề tốt nghiệp QTKD Du lịch và Khách sạn Chương I. Một số lý luận về kinh doanh lữ hành outbound. Chương II. Thực trạng hoạt động Outbound của Công ty TNHH Hương Hải Chương III. Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động kinh doanh Outbound của Công ty trong tương lai. Đây là một đề tài khoá luận khá mới mẻ và tương đối phù hợp với yêu cầu của xu thế hiện nay, nó đòi hỏi tính thực tế và tính ứng dụng tương đối cao. Hy vọng đó sẽ là bước khởi đầu bổ ích cho hoạt động công tác cũng như việc tiếp tục nghiên cứu của tác giả trong tương lai. Đề tài này sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động kinh doanh Outbound ở không chỉ Công ty TNHH Hương Hải mà còn trên địa bàn thành phố Hạ Long. Do thời gian và tài liệu nghiên cứu có hạn, tôi chỉ giới hạn đề tài của mình trong phạm vi tìm hiểu hoạt động kinh doanh Outbound của Công ty. Trong quá trình thực hiện đề tài, dù gặp rất nhiều khó khăn do với kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều Song được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô, đặc biệt là cô giáo Trần Thị Hạnh và sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Công ty, của bạn bè, tôi đã hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Chuyên đề tốt nghiệp QTKD Du lịch và Khách sạn CHƯƠNG I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH OUTBOUND. 1.1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành. 1.1.1. Kinh doanh lữ hành là gì? Xuất phát từ những nội dung cơ bản của hoạt động du lịch, thì việc định nghĩa hoạt động lữ hành, cũng như việc phân biệt lữ hành với du lịch là một công việc cần thiết. Tuy nhiên ở đây có hai cách đề cập về lữ hành và du lịch. Cách đề cập thứ nhất: hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Với một phạm vi đề cập như vậy thì trong hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành, nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành là du lịch. Có thể hình dung ra như hoạt động của Công ty hàng không vận chuyển không chỉ khách du lịch mà bao gồm những đối tượng khách khác. Tại các nước phát triển, đặc biệt là các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ lữ hành và du lịch được hiểu một cách tương tự là du lịch. Vì vậy, người ta có thể sử dụng thuật ngữ “lữ hành du lịch ” để ám chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác có liên quan đến các chuyến đi với mục đích du lịch. Cách đề cập lữ hành như vậy cho phép nghiên cứu hoạt động lữ hành ở một phạm vi rộng lớn. Cách đề cập thứ hai: đề cập lữ hành ở phạm vi hẹp hơn nhiều. Để phân biệt hoạt động kinh doanh du lịch trọn gói với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, vui chơi giải trí người ta giới hạn hoạt động lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là hai định nghĩa sau của Tổng cục Du lịch Việt Nam (Tổng Cục Du lịch – Quy chế quản lý lữ hành ngày 29/04/1995). Định nghĩa về kinh doanh lữ hành: “Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua trung gian hay văn phòng Chuyên đề tốt nghiệp QTKD Du lịch và Khách sạn đại diện, tổ chức và thực hiện chương trình vá hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành” 3 . Định nghĩa về kinh doanh đại lý lữ hành. “Kinh doanh đại lỹ lữ hành là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng” 4 . 1.1.2. Hoạt động Outbound là gì? 1.1.2.1. Khái niệm. “Kinh doanh lữ hành quốc tế bị động (Outbound ) là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch cho những công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch” 5 . 1.1.2.2. Ý nghĩa của hoạt động Outbound. Bất kỳ một hoạt động du lịch nào cũng có hai mặt của nó, đó là mặt tiêu cực và mặt tích cực và hoạt động kinh doanh Outbound cũng vậy. Tích cực: Các doanh nghiệp trong nước tìm được cơ hội đầu tư, tìm đối tác làm ăn; có liên quan đến nhiều ngành khác như giao thông, ngân hàng nếu ngành này phát triển thì kéo theo các ngành liên quan cũng phát triển theo; phát triển cao dân trí: con người đi ra ngoài sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức và nền văn hoá của điểm đến là cho kiến thức về vốn sống, kinh nghiệm được mở rộng; giao lưu giữa các nền văn hoá do đó phát triển mối quan hệ chính trị và xã hội. Tiêu cực: Đây là hình thức nhập khẩu tại chỗ do đó xuất hiện nhiều hiện tượng chảy máu ngoại tệ, nghĩa là một lượng ngoại tệ lớn chảy ra nước ngoài làm cho chi về ngoại tệ của đất nước tăng làm cho khối lượng ngoại tệ trong nước giảm ảnh hưởng đến đồng tiền nội tệ; khi đi ra nước ngoài có thể tiếp cận nhiều thông tin không tốt, không phù hợp với truyền thống của đất nước; ảnh 3 , 4 PGS.TS Nguyễn Văn Đính – ThS. Phạm Hồng Chương, Giáo trình kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000. 4 5 GS.TS. Nguyễn Văn Đính – TS. Trần Thị Minh Hoà, Giáo trình kinh tễ du lịch, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội, 2004. Chuyên đề tốt nghiệp QTKD Du lịch và Khách sạn hưởng đến kinh doanh lữ hành nội địa: người dân có xu hướng ra nước ngoài làm cho doanh thu của các hãng lữ hành quốc tế nhận khách tăng và làm giảm doanh thu của các công ty lữ hành trong nước kinh doanh mảng nội địa. 1.2. Những điều kiện để phát triển hoạt động Outbound. 1.2.1. Những điều kiện chung. Trong những năm gần đây ngành du lịch đã có một bước phát triển mạnh mẽ. Hàng trăm doanh nghiệp ra đời trong đó có các doanh nghiệp lữ hành. Do đó cung du lịch trong những năm này phát triển mạnh cả về lượng và chất. Thị trường bán sản phẩm du lịch như: dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển tham quan giải trí ngày càng trở nên sôi động và cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy mà sản phẩm du lịch, khả năng phục vụ khách ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp lữ hành ngày càng tăng cường quan hệ giao dịch, kí kết hợp đồng với các du lịch trên thế giới. Các hãng lữ hành của ta có bạn hàng khoảng 800 hãng du lịch ở trên 50 quốc gia trên thế giới. Các Công ty du lịch lữ hành tham gia ngày càng nhiều vào các hội chợ, hội nghị du lịch quốc tế do đó nó mở ra nhiều thị trường du lịch. Tình hình kinh tế nước ta khá ổn định, với mức tăng trưởng hàng năm đều trên 7%, thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể do đó người dân có xu hướng thích đi du lịch hơn mỗi khi có thời gian rỗi hoặc các mối quan hệ với người thân ở nước ngoài. Nước ta đang trên quá trình hội nhập với thế giới. Ví dụ: nước ta là thành viên của ASEAN, thị trường Bắc Mỹ mở ra rất nhiều cơ hội làm ăn với nước ngoài do đó mà nhiều doanh nghiệp hiện nay kết hợp đi du lịch với công việc ra nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Rồi các đại hội thể thao như SEAGAMES, đại hội thể thao châu Á sẽ có nhiều cổ động viên đi theo đoàn cổ vũ Và một điều nữa là thủ tục xuất nhập cảnh của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và đơn giản, Việt Nam đã ký hiệp định song phương với các nước như Trung Quốc, Nhật về việc miễn thị thực khi đi ra nước ngoài. Chuyên đề tốt nghiệp QTKD Du lịch và Khách sạn 1.2.2. Những cơ hội và thử thách đối với hoạt động kinh doanh Outbound tại địa bàn thành phố Hạ Long. Ngoài những điều kiện chung ở Việt Nam đã nói trên thì ở thành phố Hạ Long có những thuận lợi để phát triển hoạt động Outbound. Quảng Ninh có cửa khẩu với Trung Quốc - một đất nước có tài nguyên du lịch dồi dào với kỳ quan thiên nhiên thế giới: Vạn lý trường thành, với thành phố đẹp như Tô Châu, Thượng Hải Trung Quốc còn nổi tiếng với các món ăn đậm đà bản sắc của 56 dân tộc trong cả nước. Do các doanh nghiệp lữ hành ở Hạ Long chủ yếu tập trung vào mảng kinh doanh lữ hành du lịch chủ động, vào kinh doanh lưu trú, nhà hàng, giải trí nên môi trường cạnh tranh không gay gắt. Quảng Ninh là một trong số những tỉnh của đất nước có nhiều người thân sinh sống tại nước ngoài như Trung Quốc, Mỹ nên thuận lợi cho chuyến du lịch kết hợp với thăm thân. Quảng Ninh là một Tỉnh có du lịch khá phát triển bởi có Di sản thiên nhiên của thế giới đó là Vịnh Hạ Long, nhờ vậy mà thu nhập của người dân trong những năm gần đây tăng cao, và ý thức về du lịch được nâng cao hơn và nhu cầu du lịch ra nước ngoài đã rất phát triển tại Tỉnh. Nhận xét chung Trên đây là một sô lý luận chung về kinh doanh Outbound và điều kiện đê phát triển hoạt động tại địa bàn (thành phố Hạ Long), Công ty đã biết phát huy lợi thế của mình để làm giàu cho mình, cho Tỉnh và cho đất nước. Nhưng hoạt động này của Công ty vẫn có những còn gặp những khó khăn và sau đây em xin trình bầy phần thực trạng kinh doanh hoạt động Outbound của Công ty để thấy được Công ty đã làm được gì và chưa làm được gì. Chuyên đề tốt nghiệp QTKD Du lịch và Khách sạn CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG OUTBOUND CỦA CÔNG TY TNHH HƯƠNG HẢI. 2.1. Tìm hiểu khái quát về Công ty TNHH Hương Hải. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Tên Công ty : TNHH Hương Hải. Đăng ký lần đầu : 04/08/1998 Số đăng ký : 044118 Trụ sở chính : Tổ 1 – Khu 2A - Vườn Đào – Bãi Cháy - Quảng Ninh. Sau gần 10 năm hoạt động Công ty là một đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong ngành vận chuyển khách du lịch quốc tế bằng tàu trên Vịnh Hạ Long. Công ty luôn chấp hành đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước và các quy định của UBND Tỉnh đề ra. Trong năm 2004 Công ty nộp Thuế cho Nhà nước hơn 110 triệu đồng và dự tính năm 2005 nộp 170 triệu đồng. Trong công tác từ thiện Công ty luôn ủng hộ các phong trào xoá nhà tranh vách đất của Huyên Vân Đồn và phong trào khác. Công ty luôn quan tâm đến công tác vệ sinh môi trường, luôn nhắc nhở nhân viên thu gom rác thải, bảo vệ môi trường, giữ gìn Hạ Long xanh, sạch, đẹp. Công ty luôn tạo điều kiện và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện các chính sách đối với người lao động như trả lương đúng kỳ, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cấp phát quần áo bảo hộ và các trang thiết bị cho người lao động. Năm 2004, Công ty đã được Tổng cục Du lịch tặng bằng khen và Sở Du lịch Quảng Ninh, Mặt trận Tổ quốc tăng nhiều giấy khen. Năm 2005, Công ty đã đón nhiều đoàn khách quốc tế cao cấp và các nguyên thủ quốc gia trong nước như: Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Phan Văn Khải, cùng nhiều quan chức đến làm việc tại Quảng Ninh và thăm quan Vịnh Hạ Long; được Công ty đón tiếp chu đáo, an toàn; Công ty được tặng bằng khen của Công an Tỉnh. Chuyên đề tốt nghiệp QTKD Du lịch và Khách sạn 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh. Vận chuyển khách du lịch bằng đường thuỷ và dịch vụ du lịch. Sản xuất, mua bán và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Xuất nhập khẩu tầu, đóng và sửa chữa tàu du lịch. Trong vài năm gần đây Công ty có kinh doanh thêm hoạt động Outbound, đưa khách sang Trung Quốc, Thái Lan. 2.1.3. Sản phẩm của Công ty. Công ty có nhiều chương trình nghỉ và thăm quan trên vịnh rất hấp dẫn. + Chương trình tổ chức tiệc trên hang. + Chương trình hội nghị trên tàu. + Chương trình Kajak. + Chương trình nghỉ đêm trên vịnh. + Chương trình Hạ Long – Cát Bà - Hạ Long. + Chương trình Hạ Long – Trà Cổ - Móng Cái – Đông Hưng. + Chương trình Móng Cái – Đông Hưng – Nam Ninh – Thẩm Quyến – Quảng Châu. + Chương trình Quảng Châu – Thâm Quyến – Nam Kinh – Tô Châu – Thượng Hải – Hàng Châu. + Chương trình Nam Ninh – Bắc Kinh – Nam Kinh – Tô Châu – Thượng Hải – Hàng Châu. + Chương trình Bắc Kinh – Thượng Hải – Hàng Châu. 2.1.4. Tổ chức lao động của Công ty. 2.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tố chức. Công ty được theo mô hình trực tuyến, quản lý bộ phận nào chỉ có quyền quyết định cho bộ phận đó, nhân viên chịu sự quản lý của cấp trên ngay mình và giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất về mọi công việc. Ba bộ phận thị trường, điều hành, kinh doanh trực tuyến có quan hệ với nhau về công việc nghiệp vụ. [...]... mới đi vào hoạt động hai được hai năm nên còn gặp nhiều khó khăn và kinh nghiệm chưa có Sau đây tôi xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm giúp Công ty có thể phát triển hoạt động kinh doanh Outbound trên địa bàn Chuyên đề tốt nghiệp QTKD Du lịch và Khách sạn CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH OUTBOUND CỦA CÔNG TY 3.1 Phương hướng kinh doanh của Công ty. .. Công ty TNHH Hương Hải ) Ngoài những chương trình cơ bản trên, Công ty sẵn sàng thực hiện các chương trình khác theo yêu cầu của khách 2.3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh Outbound của Công ty Các chương trình du lịch Outbound của Công ty khai thác đối tượng khách là người Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài Khi mới hoạt động mảng kinh doanh này chưa thành lập, Công. .. (Nguồn: Công ty TNHH Hương Hải ) Tống số ngày khách của Công ty tăng nhanh do độ dài lưu trú của khách tăng và lượt khách tăng nhanh Biếu đồ 2: Số ngày khách của Công ty 2003 – 2004 Trong tổng số khách đi du lịch nước ngoài qua các năm (1999-2003) thì chiếm số lượng đông nhất vẫn là khách đi du lịch Trung Quốc, thứ đến là Thái Lan Để tình hình khách đi du lịch nước ngoài đến với Công ty luôn giữ ở... như đi du lịch nước ngoài còn là đi u lạ lẫm, xa vời đối với rất nhiều người dân Việt Nam Có nhiều người có thừa đi u kiện đi du lịch nước ngoài nhưng họ lại chưa từng nghĩ đến đi u đó Đây là một rào cản đòi hỏi các công ty lữ hành quốc tế cần làm thế nào để có thể phá bỏ được nó để hoạt động đi du lịch nước ngoài trở nên bình thường như đi du lịch nội địa vậy Để thực hiện được đi u đó, Hương Hải đã... QTKD Du lịch và Khách sạn www.google.com và www.vinaseek.com để tên Công ty luôn đứng trang đầu trong mục tìm kiếm, các trang web của Du lịch Tỉnh, của Tổng cục du lịch Ngoài ra Công ty còn quảng cáo qua báo Timeout, Heritage và quảng cáo qua các Công ty du lịch nước ngoài như Công ty Exotissimo, Vido Mặc dù bộ phận này của Công ty chưa phát triển và vấn tồn tại nhiều nhược đi m Song các hoạt động. .. các hoạt động quảng cáo, khuếch trương danh tiếng của Công ty, đưa ra các chương trình khuyến mãi…Tổ Marketing đã thành lập trang Web giới thiệu về Công ty, in các tờ rơi, tờ gấp giới thiệu rộng rãi các chương trình du lịch hấp dẫn Đưa ra một số chương trình du lịch tiêu biểu về Việt Nam cho bạn bè quốc tế và rất nhiều các chương trình du lịch Outbound hấp dẫn dành cho khách du lịch là người Việt Nam. .. doanh Outbound của Công ty Chuyên đề tốt nghiệp QTKD Du lịch và Khách sạn 2.3.1 Quy trình hoạt động kinh doanh Outbound của Công ty 2.3.1.1 Hoạt động Marketing Để có thể tổ chức kinh doanh du lịch thì đi u không thể thiếu đó là thị trường khách Yếu tố này là tương đối khó khăn đối với hoạt động kinh doanh Outbound vì lĩnh vực kinh doanh này rất kén thị trường khách Ngày nay, tuy kinh tế xã hội có khá... cho khách (nếu có yêu cầu) 2.3.1.7 Dịch vụ hậu khách hàng Hoạt động này rất quan trọng vì nó có thể giúp cho Công ty lấy được lòng tin nơi khách hàng, để họ nhớ đến Công ty và sẽ tiếp tục đi du lịch dưới sự đi u hành của Công ty Sau khi kết thúc tour, Công ty đã có những hoạt động chăm sóc khách hàng tương đối chu đáo như: tặng mỗi du khách một vỏ đựng Chuyên đề tốt nghiệp QTKD Du lịch và Khách sạn. .. sở chương trình du lịch và giá cả đã được duyệt tiến hành tuyên truyền quảng cáo nhằm khai thác tối đa việc bán các chương trình du lịch cho Chuyên đề tốt nghiệp QTKD Du lịch và Khách sạn khách quốc tế tại chỗ và khai thác có hiệu qủa các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa Thứ hai là có kế hoạch, biện pháp thu hút và tổ chức thực hiện chương trình đưa khách quốc tế tại chỗ và công dân Việt. .. các nước lại có quy định khác nhau gây nên những khó khăn khi tổ chức cho các đoàn quá cảnh đến nước thứ ba 2.3.3 Tình hình kinh doanh hoạt động Outbound của Công ty 2.3.3.1 Các chương trình du lịch Outbound trọng đi m của Công ty Công ty có những chương trình Outbound rất phong phú Đó là các chương trình du lịch trọn gói đi Hồng Kông, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Chuyên đề tốt nghiệp QTKD Du lịch và Khách . về một mảng của hoạt động kinh doanh du lịch, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đưa khách du lịch Việt Nam (Outbound) đi du lịch nước ngoài tại. Một số lý luận về kinh doanh lữ hành outbound. Chương II. Thực trạng hoạt động Outbound của Công ty TNHH Hương Hải Chương III. Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động kinh doanh. hiện chương trình du lịch cho những công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch 5 . 1.1.2.2. Ý nghĩa của hoạt động Outbound. Bất kỳ một hoạt động du lịch

Ngày đăng: 20/05/2015, 17:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Nguyễn Văn Mạnh, Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2006 Khác
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Đính – ThS. Phạm Hồng Chương, Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2000 Khác
3. GS.TS. Nguyễn Văn Đính – TS. Trần Thị Minh Hoà, Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội,2004 Khác
4. TS. Nguyễn Văn Mạnh, Bài giảng quản trị kinh doanh lữ hành Khác
5. Tạp chí Du lịch Việt Nam 6. Báo tuần Du lịch Việt Nam 7. Báo tuần Quảng Ninh Khác
8. Trang web của Tổng cục Du lịch Việt Nam, của Du lịch Quảng Ninh, của Công ty TNHH Hương Hải Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w